Chuyên đề Toán Tính Nhanh Lớp 5 - Tài Liệu ôn Tập Môn Toán Lớp 5
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề Toán Tính nhanh lớp 5 giúp các em học sinh nắm được toàn bộ những kiến thức trọng tâmvề phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số, số thập phân. Với 9 bài tập tính nhanh kèm theo cho các em luyện giải, để nắm chắc dạng Toán tính nhanh lớp 5.
Khi nắm chắc công thức, phương pháp và cách giải từng dạng Toán tính nhanh thì các em sẽ tự tin hơn khi bắt gặp dạng Toán này trong các đề kiểm tra, đề thi. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Tính nhanh lớp 5
- I. Kiến thức cần nhớ tính nhanh
- II. Bài tập tính nhanh
I. Kiến thức cần nhớ tính nhanh
1. Phép cộng:
1.1. Tính chất giao hoán: Tổng không thay đổi khi ta đổi chỗ các số hạng.
Tổng quát: a + b + c + d = a + c + b + d = b + c + d + a = … |
1.2. Tính chất kết hợp: Tổng không thay đổi, khi ta thay hai hay nhiều số hạng của tổng bằng tổng của chúng.
Tổng quát: a + b + c + d = a + (b + c) + d = a + b +(c + d) = ….. |
1.3. Tổng không thay đổi, khi ta thêm số hạng này bao nhiêu đơn vị và bớt đi số hạng kia bấy nhiêu đơn vị.
Tổng quát: a + b = (a - n) + (b + n) = (a + n) + (b - n) |
2. Phép trừ:
2.1. Hiệu hai số không thay đổi, nếu ta cùng thêm (hoặc cùng bớt) ở hai số cùng một số như nhau.
Tổng quát: a - b = (a - n ) - (b - n) = (a + n) - (b + n) |
2.2. Trong phép trừ thì:
Số bị trừ = số trừ + hiệu số.
Số trừ = số bị trừ - hiệu số.
Hiệu số = số bị trừ - số trừ.
3. Phép nhân
3.1. Tổng các số hạng bằng nhau, có thể chuyển thành phép nhân, trong đó một thừa số là một số hạng còn thừa số thứ hai bằng số lượng số hạng của tổng.
Tổng quát: a + a + a +...+ a + a = a n ( Có n số hạng là a) |
3.2. Tính chất giao hoán: Tích không thay đổi, khi ta đổi cổ các thừa số.
Tổng quát: a x b x c x d = a x c x b x d = b x d x a x c = ... |
3.3. Tính chất kết hợp: Tích của chúng không đổi, khi ta thay hai hay nhiều thừa số bằng tích riêng của chúng.
Tổng quát: a × b × c × d = (a × b) (c × d) = (a × c) × (b × d) = (a × d) × (b × c) |
3.4. Muốn nhân một số với 0,5 ta chỉ cần chia số đó cho 2.
Tổng quát: a × 0,5 = a : 2 |
3.5. Muốn nhân một số với 0,25 ta chỉ cần chia số đó cho 4.
Tổng quát: a × 0,25 = a : 4 |
3.6. Muốn nhân một số với 0,2 ta chỉ cần chia số đó cho 5.
Tổng quát: a × 0,2 = a : 5 |
3.7. Muốn nhân một số với 0,125 ta chỉ cần chia số đó cho 8.
Tổng quát: a × 0,125 = a : 8 |
3.8. Muốn nhân một số với 0,05 ta chỉ cần chia số đó cho 20.
Tổng quát: a × 0,05 = a : 20 |
3.9. Muốn nhân một số với 0,025 ta chỉ cần chia số đó cho 40.
Tổng quát: a × 0,025 = a : 40 |
3.10. Muốn nhân một số với 0,02 ta chỉ cần chia số đó cho 50.
Tổng quát: a × 0,02 = a : 50 |
3.11. Muốn nhân một số với 0,0125 ta chỉ cần chia số đó cho 80.
Tổng quát: a × 0,0125 = a : 80 |
3.12. Muốn nhân một số với 0,1 ; 0,01 ; 0,001.. ta chỉ cần chia số đó cho 10 ; 100 ; 1000 .
Tổng quát: a × 0.1 = a : 10; a × 0.01 = a : 100; a × 0.001 = a : 1000; a × 0.001 = a : 1000 |
3.13. Tích của hai thừa số không đổi khi ta tăng thừa số này lên bao nhiêu lần, thì giảm thừa số kia đi bấy nhiêu lần.
Tổng quát: a × b = (a × n) × ( b : n) = (a : n) × (b x n) |
3.14. Tích bằng 0 khi có một thừa số bằng 0.
Tổng quát: a × b × c × d = 0 khi chỉ cần a, hoặc b, hoặc c hoặc, d bằng 0 |
4. Phép chia
4.1. Trong phép chia thì:
* Số bị chia = số chia số thương.
* Số chia = số bị chia : số thương.
* Số thương = số bị chia : số chia.
4.2. Trong phép chia, nếu ta cùng tăng (hoặc cùng giảm)cả số bị chia và số chia đi cùng một số lần thi thương không thay đổi.
Tổng quát: a : b = (a x n) : (b x n) = (a : n) : (b : n) |
4.3. Muốn chia một số cho 0,5, ta có thể nhân số đó với 2.
Tổng quát: a : 0,5 = a x 2 |
4.4. Muốn chia một số cho 0,25, ta có thể nhân số đó với 4.
Tổng quát: a : 0,25 = a x 4 |
4.5. Muốn chia một số cho 0,2, ta có thể nhân số đó với 5.
Tổng quát: a : 0,2 = a x 5 |
4.6. Muốn chia một số cho 0,125, ta có thể nhân số đó với 8
Tổng quát: a : 0,125 = a x 8 |
4.7. Muốn chia một số cho 0,5, ta có thể nhân số đó với 2.
Tổng quát: a : 0,5 = a x 2 |
4.8. Muốn chia một số cho 0,025, ta có thể nhân số đó với 40.
Tổng quát: a : 0,025 = a x 40 |
4.9. Muốn chia một số cho 0,2, ta có thể nhân số đó với 50.
Tổng quát: a : 0,2 = a x 50 |
4.10. Muốn chia một số cho 0,0125, ta có thể nhân số đó với 80.
Tổng quát: a : 0,125 = a x 80. |
4.11. Muốn chia một số cho 0,1 ; 0,01 ; 0,001 ;… ta có thể nhân số đó với 10 ; 100 ; 1000.
Tổng quát: a : 0,1 = a x 10. a : 0,01 = a x 100 a : 0,001 = a x 1000 |
4.12. Thương sẽ bằng 0 khi số bị chia bằng 0.
Tổng quát: a : b = 0, khi a = 0.
Ngoài ra ta có thể hướng dẫn học sinh cách biến đổi từ số thập phân thành phân số hoặc thành tỷ lệ phần trăm khi chúng có dạng thích hợp.
Ví dụ: 0,25 = \(\frac{1}{4}\)= 25%; 0,5 = \(\frac{1}{2}\)= 50 %; 0,75 = \(\frac{3}{4}\)= 75 %; …. |
II. Bài tập tính nhanh
Bài 1: Tính nhanh:
a) 237 + 357 + 763
b) 2345 + 4257 - 345
c) 5238 - 476 + 3476
d) 1987 - 538 - 462
e) 4276 + 2357 + 5724 + 7643
g) 3145 + 2496 + 5347 + 7504 + 4653
h) 2376 + 3425 - 376 - 425
i) 3145 - 246 + 2347 - 145 + 4246 - 347
k) 4638 - 2437 + 5362 - 7563
l) 3576 - 4037 - 5963 + 6424
Bài 2: Tính nhanh:
a) 5+ 5 + 5 + 5+ 5 + 5 +5+ 5 + 5 +5
b) 25 + 25 + 25 + 25 + 25 + 25 +25 + 25
c) 45 + 45 + 45 + 45 + 15 + 15 + 15 + 15
d) 2 + 4 + 6 + 8 + 10 + 12 + 14 + 16 + 18
e) 125 + 125 + 125 + 125 - 25 - 25 - 25 - 25
Bài 3: Tính nhanh:
a) 425 x 3475 + 425 x 6525
b) 234 x 1257 - 234 x 257
c) 3876 x 375 + 375 x 6124
d) 1327 x 524 - 524 x 327
e) 257 x 432 + 257 x 354 + 257 x 214
g) 325 x 1574 - 325 x 325 - 325 x 24
h) 312 x 425 + 312 x 574 + 312
i) 175 x 1274 - 175 x 273 - 175
Bài 4: Tính nhanh
a) 4 x 125 x 25 x 8
b) 2 x 8 x 50 x 25 x 125
c) 2 x 3 x 4 x 5 x 50 x 25
d) 25 x 20 x 125 x 8 - 8 x 20 x 5 x 125
Bài 5: Tính nhanh
a) 8 x 427 x 3 + 6 x 573 x 4
b) 6 x 1235 x 20 - 5 x 235 x 24
c) (145 x 99 + 145) - (143 x 102 - 143)
d) 54 x 47 - 47 x 53 - 20 - 27
Bài 6: Tính nhanh
a) 10000 - 47 x 72 - 47 x 28
b) 3457 - 27 x 48 - 48 x 73 + 6543
Bài 7: Tính nhanh
a) 326 x 728 + 327 x 272
b) 2008 x 867 + 2009 x 133
c) 1235 x 6789 x (630 - 315 x 2)
d) (m : 1 - m x 1) : (m x 2008 + m + 2008)
Bài 8: Tính nhanh
a) \(\frac{399 \times 45+55 \times 399}{1995 \times 1996-1991 \times 1995}\)
b) \(\frac{1995 \times 1993-18}{1975 \times 1993 \times 1994}\)
c) \(\frac{1996 \times 1995-996}{1000+1996 \times 1994}\)
Bài 9:
Cho A = 2009 x 425 B = 575 x 2009. Không tính A và B, em hãy tính nhanh kết quả của A - B?
....
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Từ khóa » Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp án
-
Bài Tập Toán Lớp 5 Nâng Cao: Dạng Toán Tính Nhanh (có đáp án)
-
Cách Giải Bài Toán Tính Nhanh Giá Trị Của Biểu Thức
-
Bài Tập Toán Tính Giá Trị Biểu Thức Thi Học Sinh Giỏi Lớp 5 - Thư Viện
-
Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp án - Giáo Viên Việt Nam
-
Toán Nâng Cao Lớp 5 Tính Nhanh Có Lời Giải Hay Nhất - TopLoigiai
-
Nhung Bai Toan Tinh Nhanh Lop 5 Co Dap An - 123doc
-
Những Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp An - Hàng Hiệu Giá Tốt
-
Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp án
-
Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp án
-
Các Dạng Bài Toán Tính Nhanh Phân Số Lớp 5 - Trường Quốc Học
-
Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có Đáp Án - Actech
-
Các Bài Toán Tính Nhanh Lớp 5 Có đáp án - Diễn đàn Giáo Dục Việt Nam