CHUYÊN đề Văn Bản NHẬT DỤNG Văn 9 - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Trung học cơ sở - phổ thông
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.43 KB, 30 trang )
CHUYÊN ĐỀ 4VĂN BẢN NHẬT DỤNG – KỊCHTiết 1PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH-Lê Anh Trà-A- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Tác giảNhà báo Lê Anh Trà2- Tác phẩma) Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩđại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn Hồ Chí Minh và văn hóa ViệtNam (Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội 1990).b) Nội dung :- Bài Phong cách Hồ Chí Minh chủ yếu nói về phong cách làm việc, phong cách sốngcủa Người. Cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh là vẻ đẹp văn hóa với sự kết hợp hài hòagiữa tinh hoa văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.- Bài thuộc chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuynhiên nó không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài. Bởi lẽ học tập, rènluyện theo phong cách Hồ Chí Minh là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệngười Việt Nam, nhất là lớp trẻ.- Văn bản nói về hai nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh :+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa vănhóa thế giới :-> Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa thế giới bằng nhiều con đường (đi nhiều nơi,làm nhiều nghề, học hỏi nhiều thứ tiếng ...)-> Người tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài (không chịu ảnhhưởng một cách thụ động, tiếp thu mọi cái hay cái đẹp, phê phán những hạn chế tiêu cực,trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế).+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sốngrất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”:-> Ở cương vị lãnh đạo cao nhất Hồ Chí Minh có lối sống vô cùng giản dị (nơi ở, nơilàm việc đơn sơ, trang phục hết sức giản dị, ăn uống đạm bạc)-> Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng(không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong nghèo khó, không phải làtự thần thánh hóa cho khác đời, hơn đời, mà là cách sống có văn hóa với quan niệm : cái đẹplà sự giản dị tự nhiên).-> Nét đẹp của lối sống dân tộc của Hồ Chí Minh gợi nhớ tới cách sống của các vịhiền triết (Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi).c) Nghệ thuật- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên(có thể nói ít có vị lãnh tụ nào ... cổ tích).- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng trong văn bản)1- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũigiữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc.- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nềnvăn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam.B- CÁC DẠNG ĐỀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :Văn bản có tựa đề Phong cách Hồ Chí Minh. Tác giả không giải thích “phong cách”là gì nhưng qua nội dung văn bản, em hiểu từ “phong cách” trong trường hợp này có ýnghĩa như thế nào ?Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh được Lê Anh Trà nêu trongbài viết là gì ?Gợi ý :- Từ “phong cách” có nhiều nghĩa. Ở văn bản này “phong cách” được hiểu là đặc điểmcó tính ổn định trong lối sống, sinh hoạt, làm việc của một người tạo nên nét riêng của ngườiđó.- Nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh+ Kết hợp giữa bản sắc văn hóa dân tộc bền vững với hiểu biết sâu rộng tinh hoa vănhóa thế giới :+ Lối sống hết sức giản dị, thanh đạm nhưng cũng rất thanh cao. Đó là “Một lối sốngrất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 :Nêu và phân tích những biện pháp nghệ thuật làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách HồChí Minh qua văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” của Lê Anh Trà.Gợi ý : Yêu cầu viết thành bài văn, đảm bảo các ý chính sau :- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên(dẫn chứng)- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu (dẫn chứng)- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc sự gần gũigiữa Bác với các bậc hiền triết dân tộc (dẫn chứng).- Sử dụng nghệ thuật đối lập : vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi, am hiểu mọi nềnvăn hóa nhân loại mà hết sức Việt Nam (dẫn chứng).C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 2 :Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác Hồ là một “lối sống thanh cao” và “có khảnăng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác” ?Gợi ý :- Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quanniệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộcvào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất. Đó cũng là cách2sống coi trọng và luôn tạo được sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, đem lại niềm vui,sự khỏe khoắn và thanh cao cho tâm hồn thể xác. Chẳng hạn ngôi nhà sàn của Bác dù ở giữachốn đô thị vẫn có sự hài hòa với thiên nhiên vườn cây, ao cá như những ngôi nhà sàn giản dịở làng quê.- Lối sống giản dị và thanh cao của Bác là sự kế tục truyền thống của các bậc hiền triếtphương Đông. Cách sống ấy thể hiện quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 2 :Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới như hiện nay, việc họctập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào ?Từ ý nghĩa đó em cần học tập và rènluyện như thế nào ?Gợi ý :Yêu cầu HS viết thành bài văn nêu và phân tích những suy nghĩ, cảm nhận của mình,trong đó đảm bảo các ý chính sau :- Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa hội nhập với thế giới, một vấn đề được đặtra và cần giải quyết tốt đó là tiếp thu tinh hoa văn hóa, văn minh của nhân loại, của thế giới,đồng thời giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là một nhiệm vụ to lớn và khôngdễ dàng. Phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương về phương diện này. Vì thế việc học tậpphong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ, có được một bài họcsinh động về việc kết hợp tinh hoa văn hóa thế giới với bản sắc văn hóa dân tộc.- Em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hóa, thế nào là “mốt”, là hiện đại trongăn mặc nói năng ...---------------------------------------Tiết 2ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH(G. Mác – két)A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Tác giả:- Ga-bri-en- Gác-xi-a Mác- két là nhà văn Cô-lôm-bi-a, sinh năm 1928.- Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và nhiều tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiệnthực huyền ảo.- "Trăm năm cô đơn "(1967) là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng từng được giải và giới phêbình văn học đánh giá là một trong những cuốn sách hay nhất thế giới trong những năm 60của thế kỷ XX.- Năm 1982 , Mác -két được tặng giải thưởng Nô- ben về văn học.2. Tác phẩm:a) Nội dung- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" trích từ bài tham luận nổi tiếng củaG.Mác-két tại hội nghị của các nguyên thủ của sáu nước thuộc các châu lục Á, Âu, Phi, MĩLa tinh vào tháng 8 năm 1986, tại Mê -hi-cô.3- Văn bản chỉ rõ nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũtrang đang đe dọa toàn thể loài người cũng như mọi sự sống trên trái đất. Vì thế nhiệm vụcủa tất cả mọi người là ngăn chặn nguy cơ đó, đấu tranh cho một thế giới hòa bình.- Nội dung của văn bản được triển khai bằng một hệ thống luận điểm, luận cứ chặtchẽ :+ Kho vũ khí hạt nhân đang được tàng trữ, có khả năng hủy diệt cả trái đất và các hànhtinh khác trong hệ mặt trời.+ Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện nhiều lĩnh vực: Xã hội, y tế,tiếp tế thực phẩm,giáo dục….với những chi phí khổng lồ cho chạy đua vũ trang đã cho thấytính chất phi lý của việc đó .+ Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lý trí của loài người mà còn ngược lại lýtrí của tự nhiên, phản lại sự tiến hóa .+ Vì vậy, tất cả chúng ta phải có nhiệm vụ ngăn chặn cuộc chiến tranh hạt nhân, đấutranh cho một thế giới hòa bình.b) Nghệ thuật* Nghệ thuật nghị luận của văn bản có nhiều điểm đặc sắc.- Hệ thống luận điểm, luận cứ toàn diện chặt chẽ.- Chứng cứ phong phú, cụ thể từ nhiều lĩnh vực tri thức khoa học và thực tiễn.- Sử dụng phép so sánh thích hợp, có hiệu quả.- Kết hợp lý lẽ sắc bén với tri thức phong phú và đặc biệt là lòng nhiệt tình mạnh mẽcủa tác giả.c) Chủ đề- Văn bản kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòabình và sự sống trên trái đất.B. CÁC DẠNG ĐỀ1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm* Đề 1: Viết đoạn văn ngắn (khoảng từ 15 đến 20 dòng) đánh giá cách vào đề của nhà vănG. Mác- két qua đoạn đầu của văn bản " Đấu tranh cho một thế giới hòa bình"* Gợi ý:1- Mở đoạn:- Giới thiệu khái quát về cách lập luận vào đề của nhà văn Mác -két trong đoạn đầu củavăn bản.2- Thân đoạn:- Nêu thời gian địa điểm: Chúng ta đang ở đâu ? Hôm nay ngày 8/8/1986.- Nêu thẳng nguy cơ chiến tranh hạt nhân như một sự thật hiển nhiên bằng những consố cụ thể về đầu đạn hạt nhân.4- Tác giả làm phép tính đơn giản nhưng thật rõ ràng để mọi người có thể hình dungđược sức mạnh tàn phá khủng khiếp của lượng vũ khí hạt nhân- Sử dụng điển tích trong thần thoại Hy Lạp so sánh sự lan truyền và chết người hàngloạt.3- Kết đoạn :- Cách vào đề trực tiếp, chứng cứ cụ thể rõ ràng, trí tưởng tượng khoa học mạnh mẽ thuhút người đọc, người nghe thấy rõ sự tàn phá khủng khiếp của kho vũ khí hạt nhân.2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm* Đề 1 : Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của nhàvăn G.Mác -két.* Dàn bài1- Mở bài- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũtrang hạt nhân giữa các cường quốc.- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài Đấu tranh cho mộtthế giới hòa bình để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệhòa bình và sự sống trên trái đất.2- Thân bài:a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :+ Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.+ Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.+ Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phảnrất rõ:- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền100 tỉ đô la.- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩvà 7000 tên lửa vượt đại châu.- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòngbệnh trong 14 năm…- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùngtrong 4 năm …5- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mùchữ cho toàn thế giới…c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quátrình tiến hóa của tự nhiên :- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phátđầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộcsống hòa bình, hạnh phúc.3- Kết bài :- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm.* Đề 2 : Hệ thống dẫn chứng mà tác giả dùng làm sáng tỏ luận cứ "Cuộc chạy đua vũ trangchuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã làm mất đi khả năng để con người được sống tốt đẹphơn”.*Gợi ý- Tác giả đưa ra hàng loạt các dẫn chứng với những so sánh đầy thuyết phục trong cáclĩnh vực: xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục…- UNICEF cần 100 tỉ USD để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ emnghèo khổ nhất thế giới gần bằng những chi phí cho 100 máy bay ném bom chiến lược Mĩvà dưới 7000 tên lửa vượt đại châu.- Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm bảo vệ hơn 1 tỉ người khỏi bệnh sốt rét,cứu hơn 14 triệu trẻ em châu phi bằng giá 10 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân kiểuNi-mít dự định đóng từ 1986- 2000.- Số tiền cứu 575 triệu người thiếu dinh dưỡng không bằng 149 tên lửa MX.- Tiền trả nông cụ cho các nước nghèo để họ có thực phẩm trong 4 năm bằng tiền sảnxuất 27 tên lửa MX.- Tiền đủ xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới bằng tiền đóng góp 2 tàu ngầm mang vũ khíhạt nhân.* Đề 3.Vấn đề G.Mác -két đưa ra trong Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có ý nghĩa như thếnào trong tình hình hiện nay.6* Gợi ý :Học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thể hiện vấn đề nêu trong bài viết có tính cấp thiếtđối với đời sống xã hội và con người hiện nay nó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứkhông phải chỉ là nhất thời, đó là nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn hiện hữu và mọi ngườicần đấu tranh cho một thế giới hòa bình. Cụ thể đảm bảo một số ý chính sau :- Trong những năm qua thế giới có những đáng kể để làm giảm nguy cơ chiến tranh hạtnhân. Chẳng hạn :- Các hiệp ước cấm thử, cấm phổ biến vũ khí hạt nhân đã được nhiều nước kí kết, hiệpước cắt giảm vũ khí hạt nhân chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô (nay là nước Nga). Nhưng hoàntoàn không có nghĩa là nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã không còn hoặc lùi xa.- Kho vũ khí hạt nhân vẫn tồn tại và ngày càng được cải tiến.- Chiến tranh và xung đột vẫn liên tục nổ ra nhiều nơi trên thế giới .Vì vậy thông điệpcủa G.Mác -két vẫn còn nguyên giá trị, vẫn tiếp tục thức tỉnh và kêu gọi mọi người đấu tranhcho một thế giới hòa bình.2.Dạng đề 5 đến 7 điểm* Đề 2. Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của nhà văn G.Mác -két trong văn bản "Đấu tranhcho một thế giới hòa bình"* Dàn bài.1- Mở bài- Giới thiệu về nhà văn G.Mác -két và nghệ thuật nghị luận của văn bản- Văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" có hệ thống luận điểm, luận cứ chặtchẽ, toàn diện, chứng cứ phong phú, cụ thể, so sánh có hiệu quả cao. Kết hợp lí lẽ sắc bénvới tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngănchặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.2- Thân bài- Cách lập luận của nhà văn hợp lí : Tác giả nêu nguy cơ, sức hủy diệt của chiến tranhhạt nhân trên nhiều phương diện khác nhau (hủy diệt tính mạng con người, hủy diệt toàn bộsự sống.- Cuộc chạy đua vũ trang không những khiến loài người lâm vào tình trạng nghèo đói,khổ cực mà còn đi ngược lí trí con người, phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.- Hệ thống lý lẽ gắn liền với hệ thống dẫn chứng phong phú, chính xác cụ thể đảm bảotính thuyết phục cao.+ Dẫn chứng về thời gian, địa điểm, con số.+ Dẫn chứng so sánh trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, tiếp tế thực phẩm+ Dẫn chứng khoa học về nguồn gốc và sự tiến hóa của sự sống trên trái đất.+ Lí lẽ sắc bén, tri thức phong phú, lòng nhiệt tình mạnh mẽ tác giả cảnh báo hiểm họacủa chiến tranh hạt nhân.7- Văn bản kết hợp nghị luận, yếu tố biểu cảm ->lời kêu gọi toàn nhân loại đoàn kếtchống chiến tranh hạt nhân. Hội nghị quốc tế là nơi các đại biểu cất cao tiếng nói chốngchiến tranh, đòi quyền được sống trong một thế giới hòa bình.3- Kết bài- Bài viết giàu sức thuyết phục bởi cách lập luận chặt chẽ khoa học, hệ thống dẫn chứngchính xác, chọn lọc.- Nhiệt huyết và cảm xúc chân thành của tác giả đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng tìnhcảm của người đọc khiến mọi người nhận ra hiểm họa chiến tranh hạt nhân là có thật, cầnphải loại trừ nó ra khỏi đời sống của nhân loại.------------------------------------------------Tiết 3TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢCBẢOVỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EMA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời tác phẩmVăn bản trích phần đầu bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họptại trụ sở Liên Hợp quốc, Niu oóc ngày 30-9-1990, trong cuốn “Việt Nam và các văn kiệnquốc tế về quyền trẻ em” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997).Sau phần trích này bản tuyên bố còn có phần Cam kết, phần Những bước tiếp theokhẳng định quyết tâm và nêu ra một chương trình, các bước cụ thể cần phải làm.Hội nghị diễn ra trong bối cảnh mấy mươi năm cuối thế kỷ XX, khoa học kỹ thuậtphát triển, kinh tế tăng trưởng, tính cộng đồng, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới đượccủng cố, mở rộng. Đó là những điều kiện thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻem. Song bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn, nhiều vấn đề cấp bách được đặt ra : sựphân hóa rõ rệt về mức sống giữa các nước về giàu nghèo, tình trạng chiến tranh và bạo lực ởnhiều nơi trên thế giới, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bị tàn tật, bị bóc lột và nguycơ thất học ngày càng nhiều.2- Tác phẩma) Nội dungVăn bản gồm 17 mục : chia 3 phần- Phần Sự thách thức : Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cựctrên nhiều mặt, về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay. Cụthể :+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chếđộ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vôgia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.8- Phần Cơ hội : Khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tếcó thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Cụ thể :+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có côngước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bịđược đẩy mạnh.+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồngvề vấn đề này ngày càng sâu sắc.- Phần nhiệm vụ : Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộngđồng quốc tế cần làm vì sự sống còn, phát triển của trẻ em. Những nhiệm vụ này được nêulên một cách hợp lý và tính cấp bách trên cơ sở tình trạng, điều kiện thực tế. Cụ thể :+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam vànữ.+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trênnền móng gia đình.+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng vàphát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.* Tóm lại :Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những vấn đềquan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu. Bản “Tuyên bố” của Hội nghị cấp cao thế giới vềtrẻ em ngày 30-9-1990 đã khẳng định điều đó và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tínhtoàn diện vì sự sống còn phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.b) Nghệ thuật :- Văn bản có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Bản thân các tiêu đề đã nói lên điều đó.- Sau hai mục đầu khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ emtrên thế giới, khẩn thiết kêu gọi toàn nhân loại hãy quan tâm đến vấn đề này, 15 mục còn lạiđược bố cục thành 3 phần. Mỗi phần được đặt tiêu đề rõ ràng, thể hiện tính chặt chẽ, hợp lícủa văn bản. Phần Sự thách thức tuy ngắn gọn nhưng đủ và cụ thể. Phần Nhiệm vụ, cácnhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáo dục, xã hội),mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọi cấp độ (giađình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế).B- CÁC DẠNG ĐỀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :Tóm tắt lại các điều kiện thuận lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩymạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.Gợi ý :+ Sự liên kết lại giữa các quốc gia cùng ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã có côngước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới.9+ Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả : phong trào giải trừ quân bịđược đẩy mạnh.+ Ở nước ta Đảng và Nhà nước quan tâm một cách cụ thể. Nhận thức của cộng đồngvề vấn đề này ngày càng sâu sắc.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 : Tại sao vấn đề chăm sóc, bảo vệ trẻ em ngày càng trở nên cấp bách, được cộng đồngquốc tế quan tâm đến thế ? Đọc phần Sự thách thức của Bản tuyên bố em hiểu như thế nàovề tình trạng khổ cực của nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay ?Gợi ý :Giải thích tính cấp bách của vấn đề này xuất phát từ :- Vai trò của trẻ em đối với tương lai của một dân tộc, đối với toàn nhân loại.- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay :+ Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chếđộ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.+ Chịu đựng những thảm hoạ của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vôgia cư, dịch bệnh mù chữ, môi trường xuống cấp.+ Chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :Em có nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em,về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này ?Gợi ý :- Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụcó ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và của cộng đồng quốc tế. Đây là vấn đềliên quan trực tiếp đến tương lai của một đất nước của toàn nhân loại.- Qua những chủ trương, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ,chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang được cộng đồng quốc tế dành sự quan tâmthích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể toàn diện.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 1 :Phân tích tính chất cụ thể, toàn diện của những nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ trẻ emđược bản tuyên bố nêu ra (từ mục 10 đến mục 17).Gợi ý : Nêu từng nhiệm vụ cụ thể :+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ em.+ Quan tâm chăm sóc trẻ em bị tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.+ Tăng cường vai trò của phụ nữ nói chung và đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam vànữ.+ Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở không có trẻ em nào mù chữ.10+ Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện để trẻ em lớn khôn và phát triển trênnền móng gia đình.+Vì tương lai của trẻ em cần cấp bách bảo đảm hoặc khôi phục lại sự tăng trưởng vàphát triển đều đặn nền kinh tế ở tất cả các nước.Các nhiệm vụ nêu ra vừa cụ thể, vừa toàn diện bao quát trên mọi lĩnh vực (y tế, giáodục, xã hội), mọi đối tượng (trẻ em bị tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trai, gái) và mọicấp độ (gia đình, xã hội, quốc gia, cộng đồng quốc tế). Mục 17 nhấn mạnh “Các nhiệm vụđó đòi hỏi tất cả các nước cần phải có những nỗ lực liên tục và phối hợp với nhau tronghành động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế”.---------------------------------------------Tiết 4BÀN VỀ ĐỌC SÁCH-Chu Quang TiềmA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Tác giả :- Chu Quang Tiềm (1897-1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiếng của TrungQuốc. Trong những bài viết của mình ông đã nhiều lần bàn về chuyện đọc sách. Riêng bàiviết này là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm, dày công suy nghĩ, là những lời bànđầy tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho các thế hệ sau.2- Tác phẩm :a) Nội dung :- Bàn về đọc sách là bài viết vừa có lí lẽ xác đáng vừa giàu kinh nghiệm thực tế. Vănbản được trích có bố cục chặt chẽ, hợp lí. Sau khi vào bài, tác giả khẳng định tầm quan trọng,ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách. Tiếp đó bài viết nêu ra các khó khăn, nguy hại dễ gặpcủa việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Phần chính của bài viết dành để bàn về phươngpháp đọc sách (bao gồm cách lựa chọn sách cần đọc và cách đọc thế nào cho có hiệu quả).- Bằng sự phân tích ngắn gọn rõ ràng bài viết đã làm sáng tỏ ý nghĩa của sách trên conđường phát triển của nhân loại. Sách đã ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọithành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại, trở thành kho tàng của cảitinh thần quý báu. Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đườngphát triển học thuật của nhân loại. Vì sách có ý nghĩa quan trọng như thế nên đọc sách là mộtcon đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức rất cơ bản của mỗi người.- Trong bối cảnh hiện nay, sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc càng phải có phươngpháp. Chu Quang Tiềm đã bàn luận, phân tích một cách có lí lẽ, có thực tế rằng cần biết lựachọn sách để đọc, kết hợp giữa đọc rộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sáchchuyên môn. Việc đọc sách không thể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định,phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.b) Nghệ thuật- Bàn về đọc sách là tác phẩm nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao bởi cáchtrình bày vừa đạt lí vừa thấu tình, bởi lời văn giàu hình ảnh nhiều chỗ tác giả dùng cách nóiví von thật cụ thể và thú vị.- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí dẫn dắt tự nhiên.c) Chủ đề11Đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ nâng cao học vấn. Cần kết hợp giữa đọcrộng với đọc sâu, giữa đọc sách thường thức với đọc sách chuyên môn. Việc đọc sách khôngthể tuỳ hứng mà phải có kế hoạch, có mục đích kiên định, phải vừa đọc vừa nghiền ngẫm.B- CÁC DẠNG ĐỀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì ? Hãy tóm tắt các luận điểm của tác giả khitriển khai vấn đề ấy ?Gợi ý :- Vấn đề nghị luận : Bàn về đọc sách- Luận điểm :+ Tầm quan trọng, ý nghĩa cần thiết của việc đọc sách-> Sách có ý nghĩa quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại-> Đọc sách là một con đường tích luỹ, nâng cao vốn tri thức.+ Nêu các khó khăn, các thiên hướng sai lạc dễ mắc phải của việc đọc sách trong tìnhhình hiện nay-> Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.-> Sách nhiều dễ khiến ngược đọc lạc hướng+ Bàn về phương pháp đọc sách-> Cách chọn sách-> Cách đọc sáchĐề 2 :Tóm tắt nội dung chính bài viết “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm trongkhoảng 2 đến 3 câu ?Gợi ý :Bài viết nêu tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách, các khó khăn nguy hại dễ gặpcủa việc đọc sách trong tình hình hiện nay. Từ đó đưa ra cách lựa chọn sách cần đọc và cáchđọc như thế nào cho hiệu quả.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 :Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào ? Việcđọc sách có ý nghĩa gì ?Gợi ý : Học sinh phát biểu nhận thức của mình về ý nghĩa của việc đọc sách trên con đườngphát triển của nhân loại viết thành bài văn ngắn đảm bảo các ý chính sau:- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đãtìm tòi, tích luỹ qua từng thời đại.- Những cuốn sách có giá trị có thể xem là những cột mốc trên con đường phát triểnhọc thuật của nhân loại.- Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suyngẫm suốt mấy nghìn năm nay.12- Vì ý nghĩa quan trọng của sách nên đọc sách là một con đờng tích luỹ nâng cao trithức.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 2 :Phân tích lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách (bao gồm cách lựachọn sách để đọc và cách đọc).Gợi ý : Học sinh đọc kỹ văn bản từ chỗ “Đọc sách không cốt lấy nhiều” cho đến hết. Suynghĩ và phân tích theo các ý chính sau :- Theo tác giả bài viết cần lựa chọn sách để đọc như thế nào, mối quan hệ giữa loạisách thông thường, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình và loạisách tài liệu cơ bản, chuyên sâu ra sao ?- Lời bàn thật cụ thể của tác giả về cách đọc sách (thái độ, tinh thần, phương pháp khiđọc).2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 2 :Nhận xét về cách lập luận, trình bày của tác giả bài viết. Phát biểu thu hoạch của emvề cách khẳng định, triển khai vấn đề nghị luận sau khi đọc – hiểu văn bản Bàn về đọcsách ?Gợi ý :HS viết thành bài văn đảm bảo được các ý chính sau :- Nội dung lời bàn và cách trình bày vừa đạt lý vừa thấu tình- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lý.- Sự kết hợp giữa lí lẽ, nhận định với kinh nghiệm, dẫn chứng thực tế.- Giọng điệu của tác giả cùng cách viết giàu hình ảnh (đặc biệt là lối ví von thật cụ thểvà thú vị).=> Bài nghị luận có tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao.- Trình bày thu hoạch của mình về cách khẳng định, triển khai luận điểm trong một bàivăn nghị luận (làm thế nào để luận điểm được nổi bật, được giải thích, chứng minh rõ ràngvà giàu tính thuyết phục hấp dẫn).-----------------------------------------Tiết 5TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ-Nguyễn Đình ThiA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Tác giả :- Nguyễn Đình Thi (1924-2003) là một nghệ sĩ tài năng về nhiều mặt, không chỉ nổitiếng với những tác phẩm thơ, văn nhạc kịch ông còn là một cây bút lí luận phê bình sắc sảo.Ông tham gia vào các hoạt động văn nghệ từ rất sớm, trên mỗi lĩnh vực đều để lại những tácphẩm nổi tiếng..- Sáng tác của Nguyễn Đình Thi có nhiều thể loại : thơ, nhạc, văn xuôi, kịch, tiểu luậnphê bình ... Cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của ông gắn bó chặt chẽ với cụôc đời hoạt độngcách mạng, đặc biệt trên mặt trận văn nghệ.13- Các tác phẩm chính : Xung kích (tiểu thuyết) Thu đông năm nay (truyện), Ngườichiến sĩ (thơ), Mấy vấn đề văn học (tiểu luận), Bên bờ sông Lô (truyện ngắn), Một số vấnđề đấu tranh tư tưởng trong văn nghệ hiện nay (tiểu luận), Con nai đen (kịch), Vỡ bờ(tiểu thuyết) ...- Tác giả đã được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).- Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” đựoc viết 1948, in trong cuốn Mấy vấn đề vănhọc (lí luận phê bình, xuất bản 1956), có nội dung lí luận sâu sắc, được thể hiện qua nhữngrung cảm chân thành của một trái tim nghệ sĩ.2- Tác phẩm :a) Nội dung :- Tiếng nói của văn nghệ được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948 thời kỳ đầu cuộckháng chiến chống Pháp. Những năm này chúng ta đang xây dựng một nền văn học nghệthuật mới gắn bó với đời sồng kháng chiến vĩ đại của nhân dân, đậm đà tính dân tộc đạichúng. Vì thế nội dung và sức mạnh kỳ diệu của văn nghệ thường được tác giả gắn với đờisống phong phú, sôi nổi của quần chúng nhân dân đang chiến đấu và sản xuất. Tiếng nói củavăn nghệ có nội dung lí luận sâu sắc, thể hiện nhiệt tình những rung cảm chân thành củangười nghệ sĩ kháng chiến Nguyễn Đình Thi.- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mớimẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cáchsống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàncảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó làtiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.b) Nghệ thuậtLà bài văn nghị luận đặc sắc :- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.- Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ văn, về câu chuyện thực tế đểkhẳng định các ý kiến, các nhận định tăng thêm sức hấp dẫn cho bài tiểu luện.- Giọng văn chân thành, say sưa, giàu nhiệt huyết, đặc biệt ở phần cuối.c) Chủ đềNguyễn Đình Thi đã khẳng định văn nghệ là mối dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩvới bạn đọc qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho conngười được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.B- CÁC DẠNG ĐỀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 : Vì sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ ?Gợi ý : HS nêu sự cần thiết của văn nghệ đối với đời sống con người. Cụ thể :- Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và vớichính mình. “Mỗi tác phẩm lớn như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng, khôngbao giờ nhòa đi, ánh sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và chiếu tỏa lên mọi việc chúng tasống, mọi con người ta gặp, làm cho ta thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.14- Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ cànglà sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả những sự sống, hoạt động,những vui buồn gần gũi.- Văn nghệ góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, giữ cho “đời cứtươi”. Tác phẩm văn nghệ hay giúp cho con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ trongcuộc đời còn lắm vất vả cực nhọc.Đề 2 : Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?Gợi ý :Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưngtừ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ ...”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa của vănnghệ đối với con người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích :- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ?- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc sốngsẽ ra sao ?- Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với tâmhồn cảm xúc của chúng ta ?2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 :Tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét về bố cục của văn bản Tiếng nói của vănnghệ ?Gợi ý :- Bài văn có hệ thống luận điểm như sau :+ Nội dung tiếng nói của văn nghệ : Cùng với thực tại khách quan là nhận thức mớimẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm nghệ thuật lớn là một cáchsống của tâm hồn, từ đó làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ.+ Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống con người, nhất là trong hoàncảnh chiến đấu, sản xuất vô cùng gian khổ của dân tộc.+ Văn nghệ có khả năng cảm hóa, sức mạnh lôi cuốn của nó thật là kỳ diệu, bởi đó làtiếng nói của tình cảm, tác động tới mỗi con người qua những rung cảm sâu xa tự trái tim.- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Các luận điểm vừa có sự giải thích chonhau vừa nối tiếp nhau một cách tự nhiên theo hướng càng lúc càng phân tích sâu sức mạnhđặc trưng của văn nghệ.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 2 :Tác phẩm nghệ thuật đến với người đọc, người xem bằng cách nào mà có khả năng kỳdiệu đến như vây ?Gợi ý : Học sinh cần phân tích con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kỳ diệucủa nó. Cụ thể các ý chính sau :- Sức mạnh riêng của văn nghệ bắt nguồn từ nội dung của nó và con đường mà nó đếnvới người đọc, người nghe.- Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Tác phẩm văn nghệ chứa đựng tình yêu, ghét,nỗi vui, buồn của con người trong đời sống sinh động. Tư tưởng của nghệ thuật không khô15khan, trìu tượng mà lắng sâu, thấm vào những cảm xúc. Từ đó tác phẩm văn nghệ lay độngcảm xúc đi vào nhận thức, tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm ...- Khi tác động bằng nội dung, cách thức đặc biệt ấy, văn nghệ góp phần giúp mọingười tự nhận thức mình, tự xây dựng mình. Như vậy văn nghệ thực hiện các chức năng củanó một cách tự nhiên, có hiệu quả lâu bền sâu sắc.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 1 :Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.Gợi ý : Học sinh viết thành bài văn đảm bảo các ý chính sau :- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Vănnghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trongcủa con người. Nội dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắmtrong đó.- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cảnhững say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta baorung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc.- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nósẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, làđời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.Đề 2 :Nêu một tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích và phân tích ý nghĩa, tác động của tácphẩm ấy đối với mình.Gợi ý : Đây là bài tập nhằm phát huy năng lực cảm thụ văn học, sở thích văn học của mỗi cánhân, vì vậy không áp đặt tác phẩm văn nghệ cụ thể để học sinh tự lựa chọn ảnh, tranh,phim, truyện, thơ ... chỉ yêu cầu học sinh nêu được nội dung, phân tích ý nghĩa, tác động củatác phẩm ấy đối với mình.----------------------------------------------Tiết 6 CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI-Vũ KhoanA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Tác giả :Vũ Khoan là nhà ngoại giao, nhiều năm làm thứ trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ trưởng BộThương mại, Nguyên là Phó Thủ tướng Chính phủ.2- Tác phẩm :a) Một số điểm cần chú ý về hoàn cảnh ra đời bài viết- Bài viết “Chuẩn bị hành trang” của Vũ Khoan đăng trên Tạp chí Tia sáng năm2001 và được in vào tập “Một góc nhìn của trí thức” NXB Trẻ 2002. Khi đưa vào SGKngười biên soạn đặt nhan đề bài viết “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”.- “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là bài nghị luận của Phó Thủ tướng VũKhoan đề cập tới những vấn đề vừa có ý nghĩa thời sự, cấp thiết vừa có ý nghĩa lâu dài. Tác16giả viết bài này đầu năm 2001, khi đất nước ta cùng toàn thế giới bước vào năm đầu tiên củathế kỷ mới. Ở thời điểm chuyển giao thời gian đặc biệt có ý nghĩa, người ta thường có nhucầu nhìn lại, kiểm điểm lại mình trên chặng đường đã qua và chuẩn bị hành trang đi tiếpchặng đường mới. Đối với dân tộc ta, bước vào thế kỷ mới cũng là tiếp tục một hành trìnhđầy triển vọng của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm vượt qua tình trạng chậm phát triển,nghèo nàn, lạc hậu, đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặt khác đây cũng là con đườngđầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươnlên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thời đại.b) Nội dung* Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đấtnước vừa là của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một vănbản chỉ đạo, vừa là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chấtvấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng mộttriết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”.* Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghị luận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứtriển khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Namđể rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới”.* Hệ thống luận cứ của bài văn :(1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thâncon người.(2) Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đấtnước.(3) Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vàonền kinh tế trong thế kỷ mới.- Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên được tác giả triển khai cụthể và phân tích thấu đáo.* Kết luận :- Từ ba luận cứ được triển khai rất chặt chẽ nói tên tác giả kết thúc bài viết bằng việcnêu lên những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệtlà thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mìnhnhững thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.b) Nghệ thuật- Bài nghị luận mẫu mực đã phân tích một cách thuyết phục, có lí có tình những điểmmạnh, điểm yếu của con người Việt Nam. Tác giả không dùng cách nói theo kiểu sách vở,uyên bác mà diễn đạt giản dị, thiết thực dựa trên cơ sở thực tiễn, có ví dụ, ví von cụ thể, cóhình ảnh. Đặc biệt cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ “Nước đến chân mới nhảy”, “Liệu cơmgắp mắm”. “Trâu buộc ghét trâu ăn”, “Bóc ngắn cắn dài”, ...Vì thế bài viết sâu sắc mà dễhiểu.- Khi nêu ưu, nhược điểm của người Việt Nam, tác giả đã không làm một phép liệt kêđơn giản từ ưu điểm đến nhược điểm mà cứ mỗi khi nêu một ưu điểm tác giả lại đề cập đếnmột nhược điểm.B- CÁC DẠNG ĐỀ :171- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :Giải thích vì sao “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” là văn bản nhật dụng?Gợi ý :* Dựa vào hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài viết để giải thích.* Văn bản có nội dung mang tính cập nhật đối với cuộc sống hiện thời. Đề tài là một vấn đềcó tính cấp thiết đối với đời sống xã hội hiện nay. Luận điểm cơ bản của bài (vấn đề nghịluận) được nêu ngay từ đầu để làm căn cứ triển khai “Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra nhữngcái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinhtế mới”.Đây là bài nghị luận về một đề tài vừa cấp thiết vừa có tính lâu dài, vừa là của đấtnước vừa là của từng người (trước hết là các bạn trẻ), vừa là một bài xã luận, vừa là một vănbản chỉ đạo, vừa là một ý kiến riêng, vừa là ý kiến của vị lãnh đạo cấp cao, vừa có tính chấtvấn đề đời sống, vừa có tính chất vấn đề tư tưởng, đạo lí đặc biệt bài văn chứa đựng mộttriết lý nhân văn có giá trị muôn thuở : “Con người quyết định tất cả”.Đề 2 :“Hành trang” nghĩa là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa, vậy từ“Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới” cónghĩa như vậy không ? Vì sao ?Gợi ý :“Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần nhưtri thức, kỹ năng, thói quen ... để đi vào một thế kỷ mới. Như vậy nghĩa từ “hành trang” trongbài rộng hơn so với nghĩa từ “hành trang” nhưng trên cơ sở nét nghĩa giống nhau là các thứtrang bị khi đi xa, khác nhau vật dụng vật chất và vật dụng tinh thần. Đây là sự phát triểnnghĩa của từ theo phương thức ẩn dụ.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 :Dựa vào bố cục văn bản hãy nêu dàn ý chi tiết của bài viết và nhận xét cách trình bày,lập luận của tác giả.Gợi ý :* Đặt vấn đề : Luận điểm cơ bản “Lớp trẻ ... kinh tế mới” (3 cầu đầu)* Giải quyết vấn đề :- Luận cứ 1 : Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bịbản thân con người.+ Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử.+ Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, vai trò của con người lại càngnổi trội.- Luận cứ 2 : Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nềcủa đất nước.+ Một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hộinhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.18+ Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vcụ thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạchậu của nền kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa và đồng thời lạiphải tiếp cận ngay với nền kinh tế trí thức.- Luận cứ 3 : Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khibước vào nền kinh tế trong thế kỷ mới.+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thựchành.+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trìnhcông nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm,nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ,kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khônvặt”, ít giữ chữ “tín”.* Kết thúc vấn đề :Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ : Bước vào thế kỷ mới, mỗi người Việt Nam đặc biệtlà thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mìnhnhững thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào côngnghiệp hóa, hiện đại hóa.Đề 2 :Em hãy trình bày cụ thể cách nêu những ưu nhược điểm của người Việt Nam của tácgiả và phân tích ngắn gọn tác dụng của cách nêu đó ?Gợi ý :+ Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thựchành.+ Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trìnhcông nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.+ Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc, nhất là trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm,nhưng lại thường đố kỵ nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.+ Bản tính thích ứng nhanh, nhưng lại có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ,kỳ thị kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khônvặt”, ít giữ chữ “tín”.Bài viết này đã mang đến cho bạn đọc cảm giác rất bất ngờ. Tác giả không ca ngợimột chiều, cũng không chỉ toàn phê phán một cách cực đoan mà nhìn nhận song song, đốichiếu và đánh giá những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của người Việt Nam trongquan hệ với công việc, trong yêu cầu của sự phát triển xã hội. Đó là sự đánh giá khách quanvà khoa học xuất phát từ thiện chí của tác giả muốn để chúng ta nhìn nhận về mình một cáchđúng đắn chân thực, ý thức được những mặt tốt cũng như mặt chưa tốt của mình để phát huyhoặc sửa đổi.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 1 :19Trong những hành trang cần chuẩn bị để bước vào thế kỷ mới, theo tác giả bài viếtnày điều gì có ý nghĩa quan trọng nhất ? Suy nghĩ của em về quan niệm ấy?Gợi ý :- Câu nêu vấn đề ở phần giải quyết vấn đề (luận cứ 1) “Trong những hành trang ấy, cólẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.- Căn cứ vào đặc điểm phát triển của thời đại hiện nay, vai trò của chủ thể con ngườitrong một xã hội trình bày suy nghĩ của mình về quan niệm ấy.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 1 :Nêu những dẫn chứng trong thực tế xã hội và nhà trường để làm rõ một số điểmmạnh và điểm yếu của con người Việt Nam : cần cù, thông minh, sáng tạo; kém khả năngthực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn. Bản thân em có nhữngđiểm mạnh và điểm yếu nào ? Phương hướng khắc phục những điểm yếu ?Gợi ý :- HS suy nghĩ nêu dẫn chứng thực tế- Liên hệ bản thân và nêu phương hướng khắc phục.Đề 2 : (dạng bài tập củng cố, hệ thống kiến thức)Tổng kết nội dung bài học “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới” bằng sơ đồ?Gợi ý :CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶMỚI(Vũ Khoan)Đặt vấnđềLớp trẻ ViệtNam cầnnhận ranhững cáimạnh, cái yếucủa conngười ViệtNam để rènnhững thóiquen tốt khibước vào nềnGiải quyết vấn đềLC1 : Chuẩn bị hành trang vàothế kỷ mới thì quan trọng nhấtlà sự chuẩn bị bản thân conngườiLC2 : Bối cảnh của thế giớihiện nay và những mục tiêu,nhiệm vụ nặng nề của đất nước.LC3 : Những cái mạnh, cái yếucủa con người Việt Nam cầnđược nhận rõ khi bước vào nềnkinh tế trong thế kỷ mới.Kết thúc vấn đềMỗi người VNđặc biệt là thế hệtrẻ cần phát huynhững điểmmạnh, khắc phụcnhững điểm yếu,rèn cho mìnhnhững thói quentốt ngay từnhững việc nhỏđể đáp ứngnhiệm vụ đưa đất20---------------------------------------------Tiết 7 TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNGA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN1- Một số vấn đề về khái niệm và đặc điểm, nội dung của văn bản nhật dụnga) Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm về thể loại hay kiểu văn bản mà để chỉnhững văn bản có nội dung mang tính cập nhật đối với đời sống hiện thời. Đề tài của văn bảnnhật dụng phải là những vấn đề có tính cấp thiết đối với đời sống xã hội và con người hiệnnay. Tuy nhiên đó cũng là vấn đề đã có ý nghĩa lâu dài chứ không phải chỉ là nhất thời. Vìthế, phần văn bản nhật dụng là một bộ phận thể hiện rõ và trực tiếp nhất sự gắn bó với đờisống của môn ngữ văn trong nhà trường.b) Hình thức văn bản nhật dụng: có thể thuộc nhiều thể loại và kiểu văn bản: truyệnký, báo chí, nghị luận, thư từ, có thể cả văn bản hành chính, văn kiện chính trị. Mỗi văn bảnnhật dụng có thể sử dụng một hoặc nhiều phương thức biểu đạt phối hợp với nhau : tự sự,miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận.c) Nội dung văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS :- Lớp 6 : Về di tích lịch sử (Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử), về danh lam thắngcảnh (Động Phong Nha), về quan hệ giữa thiên nhiên và con người (Bức thư của thủ lĩnh dađỏ).- Lớp 7 : Về giáo dục, vai trò của người mẹ (Cổng trường mở ra – Mẹ tôi), về gia đìnhvà trẻ em (Cuộc chia tay của những con búp bê), về di sản văn hóa tinh thần (Ca Huế trênsông Hương).- Lớp 8 : Về môi trường (Thông tin về ngày trái đất năm 2000), tệ nạn ma túy, thuốc lá(Ôn dịch, thuốc lá), dân số và tương lai loài người (Bài toán dân số).- Lớp 9 : Hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc (Phong cách Hồ ChíMinh), về chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình (Đấu tranh cho một thế giới hòa bình), vềquyền con người (Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻem), yêu cầu thế hệ trẻ phải thực sự đổi mới vươn lên mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của thờiđại (Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ mới).2- Phương pháp học văn bản nhật dụng- Lưu ý đến chú thích về các sự kiện có liên quan đến vấn đề đặt ra trong văn bản- Liên hệ vấn đề được đặt ra với cuộc sống bản thên cũng như đời sống cộng đồng.- Cần có ý kiến quan điểm riêng ở một số trường hợp cụ thể và đề xuất những kiếnnghị và giải pháp.- Vận dụng các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhậtdụng.- Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương thức biểu đạt trong lúcphân tích nội dung.B- CÁC DẠNG ĐỀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm21Đề 1 :Hãy nêu tên các văn bản nhật dụng đã học theo từng thể loại và kiểu văn bản : thuyếtminh, thư từ, truyện ngắn, nghị luận ?Gợi ý :+ Thuyết minh : Động Phong Nha, Ca Huế trên sông Hương.+ Thư từ : Bức thư của thủ lĩnh da đỏ.+ Truyện ngắn : Cuộc chia tay của những con búp bê+ Nghị luận : Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểmĐề 1 :Chọn ra một văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS, chỉ ra sự phối hợp cácphương thức biểu đạt trong đó và tác dụng của sự phối hợp ấy ?Gợi ý : Học sinh chọn một trong những văn bản sau để xác định và phân tích tác dụng củacác phương thức biểu đạt :- Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử : kết hợp miêu tả, thuyết minh, biểu cảm.- Bức thư thủ lĩnh da đỏ : kết hợp miêu tả, thuyết minh, biểu cảm.- Đấu tranh cho một thế giới hòa bình : kết hợp nghị luận, biểu cảm.- Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới : kết hợp nghị luận, miêu tả.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ :1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểmĐề 2 :Em hiểu tính cập nhật của văn bản nhật dụng chủ yếu là gì ?Gợi ý :- Cập nhật có nghĩa là kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày,cuộc sống hiện tại. Tính cập nhật thể hiện rõ nhất ở chức năng và đề tài : đề cập, bàn luận,thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá ... những vấn đề, hiện tượng ... gần gũi bức thiếtđối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng.2- Dạng đề 5 hoặc 7 điểm :Đề 2 :Em hãy tìm trong các báo hoặc tạp chí bài viết về các vấn đề có tính cập nhật như :môi trường, gia đình, nhà trường, quyền trẻ em ... và giới thiệu tóm tắt nội dung hai bài viếtđó ?Gợi ý :- HS có thể tìm ở các mục Diễn đàn (báo Nhân dân), Cùng bàn luận (Báo Quân độinhân dân), các trang về văn hóa – xã hội, giáo dục (báo Giáo dục và thời đại) chọn bài ngắngọn có nội dung đề cập tới các vấn đề nêu trên và tóm tắt nội dung.-----------------------------------------Tiết 8KỊCH “BẮC SƠN”-Nguyễn Huy TưởngA- TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN221- Tác giả:Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960) quê ở huyện Đông Anh – Hà Nội, là nhà văn, nhàviết kịch, đã có tác phẩm được chú ý từ trước năm 1945. Sáng tác của Nguyễn Huy Tưởngthường khai thác đề tài lịch sử và cách mạng, đề cập đến những vấn đề trọng đại của vậnmệnh dân tộc và xây dựng những hình tượng anh hùng.- Năm 1996 ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệthuật.2- Tác phẩma) Nội dung* Giới thiệu về loại hình kịch và các thể kịch : thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.Phương thức thể hiện là bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động nhânvật. Kịch phản ảnh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành độngkịch.- Các thể loại kịch : ca kịch, kịch thơ, kịch nói, bi kịch, chính kịch, kịch ngắn, kịchdài ...- Cấu trúc một vở kịch : hồi, lớp (cảnh); thời gian và không gian trong kịch.* Bắc Sơn là vở kịch nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, là tác phẩm mở đầucủa kịch nói cách mạng. Tác phẩm đã giúp chúng ta hiểu về ý nghĩa cuộc khởi nghĩa BắcSơn và sức mạnh cảm hóa của cách mạng với quần chúng.- Tóm tắt vở kịch : SGK 165.- Đoạn trích hồi 4 của vở kịch Bắc Sơn : hai lớp kịch tập trung vào một tình huống bấtngờ để bộc lộ rõ xung đột kịch và thể hiện bản chất, tính cách của bốn nhân vật : Ngọc,Thơm, Thái, Cửu. Qua một tình huống bất ngờ, vở kịch đã khẳng định chính nghĩa của cáchmạng có sức cảm hóa cả nhưng người ở tầng lớp trung gian, ngay cả khi phong trào cáchmạng đang bị địch đàn áp.b) Nghệ thuậtĐoạn trích khẳng định nghệ thuật sáng tạo tình huống để bộc lộ xung đột, tổ chức đốithoại, thể hiện tâm lí và tính cách nhân vật của tác giả.c) Chủ đềKhẳng định chính nghĩa của cách mạng có sức cảm hóa cả nhưng người ở tầng lớptrung gian, ngay cả khi phong trào cách mạng đang bị địch đàn áp.B. CÁC DẠNG ĐỀ:1. Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:* Đề 1: Tóm tắt nội dung vở kịch “Bắc Sơn”của ( Nguyễn Huy Tưởng).* Gợi ý:Học sinh trình bày tóm tắt theo SGK 165 (Vở kịch lấy bối cảnh là .... Ngọc trúng đạncủa quân Pháp và chết).232. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:* Đề 1: Em hãy phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớpkịch trong đoạn trích hồi 4 của vở kịch “Bắc Sơn”( Nguyễn Huy Tưởng).* Gợi ý:a) Mở bài:- Giới thiệu tóm tắt gia cảnh Thơm (bố, mẹ, em trai, chồng).- Khi cuộc khởi nghĩa nổ ra cô đứng ngoài cuộc, mặc dù cha và em là những quầnchúng tích cực tham gia khởi nghĩa.- Thơm vẫn chưa hẳn mất đi bản chất trung thực, lòng tự trọng, lòng thương người.b) Thân bài:- Chính vì có bản chất trung thực, có lòng tự trọng, lòng thương người mà Thơm rấtquý trọng ông giáo Thái. Khi lực lượng cách mạng bị đàn áp, cả cha và và em đều hy sinh,Thơm rất ân hận và càng bị giày vò khi nhận ra rằng Ngọc làm tay sai cho địch dẫn quânPháp về đánh úp lực lượng khởi nghĩa.- Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm qua hai lớp kịch:+ Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hy sinh, mẹ bỏ đi lang thang,Thơm chỉ còn người thân duy nhất là Ngọc, nhưng y đã dần lộ rõ bộ mặt Việt gian.+ Sự day dứt, ân hận của Thơm: Hình ảnh người cha trong lúc hy sinh, những lời cuốicùng, khẩu súng trao lại cho Thơm; sự hy sinh của em trai; tình cảnh thương tâm của ngườimẹ, tất cả những hình ảnh và sự việc ấy luôn ám ảnh và dày vò tâm trí cô.+ Sự băn khoăn nghi ngờ đối với Ngọc ngày càng tăng.+ Tình huống bất ngờ (Thái và Cửu chạy nhầm vào nhà Thơm) đã khiến Thơm phảilựa chọn dứt khoát. Thơm hành động một cách mau lẹ và khôn ngoan, không sợ nguy hiểmđể che giấu Thái và Cửu ngay trong buồng của mình, bình tĩnh che mắt Ngọc để bảo vệ haingười cách mạng.- Bằng cách đặt nhân vật vào hoàn cảnh và tình huống gây cấn, tác giả đã làm bộc lộđời sống nội tâm và chuyển trong hành động của nhân vậtc) Kết bài- Nhấn mạnh sự thay đổi trong tâm trạng và hành động của Thơm là do khả năng thứctỉnh quần chúng của Cách mạng.- Khẳng định con người Việt Nam luôn đứng về phía chính nghĩa quốc gia, yêu hoàbình tự do và độc lập dân tộc.C- BÀI TẬP VỀ NHÀ1- Dạng đề 2 hoặc 3 điểm:Đề 2: Nhập vai một trong ba nhân vật Thái, Cửu hoặc Thơm kể lại ngắn gọn tình huống “chạy trốn” của Thái và Cửu ở nhà Thơm.* Gợi ý:24+ Vai Thái hoặc Cửu:- Lưu ý khi chạy nhầm vào nhà Thơm, gặp Thơm thái độ hai người không giống nhau.Cửu thì hoảng hốt, tự trách mình đã gây ra tình thế ấy; anh không tin Thơm vì cho rằng “VợViệt gian thì cũng là Việt gian”, thậm chí lúc mới vào, thấy Thơm anh còn rút súng định bắn.Còn Thái thì bình tĩnh tìm cách thoát khỏi tình thế ấy. Là một người cách mạng dày dạn Tháihiểu và tin vào quần chúng, kể cả những người như Thơm. Thái đã hỏi thẳng Thơm: “Cô cóđịnh bắt tôi không?” và trước sự nghi ngờ của Cửu Thái đã khẳng định: “Anh đừng nghidòng máu cụ Phương. Tôi tin như thế”. Khi bọn địch đến gần,Thái không muốn để liên luỵđến Thơm nên đã quyết định chạy ra ngoài. Chính thái độ của Thái đã làm tăng thêm sứccảm hoá đối với Thơm, để cô có được hành động táo bạo cứu hai người cách mạng.+ Vai Thơm:- Kể theo diễn biến tâm trạng.- Khi hai người cán bộ chạy vào nhà mình, Thơm tưởng họ đến để bắt Ngọc nhưng rồikhi biết họ đang bị chính Ngọc dẫn người truy đuổi, Thơm từ ngạc nhiên đến lo lắng, hốthoảng, lúng túng, đấu tranh tư tưởng quyết liệt… cứu người hay bỏ mặc, cứu bằng cách nào?Để hai người rơi vào tay giặc thì lòng cô day dứt không yên; mà cứu họ thì nguy hiểm đếntính mạng bản thân…, nhưng rồi cô quyết định không thể tiếp tay cho giặc.- Khi Ngọc sắp về Thơm đã nghĩ cách bảo vệ hai người cán bộ bằng hành động hết sứcmau lẹ, kịp thời, dứt khoát (giấu họ trong chính buồng của mình). Đây không phải là hànhđộng tuỳ hứng mà có nguyên nhân chủ quan, khách quan.Đề 3: Em hiểu “kịch tính” trong đoạn trích hồi 4 của vở kịch “Bắc Sơn” là gì?* Gợi ý:- Nghệ thuật thể hiện xung đột: Xung đột của vở kịch đến hồi 4 đã bộc lộ gay gắt sựđối đầu giữa Thái, Cửu và Ngọc trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và Ngọc đangcùng đồng bọn truy lùng ráo riết những người cách mạng. Đồng thời xung đột kịch cũng diễnra trong nội tâm nhân vật Thơm, thúc đẩy diễn biến tâm trạng nhân vật để đi tới bước ngoặtquan trọng.- Nghệ thuật xây dựng tình huống: Tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ xung đột và thúcđẩy hành động phát triển.- Ngôn ngữ đối thoại: Đối thoại với các nhịp điệu, giọng điệu khác nhau, phù hợp vớihành động kịch.2. Dạng đề 5 hoặc 7 điểm:* Đề 2: Nhận xét về nhân vật Ngọc, Nguyễn Huy Tưởng đánh giá là “ kẻ thù không đơngiản”. Ý kiến của em ?* Gợi ý:a. Mở bài:- Giới thiệu sơ lược về vở kịch Bắc Sơn và về nhân vật Ngọc; vốn chỉ là tên nho lạithấp hèn trong bộ máy cai trị của thực dân, Ngọc nuôi tham vọng ngoi lên để thoả mãn lòngham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài.25
Tài liệu liên quan
- Chuyên đề PP dạy văn bản nhật dụng
- 22
- 1
- 3
- Tổng kết phần văn bản nhật dụng lớp 9 - văn mẫu
- 1
- 40
- 204
- Chuyên đề Văn 9: Những ngôi sao xa xôi
- 21
- 2
- 0
- chuyen de Van 9-on tap HSG.TS 10
- 16
- 759
- 0
- Tiet 131 Tong ket Van 9 van ban nhat dung
- 41
- 976
- 1
- MỘT SỐ KINH NGHIỆM GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH KHI DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN 9 VỀ CỤM VĂN BẢN NHẬT DỤNG LỚP 9
- 12
- 881
- 1
- CHỦ ĐỀ ÔN TÂP NGỮ VĂN LỚP 9 VĂN BẢN NHẬT DỤNG – KỊCH
- 67
- 4
- 11
- Sáng kiến kinh nghiệm:Một số kinh nghiệm gây hứng thú cho học sinh khi dạy học môn ngữ văn 9 về cụm văn bản nhật dụng lớp 9
- 9
- 598
- 0
- Phieu mô tả dự án dạy học dạy học văn bản NHẬT DỤNG với CHỦ đề bảo vệ môi TRƯỜNG
- 29
- 688
- 1
- Tổng kết phần văn bản nhật dụng lớp 9
- 1
- 914
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(88.05 KB - 30 trang) - CHUYÊN đề văn bản NHẬT DỤNG văn 9 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Các Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9 Học Kì 1
-
Ôn Tập Văn Bản Nhật Dụng - Ngữ Văn Lớp 9 - Học Kì 1
-
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng - Lớp 9
-
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Ngắn Gọn - Haylamdo
-
Soạn Văn 9: Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng
-
Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng | Văn 9 Tập 2 - Tech12h
-
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9 Kì 2 (chi Tiết)
-
Soạn Bài Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng (trang 93)
-
Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9, Tổng Kết ...
-
Ôn Văn 9 CHUYÊN ĐỀ VĂN BẢN NHẬT DỤNG KÌ c
-
[Sách Giải] Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng
-
Cho Biết Các Văn Bản Nhật Dụng ở Học Kì I Và II ? - Selfomy Hỏi Đáp
-
Văn Bản Nhật Dụng Là Gì ? Tổng Kết Văn Bản Nhật Dụng Lớp 9
-
Soạn Bài: Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng
-
Trắc Nghiệm Tổng Kết Phần Văn Bản Nhật Dụng Có đáp án - Ngữ Văn 9