Chuyên đề: “Vi Sinh Vật ứng Dụng Trong Trồng Trọt”

Việt Nam là một nước nông nghiệp và sự phát triển của nền nông nghiệp đang đi vào mức độ thâm canh cao. Thực trạng đáng báo động đang diễn ra, đó là việc lạm dụng quá nhiều thuốc hoá học vào nông nghiệp, hậu quả mà nó để lại cho môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung là không nhỏ. Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng hiện nay thì việc hạn chế các tác nhân gây ô nhiễm môi trường là vấn đề hết sức cần thiết. Vì vậy mà việc sử dụng một liệu pháp khác đem lại hiệu quả tương tự như liệu pháp hoá học nhưng lại không gây hại đến môi trường đang được nghiên cứu rất nhiều. Và trong đó, vi sinh vật được xem là ứng cử viên sáng giá nhất để đáp ứng nhu cầu này. 

Vậy vi sinh vật là gì? Nó có đặc điểm gì? Tại sao phải ứng dụng vi sinh vật vào nông nghiệp? Vi sinh vật nào được ứng dụng trong nông nghiệp? Và vi sinh vật được ứng dụng trong nông nghiệp như thế nào? Chúng ta sẽ cũng tìm câu trả lời cho những vấn đề này ngay trong các nghiên cứu sau đây.

 TÀI LIỆU IN CÓ TẠI THƯ VIỆN (Bản in được lưu tại Tầng 4)

1. Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật nội sinh tổng hợp indole - 3 - acetic acid (IAA) trong hệ rễ cây cà phê (Coffea) tại Đắk Lắk/ Nguyễn Khoa Trưởng, Trần Văn Tiến, Lê Thị Anh Tú, Phan Trung Trực, Huỳnh Dương Thị Minh Nguyệt, Mai Thị Mỹ Lanh

Tóm tắt: Nghiên cứu phân lập, tuyển chọn vi sinh vật nội sinh tổng họp Indole - 3 - Acetic Acid (IAA) trong hệ rễ cây cà phê tại Đắk Lắk nhằm tuyển chọn các dòng vi sinh vật có đặc tính ưu việt, làm cơ sở cho việc sản xuất các chế phẩm sinh học góp phần tăng khả năng sinh trưởng, năng suất cây cà phê,... Từ 30 mẫu rễ cây cà phê được thu tại hai huyện Cư Kuin và Cư M’gar, phân lập và tuyển chọn được các dòng vi sinh vật có khả năng sinh tổng họp IAA bằng phương pháp định lượng với thuốc thử Salkowsky. Đã tuyển chọn được 4 dòng vi khuẩn có khả năng sinh IAA với hàm lượng lần lượt là 16,36 pg/mL (S03N1), 24,41 pg/mL (S25N2), 68,31 pg/mL (S02R1) và 96,78 pg/mL (S18N3). Dựa vào đặc điểm hình thái và dữ liệu sinh học phân từ định danh các dòng vi khuẩn đã tuyển chọn, xác định được các loài là Bacillus cereus, Bacillus subtilis. Bacillus spp. và Stenotrophomonas maltophilia.

Nguồn trích: Tạo chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn/ 2021, số 5, tr.38 - 43

2. Phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng phân huỷ hoạt chất carbosulfan từ đất trồng lúa chuyên canh ở tỉnh Hậu Giang/ Dương Gia Linh, Nguyễn Hữu Hiệp

Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện trên các mẫu đất lúa chuyên canh 3 vụ ở tỉnh Hậu Giang nhằm mục tiêu phân lập và tuyển chọn một số dòng vi khuẩn có khả năng phân huỷ hoạt chất carbosulfan. Khảo sát khả năng tăng trưởng của vi khuẩn trên môi trường khoáng tối thiểu bổ sung carbosulfan nồng độ tăng dần từ 30 mg.L-1 đến 60 mg.L-1dựa trên phương pháp đếm sống. Định lượng dư lượng carbosulfan trong dịch nuôi vi khuẩn bằng kỹ thuật sắc ký khối phổ. Kết quả cho thấy tổng cộng 31 dòng vi khuẩn đã được phân lập. Đa số các dòng phân lập có hình dạng que ngắn, Gram âm và di chuyển chậm. Tổng cộng 31 dòng vi khuẩn phát triển tốt trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng bổ sung 20 mg.L-1 carbosulfan. Trong đó, 8, 6, 7 và 6 dòng phát triển tốt trong môi trường lỏng bổ sung lần lượt 30, 40, 50 và 60 mg.L- carbosulfan sau 72 giờ nuôi cấy. Trong đó, hai dòng vi khuẩn ký hiệu NB02 và NB04 phát triển mật số tốt trong môi trường lỏng chứa 60 mg.L-1 carbosulfan được nhận diện lần lượt là loài vi khuẩn Stenotrophomonas panacihumi và Acinetobacter calcoaceticus. Hai dòng vi khuẩn này lần lượt phân huỷ 82,3% và 75,0% carbosulfan trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng sau 7 ngày nuôi cấy ở điều kiện phòng thí nghiệm với nồng độ ban đầu là 60 mg.L-1.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học – Đại học Cần Thơ/ 2020, số 6B, tr. 119-127

3. Tuyển chọn tổ hợp các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, diệt tuyến trùng hại cà phê/ Nguyễn Thị Hồng Minh, Đào Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Quyết, Đào Hữu Hiền, Hồ Hạnh, Trần Ngọc Khánh, Nguyễn Thu Hà, Vũ Thúy Nga, Phạm Văn Toản

Tóm tắt: Nhằm kiểm soát nấm bệnh, tuyến trùng hại cà phê, đã tập trung nghiên cứu tuyển chọn để xác định tổ hợp các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, diệt tuyến trùng hại cà phê. Kết quả đã tuyển chọn được 3 chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh và 02 chủng vi sinh vật diệt tuyến trùng, xác định tổ hợp các vi sinh vật đối kháng nấm bệnh, tiêu diệt tuyến trùng có hiệu quả kiểm soát nấm bệnh, diệt tuyến trùng cao hơn các chủng đơn lẻ và có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng phát triển của cây cà phê. Mật độ các vi sinh vật tuyển chọn trong điều kiện tổ hợp không khác biệt so với điều kiện đơn chủng. Các chủng nấm ký hiệu TQHT01 và Pae được định danh là Chaetomium cochliodes TQHT01 và Purpureocillium lilacinum Pae thuộc nhóm vi sinh vật an toàn sinh học cấp độ 1.

Nguồn trích: Tạo chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn/ 2018, số 5, tr.44-48

5. Vi sinh vật nội sinh và sử dụng trong quản lý bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su ở Đông Nam bộ/ Đàm Văn Toàn, Phạm Quang Thu, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Minh Chí

Tóm tắt: Bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su là bệnh hai chính và gây thiệt hại đáng kể cho rừng cao su ở Đông Nam bộ. Tác nhân gây bệnh rụng lá mùa mưa đã được phân lập và xác định là Phytopythium sp1., Phytopythium sp2, Pythium sp., Phytophthora nicotianae và P.heveae. Phân lập và tuyển chọn vi sinh sật nội sinh cây cao su có khả năng đối kháng với cá mầm bệnh gây bệnh rụng lá mùa mưa đã được tiến hành. Mẫu cành và lá của cây cao su khỏe mạnh thuộc dòng PB260 đã được thu thập tại Bình Phước để phân lập nấm và vi khuẩn nội sinh có hoạt tính đối kháng với nấm gây bệnh. Trong số các chủng vi sinh vật nội sinh được tuyển chọn, đã xác định được một chủng nấm Penicillium oxalicum và hai chủng vi khuẩn: Bacillus tequilensis và B. safensis có hoạt tính đối kháng mạnh với mầm bệnh. Các chủng vi khuẩn nội sinh Bacillus tequilensis và B. safensis, nấm nội sinh Penicillium oxalicum an toàn sinh học và có tiềm năng để phòng trừ sinh học bệnh rụng lá mùa mưa cây cao su vùng Đông Nam bộ.

Nguồn trích: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ 2018, số 22, tr. 25-32

 6. Tuyển chọn vi sinh vật đối kháng cao với nấm Phytophthora sp. gây bệnh chết nhanh, Fusarium sp. gây bệnh chết chậm và Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư cây hồ tiêu/ Lê Thị Thanh Thủy, Lê Như Kiểu, Hồ Tuyên

Tóm tắt: Trước tình trạng bệnh chết nhanh, chết chậm và thán thư trên cây hồ tiêu diễn biến rất phức tạp, gây thiệt hại cho người sản xuất, toàn tỉnh Quảng Trị có 400 ha hồ tiêu nhiễm bệnh chết nhanh, có nơi chết 50-70% diện tích của vườn. Biện pháp hóa học và sinh học đã được sử dụng nhưng hiệu quả chưa cao. Nhằm bổ sung biện pháp sinh học đáp ứng việc phòng trừ hiệu quả bệnh trên cây hồ tiêu, bài báo trình bày kết quả tuyển chọn các chủng vi sinh vật vừa có hoạt tính cố định nitơ, sinh IAA, gibberellin, siderophore và ức chế mạnh nấm gây bệnh với mục đích sử dụng để sản xuất chế phẩm vi sinh phòng bệnh chết nhanh, chết chậm và thán thư trên cây hồ tiêu. 2 chủng Azotobacter, 2 chủng Bacillus và 3 chủng nấm Trichoderma có hoạt tính sinh học cao, an toàn sinh học, ức chế nấm Phytophthora sp., Fusarium sp., Colletotrichum sp. gây bệnh cây hồ tiêu đã được tuyển chọn. Chủng A. vinelandii AV2 đa hoạt tính sinh học, chủng B.subtilis BS5, chủng T.harzianum TH6. Các chủng này có tiềm năng sử dụng sản xuất chế phẩm vi sinh phòng bệnh cây hồ tiêu.

Nguồn trích: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/ 2018, số 5, tr.44-48

7. Phân lập vi sinh vật đối kháng với một số nguồn bệnh nấm thực vật và đánh giá hoạt tính của chủng In Vitro và In Vivo/ Nguyễn Thị Kim Cúc, Trần Thị Hồng, Phạm Thị Thúy Hoài, Phạm Việt Cường

Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, 37 chủng vi khuẩn và 10 chủng xạ khuẩn được phân lập từ mẫu đất và rễ của cây tiêu bị bệnh ở tỉnh Quảng Trị và hoạt tính ức chế sinh trưởng của chúng đối với một số nấm bệnh được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán thạch. Kết quả thu được cho thấy 31 phân lập vi khuẩn và 5 phân lập xạ khuẩn đối kháng với F. oxysporum, tất cả 37 phân lập vi khuẩn và 2 phân lập xạ khuẩn ức chế sự phát triển của F. sonali, 10 phân lập vi khuẩn và 6 phân lập xạ khuẩn có hoạt tính đối kháng với Phytophthora sp. …

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ / 2014, số 4, tr. 419-430

8. Tuyển chọn vi sinh vật có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật từ đất trồng rau tại tỉnh Thừa Thiên Huế/ Nguyễn Phúc Khoa, Nguyễn Thị Phương Anh, Nguyễn Hữu Ngữ, Lê Ngọc Phương Quý

Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp tuyển chọn một số chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật trên đất trồng rau ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nguồn trích: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường/ 2012, số 22, tr.76-78

9. Kết quả xây dựng quỹ gen vi sinh vật bảo vệ thực vật và ký sinh thiên địch/ Đặng Vũ Thị Thanh, Nguyễn Thị Diệp

Tóm tắt: Nghiên cứu trình bày một số phương pháp xây dựng quỹ Gen vi sinh vật.

Nguồn trích: Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn/ 2002, số 3, tr. 203-204

TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ

- Địa chỉ truy cập: http://sti.vista.gov.vn/ (Chọn CSDL Công bố KH&CN Việt Nam)

10. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật phân hủy tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng tại các vùng chuyên canh rau ở Lâm Đồng/ Trần Tiến Dũng, Hồ Huy Cường

Tóm tắt: Nghiên cứu các nội dung: Phân lập, tuyển chọn và đánh giá khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật của một số chủng vi sinh vật; Khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật của một số chủng vi sinh vật; Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm vi sinh vật có khả năng phân hủy thuốc bảo vệ thực vật; nghiên cứu khả năng phân hủy hóa chất thuốc bảo vệ thực vật của các chế phẩm vi sinh vật.

Nguồn trích: Thông tin Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng/ 2011, số 2, tr.25-26

11. Tuyển chọn vi sinh vật và thực vật để xử lý đất ô nhiễm kim loại năng (Zn, Cu và Pb)/ Lê Như Kiểu, Lê Thị Thanh Thủy

Tóm tắt: Bài viết trình bày một số kết quả tuyển chọn vi sinh vật và thực vật xử lý ô nhiễm kim loại nặng (Zn, Cu và Pb).

Nguồn trích: Hội nghị khoa học công nghệ sinh học toàn quốc 2013. Quyển IV: Công nghệ gen, Công nghệ enzyme và Hóa sinh, Công nghệ sinh học Y - dược, Công nghệ sinh học động vật / 2013, Quyển 4, tr.289-293

12. Hiệu quả của cây vùi rơm rạ với chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm, Hà Nội/ Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Xuân Xanh

Tóm tắt: Nghiên cứu vùi dập rơm rạ kết hợp với hai công thức xử lý chế phẩm vi sinh (Bio-plant và Trichoderma) được thực hiện trên lúa xuân và lúa mùa trên đất bãi bồi sông Hồng của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Các thí nghiệm được sắp xếp theo thiết kế khối hoàn chỉnh ngẫu nhiên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc đốt rơm rạ có và không xử lý chế phẩm vi sinh đã dẫn đến sự khác biệt trong sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Các quan sát cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chỉ số diện tích lá (LAI) và tích lũy chất khô, các thành phần năng suất và năng suất hạt. Sử dụng chế phẩm Bio-plant với ủ rơm rạ đem lại năng suất lúa cao hơn so với chế phẩm Trichoderma và đối chứng (không xử lý vi sinh, năng suất vụ hè lần lượt là 40,5; 38,0 và 36,5 tạ / ha. Xử lý rơm rạ bằng Bio - Sản phẩm cây trồng cho thu nhập cao hơn 5,2 - 6,5 triệu đồng / vụ / ha. 

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Phát triển/ 2012, số 3, tr. 389-394

13. Nghiên cứu thành công quy trình sản xuất phân vi sinh vật đa chức năng cho cây cam, ngô, chè tại Hà Giang/ Bùi Đức Hoàng

Nguồn trích: Bản tin Khoa học và Công nghệ Hà Giang / 2011, số 4, tr.17, 19

Từ khóa » Những ứng Dụng Của Vi Sinh Vật Trong Nông Nghiệp