Chuyên đề Xây Dựng Nề Nếp Lớp Học Cho Học Sinh

ND CHUYÊN ĐỀ LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC TÂN CÔNG SÍNH A

                           TỔ 4 – 5

CHUYÊN ĐỀ

XÂY DỰNG NỀ NẾP LỚP HỌC

CHO HỌC SINH LỚP 4

  1. ĐẶT VẤN ĐỀ

 Công tác xây dựng nề nếp cho học sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của người giáo viên Tiểu học. Thực tế, nếu học sinh không có nề nếp thì việc giáo dục và dạy học trên lớp sẽ không đạt hiệu quả cao.

Để hình thành nề nếp, ý thức học tập cho học sinh lớp 4 là một việc làm không đơn giản. Muốn các em có nề nếp trong học tập cũng như trong sinh hoạt, biết ngăn nắp, gọn gàng, khoa học trong từng hoạt động thì người giáo viên phải uốn nắn, rèn giũa cho các em ngay từ khi đầu năm học. Nếu ngay từ đầu năm được rèn nề nếp trong học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả sẽ tạo bước đi vững chắc cho các em trong việc học tập.

Việc rèn nề nếp cho học sinh tiểu học là việc làm rất cần thiết. Vì nề nếp là mẹ đẻ của chất lượng, là điều kiện quyết định để tổ chức quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh. Từ những lý do trên trên bản thân tôi cùng tổ khối 4-5 xây dựng chuyên để: “ Tổ chức, xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 4”

  1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
  2. Thuận lợi:

– Được sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu nhà trường. Đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy.

– Đa số học sinh ngoan, chăm chỉ, nhà gần trường nên thuận lợi cho việc đến trường.

– Phụ huynh học sinh luôn quan tâm, sách vở, đồ dùng học tập của các em tương đối đầy đủ. Trường, lớp khang trang sạch sẽ.

  1. Khó khăn
  2. Đối với giáo viên.

– Một số giáo viên chưa nắm vững tâm lí học sinh đầu bậc Tiểu học. Giáo viên còn quá nôn nóng lo cho việc truyền đạt kiến thức mà coi nhẹ việc rèn nề nếp học tập cho học sinh.

  1. Đối với học sinh.

Qua 1 tuần học, chúng tôi đánh giá về nề nếp học tập của học sinh khối 4 theo một số tiêu chí sau:

Lớp

TS

HS

Nhóm HS tích cực, nề nếp. Nhóm HS có nề nếp. Nhóm HS biết làm việc nề nếp. Nhóm HS chưa biết làm việc nề nếp.
4/1 19 3 5 5 6
4/2 18 2 5 4 7
TS 295 5 10 9 13

          Sau khi thống kê cúng tôi đã phân tích tìm ra những nguyên nhân sau:

– Sự nhận thức cũng như vốn hiểu biết của các em không đồng đều về nề nếp.

– Phụ huynh quan tâm chưa đúng mực hay quá nuông chiều con, chưa tạo tâm thế sẵn sàng cho các em.

– Ngoài ra một số phụ huynh còn giao phó toàn bộ việc học hành, nề nếp cho nhà trường…

Bên cạnh đó học sinh phải học nhiều môn, mỗi môn học có nhiều hoạt động học tập khác nhau mà không hề dễ với mọi em.

Trước những thực trạng trên chúng tôi tìm ra một số giải pháp sau:

III. CÁC GIẢI PHÁP:

  1. Xây dựng nội quy lớp học.

Lớp học có nề nếp là lớp học thực hiện tốt nội quy lớp học. Do đó giáo viên phải xây dựng tốt nội quy lớp học. Với lớp 4 các nội quy phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. GV thường xuyên nhắc nhở để HS thực hiện. Khi các em đã thực hiện tốt nội quy này GV thay nội quy khác để các em thực hiện các nội quy tiếp theo.

VD: Đầu năm xây dựng các nội quy như: Lễ phép, chăm ngoan, vâng lời, đoàn kết, thật thà, thương yêu giúp đỡ bạn bè, …Các tháng tiếp theo thay thế hoặc bổ sung các nội quy như: Chuyên cần, dũng cảm, đi học đúng giờ, cẩn thận, tích cực, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, tích cực phát biểu, ngăn nắp, thân thiện.

  1. Rèn tác phong nhanh nhẹn, trật tự, ý thức học tập.

– Tác phong nhanh nhẹn hay chậm chạp phần lớn là do thói quen làm việc hằng ngày của các em tạo nên vì thế giáo viên phải rèn tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho từng môn học, từng hoạt động học tập.

VD: Sách vở để dưới ngăn bàn, cuốn nào học trước để trên, cuốn nào học sau để dưới.

Giáo viên thường xuyên tuyên dương, khích lệ các em để các em thi đua với nhau trong từng hoạt động và thực hiện các hoạt động học tập theo hiệu lệnh.

VD: GV chỉ vào khí hiệu “S” HS lấy sách GV nói: Thi xem bạn nào lấy nhanh mở đúng bài học bạn đó trở thành chú sóc dễ thương.

– Hướng dẫn HS xếp hàng, ra vào lớp trật tự tránh chen lấn ồn ào, mất an toàn.

VD: Xếp hàng theo tổ, tổ nào xếp hàng nhanh, thẳng, trật tự cho vào trước hoặc được về trước.

– Ngoài ra hướng dẫn các em cách xin phép khi ra ngoài hoặc vào lớp khi cần thiết thể hiện sự lễ phép không làm ảnh hưởng tới bạn khác.

– Khi đưa tay phát biểu các em thường đưa cao tay và nói theo: em cô, em cô …Vì vậy GV phải dạy cho các em cách đưa tay đúng cách,  rèn cho các em thói quen làm việc bằng tay và mắt. Em viết xong bài hay làm xong việc gì đó em đưa tay báo hiệu.

VD:  Đưa tay phát biểu hoặc báo hiệu viết, làm song bài bằng tay trái khuỷu tay để sát mặt bàn, các ngón tay thẳng, khép lại với nhau hướng bàn tay về phía bên phải.

Với nề nếp đó giáo viên biết được tốc độ làm việc của các em để điều chỉnh hoạt động học tập cho hợp lý.

– Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nỗ lực và sáng tạo. Nếu cứ gõ thước và nhắc “Các em im lặng, …”,  hay nhắc nhở từng em thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại giáo viên sẽ bị mất thời gian và không khí lớp học căng thẳng.

VD: Tổ chức các trò chơi học tập, trò chơi giải trí phù hợp đề thỏa mãn nhu cầu chơi – học và giao tiếp của HS.

Kết hợp các phương pháp dạy học một cách linh hoạt, mềm dẻo, tạo không khí vui nhộn đôi khi pha chút hài hước sẽ làm cho lớp học bớt căng thẳng mà kéo các em chú ý hơn vào bài học.

Ví dụ: Cả lớp đang uể oải, mất trật tự GV để kính trên đầu và hỏi: Kính  của cô đâu nhỉ ? Hay Kể cho các em nghe một câu chuyện ngắn?

 Không nên để các em có thời gian “rảnh” mà phải luôn thu hút các em vào trong tiết học bằng mọi hình thức thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự một cách nhanh chóng.

VD: GV viết bài trên bảng yêu cầu học sinh đọc thầm những gì cô viết.

– Giáo viên cần phải tỉ mỉ, chú ý quan sát và phát hiện ra những khó khăn của HS có thể và đang gặp khó khăn khi học, khi chơi. Chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất thì mới có thể khắc phục được nề nếp học tập.

Ví dụ: Viết chì bị gãy mà các em không có đồ chuốt hoặc đồ chuốt quá nhụt. Tay chân còn lọng cọng thiếu linh hoạt nên đi lại hay vấp té, làm rơi, hỏng đồ …

  1. Giáo dục ý thức tự học, tự quản.

– Để lớp học nề nếp, ngoài vai trò của GV thì vai trò của ban cán sự lớp hết sức quan trong. GV phải tập dợt cho ban cán sự lớp cách quản lớp khi học, khi chơi và khi không có giáo viên.

Các em chưa biết tôn trọng bạn nên khi không có giáo viên các em thường không nghe bạn nhắc nhờ mà mạnh em nào em đó nghịch, la hét,… Vì thế giáo viên cần giao quyền cho ban cán sự lớp trước tập thể học sinh để các em biết rằng không nghe theo sự hướng dẫn, điều khiển của bạn quản lớp tức là không biết nghe lời cô.

 Tạo cơ hội cho các em thực hành và giáo viên quan sát, điều chỉnh hành vi thái độ của một số em có biểu hiện chưa tốt. Thực hiện vài lần như vậy và điều chỉnh hành vi thái độ cho các em, các em sẽ nghĩ rằng cô luôn dõi theo từng hành vi, cử chỉ của mình.

Bên cạch đó GV có những quy định về thưởng, phạt công minh, tuyên dương, khen thưởng kịp thời. Khích lệ động viên các em để các em cảm thấy mình trưởng thành, tự tin hơn trong học tập.

– Giáo dục ý thức tự học, tích cực phát biểu trong giờ học giúp các em tự tin hơn trong học tập từ đó các em mới phát huy được khả năng sáng tạo.

VD: Khi bạn đọc, đọc thầm theo bạn. Tự kiểm tra bài sau khi làm, viết. Kiểm tra chéo bài với bạn, ….

  1. Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, gọn gàng ngăn nắp.

– Đồ dùng của học sinh thường được cha mẹ chuẩn bị vì thế GV thông báo tới phụ huynh những quy định về tập vở như bao bìa, dán nhãn, ghi tên, kẹp dây, …để  phụ huynh theo đó mà chuẩn bị cho các em.

Với những gì cha mẹ đã chuẩn bị và giáo viên hướng dẫn, nhắc nhở thường xuyên về cách sử dụng và giữ gìn các đồ dùng học tập các em sẽ biết cách giữ gìn đồ dùng bền đẹp.

           – Hướng dẫn các em để gọn gàng, ngăn nắp sách vở, đồ dùng học tập sẽ giúp các em thực hiện các hoạt động học tập nhẹ nhàng, nhanh nhẹn.

VD: Sách vở để dưới ngăn bàn, cuốn nào học trước để trên, cuốn nào học sau để dưới…

 – Với những em chậm, thời gian đầu giáo viên luôn trợ giúp các em trong mọi hoạt động sau đó hướng dẫn những em nhanh nhẹn ngồi gần nhắc nhở và giúp đỡ các em này.

Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhắc nhở đề các em từng bước thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Cuối mỗi buổi học giáo viên nhắc nhở các em thu dọn đồ dùng của mình.

  1. Giáo dục đạo đức, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp:

– Song song với việc dạy học, cần giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học, các hoạt động học tập và giao tiếp. Biết khi nào cần mách cô. Giáo dục các em ý thức bỏ rác vào thùng rác, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện.

VD: Đi học quần áo gọn gàng, nam bỏ áo trong quần, tay chân sạch sẽ.

– Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh, nắm được tâm lí từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp và kịp thời.

VD: Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí tránh sắp xếp những em hiếu động ngồi gần nhau.

Việc động viên khen thưởng kịp thời, chính xác sẽ tạo cho học sinh tinh thần hăng say, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp cũng như của nhà trường.

  1. Kết hợp với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh.

– Kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn ngay từ tuần đầu. Trao đổi tình hình chung của lớp với GV bộ môn và những quy định chung của lớp để GV nắm và thực hiện theo nề nếp đã có.

Tiết sinh hoạt cuối tuần là tiết học để cả giáo viên và học sinh nhìn nhận lại kết quả và hạn chế trong một tuần học để tuyên dương khích lệ và điều chỉnh nề nếp lớp học. Khéo léo nhắc nhở và điều chỉnh hành vi thái độ cho những em chưa tốt.

– Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, buổi họp phụ huynh đầu năm, đề ra các yêu cầu về nề nếp học tập sao cho thống nhất ở nhà cũng như ở lớp. Cho họ thấy tầm quan trọng của việc giáo dục nề nếp học tập của các em để các em có ý thức tự học.

– Bên cạnh đó GV phải luôn là tấm gương sáng cho các em noi theo. Luôn học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tài liệu sách báo. Học tính kiên nhẫn, cách giao tiếp với phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học trên các thông tin đại chúng, luôn gần gũi chia sẻ với các em để nắm được tâm tư  mong muốn khi học khi chơi. Từng bước đưa các em vào nề nếp học tập.

  1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Qua quá trình xây dựng, tổ chức nề nếp cho học sinh lớp 4 chúng tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm sau:

 Giáo viên không nên nôn nóng, vội vàng buộc các em vào khuôn khổ kỷ luật của mình. Nên mềm mỏng khéo léo trong giảng dạy và trong công tác xây dựng nề nếp học tập.

Tạo không khí lớp học cởi mở, thân thiện với các em, dần đưa các em vào nề nếp học tập thông qua các hoạt động, các hình thức tổ chức tiết học cũng như các hoạt động khác.

Tổ chức tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh.

Kết hợp tốt với giáo viên bộ môn, phụ huynh học sinh thì nề nếp lớp học sẽ được thiết lập và duy trì bền vững.

Học tính kiên nhẫn, cách giao tiếp với phụ huynh, bạn bè đồng nghiệp. Tìm hiểu tâm lý học sinh đầu bậc tiểu học.

 Rõ ràng việc tổ chức, xây dụng nề nếp học tập cho học sinh lớp 4 không những các em luôn có thói quen nề nếp học tập tốt mà các em còn biết giữ gìn đồ dùng học tập, có ý thức trong từng môn học và còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn khi học tập.

Trên đây là một số giải pháp xây dựng nề nếp học tập cho học sinh lớp 4, mong các đồng chí đóng góp ý kiến để công tác xây dựng, tổ chức nề nếp cho học sinh ngày một tốt hơn.

Tôi chân thành cảm ơn!

                                                                      Tân Công Sính, ngày 4/09/2017

                                                                                 Thay mặt tổ khối

 

                                                                            Nguyễn Huyền Thoại

Từ khóa » Thuyết Trình Về Nề Nếp Học Tập