Chuyển đổi Giữa Các Kiểu Dữ Liệu Trong Java - GP Coder

Khi thực thi chương trình đôi khi chúng ta cần chuyển đổi qua lại giữa các kiểu dữ liệu với nhau. Trong bài này tôi sẽ hướng dẫn các bạn một vài cách thông dụng để chuyển đổi qua lại giữa các kiểu dữ liệu.

Nội dung

  • 1 Đổi chuỗi thành số
  • 2 Đổi số thành chuỗi
  • 3 Đổi chuỗi thành mảng các byte
  • 4 Đổi mảng các byte thành chuỗi
  • 5 Lời kết

Đổi chuỗi thành số

Sử dụng parseType()

Cú pháp:

type num = Type.parseType(string_value);

Ví dụ:

String str = "123"; int num1 = Integer.parseInt(str); long num2 = Long.parseLong(str); float num3 = Float.parseFloat(str);

Sử dụng valueOf()

Cú pháp:

Type num = Type.valueOf(string_value);

Ví dụ:

String str = "123"; Integer num1 = Integer.valueOf(str); Long num2 = Long.valueOf(str); Float num3 = Float.valueOf(str);

Lưu ý: Khi convert nếu string_value không phải là số thì chương trình sẽ ném ra một ngoại lệ NumberFormatException.

Đổi số thành chuỗi

Có nhiều cách để đổi chuỗi thành số, dưới đây là một số cách đơn giản và thường được sử dụng:

Cộng chuỗi rỗng với số

Cú pháp:

String str = "" + number_value;

Ví dụ:

int x = 10; float y = 3.14; String str1 = "" + x; String str2 = "" + y;

Sử dụng String.valueOf()

Cú pháp:

String str = String.valueOf(number_value);

number_value là một kiểu dữ liệu số bất kỳ, ví dụ: boolean, char, int, float, long, double, Boolean, Char, Integer, Float, …

Ví dụ:

int x = 10; float y = 3.14; String str1 = String.valueOf(x); String str2 = String.valueOf(y);

Sử dụng toString()

Cú pháp:

String str = Type.toString(type_value);

Ví dụ:

int x = 10; float y = 3.14; String str1 = Integer.toString(x); String str2 = Float.toString(y);

Nhận xét

Tùy theo nhu cầu mà có thể sử dụng trong các cách trên để chuyển đổi dữ liệu số sang chữ. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng:

  • Cộng chuỗi rỗng với số: đây là cách đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu giá trị số là null thì sẽ gặp lỗi NullPointerException.
  • Sử dụng hàm String.valueOf(): đây là cách cũng thường được sử dụng. Sử dụng cách này có thể tránh lỗi NullPointerException. Nếu giá trị số là null thì giá trị trả về của hàm này sẽ là chuỗi null.
  • Sử dụng hàm toString(): cách này yêu cầu kiểu của tham số và đối tượng sử dụng phải cùng kiểu. Cách này cũng sẽ gặp lỗi NullPointerException nếu giá trị số là null.

Đổi chuỗi thành mảng các byte

Cú pháp:

byte[] b = string_value.getBytes();

Ví dụ:

String str = "Welcome to gpcoder.com"; byte[] b = str.getBytes();

Đổi mảng các byte thành chuỗi

Cú pháp:

String str = new String(mang_byte);

Ví dụ:

byte[] b = { 'g', 'p', 'c', 'o', 'd', 'e', 'r' }; String str1 = new String(b);

Lời kết

Trên đây là những cách chuyển đổi dữ liệu cơ bản trong Java. Hy vọng giúp ích được cho các bạn. Bài viết tiếp theo tôi sẽ giới thiệu cơ bản về Kiểu dữ liệu Ngày Giờ (Date Time) trong java.

Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hẹn gặp lại các bạn ở bài viết tiếp theo.

4.506 Nếu bạn thấy hay thì hãy chia sẻ bài viết cho mọi người nhé! Và Donate tác giảShares

Chuyên mục: Basic Java Được gắn thẻ: Basic Java

Kiểu dữ liệu Ngày Giờ (Date Time) trong javaLấy ngày giờ hiện tại trong Java

Có thể bạn muốn xem:

  • Một số từ khóa trong Java (20/10/2017)
  • Mệnh đề Switch-case trong java (26/10/2017)
  • Các kiểu dữ liệu trong java (20/10/2017)
  • Các chương trình minh họa sử dụng Cấu trúc điều khiển trong Java (28/10/2017)
  • Phân biệt JVM, JRE, JDK (18/10/2017)

Bình luận

bình luận

Từ khóa » Chuyển Byte Sang Int