Chuyển đổi Loại Hình Doanh Nghiệp Tư Nhân Theo Luật Doanh Nghiệp

Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp

Câu hỏi tư vấn: Chào luật sư, tôi là chủ của một doanh nghiệp tư nhân chuyên sản xuất và phân phối hàng gia dụng. Do doanh nghiệp muốn mở rộng làm ăn mà tôi không có vốn nên muốn gọi vốn từ bên ngoài vào thì tôi nên làm thế nào. Tôi dự định thực hiện vào năm 2021. Cảm ơn luật sư.

Luật sư tư vấn:

Đầu tiên rất cảm ơn bạn đã quan tâm và tin tưởng khi đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Phamlaw, với câu hỏi của bạn luật sư Luật Phamlaw tư vấn như sau:

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo như những gì bạn cung cấp, bạn là chủ của doanh nghiệp tư nhân nên bạn có toàn quyền quyết định đối với mọi vấn đề của doanh nghiệp mình.

Hiện tại bạn muốn gọi thêm vốn để mở rộng quy mô doanh nghiệp, lúc này nếu có tổ chức, cá nhân nào góp vốn vào doanh nghiệp của bạn thì bản chất của doanh nghiệp tư nhân không còn nữa mà bắt buộc bạn phải thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

Chuyen Doi Loai Hinh Doanh Nghiep Tu Nhan Theo Luat Doanh Nghiep
Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp

MỤC LỤC BÀI VIẾT

Toggle
  • 1. Các loại hình chuyển đổi
  • 2. Điều kiện chuyển đổi

1. Các loại hình chuyển đổi

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi sang các loại hình doanh nghiệp sau:

– Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành loại hình Công ty TNHH. Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành loại hình Công ty cổ phần. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Doanh nghiệp tư nhân chuyển đổi thành loại hình Công ty hợp danh. Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất 02 thành viên hợp danh là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung. Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Luật Doanh nghiệp năm 2020 có sự đột phá trong việc công nhận chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân thành công ty cổ phần. Bởi lẽ, Luật Doanh nghiệp năm 2014 không quy định về trường hợp này, điều đó gây ra nhiều trở ngại cho doanh nghiệp tư nhân khi muốn chuyển đổi loại hình sang công ty cổ phần khi phải thực hiện nhiều thủ tục phiền toái, rườm rà và gây lãng phí kinh tế và thời gian của doanh nghiệp tư nhân. Cụ thể khi doanh nghiệp tư nhân muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần thì phải thực hiện thay đổi sang công ty TNHH trước sau đấy mới được chuyển sang công ty cổ phần. Nhận thấy được điều này, Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi trực tiếp sang công ty cổ phần.

2. Điều kiện chuyển đổi

Cụ thể được quy định tại Điều 205 Luật Doanh nghiệp năm 2020, theo đó điều kiện để doanh nghiệp tư nhân được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là:

– Doanh nghiệp được chuyển đổi phải có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Doanh nghiệp năm 2020.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ chưa thanh toán và cam kết thanh toán đủ số nợ khi đến hạn.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

– Chủ doanh nghiệp tư nhân cam kết bằng văn bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản với các thành viên góp vốn khác về việc tiếp nhận và sử dụng lao động hiện có của doanh nghiệp tư nhân.

Để thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp tư nhân, bạn cần phải chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi và nộp hồ sơ chuyển đổi đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi thực iện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Với mỗi trường hợp chuyển đổi loại hình khác nhau thì yêu cầu về thành phần hồ sơ lại khác nhau. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh xem xét và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện chuyển đổi và cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Công ty được chuyển đổi đương nhiên kế thừa quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp tư nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm cá nhân bằng toàn bộ tài sản của mình đối với tất cả khoản nợ phát sinh trước ngày công ty được chuyển đổi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xem thêm: >>> So sánh ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh

———————

Phòng tư vấn Doanh nghiệp – Luật Phamlaw

Rate this postCó thể bạn quan tâm
  • Xây dựng quy chế trả lương-Nội dung và phương pháp thực hiệnXây dựng quy chế trả lương-Nội dung và phương pháp thực hiện
  • Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật đầu tư 2005 thì áp dụng quy định nào?Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với Luật đầu tư 2005 thì áp dụng quy định nào?
  • Giấy phép hoạt động Website – Giấy phép hoạt động Mạng xã hội – Giấy phép diễn đànGiấy phép hoạt động Website – Giấy phép hoạt động Mạng xã hội – Giấy phép diễn đàn
  • Điều kiện thành lập công ty tại Việt NamĐiều kiện thành lập công ty tại Việt Nam
  • Dịch vụ công trực tuyếnDịch vụ công trực tuyến
  • Bẫy người lao đồngBẫy người lao đồng
  • Quy trình bán đấu giá nhà thế chấp ngân hàng như thế nào ?Quy trình bán đấu giá nhà thế chấp ngân hàng như thế nào ?
  • Vợ chồng bán căn nhà duy nhất có được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không?Vợ chồng bán căn nhà duy nhất có được miễn thuế thu nhập cá nhân hay không?
  • Tặng cho quyền sử dụng đất không đúng hình thức pháp luật quy địnhTặng cho quyền sử dụng đất không đúng hình thức pháp luật quy định
  • Chế độ trợ cấp thai sản trong trường hợp sinh đôiChế độ trợ cấp thai sản trong trường hợp sinh đôi

Bài viết cùng chủ đề

  • Hướng dẫn khai lệ phí trước bạ nhà đất khi chuyển nhượng
  • Mẫu đơn tố cáo vay tiền không trả
  • Thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho chung cư mini tại Hà Nội
  • Thủ tục, mẫu đơn trình báo công an khi mất trộm tài sản
  • Chia lợi nhuận trong công ty TNHH 1 thành viên
  • Đặc điểm về cổ đông sáng lập trong công ty cổ phần
  • Thủ tục giải thể và thanh lý dự án đầu tư
  • Đất đang thế chấp có thể là tài sản thi hành án

Từ khóa » Các Loại Hình Doanh Nghiệp Tư Nhân