Tham dự hội thảo có đ/c Lê Quốc Minh, Ủy viên TW Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân; đ/c Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông; đ/c Nguyễn Bá - Tổng Biên tập Tạp chí Thông tin và Truyền thông cùng nhiều lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và gần 80 chuyên gia trong lĩnh vực báo chí - truyền thông… Toàn cảnh hội thảo Hội thảo là sự kiện khoa học thường niên trong khuôn khổ “Diễn đàn báo chí tháng 6” do Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông phối hợp với Tạp chí Thông tin và Truyền thông tổ chức với mục tiêu tăng cường đối thoại, thúc đẩy sáng kiến ý tưởng, tăng cường hợp tác nghiên cứu và hành động cho sự phát triển bền vững của báo chí Việt Nam. Hội thảo khoa học diễn ra theo 2 phiên với các chủ đề: “Chiến lược chuyển đổi số báo chí - Tầm nhìn năm 2030” và “Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những điểm nhìn từ thực tiễn”. Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Đặng Thị Thu Hương phát biểu khai mạc hội thảo Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông cho biết, trong công cuộc chuyển đổi số, báo chí - truyền thông đóng vai trò quan trọng với sứ mệnh tuyên truyền đúng đắn, đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tạo sự đồng thuận, niềm tin của xã hội, tạo động lực thực hiện thành công chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, báo chí cũng là một trong những lĩnh vực của xã hội phải tiến hành chuyển đổi số theo xu hướng phát triển chung, thậm chí phát triển thành một ngành kinh tế truyền thông số. Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh yêu cầu bắt buộc phải chuyển đổi số của báo chí trong xu hướng công nghệ hiện nay Ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, trong xu hướng công nghệ hiện nay, báo chí buộc phải lên không gian số. Độc giả tiếp cận thông tin của các cơ quan báo chí một cách ngẫu nhiên qua những thuật toán, tin tức được gợi ý. Ông Lâm cho biết thêm, đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng tiêu cực tới kinh tế - xã hội trong nước, nhưng cũng đem lại cơ hội tăng tốc chuyển đổi số quốc gia. Một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự bùng nổ của công nghệ kỹ thuật số là báo chí - truyền thông. Theo ông Nguyễn Thanh Lâm, chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí. Một số cơ quan báo chí đã có nhiều đổi mới trong việc áp dụng khoa học công nghệ, phát triển dịch vụ nhưng chuyển đổi số báo chí toàn diện còn chưa rõ nét, manh mún, do đó chưa đủ sức cạnh tranh với các dịch vụ mới xuyên biên giới. “Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, nội dung hay chưa đủ, cơ quan báo chí cần tích hợp với trải nghiệm cao cấp của người dùng. Công nghệ đã trang bị cho báo chí những khả năng mới, thay vì phục vụ đại bộ phận công chúng một sản phẩm đồng nhất thì nay hướng tới tùy chỉnh, chuyên biệt hóa theo những nhu cầu riêng biệt, chinh phục các nhóm độc giả mới, phân phối nội dung hiệu quả hơn và tạo được doanh thu lớn hơn. Chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan báo chí thay đổi toàn diện phương thức vận hành, quản lý, áp dụng công nghệ trong quy trình sản xuất và phân phối nội dung; thực hiện hiệu quả các mô hình kinh doanh báo chí để đa dạng hóa nguồn thu, không bị lệ thuộc vào doanh thu quảng cáo. Từ đó phát triển nền báo chí dữ liệu, có chất lượng, đảm bảo đúng giá trị nguyên bản của báo chí”, ông Nguyễn Thanh Lâm cho biết. Tổng biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh chia sẻ về những kết quả chuyển đổi số nổi bật của báo Nhân dân Chia sẻ về những kết quả chuyển đổi số nổi bật của báo Nhân dân, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh cho biết, báo Nhân dân đã và đang có nhiều thay đổi như sử dụng QR Code để giới thiệu nội dung, thay đổi măng sét, cấu trúc lại nội dung và các loại tin tức. Theo đó, quan điểm “Digital First” đang được áp dụng tại báo Nhân dân một cách triệt để. Ngoài ra, báo Nhân dân cũng đẩy mạnh thông tin trên nền tảng số để tiếp cận nhanh hơn tới độc giả theo cách thức “đa nền tảng”, trong đó có cả các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tik Tok… Chính những kênh truyền thông này đã giúp báo Nhân dân có được lượng lớn độc giả trong độ tuổi từ 18-24. Đây là những người thường xuyên sử dụng các mạng xã hội nói trên. Về một số giải pháp và kế hoạch đẩy thúc đẩy chuyển đổi số trong thời gian tới, cụ thể là với báo Nhân dân, Tổng Biên tập Lê Quốc Minh cho biết sẽ thực hiện quy trình sản xuất thông tin theo phương thức tích hợp; sử dụng tối đa công cụ đo lường và phân tích; đầu tư công nghệ hiện đại và đội ngũ nhân sự công nghệ giỏi; tăng cường nghiên cứu và phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và báo chí tự động (robot journalism). Cùng với đó là chủ trương đa dạng hóa nguồn thu; trực tiếp thu thập dữ liệu độc giả (first-party data); hợp tác phát hành nội dung trên nhiều nền tảng phi báo chí… Tham luận của các chuyên gia, nhà quản lý báo chí, nhà báo gửi tới hội thảo tập trung vào một số chủ đề như: Báo chí số - Nhìn lại 30 năm nghiên cứu và triển vọng phía trước; Quản trị tại các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số; Mô hình tòa soạn hội tụ trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay; Phát triển chiến lược kinh doanh nội dung số: kinh nghiệm từ báo chí thế giới; Những đặc điểm của xã hội số và cơ hội, thách thức đối với chiến lược chuyển đổi số báo chí Việt Nam từ góc nhìn độc giả; Sử dụng trí tuệ nhân tạo trong hoạt động báo chí: Thực tiễn và các vấn đề pháp lý; Chuyển đổi số báo chí - Chuyển đổi từ nhận thức; Đào tạo nhân lực cho chuyển đổi số báo chí; Phát triển nội dung báo chí trên các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới… Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đề cập đến những vấn đề đặt ra trong việc triển khai xây dựng nền báo chí Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, đa nền tảng, đa phương tiện, phù hợp với xu thế phát triển công nghệ số, truyền thông thế giới; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời, được cá nhân hóa tới công chúng mọi lúc, mọi nơi, phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo niềm tin và đồng thuận xã hội, lan tỏa năng lượng tích cực, khơi dậy khát vọng, tạo sức mạnh tinh thần phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng. >>> Các tin tức liên quan trên báo chí: - Hà Nội mới: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong báo chí để tiếp cận công chúng nhanh hơn - Nhân dân: Chuyển đổi số báo chí Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - Đảng cộng sản: Báo chí không thể đứng ngoài xu hướng chuyển đổi số - Lao động: Chuyển đổi số quyết định sự sống còn của cơ quan báo chí - VietnamPlus: Chuyển đổi số báo chí: Cần tư duy theo hướng 'tin đi tìm người' - Công an nhân dân: Bảo vệ nội dung số, tài nguyên của cơ quan báo chí trên không gian số - Kinh tế và Đô thị: Chuyển đổi số báo chí: Tập trung vào trải nghiệm người dùng - Lao động Thủ đô: Báo chí chuyển đổi số để phục vụ độc giả tốt hơn >>> Các tin tức liên quan trên Website ĐHQGHN: - Sự phát triển của ĐHQGHN luôn có sự đồng hành của đội ngũ những người làm báo - ĐHQGHN chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc - Công đoàn viên Cơ quan ĐHQGHN sẵn sàng chuyển tới nơi làm việc mới tại Hòa Lạc - 690 sinh viên QH-2022, ngành Sư phạm Trường ĐH Giáo dục sẽ học tập tại cơ sở Hòa Lạc - Làm việc, học tập tại Hòa Lạc: Kết nối 2 tuyến xe buýt số 74 và 107 từ nội thành tới Hòa Lạc - Công đoàn viên Cơ quan ĐHQGHN sẵn sàng tâm thế làm việc ở trụ sở mới tại Hòa Lạc - Hội nghị giao ban ĐHQGHN quý II/2022: các hoạt động làm việc, học tập tại Hòa Lạc được triển khai tích cực - Giao ban công tác Hòa Lạc tháng 3/2022: Ưu tiên giải quyết các nút thắt, đảm bảo kết nối đồng bộ Dự án ĐTXD ĐHQGHN tại Hòa Lạc - VNU – IS: Sẵn sàng các hoạt động điều hành, giảng dạy tại Hòa Lạc - Xây dựng khu thực hành sư phạm và trải nghiệm cho Trường THPT Khoa học Giáo dục - Trường ĐH Việt Nhật và Trường Quốc tế xây dựng kế hoạch giảng dạy tại Hoà Lạc - Xúc tiến các hoạt động thu hút đầu tư vào Khu đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc - Xây dựng đô thị đại học thông minh, xanh, hiện đại và phát triển bền vững tại Hòa Lạc - Triển khai xây dựng khu Trung tâm Thư viện – Tri thức số tại Hoà Lạc - Khởi công xây dựng một số công trình thiết yếu của ĐHQGHN tại Hòa Lạc - Đẩy mạnh việc trồng cây tại cơ sở ĐHQGHN ở Hòa Lạc - ĐHQGHN chuẩn bị đón sinh viên khóa QH - 2022 học tập tại cơ sở Hòa Lạc - ĐHQGHN đưa các công trình Zone 4 tại Hòa Lạc vào sử dụng trong quý 2 năm 2022 - Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để kiến tạo cơ sở hạ tầng thông minh, bền vững - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Cần nâng tầm ĐHQGHN trong giai đoạn mới - [Infographic] Các ngành đào tạo mới bậc đại học năm 2022 của ĐHQGHN |