Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời, Nhiệm Vụ Rất Quan Trọng ...
Có thể bạn quan tâm
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời là hoạt động hằng năm, nhằm nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm học 2020-2021 với chủ đề “Chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời” là một nội dung rất quan trọng và cần thiết. Vừa là thực hiện Kết luận Số 49- KL/TW, ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, khóa XIIvề tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”; Quyết định số 489/QĐ-TTg, ngày 08/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ, ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tường Chính phủ về phê duyệt “chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”vừa là tiếp tục thực hiện QĐ 89/ QD/TTg, ngày 09/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2012 - 2020”
Vì sao nóichuyển đổi số thúc đẩy học tập suốt đời?.
Trong khuôn khổ của bài viết, tôi chỉ xin được nêu một số nội dung liên quan chủ đề trên, trên cơ sở các chủ trương của Đảng, Nhà nước, ý kiến của các nhà khoa học để người làm công tác khuyến học hiểu thêm từ đó góp phần thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ngày càng tốt hơn..
Trước hết, số hóa là gì và chuyển đổi số là thế nào? Có nhiều định nghĩa và cách hiểu về số hóa và chuyển đổi số. Theo Nguyễn Thành Phúc - Cục trưởng Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông.
Số hóa là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số.
Chuyển đổi số là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data... để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.
Thứ hai, vì sao phải chuyển đổi số? Cơ bản vì các lý do sau.
- Đối với các doanh nghiệp. Những lợi ích dễ nhận biết nhất của chuyển đổi số đối với doanh nghiệp đó là cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Tận dụng các nền tảng công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp cải thiện được nhiều lĩnh vực và hướng đến 5 mục đích cuối cùng của chuyển đổi số: Tăng tốc độ ra thị trường; Tăng cường vị trí cạnh tranh trên thị trường; Thúc đẩy tăng trưởng doanh thu; Tăng năng suất của nhân viên; Mở rộng khả năng thu hút và giữ chân khách hàng…
- Đối với con người bình thường. Chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau.
- Còn đối với nhà nước. Chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.
- Chuyển đổi số còn góp phần gia tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Microsoft cho thấy, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động ở vào khoảng 15%, đến năm 2020, con số này là 21%...
- Chuyển đổi số còn là yêu cầu bức thiết của hội nhập quốc tế hiện nay…
Nói tóm lại chuyển đổi số đem lại rất nhiều các lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội, trong việc giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, là xu thế tất yếu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Thực tế hiện nay cả nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi số. Mặc dù hiện tại Việt Nam có gần 50 triệu người sử dụng internet, đạt tỉ lệ trên 53% dân số, cao hơn mức trung bình thế giới là 46,64%, nhưng hiểu biết về tin học và cơ hội tiếp cận internet của người dân, nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn rất hạn chế. Trình độ, hiểu biết về công nghệ thông tin của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân và doanh nghiệp.
Theo Sách Trắng năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến cuối năm 2016, tỷ lệ máy tính trên tổng số cán bộ, công chức tại cơ quan cấp Bộ đạt hơn 87,94% và tại các cơ quan cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 100% các bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã có cổng/trang thông tin điện tử; 100% cơ quan nhà nước có mạng nội bộ và đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin. Tỷ lệ hộ gia đình có máy tính cá nhân đạt 21,3%. Số máy tính cá nhân trên 100 hộ gia đình là 23 chiếc. Tuy nhiên, trình độ tin học và sự hiểu biết về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức, viên chức còn hạn chế, dẫn đến tình trạng trình độ tin học vẫn chỉ ở mức xử lý văn bản văn phòng, vẫn còn tình trạng thụ động vào các đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin (dù được trang bị thiết bị công nghệ cao). Vì vậy, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng dịch vụ công trực tiếp cấp độ 3 và 4 chưa đạt kết quả như mong muốn của người dân và doanh nghiệp…
Với Thanh Hóa, việc tiếp cận các công nghệ thông tin và xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cũng trong tình trạng chung của cả nước.
Để thực hiện tốt nội dung chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời, những người làm công tác khuyến học các cấp cần phải:
- Hiểu biết về tin học. Cụ thể: biết sử dụng máy tính, biết khai thác và cập nhật các thông tin trên mạng internet. Đây là yêu cầu rất quan trọng và rất cơ bản không thể thiếu của người làm công tác khuyến học các cấp hiện nay.
- Phải có thói quen làm việc trên máy tính, như: gửi, nhận các văn bản và lưu trữ các hồ sơ, văn bản liên quan đến công tác khuyến học trên máy tính.
- Tuyên truyền, vận động mọi người chủ động và tích cực trong việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời. Cần gì học nấy, với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Đặc biệt, coi trọng việc học tập qua mạng Internet. Đây là hình thức học tập có rất nhiều tiện ích và đem lại nhiều hiệu quả nhất.
Cùng với thực hiện tốt các nhiệm vụ của người làm công tác khuyến học như đã nêu trên, Các cấp quản lý nhà nước cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tinđến các vùng sâu, vùng xa, như Quyết định 749/QĐ-TTg, ngày 03/6/2020 của Thủ tường Chính phủ về phê duyệt “chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã đề ra. Có như vậy thì chương trình chuyển đổi số thúc đẩy Học tập suốt đời mới có kết quả tốt./.
Tào Khắc Thắng, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh
Từ khóa » Chuyển đổi Số Học Tập Suốt đời Là Gì
-
Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời - Bình Phước
-
Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời
-
Học Tập Suốt đời Và Công Cuộc Chuyển đổi Số Trong Giáo Dục
-
Phát động “ Chuyển đổi Số Và Cơ Hội Học Tập Suốt đời Cho Tất Cả Mọi ...
-
Chuyển đổi Số Và Cơ Hội Học Tập Suốt đời
-
Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời
-
Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời - Sở Tư Pháp Sơn La
-
CHUYỂN ĐỔI SỐ THÚC ĐẨY HỌC TẬP SUỐT ĐỜI
-
"Chuyển đổi Số Thúc đẩy Học Tập Suốt đời" - Thành ủy TPHCM
-
Tầm Quan Trọng Và Vai Trò Của Chuyển đổi Số Trong Việc Cung ứng Cơ ...
-
Long An: Chuyển đổi Số Và Cơ Hội Học Tập Suốt đời Cho Tất Cả Mọi ...
-
“Chuyển đổi Số Và Cơ Hội Học Tập Suốt đời Cho Mọi Người Trong điều ...
-
Giới Thiệu Bộ Tài Liệu Về Học Tập Suốt đời Của UNESCO - Bộ GD&ĐT