Chuyện Ghi ở Tư Gia Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu - Media
Có thể bạn quan tâm
Câu chuyện với nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu hôm ấy là về truyền thống của quân đội, trong đó ông luôn nhấn mạnh và xoay quanh chủ đề về Bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí, đồng đội.
“Điều đọng lại sâu lắng nhất sau nửa thế kỷ trong quân ngũ của tôi, đó là tình đồng đội- một tình cảm đặc biệt, gắn kết những người lính cách mạng với nhau, vượt qua khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù”- ông tâm sự mà cũng là khẳng định.
Gần 50 năm ông gắn bó với quân đội, trải qua nhiều cương vị, nhiều trận đánh khác nhau, cùng đồng đội từng vào sinh ra tử… có biết bao câu chuyện, bao kỷ niệm khó có thể nói hết. Nhưng, có lẽ ông chẳng bao giờ quên ngày đầu nhập ngũ.
Ngày ấy, gia đình ông chỉ còn mẹ già đã 60 tuổi, chị gái đã đi lấy chồng. Với trách nhiệm là một chi ủy viên của xã, ông làm "công tác tư tưởng" với mẹ và xung phong nhập ngũ. Quân đội ta khi đó còn thiếu thốn nhiều lắm.
Chàng lính trẻ vào quân đội với một chiếc túi xách và vài bộ quần áo nâu sòng, đi dép lê… chẳng biết gì về “quân sự”. Ông được biên chế về Trung đoàn 66, Đại đoàn 304 với chức vụ Chính trị viên Trung đội.
Điều đặc biệt là Trung đội trưởng của ông lúc ấy là người Nhật, mới bỏ phía bên kia gia nhập quân đội cách mạng. Những ngày đầu vào quân ngũ thật khó làm việc vì bất đồng ngôn ngữ, vì “anh ta” rất quân sự và cũng chưa biết vị chính trị viên là người của tổ chức cử vào.
Nhưng một thời gian sau, qua chiến đấu, 2 người hiểu nhau hơn rồi coi nhau như anh em ruột thịt, nhất là khi tham gia trận chiến đấu Chùa Cao-Ninh Bình giành thắng lợi. Ông Lê Khả Phiêu bắt đầu trưởng thành lên, vững bước đi qua hai cuộc chiến tranh vĩ đại của dân tộc, sau này làm nhiệm vụ quốc tế trên nước bạn Cam-pu-chia…
Trong mạch câu chuyện, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tâm đắc khi phân tích về cội nguồn của tên gọi mà nhân dân dành cho quân đội - Bộ đội Cụ Hồ. Ông bảo, đó là danh xưng cao quý do nhân dân trìu mến gọi hàm ý biết bao sâu sắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ vô cùng kính mến của nhân dân và của Đảng ta.
Người là hình ảnh tiêu biểu cho tất cả những giá trị vô cùng cao đẹp của dân tộc Việt Nam. Những gì gắn bó với cuộc đời Người, được Người chăm lo đều có ý nghĩa cao quý vô cùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Cha thân yêu của các LLVT nhân dân Việt Nam, Người khai sinh ra quân đội ta với bản Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.
Người chăm lo từng bước đi lên của quân đội, giáo dục chiến sĩ, khuyên bảo cán bộ. Mỗi bước trưởng thành của quân đội ta đều gắn với sự giáo dục và rèn luyện của Người nên nhân dân gọi Bộ đội Cụ Hồ cũng là lẽ tự nhiên.
Bản thân các chiến sĩ quân đội ta, ngay từ đầu mới thành lập, cho đến những năm tháng chiến đấu và trưởng thành đã luôn tỏ ra xứng đáng với niềm tin cậy của Đảng, của nhân dân, xứng đáng là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân chiến đấu, hy sinh, xứng đáng với tên gọi thiêng liêng: Bộ đội Cụ Hồ.
Hình ảnh tư liệu về Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.Vui chuyện, tôi có gợi lại một số ý kiến đề xuất trong nhân dân, cả trong diễn đàn Quốc hội đề nghị công nhận danh xưng Bộ đội Cụ Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ông suy nghĩ một lát rồi nói: “Tôi cho đây là vấn đề rất hay và ý nghĩa, một ý nghĩa thực chất chứ không phải tự chúng ta nghĩ ra “gán” cho nó một cái mác. Bộ đội Cụ Hồ là danh xưng mà nhân dân tôn vinh; là giá trị văn hóa độc đáo, sáng tạo, tiêu biểu trong dòng chảy văn hóa Việt Nam ở thời đại Hồ Chí Minh, gắn liền với truyền thống, chiến công của QĐND Việt Nam anh hùng. Việc công nhận danh xưng Bộ đội Cụ Hồ là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia không chỉ ghi nhận sự tôn vinh của nhân dân ta về Bộ đội Cụ Hồ-đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sự nỗ lực phấn đấu của quân đội ta qua các thời kỳ, mà còn giúp cho danh xưng Bộ đội Cụ Hồ và những giá trị của danh xưng này được gìn giữ, phát huy và nhân rộng. Theo tôi, các cơ quan chức năng cần khẩn trương và nghiêm túc nghiên cứu, nếu thấy đủ tiêu chí thì hiện thực hóa đề xuất này”.
Như được khơi đúng mạch, ông say sưa trò chuyện. Trong cuốn sổ tay của tôi còn ghi lại nhiều trang viết trong cuộc đối thoại với nguyên Tổng Bí thư hôm ấy. Xin được trích một đoạn trong đó:
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Hồng đã ghi vào ống kính của mình những khoảnh khắc đời thường, rất đỗi thân thương của người con xứ Thanh, nhà lãnh đạo cao cấp của Quân đội, Đảng Cộng sản Việt Nam trong hành trình về thăm quê hương,Phóng viên (PV): Trong những dịp kỷ niệm trọng đại của đất nước, Đảng và Quân đội, ông thường có cảm xúc và suy nghĩ gì?
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Mỗi lần Đảng, Nhà nước ta tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn như: Ngày thành lập Đảng, Quốc khánh, sinh nhật Bác Hồ, ngày thành lập quân đội,… hay là kỷ niệm những chiến dịch mang tầm vóc chiến lược: Điện Biên Phủ, Mậu Thân năm 1968, Tổng tiến công và nổi dậy Mùa Xuân 1975…, tôi thường ôn lại quá trình chiến đấu, xây dựng của Đảng, quân đội để nhắc nhở bản thân phải nhớ ơn Đảng, Bác Hồ, nhân dân, ơn quân đội, anh em đồng chí…
Đây cũng là dịp tự soi sửa mình để tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện, làm nhiệm vụ của người đảng viên, người quân nhân cách mạng. Tôi nghĩ rằng, công việc của người cách mạng, của người chiến sĩ LLVT, nhất là đội ngũ cán bộ, lúc trẻ cũng như lúc có tuổi đều phải làm việc hết sức mình để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân. Tôi năm nay cũng đã cao tuổi rồi, nhưng vẫn xác định, tim còn đập là còn cống hiến...
PV: Từ năm 1989, chúng ta kỷ niệm ngày thành lập quân đội gắn với Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Theo ông, sự kết hợp này có cơ sở từ đâu và ý nghĩa như thế nào?
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Bài học xuyên suốt trong lịch sử của dân tộc ta là dựng nước đi đôi với giữ nước, "lo giữ nước từ lúc nước chưa nguy". Vì thế, Đảng ta đã xác định: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam. Việc tổ chức Ngày hội Quốc phòng toàn dân là góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược ấy.
Điều quan trọng là phải xây dựng ý thức của mọi người, từ các cơ quan trong bộ máy của Đảng, Nhà nước cho đến các tổ chức, các đoàn thể và toàn dân hiểu được nguyên tắc: Thời bình chuẩn bị cho thời chiến để tạo ra tiềm lực, sức mạnh tổng hợp, toàn diện của quốc gia. Mọi hoạt động trong thời bình như phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… đều phải gắn chặt với nhiệm vụ quốc phòng-an ninh.
Tiềm lực cho quốc phòng phải do toàn dân xây dựng. Việc kết hợp tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập quân đội với Ngày hội Quốc phòng toàn dân cũng chính là để giáo dục nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng trong nhân dân, không để bị bất ngờ trong mọi tình huống.
PV: Việc xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là vấn đề có tính nguyên tắc cơ bản quan trọng hàng đầu, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội ta. Là người từng giữ cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, từ những trải nghiệm công tác, đồng chí có thể cho biết điều tâm đắc nhất của mình về vấn đề trọng đại và cũng rất thời sự hiện nay- Xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị?
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị là trước hết và chủ yếu nói đến sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mọi mặt của Đảng đối với quân đội ta.
Ngày từ khi quân đội ta mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng xây dựng Quân đội nhân dân vững mạnh về chính trị. Trong tư duy quân sự Hồ Chí Minh, việc xây dựng lực lượng quân sự phải thấu suốt quan điểm “người trước, súng sau”, nhiệm vụ quân sự phải phục tùng nhiệm vụ chính trị. Người nhấn mạnh: “Quân sự mà không có chính trị như cây không có gốc, vô dụng lại có hại”.
Trong Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân, Người đã nêu rõ tính chất, nhiệm vụ của đội là “Chính trị trọng hơn quân sự”… Vì vậy, dù thời kỳ nào, đơn vị nào, lớn hay nhỏ, đơn vị trực tiếp chiến đấu hay làm nhiệm vụ bảo đảm… đều phải xây dựng toàn diện trên nền tảng chính trị vững chắc.
Hơn lúc nào hết, để LLVT hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình thì phải thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng với quân đội. Đây là giải pháp then chốt có tính bao trùm, xuyên suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta. Nếu xa rời sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, quân đội sẽ mất phương hướng chính trị trong xây dựng và chiến đấu.
Hình ảnh tư liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.Thực tiễn lịch sử đã chứng minh và khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của công tác Đảng, công tác chính trị trong quân đội; vai trò và trọng trách của Tổng cục Chính trị, cơ quan chính trị và đội ngũ cán bộ chính trị các cấp trong quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của QĐND Việt Nam.
Chất lượng, hiệu quả tổ chức và hoạt động của Tổng cục Chính trị, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp có tác động mạnh mẽ, trực tiếp đến hiệu lực, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, đến chất lượng chính trị và sức mạnh chiến đấu của QĐND Việt Nam.
Đồng chí Lê Khả Phiêu với các đơn vị quân đội.PV: Tình đồng đội của những người lính thời bình và thời chiến có gì khác nhau không, thưa đồng chí? Với thế hệ cán bộ, chiến sĩ hôm nay, nhất là các bạn trẻ, đồng chí có lời khuyên hay tâm sự gì?
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: Nói về bản chất thì dù thời chiến hay thời bình, tình cán binh, đồng chí đồng đội không bao giờ thay đổi, dù cho mỗi giai đoạn, thời điểm, có thể hình thức và biểu hiện có khác nhau. Tình đồng chí, đồng đội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, vừa là thuộc tính bản chất của một quân đội cách mạng, vừa là một trong những cơ sở tạo nên sức mạnh của quân đội.
Sinh thời, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đặc biệt quan tâm đến tình hình sức khỏe, tinh thần chiến đấu bảo vệ chủ quyền của các chiến sĩ Trường Sa. Ảnh chụp năm 1993, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khi ấy là Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, lúc ra thăm các chiến sĩ ở đảo Đá Lát, Trường Sa.Mối quan hệ giữa cán bộ với chiến sĩ trong Quân đội nhân dân Việt Nam được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, chiến thắng của quân đội ta.
Một mặt, tình đồng chí dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội; mặt khác, dựa trên tình thương yêu giai cấp, tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, đoàn kết gắn bó chặt chẽ keo sơn như ruột thịt trong “lúc thường cũng như lúc ra trận” giữa những con người cùng chung lý tưởng, mục tiêu, cùng thực hiện nhiệm vụ cao cả của người quân nhân cách mạng.
Đó là nguồn sức mạnh vô biên để bộ đội ta vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Yêu cầu, nhiệm vụ đó cũng đòi hỏi cán bộ phải luôn luôn làm kiểu mẫu cho chiến sĩ học tập, noi theo; cấp dưới phải “tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh cấp trên, khi nhận bất cứ nhiệm vụ gì đều tận tâm, tận lực thi hành nhanh chóng và chính xác”.
Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thăm, làm việc với Bộ CHQS tỉnh Thanh Hóa. Ảnh tư liệuQua đây, tôi bày tỏ tình cảm và niềm tin tưởng sâu sắc với thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong quân đội ta hôm nay, nhất là các bạn trẻ, sẽ tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang và anh hùng của thế hệ trước, vươn lên giành những đỉnh cao mới trên từng lĩnh vực công tác, xứng đáng với danh hiệu cao quý và thiêng liêng: Bộ đội Cụ Hồ.
Đồng chí Lê Khả Phiêu với quân và dân.- Nội dung: TRẦN HOÀNG TIẾN
- Ảnh: HOÀNG TIẾN
- Kỹ thuật, đồ họa: VĂN PHONG - TÔ NGỌC
Từ khóa » Vợ Của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu
-
Lê Khả Phiêu
-
Chuyện Với Con Trai Cụ Lê Khả Phiêu: Vợ Con Người Lính - Tiền Phong
-
Thật Không Ngờ, Bộ Chính Trị Quyết định Công Khai Vợ Bé, Con Riêng ...
-
Ký ức Về Cố Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Của "cô Nuôi" Trị - Thiên
-
Cố Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu 'để Lại Di Sản Nhiều Mặt' - BBC
-
Con Trai Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu: 'Bố Dặn Biết ơn Triệu ...
-
Người Con Lê Khả Phiêu Của Quê Hương Thanh Hóa
-
Con Trai Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu Xúc động Nói Lời Tiễn Biệt ...
-
Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu
-
Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu | Vietnam+ (VietnamPlus)
-
Tóm Tắt Tiểu Sử Nguyên Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu