Chuyên Gia Bật Mí Cách Trồng Cây Me Bonsai đẹp, Sai Quả

Mục lục xem nhanh

  • 1 Cách trồng cây me Bonsai
    • 1.1 Chuẩn bị giống me:
    • 1.2 Dụng cụ trồng:
    • 1.3 Đất trồng:
    • 1.4 Kỹ thuật trồng Cây me bonsai cho sai quả
  • 2 Chăm sóc cây me bonsai
    • 2.1 Xén tỉa và giằng dây cho cây:
    • 2.2 Bón phân cho cây:
    • 2.3 Vị trí đặt chậu:

Cây me Bonsai có nguồn gốc từ Ấn Độ và được trồng phổ biến ở các nước nhiệt đới vừa cho sai quả vừa che mát. Ở Việt Nam, me Bonsai được trồng trong chậu với hình dáng rất đẹp. Cây mọc theo dáng cong và rất khỏe, vừa làm cảnh vừa cho quả để ăn. Loại cây này được sử dụng để trang trí trong sân vườn, nhà hàng, quán café hay khu nghỉ dưỡng,… Cây mọc với đường kính khoảng 12m và đường kính khoảng 30m. Thông thường, lá me dài 15cm, bông me có đường kính 2,5cm mọc trên các chùm hoa dài 20cm. Trái me uốn cong và tróc vỏ, vỏ me bonsai có màu màu nâu hoặc xám nâu, có vị chua. Me được sử dụng để làm bánh kẹo, cà ri, nấu các món ăn chua ngọt. Hạt me có đặc điểm: cứng, bóng và có màu nâu được bọc trong một lớp màng như da. Hiện nay, cây me bonsai được trồng nhiều ở Việt Nam và được xem là khá dễ trồng. Vậy cách trồng như thế nào? Bạn hãy xem cách trồng cây me Bonsai hiệu quả ngay dưới đây nhé!

Cách trồng cây me Bonsai

Chuẩn bị giống me:

Me Bonsai được tròng bằng hạt hoặc cây ghép. Tuy nhiên, thường trồng bằng hạt sẽ rất lâu cho quả và dễ bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực. Do đó, mọi người sẽ trồng bằng cách mua cây ghép tại các cửa hàng bán cây giống. Bạn hãy chọn cây giống có khả năng phát triển tươi tốt, tỷ lệ đậu trái cao, không bị nhiễm sâu bệnh, rõ nguồn gốc xuất xứ. Tốt nhất, bạn hãy chọn mua từ những cửa hàng uy tín để đảm bảo về chất lượng của cây trồng.

Dụng cụ trồng:

Bạn sẽ trồng cây me bonsai trong chậu, thùng xốp lớn, bao xi măng. Các dụng cụ trồng cần được đục lỗ để thoát nước tốt.

Đất trồng:

Cây me bonsai có thể trồng ở nhiều loại đất. Tuy nhiên, đất giàu mùn, dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Do đó, bạn có thể mua đất bán sẵn tại các cửa hàng cây giống. Hoặc bạn có thể tự trộn các loại phân gà, phân bò hoại mục, vỏ trấu, xơ dừa, mùn hữu cơ,… Bạn hãy bón lót vôi và phơi ải trong 7 – 10 ngày trước khi trồng để giúp xử lý hết các mầm bệnh có trong đất.

Kỹ thuật trồng Cây me bonsai cho sai quả

Đầu tiên, khi mua cây giống về, bạn hãy xé bỏ hết các bao nilon đi và tiến hành đặt cây con vào trong chật, sau đó nén chặt đất. Để giúp giữ cây cố định, bạn hãy dùng cọc cắm giữ cây con và che nắng. Sau khi trồng xong, bạn cần tưới nước giữ ẩm cho cây khoảng 2 tuần cho đến khi cây ra lá non. Lưu ý, việc đặt cây xuống chậu phải thật nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu cây nhé. Khi vào mùa xuân, cách 2 – 3 năm, bạn sẽ tiến hành thay chậu cho cây với 70% đất cùng 30% cát to hay vật liệu tương đương. Trọng quá trình trồng, bạn cần theo dõi cây thường xuyên để phòng ngừa sâu bệnh hình thành.

Chăm sóc cây me bonsai

Xén tỉa và giằng dây cho cây:

Bạn hãy tiến hành xén tủa các rễ bao quanh chậu và ở các lỗ thoát nước. Với những cành không cần thiết, cành yếu thì bạn hãy cắt bỏ. Đồng thời, bạn cần tỉa xén vào cuối mùa hè và giằng dây cuối mùa xuân đến mùa hè.

Bón phân cho cây:

Bạn cần bón phân theo định kỳ để cung cấp đủ dưỡng chất cho cây phát triển. Lưu ý, không được bón phân ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. Mỗi tháng sẽ bón 1 lần từ mùa xuân sang mùa thu.

Vị trí đặt chậu:

Bạn có thể đặt cây me bonsai trong nhà, ngoài sân hay trong nhà kính. Vị trí đặt cần phải sáng, thoáng mát. Khi thời tiết vào hè, bạn hãy mang cây phơi dưới ánh sáng mặt trời. Sau những lầnn tưới nước cần phải để cho đất khô ráo. Nếu được chăm sóc tốt và đúng cáhc, sau 3 – 4 năm, cây sẽ bắt đầu cho quả. Như vậy, trên đây là cách trồng cây me bonsai đúng cách và sai quả. Rất đơn giản và không tốn quá nhiều thời gian hay công sức. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được cách trồng cây me bonsai hiệu quả nhất. Chúc bạn thành công! Hướng dẫn cách trồng cây me bonsai đúng cách, sai quả và đẹp. Những lưu ý bạn cần phải biết khi trồng và chăm sóc cây me bonsai.

Từ khóa » Cách Trồng Cây Me Mới Bứng