[Chuyên Gia] Bật Mí Cách Xử Lý Nước Hồ Cá Bị Rêu Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Bể cá cảnh nuôi lâu ngày thường bị rêu gây hại cho cá. Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả, nhanh chóng mà không cần thay nước.
Nội dung
- Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả, không cần thay nước
- Tại sao bể cá cảnh bị rêu?
- Thừa ánh sáng
- Thừa photphat và nitrat
- Lâu ngày không vệ sinh, thay nước
- Các loại rêu thường gặp trong hồ cá và tác hại của chúng
- Rêu chùm đen
- Rêu nước xanh
- Rêu tóc, rêu tơ
- Tảo hại
- Rêu nhớt xanh
- Rêu bụi xanh
- Cách xử lý nước hồ cá bị rêu cực hiệu quả
- Xử lý rêu trong hồ cá an toàn bằng các chế phẩm sinh học
- Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng chế phẩm sinh học emzeo Đức Bình
- EMKOI – Sản phẩm chuyên dụng xử lý nước hồ cá Koi
- Một số cách để hạn chế rêu mọc trong bể cá
- Vệ sinh bể thường xuyên
- Thay nước trong bể đúng cách và hợp lý
- Xử lý rêu trong hồ cá an toàn bằng các chế phẩm sinh học
Bật mí cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả, không cần thay nước
Bể cá cảnh bằng thủy tinh, nhựa hay bằng xi măng…đều có hiện tượng mọc rêu sau một thời gian nuôi. Nhiều người thắc mắc tại sao dùng nước sạch mà vẫn mọc rêu? Cách xử lý nước hồ cá bị rêu như thế nào hiệu quả? Hãy tham khảo ngay hướng dẫn sau đây, đảm bảo chỉ mất 2 phút bạn sẽ có 1 bể cá sạch sẽ mà không cần thay nước.
Tại sao bể cá cảnh bị rêu?
Nuôi cá cảnh hiện đang rất được các gia đình ưa chuộng. Thú nuôi cá không chỉ là đam mê mà còn giúp con người giải tỏa stress sau những ngày làm việc vất vả. Không những vậy, sự xuất hiện của bể cá cảnh trong nhà còn khiến không gian đẹp hơn, sang trọng hơn và cực tốt cho phong thủy. Với những loại cá “sang chảnh” như cá Koi, thì việc sở hữu 1 hồ nuôi cá Koi còn khiến gia chủ thể hiện được đẳng cấp của mình.
Xem thêm: Nguyên nhân hồ cá koi bị xanh và cách khắc phục
Tuy nhiên có 1 “vấn nạn” khiến đa số các “dân chơi cá” đau đầu đó là rêu. Dù nuôi trong bể cá thủy tinh, bể nhựa, bể xi măng hay những hồ nuôi nhân tạo, lũ rêu đều phát triển gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Tìm hiểu cách xử lý nước hồ cá bị rêu, muốn diệt trừ rêu triệt để, trước tiên bạn cần phải hiểu tại sao rêu hình thành? Hãy cùng chúng tôi điểm qua 1 số lý do mà 1001 bể cá cảnh đều gặp phải:
Thừa ánh sáng
Việc chiếu sáng bằng đèn 24/24 hoặc đặt bể cá ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu nhiều chính là nguyên nhân sinh rêu nhanh chóng. Có thể bạn không biết, rêu cực thích ánh sáng. Việc thừa sáng đã khiến bể nhanh chóng bị rêu.
Thừa photphat và nitrat
Photphat và nitrat là hai chất dinh dưỡng mà rêu, tảo hại cực kỳ ưa thích. Nitrat có thể sản sinh từ phân cá hoặc từ thức ăn thừa. Do vậy khi nuôi quá nhiều cá trong bể hoặc cho quá nhiều thức ăn khiến cá không ăn hết đều là nguyên nhân sinh ra rêu trong hồ cá.
Lâu ngày không vệ sinh, thay nước
Thả cá và cho cá ăn thì dễ nhưng việc vệ sinh, thay nước lại khiến nhiều người ngại ngần nên rất hiếm khi thực hiện. Đó là lý do rêu nhanh hình thành. Bởi lâu ngày không rửa bể, thay nước khiến nước bị bẩn và là nguyên nhân thúc đẩy các bào tử tảo, rong rêu hình thành nhanh chóng và phát triển.
Trên đây là nguyên nhân hình thành của rong, rêu, tảo hại trong bể, hồ cá cảnh. Tiếp theo hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại rêu thường mọc trong hồ cá và tác hại của chúng.
Các loại rêu thường gặp trong hồ cá và tác hại của chúng
Ông cha ra vẫn có câu “muốn đánh địch phải hiểu địch”. Vì vậy, nếu muốn biết cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả bạn phải hiểu rõ về từng loại rêu hại, biết chúng hình thành như thế nào, phát triển ra sao.
Rêu chùm đen
Rêu chùm đen là loại rêu khá xấu xí. Chúng thường hình thành các mảng, có mảng xanh hoặc màu đen bám trên lá cây thủy sinh trong hồ cá hoặc vật trang trí, các ống dẫn nước, ống lọc nước. Điều kiện thuận lợi để rêu chùm đen phát triển là các chất hữu cơ dư thừa trong nước hồ quá nhiều, bể có quá nhiều cá khiến nước trong hồ quá bẩn.Hoặc lượng sắt trong nước dư thừa cũng khiến rêu chùm đen phát triển.
Đối với những hồ cá cảnh có nuôi thêm cây thủy sinh thì việc cung cấp không đủ CO2 hoặc dòng chảy đưa co2 yếu làm cây kém phát triển, ngừng hấp thụ những chất gây hại tạo điều kiện bùng phát chùm đen. Hoặc ở những vị trí lá già, úa không có ánh sáng cũng sẽ là nơi thuận lợi để rêu này “bành trướng”
Rêu nước xanh
Loại rêu này hầu như bể cá cảnh nào cũng gặp phải. Loại rêu này khiến nước trong hồ, bể cá biến thành màu xanh, không còn trong như ban đầu. Loại rêu này phát triển cực nhanh chóng và hút hết oxy trong bể. Nếu thấy nước có hiện tượng bị xanh mà không xử lý ngay cá trong hồ sẽ nhanh chóng bị chết do ngạt, thiếu oxy.
Rêu tóc, rêu tơ
Có tên là rêu tóc, rêu tơ xuất phát từ hình dạng của chúng. Những loại rêu này có sợi mảnh, dài như những sợi tóc và sợi tơ và thường có màu xanh. Loại rêu này phát triển khi hồ có quá nhiều ánh sáng, dư thừa sắt nhưng lại nghèo dinh dưỡng. Đặc biệt với các hồ cá có cây thủy sinh, loại rêu này rất dễ phát triển.
Tảo hại
Có rất nhiều loại tảo hại như tảo sừng hươu, tảo lam…thế nhưng loại tảo thường gặp nhất trong bể cá cảnh đó chính là tảo nâu. Loại tảo này hơi nhớt, có màu nâu, phát triển cực nhanh. Bản chất nó chính là khuẩn diatoms. Chúng bám trên lá cây, trên thành bể hay nền bể.
Loại tảo này thường xuất hiện nhiều nhất khi hồ mới làm được 1 thời gian, chưa ổn định. Dư thừa ánh sáng và hệ vi sinh chưa ổn định là 1 trong những nguyên nhân chính khiến loại tảo này phát triển. Có 1 điều khá thú vị là tảo nâu không liên quan đến lượng dinh dưỡng dư thừa trong nước, vì vậy kể cả thay nước cũng không diệt được tận gốc. Tuy nhiên, bạn đừng lo cách xử lý nước hồ cá bị rêu, tảo nâu gây hại này sẽ được chúng tôi bật mí ở bên dưới nhé.
Rêu nhớt xanh
Rêu nhớt xanh. Cách nhận biết chúng dễ dàng nhất là khi thấy những đám xanh nhỏ li ti, cầm vào tay thấy nhớt, trôi lơ lửng trong hồ hay trong bể cá. Loại rêu này thức chất là 1 loại khuẩn cyanobacteria. Nó tự sinh ra khi hệ thống lọc nước trong hồ kém, thiếu vi sinh. Loại rêu này có mùi hôi, thường xuất hiện ở nền, mặt nước, và những chỗ có dòng chảy kém.
Rêu bụi xanh
Rêu bụi xanh là 1 loại rêu gây hại khó chịu. Vì việc xử lý, diệt trừ chúng khá khó (thay nước đôi khi cũng không hiệu quả). Chúng bám thành mảng trên mặt kính rồi nhanh chóng phát triển, bám vào lá cây, nền, vật liệu lọc, và làm nước chuyển màu xanh nhạt. Loại rêu này phát triển cũng khiến oxi trong nước bị hao hụt làm cá và các sinh vật cảnh yếu, chết dần.
Trên đây là 1 số loại rêu, tảo hại thường gặp trong bể, hồ cá cảnh. Nếu bạn muốn tham khảo cách xử lý nước hồ cá bị rêu 1 cách triệt để nhất mà không cần thay nước thường xuyên, hãy di chuyển xuống mục bên dưới nhé.
Xem thêm: Nguyên nhân hồ cá cảnh bị đục và cách làm nước hồ cá trong vắt
Cách xử lý nước hồ cá bị rêu cực hiệu quả
Có khá nhiều cách xử lý nước hồ cá bị rêu được áp dụng rộng rãi. Thế nhưng cách triệt để nhất mà vẫn đảm bảo an toàn đó chính là sử dụng các chế phẩm sinh học.
Xử lý rêu trong hồ cá an toàn bằng các chế phẩm sinh học
Như đã đề cập, có nhiều loại rêu trong hồ cá rất cứng đầu, thay nước cũng không diệt trừ được chúng. Vì vậy, việc sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn là giải pháp được khuyên dùng cho tất cả những ai đang sở hữu hồ cá, bể cá cảnh hay bể thủy sinh.
Trên thị trường hiện nay có khá nhiều sản phẩm được quảng cáo có thể diệt trừ rêu hại trong hồ cá. Nhưng bạn nên tìm những sản phẩm sinh học an toàn điển hình như các chế phẩm sinh học của Đức Bình. Hiện nay, Đức Bình có 2 sản phẩm chuyên dụng cho việc xử lý nước hồ cá bị rêu, đục, ô nhiễm đó là:
- EMZEO – Chế phẩm chuyên xử lý nước nước hồ cá
- EMKOI – Chế phẩm đặc biệt, chuyên dụng để xử lý nước hồ cá Koi
Cụ thể công dụng và cách dùng 2 loại chế phẩm này như thế nào? Mời các bạn tham khảo những mục bên dưới nhé.
Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng chế phẩm sinh học emzeo Đức Bình
Đức Bình từ lâu được biết đến là thương hiệu chuyên sản xuất các chế phẩm sinh học đặc hiệu, an toàn, thân thiện với môi trường. Và sản phẩm xử lý nước hồ cá emzeo cũng là 1 sản phẩm như vậy.
Emzeo là chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu thuộc các chi Bacillus sp, Saccharomyces sp (nấm men), Lactobacillus sp, Actinomyces. Nói cách khác đây còn gọi là 1 loại men vi sinh cực kỳ hữu dụng và an toàn.
Thành phần của emzeo bao gồm các vi sinh vật: > 108 CFU/g, và các phụ gia khác như bột cám gạo, bột đậu…Thành phần an toàn, không chứa các chất hóa học độc hại nên Emzeo Đức Bình được dân chơi cá cảnh cực tin dùng. Công dụng chính của chế phẩm xử lý nước hồ cá Emzeo vô dùng đa dạng và hữu dụng. Chỉ 1 gói nhỏ Emzeo nhưng sức mạnh của nó lại cực phi thường:
- Khử sạch các loại rong, rêu có hại giúp nước trong sạch trở lại, tạo môi trường phát triển tốt nhất cho cá cùng các sinh vật thủy sinh
- Xử lý hiện tượng nước hồ cá bị xanh, đục, vàng hiệu quả mà không cần thay nước mới
- Khử mùi hôi tanh của nước nhanh chóng trong vòng 1 nốt nhạc
- Hấp thu và xử lý các khí độc trong hồ, bể nuôi cá cảnh: NO2, NH3, H2 Những chất độc này là nguyên nhân hàng đầu khiến cá chết. Việc khử sạch những chất này sẽ giúp cá khỏe mạnh hơn, phát triển tốt hơn
- Những vi sinh vật có lợi trong emzeo có tác dụng phân hủy thức ăn dư thừa, mùn bã hữu cơ, phân thải của cá. Từ đó hạn chế việc dư thừa photphat hay nitrat, hạn chế hình thành rong, rêu
- Ức chế, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh cho cá
- Đặc biệt, chế phẩm emzeo Đức Bình còn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa các bệnh nấm cho cá cảnh
- Không chỉ giúp bể sạch hơn, chế phẩm này còn bổ sung các vi sinh vật có lợi cho sự phát triển của cá
Có thể nói, quá nhiều cái được khi sử dụng emzeo. Điều này cũng lý giải tại sao emzeo lại được coi là 1 giải pháp, 1 cách xử lý nước hồ cá bị rêu được tin dùng như vậy.
Video Add to wishlistChế phẩm vi sinh
Men vi sinh xử lý nước ao tôm Emzeo TS
Được xếp hạng 4.75 5 sao(4) 100KVND Thêm vào giỏ hàng Add to wishlistPhân bón
Chế phẩm thuốc kích hoa giấy ra hoa đồng loạt
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 110KVND Thêm vào giỏ hàng Video Add to wishlistSản phẩm
Chế phẩm sinh học xử lý môi trường ao nuôi thủy sản EmzeoTS
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 100KVND Thêm vào giỏ hàng Video Add to wishlistPhân bón
Dịch trùn quế Đức Bình
Được xếp hạng 5.00 5 sao(2) 70KVND Thêm vào giỏ hàng Video Add to wishlistPhân bón
Chế phẩm đậu tương trứng chuối ĐỨC BÌNH
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 45KVND Thêm vào giỏ hàng Video Add to wishlistSản phẩm
Chế phẩm đậu nành trứng chuôi ủ HUMIC
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 50KVND Thêm vào giỏ hàng Video Add to wishlistPhân bón
HUMIC Đức Bình
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 50KVND Thêm vào giỏ hàng Add to wishlistSản phẩm
Xịt khử mùi hôi ECO BIRD
Được xếp hạng 5.00 5 sao(1) 65KVND Thêm vào giỏ hàngCách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng emzeo rất đơn giản. Bạn chỉ cần rắc EMZEO vào khay lọc nước theo tỉ lệ: 5gr EMZEO xử lý 100 lít nước hồ nuôi. Sau đó mở bơm nước xả vào khay lọc nước để EMZEO phân tán đều trong bể cá cảnh. Sau 2 – 3 ngày xi phông hoặc hút cặn bã ở đáy. Nước lại trong veo như ban đầu.
Để phát huy hiệu quả tối đa, và đảm bảo môi trường nước trong bể cá luôn sạch sẽ, định kỳ 10 – 15 ngày nên xử lý nước một lần bằng emzeo.
EMKOI – Sản phẩm chuyên dụng xử lý nước hồ cá Koi
Nếu đã từng nuôi cá cảnh hay tìm hiểu về thú chơi cá cảnh hẳn bạn sẽ biết đến cá Koi. Cá Koi thực ra là 1 loại cá chép Nhật Bản. Cá Koi có nhiều màu sắc đẹp mắt nên lấy được dân nuôi cá cảnh săn đón. Bên cạnh đó cá Koi còn là biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng. Không chỉ có giá trị về thẩm mỹ, phong thủy mà giá trị kinh tế của loại cá này cũng rất lớn.
1 hồ cá Koi cũng được coi là 1 gia sản lớn. Chính vì vậy, khi sở hữu 1 hồ cá Koi chủ nhân của nó đặc biệt quan tâm, chăm sóc và đương nhiên sự xuất hiện của rêu, tảo là 1 điều ai cũng lo lắng, sốt ruột.
Hiểu được sự lo lắng này, Đức Bình đã nghiên cứu và sản xuất ra 1 loại chế phẩm sinh học đặc biệt chuyên tiêu diệt rêu trong hồ cá Koi đó là Emkoi. Ngoài các thành phần là các vi sinh vật khá giống với EMZEO như:
- Bacillus sp
- Lactobacillus sp
- Rhodopseudomonas sp
- Saccharomyces sp
Chế phẩm EMKOI còn được bổ sung các vitamin và khoáng chất cực tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Koi. Vì vậy, khi sử dụng sản phẩm này bạn không chỉ xử lý tốt rêu, tảo có hại trong nước hồ cá mà còn giúp cá luôn luôn khỏe mạnh.
Cách xử lý nước hồ cá bị rêu bằng EMKOI như sau:
- Lắc đều chai EMKOI trước khi sử dụng
- Đổ dung dịch trong chai theo tỷ lệ: 1 nắp (20ml) để xử lý cho 1.000 – 1.500 lít nước, rồi đổ trực tiếp vào hồ cá koi
- Bước tiếp theo bạn nên bật quạt máy, máy sục khí, máy bơm tuần hoàn hoặc máy lọc nước…cho men vi sinh phân tán đều trong toàn bộ hồ cá
Lưu ý, lần đầu tiên sử dụng men vi sinh Emkoi có thể bạn sẽ thấy hiện tượng nước có màu vàng nâu, nhưng đây là điều hết sức bình thường. Bạn chỉ cần để 2 – 3 ngày nước sẽ tự trong lại. Để nước trong hồ cá Koi luôn sạch, định kỳ 7-10 ngày sử dụng EMKOI bổ sung vào hồ cá một lần. Ngoài việc sử dụng 2 chế phẩm sinh học an toàn như trên để xử lý rêu trong hồ cá, bạn nên thực hiện thêm 1 số hướng dẫn bên dưới đây để có hồ cá luôn sạch đẹp.
Xem thêm: Chế phẩm EM gốc (EM1) – Men vi sinh EM gốc cho thủy sản
Một số cách để hạn chế rêu mọc trong bể cá
Vệ sinh bể thường xuyên
Bể cá bẩn, không được vệ sinh thường xuyên là lý do khiến rêu và tảo có được môi trường phát triển trong bể cá. Vì vậy, nếu được vệ sinh thường xuyên, nước sẽ sạch hơn, hạn chế phát triển rêu, bệnh hại
Thay nước trong bể đúng cách và hợp lý
Nước trong bể cá phải là nước sạch, đã qua xử lý, không chứa các chất độc hại ảnh hưởng đến hệ hô hấp và sức đề kháng của cá cũng như không mang các bào tử rêu và mầm bệnh. Do đó khi thay nước trong bể cá bạn nên sử dụng nước máy đã được để bên ngoài khoảng 2 tiếng đồng hồ để bay bớt clo
- Nuôi động vật ăn rêu như cá bút chì, cá otto
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào bể
Như đã đề cập: tảo, rêu rất ưa nắng, chúng phát triển tốt dưới ánh nắng mặt trời, do vậy bạn nên tránh đặt bể cá ở những vị trí đón ánh nắng trực tiếp như ban công, gần cửa sổ. Thay vào đó nên để trong nhà ở vị trí vẫn có ánh sáng, không quá tối.
Hi vọng qua bài viết trên bạn đã biết những cách xử lý nước hồ cá bị rêu hiệu quả mà không mất nhiều công sức. Nếu bạn quan tâm đến những chế phẩm vi sinh chuyên xử lý nước hồ cá cảnh như EMZEO, EMKOI Đức Bình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn.
4.7/5 - (54 bình chọn) Đức BìnhFounder & Author Đức Bình là chuyên gia hàng đầu về ngành Công nghệ sinh học, chuyên nghiên cứu và ứng dụng các loại chế phẩm sinh học.: Emzeo, trichoderma, EM gốc, IMO gốc, Đậu nành humic, Đạm cá humic … Xem thêm về Founder Đức Bình
Từ khóa » Cách đánh Rêu Bể Cá
-
Nguyên Nhân Hình Thành Rêu Trong Bể Cá Cảnh Và Cách Xử Lý
-
Fish 77: Cách đánh Rêu Cho Hồ Cá Vàng đơn Giản Và Hiệu Quả
-
Lên Rêu Hồ Cá Vàng Đơn Giản Không Cần Đèn,Lọc Rẻ Tiền
-
Hướng Dẫn Làm Sạch Rêu Trong Bể Cá Cảnh
-
Làm Sao đánh Rêu Hồ Cá Một Cách... - Sai Gon Goldfish Corner
-
Cách Tạo Rêu Xanh Cho Hồ Cá - LuTrader
-
Cách Làm Sạch Rêu Và Nấm Mốc Trong Bể Cá Cảnh Hiệu Quả
-
6 Cách Khử Rong Rêu – Trả Lại Bể Cá Cảnh đẹp Như ý
-
Cách Tạo Rêu Xanh Cho Hồ Cá - Thành Phố Vũng Tàu
-
Cách Diệt Rêu Hồ Cá Ngoài Trời, Lọc Nước Và Xử Lý Nước Hồ Cá Bị Xanh
-
Mẹo Xử Lý Bể Cá Bị Rêu Xanh đơn Giản Nhanh Chóng
-
Hướng Dẫn Trồng Rêu Thủy Sinh Trong Bể Cá - Niên Giám Nông Nghiệp
-
Cách Diệt Rêu Xanh Trong Hồ Xi Măng Ngoài Trời - SunCo Group
-
3 Bước đơn Giản để Xử Lý Hồ Cá Ngoài Trời Bị Rêu Bám