Chuyên Gia Giải đáp: Nguồn Gốc Của Bệnh đậu Mùa Khỉ
Có thể bạn quan tâm
1. Nguồn gốc của bệnh đậu mùa khỉ là ở đâu?
Virus đậu mùa khỉ cùng họ với virus đậu mùa nhưng không nguy hiểm bằng và thường gây ra những triệu chứng không quá nghiêm trọng. Virus đậu mùa khỉ xuất hiện lần đầu tiên ở một đàn khỉ vào năm 1958 và sau đó đến năm 1970 ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên tại châu Phi và bùng phát thành dịch. Từ đó, bệnh đậu mùa khỉ trở thành căn bệnh đặc hữu tại nhiều quốc gia châu Phi.
Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên xuất hiện đầu tiên ở châu Phi
Như vậy, nguồn gốc của đậu mùa khỉ là từ các quốc gia châu Phi. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, đậu mùa khỉ đã xuất hiện tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tính đến ngày 17 tháng 6, Tổ chức Y tế thế giới cho biết có hàng nghìn ca nhiễm bệnh và đồng thời cũng ghi nhận nhiều trường hợp tử vong vì bệnh.
Ngoài Châu Phi, các quốc gia châu Âu chính là nơi ghi nhận số ca nhiễm đậu mùa khỉ cao nhất. Một số quốc gia đã công bố ca nhiễm bệnh bao gồm Anh, Thụy Sĩ, Bỉ, Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Italia, Pháp,… Ngoài ra, bệnh còn xuất hiện ở Israel, UAE, hay một số quốc gia ở vùng châu Mỹ như Mỹ, Argentina, Canada,…
Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến đợt bùng phát dịch diện rộng này. Tuy nhiên, chúng ta không nên lo lắng quá. Điều quan trọng là áp dụng phương pháp phòng bệnh hiệu quả và thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất về căn bệnh này.
2. Một số triệu chứng và con đường lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ
Khi virus xâm nhập, bệnh nhân có thể trải qua thời gian ủ bệnh khoảng 5 đến 21 ngày. Sau đó, những triệu chứng bệnh khởi phát. Người bệnh có cảm giác đau đầu, đau nhức cơ, người mệt mỏi và có thể bị sốt. Kèm theo đó là một số biểu hiện như sưng hạch bạch huyết, đau lưng.
Mụn nước trên da người bệnh
Sau khi sốt, bệnh nhân có thể xuất hiện những nốt ban đỏ và dần phát triển thành mụn nước, mụn mủ trên da. Những nốt ban này khá giống với các trường hợp bị thủy đậu. Thường xuất hiện đầu tiên ở vùng mặt, sau đó, lan rộng ra chân tay và các vùng da khác trên cơ thể. Cũng có những trường hợp bị phát ban ở vùng sinh dục và triệu chứng này đang dần phổ biến hơn trong thời gian gần đây.
Những con đường lây nhiễm của bệnh đậu mùa khỉ:
- Ăn phải thịt động vật đã bị nhiễm virus đậu mùa khỉ.
- Bị động vật nhiễm bệnh cào, cắn.
- Lây qua đường giọt bắn khi tiếp xúc gần với người bệnh trong thời gian dài.
- Sử dụng chung đồ với người bị nhiễm bệnh.
Ăn thịt động vật đã nhiễm bệnh cũng có nguy cơ lây bệnh
- Ngoài ra, căn bệnh này còn có nguy cơ lây qua đường tình dục. Đây chỉ là nhận định ban đầu của giới chuyên môn khi phát hiện những ca nhiễm mới chủ yếu là nam giới trong cộng đồng LGBT. Cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu mới để có được những bằng chứng cụ thể hơn và để xác minh bệnh đậu mùa khỉ có thể lây qua đường tình dục hay không. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn cần lưu ý nhiều hơn đến sức khỏe, đặc biệt khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh như tình trạng phát ban hay nổi mụn,…
3. Cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
Thông thường, bệnh nhân sẽ khỏi bệnh trong khoảng 2 tuần và không để lại những di chứng về sức khỏe nhưng cũng có những trường hợp đột ngột chuyển biến nặng và gặp phải những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, nhiễm trùng mắt, viêm phổi,… thậm chí tử vong. Do đó, không nên chủ quan mà mỗi người cần tìm hiểu và có ý thức phòng tránh căn bệnh này.
Đeo khẩu trang để phòng ngừa bệnh hiệu quả
Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh hiệu quả:
- Hiện tại chưa có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, một số trường hợp tiêm vắc xin phòng đậu mùa cũng có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng và nguy cơ tử vong. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới không khuyến khích tiêm đại trà loại vắc xin đậu mùa có sẵn. Phương pháp tốt nhất để kiểm soát dịch bệnh vẫn là giám sát, cách ly phòng ngừa lây nhiễm và chăm sóc hiệu quả, kịp thời cho người bệnh.
Một số trường hợp có nguy cơ phơi nhiễm cao vẫn nên tiêm vắc xin đậu mùa chẳng hạn như người thường xuyên chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế,… Vắc xin có tác dụng trong vòng 4 ngày kể từ khi tiếp xúc lần đầu tiên với virus.
- Thực hiện cách ly để phòng ngừa lây lan dịch bệnh: Những trường hợp bị bệnh hoặc triệu chứng nghi ngờ bệnh, từng phơi nhiễm với virus cần được cách ly càng sớm càng tốt để tránh lây nhiễm cho người khác. Người bệnh cần lưu ý dùng riêng nhà vệ sinh. Nếu buộc phải tiếp xúc với người khác thì cần che tổn thương da và đeo khẩu trang y tế.
- Không nên dùng chung đồ với bệnh nhân.
- Sau khi tiếp xúc với người bệnh cần vệ sinh tay bằng dung dịch sát khuẩn và đồng thời liên tục vệ sinh các vật dụng trong nhà, các bề mặt để hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi. Không nên ăn đồ tái sống để phòng tránh virus đậu mùa khỉ.
- Không tiếp xúc với những loại động vật bị bệnh, động vật đã chết và động vật nghi ngờ nhiễm virus.
- Đối với những đối tượng đi từ vùng dịch về cần được giám sát và theo dõi chặt chẽ để tránh lây nhiễm bệnh cho cộng đồng.
Trên đây là những thông tin về nguồn gốc của bệnh đậu mùa khỉ và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về bệnh, mời bạn gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết và cụ thể hơn cho bạn.
Từ khóa » Một đàn Khỉ đột
-
Khỉ đột – Wikipedia Tiếng Việt
-
Mỹ: Hơn Chục Con Khỉ đột Vườn Thú Atlanta Mắc ... - Báo Lao Động
-
Thế Giới động Vật: Con Khỉ Sống Thọ Nhất Từng Mắc COVID-19 đã Chết
-
Mỹ: Hơn Chục Con Khỉ đột Vườn Thú Atlanta Mắc COVID-19
-
Khách Du Lịch Chụp ảnh Tự Sướng Có Thể Lây Covid-19 Cho Khỉ đột
-
Video: Lần đầu Tiên Ghi Nhận Khỉ đột Mắc COVID-19 - Tuổi Trẻ Online
-
Nhân Viên Sở Thú Lây COVID-19 Cho đàn Khỉ đột - VTC News
-
Khỉ đột Già Nhất Thế Giới ở Vườn Thú Mỹ Nhiễm Covid-19 - VietNamNet
-
Khỉ đột Có Nguy Hiểm Cho Người Không? - BBC News Tiếng Việt
-
18 Con Khỉ đột ở Mỹ Mắc Covid-19 - Thế Giới - Zing
-
Hai Con Khỉ đột đầu Tiên Lây Nhiễm NCoV Từ Người - VnExpress
-
Vtc14 |người Dân Khốn đốn Vì đàn Khỉ Trăm Con Xuống Núi Phá Hoa Màu
-
8 Con Khỉ đột Tại Vườn Thú Mỹ Dương Tính Với SARS-CoV-2