Chuyên Gia Giải đáp: Sinh Mổ Có Bị Sa Tử Cung Không? | Medlatec

1. Những kiến thức phụ nữ nên biến về bệnh sa tử cung

Sa tử cung là tình trạng tử cung bị sa xuống vùng âm đạo. Bệnh được chia làm nhiều cấp độ.

sinh mổ có bị sa tử cung không

Tình trạng sa tử cung được chia làm nhiều cấp độ khác nhau

Sa tử cung cấp độ 1: Hiện tượng sa tử cung đã xảy ra nhưng tử cung vẫn nằm trong âm đạo. Đây được đánh giá là mức độ nhẹ nhất.

Sa tử cung cấp độ 2: Khi bệnh đã xuất hiện nhưng chị em bỏ qua và không điều trị thì phần cổ và thân tử cung sẽ ngày càng sa xuống, có thể lồi ra ngoài âm đạo.

Sa tử cung cấp độ 3: Ở giai đoạn này, bệnh được đánh giá là rất nghiêm trọng khi toàn bộ phần tử cung đã bị tụt xuống khỏi âm đạo với những nguy cơ biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

1.1. Nguyên nhân gây sa tử cung

Như chúng ta đã biết, trong quá trình mang thai, tử cung của chị em sẽ to dần lên để thai nhi có điều kiện không gian phát triển phù hợp nhất. Sau mỗi lần sinh thì tử cung sẽ co lại nhưng rất khó trở về kích thước như ban đầu. Hơn nữa, cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung cũng có thể giãn ra nhiều hơn và làm tăng nguy cơ sa tử cung.

Sinh con nhiều lần làm tăng nguy cơ sa tử cung

Sinh con nhiều lần làm tăng nguy cơ sa tử cung

Những trường hợp phụ nữ dễ mắc sa tử cung là:

Thời gian chuyển dạ kéo dài, thai phụ sinh khó.

Mang đa thai và sinh con nhiều lần.

Ngay sau sinh, chị em không kiêng cữ mà lại vận động nặng, quá sức.

Những trường hợp bị táo bón ngay sau sinh nhưng không kịp thời điều trị.

Bên cạnh đó, trường hợp tử cung của mẹ bị dị tật bẩm sinh chẳng hạn như tử cung có 2 buồng, phần eo và cổ tử cung ngắn dài bất thường,… cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa tử cung.

1.2. Những biểu hiện cho thấy bạn đang bị sa tử cung

Ở cấp độ nhẹ, bệnh sa tử cung thường không có biểu hiện rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa khác. Rất nhiều phụ nữ đi khám mới biết rằng mình mắc sa tử cung. Tuy nhiên, bệnh cũng sẽ có thể gây ra một số biểu hiện sau:

  • Chị em sẽ có cảm giác tức nặng, đầy bụng, có hiện tượng bụng phình to ra ở vùng xương chậu.

  • Đi vệ sinh khó khăn hơn, có thể tiểu buốt hoặc tiểu rắt.

  • Đau khi quan hệ tình dục.

  • Bị táo bón kéo dài.

  • Khi đi bộ cũng cảm thấy khá khó chịu

  • Thường xuyên đau vùng thắt lưng.

  • Các biểu hiện sẽ rõ ràng hơn khi chị em đứng quá lâu, chạy nhảy và bê vác các vật nặng.

  • Càng ở những giai đoạn sau, bệnh lại có những triệu chứng nghiêm trọng hơn chẳng hạn như sốt cao, đau tức nặng, táo bón nghiêm trọng,…

2. Sinh mổ có bị sa tử cung không?

Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em. Thực tế là những trường hợp sinh mổ, em bé sẽ không đi qua đường âm đạo và đương nhiên vùng kín của mẹ sẽ không tổn thương nhiều như các trường hợp sinh thường. Hơn nữa, dây chằng và khung xương chậu của mẹ cũng không bị co giãn quá nhiều. Từ những yếu tố này sẽ làm suy giảm nguy cơ sa tử cung.

Sinh mổ vẫn có nguy cơ sa tử cung

Sinh mổ vẫn có nguy cơ sa tử cung

Nhưng điều này không có nghĩa là mẹ bỉm được phép chủ quan. Sinh mổ có bị sa tử cung không? Câu trả lời là “có” và nguy cơ bị bệnh của các thai phụ sinh mổ thấp hơn so với các thai phụ sinh thường.

Nguy cơ co giãn dây chằng nâng đỡ tử cung ở các mẹ sinh mổ là vẫn có. Hơn nữa, nếu sau sinh, mẹ bỉm không giữ gìn sức khỏe, làm việc nặng, làm việc quá sức sớm, ngồi xổm, ăn uống không đúng cách dẫn đến táo bón,… cũng là những yếu tố khiến bạn dễ mắc sa tử cung.

3. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh sa tử cung

Nếu bạn biết cách, bạn có thể phòng ngừa bệnh sa tử cung rất hiệu quả. Dưới đây là những lưu ý dành cho bạn:

Sau sinh, mẹ không nên nằm quá nhiều mà tốt nhất chỉ nên nằm nghỉ khoảng 24 giờ và sau đó, mẹ có thể vận động nhẹ nhàng tùy vào tình hình sức khỏe của mình. Bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân để sức khỏe được đảm bảo an toàn nhất có thể.

Ngay sau sinh không nên lao động nặng, làm việc quá sức, đặc biệt không nên ngồi xổm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú trọng đến chế độ dinh dưỡng. Nên ăn đầy đủ các loại dưỡng chất và nên ăn nhiều rau xanh, trái cây. Không nên ăn quá nhiều một món ăn hoặc kiêng khem quá mức mà chưa có cơ sở khoa học.

Uống nước nhiều cũng là một yếu tố quan trọng. Nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, mẹ có thể uống các loại sữa hay nước trái cây,…

Nên cho con bú cũng là một cách giúp tử cung phục hồi nhanh hơn. Vì khi cho bé bú, cơ thể mẹ sẽ tiết ra oxytocin được cho là một loại hormone tốt cho sự phục hồi của tử cung.

Trong trường hợp, mẹ bầu bị táo bón sau sinh thì cần phải chú ý ăn uống và điều chỉnh thói quen giúp cải thiện bệnh càng sớm càng tốt.

Không nên có thói quen nhịn tiểu.

Bên cạnh đó, sau sinh, mẹ cũng có thể áp dụng một số bài tập để giúp bạn phòng ngừa bệnh sa tử cung rất tốt và đồng thời giúp eo thon và lấy lại vóc dáng sau sinh. Tuy nhiên, mẹ lưu ý rằng, chỉ nên tập khi sức khỏe và vết mổ đã được hồi phục.

Tập luyện sau sinh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Tập luyện sau sinh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh

Bạn có thể tham khảo bài tập dưới đây:

Bài 1: Để hai chân bằng vai rồi, sau đó từ từ hạ mông xuống, rồi nâng lên. Khi tập bạn cần phải cảm nhận được sự co thắt của các cơ vùng hậu môn. Nên lặp lại bài tập khoảng 10 đến 20 lần.

Bài 2: Mẹ nằm ngửa trên một mặt phẳng đồng thời dang hai tay sang hai bên. Nâng mông và chân lên cao rồi từ từ hạ xuống. Mỗi ngày có thể tập 2 lần và mỗi lần nên tập khoảng 20 cái.

Như vậy, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi sinh mổ có bị sa tử cung không. Nếu còn thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn giải đáp.

Từ khóa » Tử Cung Cứng Sau Sinh Mổ