Chuyên Gia Nêu Nguyên Nhân Ngập Lụt Nghiêm Trọng Tại Đà Lạt, Phú ...

  • Xã hội
    • Chính trị
    • Tin tức
    • Phóng sự
  • Kinh tế
    • Thị trường
    • Doanh nghiệp
    • Đầu tư
    • Tài chính - Chứng khoán
  • Sóng xanh
  • Địa ốc
    • Đô thị - Dự án
    • Thị trường - Doanh nghiệp
    • Nhà đẹp - Kiến trúc
    • Chuyên gia - Tư vấn
    • Media Địa ốc
  • Sức khỏe
    • Y khoa
    • Thuốc tốt
    • Khỏe đẹp
    • Giới tính
  • Thế giới
    • Phân tích - Bình luận
    • Chuyện lạ
  • Giới trẻ
    • Nhịp sống
    • Cộng đồng mạng
    • Tài năng trẻ
  • Pháp luật
    • Bản tin 113
    • Pháp đình
  • Thể thao
    • Bóng đá
    • Hậu trường thể thao
    • Golf
  • Người lính
  • Xe
    • Thị trường xe
    • Đánh giá xe
    • Cộng đồng xe
    • Tư vấn
  • Văn hóa
    • Tin văn hóa
    • Câu chuyện văn hóa
    • Sách
    • Sổ bụi
  • Giải trí
    • Sao
    • Hậu trường sao
    • Video
    • Đẹp
  • Giáo dục
    • Cổng trường
    • Tuyển sinh
    • Du học
  • Khoa học
  • Hoa hậu
    • Tin tức
    • Ảnh
    • Video
    • Hậu trường hoa hậu
  • Bạn đọc
    • Điều tra
    • Diễn đàn
    • Hồi âm
    • Nhân ái
  • Video
    • Thời sự
    • Showbiz-TV
    • Thời tiết
    • Thị trường
    • Thể thao
    • Quân sự
    • Mutex
    • Nhật báo
    • Hàng không - Du lịch
    • GOLF QUỐC GIA
    • Ảnh
    • Podcast
    • Longform
    • Infographics
    • Quizz
    • TÂM VIỆT
    • Nhịp sống phương Nam
    • Nhịp sống Thủ đô
    • Tôi nghĩ
    • Tết Việt
  • Xã hội
  • Chính trị
  • Tin tức
  • Chuyện hôm nay
  • Phóng sự
Các chuyên gia ngạc nhiên khi Đà Lạt là TP cao nguyên lẽ ra không bao giờ ngập, còn Phú Quốc ở sát biển nên nước phải thoát nhanh, nhưng lại ngập nặng. Đây là điều không logic khi xét đến yếu tố địa hình. Từ thiên tai... Theo báo cáo mới nhất của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, mưa lũ ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk, Đồng Nai, Lâm Đồng đã làm 11 người chết, 5 người bị thương. Ngoài ra, gần 4.000 căn nhà bị ngập nước; 22.218ha lúa, hoa màu bị ngập; 31,55km đường giao thông bị sạt lở; 6 cống và 26 cầu bị hư hỏng... Tổng thiệt hại ước tính là 1.073 tỷ đồng. Trong khi đó, đợt mưa ngập lịch sử tại đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã khiến trên 8.400 căn nhà bị ngập, hàng nghìn người dân phải đi sơ tán, thiệt hại hơn 100 tỷ đồng. Thông tin tới báo chí, TS Hoàng Phúc Lâm - Phó giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết: Tháng 7, tháng 8 là cao điểm của mùa gió mùa Tây nam trên khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng. Đây chính là cao điểm mùa mưa ở Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. Do đó, việc mưa lớn diện rộng xuất hiện ở hai khu vực này khá phù hợp với quy luật khí hậu. Tuy nhiên, việc xảy ra cường độ mưa lớn trong những ngày vừa qua ở nam Tây Nguyên là khá hiếm gặp. Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia) nhận định: Nguyên nhân trực tiếp gây ra mưa rất lớn, tập trung với cường độ cao chỉ trong khoảng 1 tuần, khiến cho khu vực đảo Phú Quốc bị ngập lụt chính là do hoạt động rất mạnh của gió mùa Tây Nam. Cụ thể, từ ngày 2/8, do ảnh hưởng gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên tại Tây Nguyên và Nam Bộ nói chung và tại khu vực đảo Phú Quốc đã có mưa to, lượng mưa đo được trong đêm 1 ngày 2/8 là 168,4mm, đêm 4 ngày 5/8 là 264,5mm. Từ đêm 6/8, một vùng áp thấp trên dải hội tụ nhiệt đới, trên khu vực Đông Bắc Biển Đông mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, gió mùa Tây Nam tiếp tục hoạt động mạnh thêm nên Phú Quốc tiếp tục mưa to, lượng mưa đo được trong đêm 7 ngày 8 là 189,7mm. Đêm 8 ngày 9 là 198mm. Thời gian mưa chủ yếu tập trung từ nửa đêm và sáng. Tổng lượng mưa đo được tại đảo từ ngày 2-9/8 là 985,7mm. Cũng theo ông Trần Quang Năng, tại Nam Bán cầu trong những ngày qua liên tiếp có những đợt gió mùa tràn qua nước Australia. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Australia tuyết rơi dày đặc. Gió mùa hoạt động mạnh ở Australia, thổi vượt qua xích đạo làm cho gió mùa Tây Nam ở khu vực Việt Nam, Biển Đông liên tục mạnh, gây mưa to đến rất to trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Bộ, đảo Phú Quốc. ... đến nhân tai Liên quan đến tình hình ngập lụt tại Phú Quốc, báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh Kiên Giang chỉ ra, tần suất mưa và lượng mưa quá lớn đã gây ra ngập nặng cho hòn đảo này. Đáng chú ý, yếu tố chủ quan được nhấn mạnh trong báo cáo là có những công trình ở Bãi Trường, do xây dựng không đạt tiến độ nên chưa đấu nối hệ thống thoát nước vào hệ thống chung của toàn tuyến. Chính những nơi chậm đấu nối đã gây ngưng chảy, tạo thành những "bụng nước". Những "bụng nước" này lâu ngày không có đường thoát đã tự phá vỡ, gây ảnh hưởng rất lớn. Một yếu tố khác bắt nguồn từ trật tự xây dựng trước đây. Người dân vì lợi ích cá nhân, không nhận thức được tác hại của việc lấn chiếm các dòng suối tự nhiên. Chịu chung cảnh ngập lụt nghiêm trọng với đảo ngọc Phú Quốc trong thời gian qua là TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng). Có 1 hiện trạng khiến các chuyên gia rất ngạc nhiên là tình trạng mưa nhỏ nhưng lũ lại rất lớn tại TP này. Đi tìm lời giải đáp cho vấn đề trên, các chuyên gia nhìn nhận Đà Lạt đang gánh hậu quả của nông nghiệp lạm dụng nhà kính, xây dựng nhà cửa mật độ cao. Hai tác nhân này khiến cho hệ số thấm, thoát nước giảm nghiêm trọng. Cùng quan điểm trên, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn nhận xét trên báo Tri thức trực tuyến rằng, tình hình ngập lụt ở 2 địa điểm du lịch này (Phú Quốc, Đà Lạt) là hệ quả của quan niệm phi khoa học trong quản lý đô thị của chính quyền. Bởi Đà Lạt là TP cao nguyên lẽ ra không bao giờ ngập, còn Phú Quốc ở sát biển nên nước phải thoát nhanh nhưng lại ngập nặng là điều không logic khi xét đến yếu tố địa hình. "Hai thành phố du lịch bị ngập do phát triển đô thị quá tham lam, bê tông hóa bề mặt để tăng diện tích thương mại. Chừng đó chưa đủ, họ còn lấp kênh rạch, sông hồ để kinh doanh mà bỏ qua không gian dành cho nước”, kiến trúc sư Nam Sơn đưa ra dẫn chứng. Qua sự việc trên các chuyên gia khuyến cáo, đã đến lúc Đà Lạt, Phú Quốc nói riêng, các tỉnh Tây Nguyên nói chung cần có những nghiên cứu, đánh giá toàn diện các yếu tố tác động gây biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ số thấm nước, mật độ xây dựng đô thị. Đặc biệt, cả yếu tố lâu nay chúng ta bỏ ngỏ là tổ chức sản xuất nông nghiệp. Theo Theo Kinhtedothi Xem nhiều

Xã hội

Trung ương đồng ý cho hai nhân sự thôi chức Uỷ viên Trung ương khóa XIII

Xã hội

Sẽ sáp nhập bộ, ngành có chức năng tương đồng

Thế giới

Phu nhân Chủ tịch nước Lương Cường cùng Phu nhân Tổng thống Bulgaria thăm trường mầm non Việt - Bun

Xã hội

Miền Trung đón thêm đợt mưa rất lớn, nguy cơ ngập lụt diện rộng

Xã hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy 'phải làm nhanh, sớm hoàn thành trước Đại hội XIV'
Tin liên quan
Lực lượng chức năng giúp dân di dời tài sản và người ra khỏi vùng ngập nặng

Mưa lớn kéo dài, Đắk Lắk ngập lụt diện rộng

Chiến sĩ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 737 dùng ca nô đưa trẻ em ra khỏi vùng ngập lụt.

Dầm mưa, vượt lũ đưa dân ra khỏi vùng ngập lụt

Đợt mưa lụt lịch sử khiến hàng ngàn người dân ở đảo Ngọc Phú Quốc phải sơ tán. Ảnh: VTC

Ngập lụt lịch sử ở đảo ngọc Phú Quốc

Nhà máy thủy điện Sử Pán 1 bất ngờ xả lũ cả bốn cửa đáy, gây lũ quét cục bộ, làm sập cầu treo, cuốn trôi tài sản của các hộ dân ở xã Bản Hồ, huyện Sa Pa (Lào Cai) hồi cuối tháng 6/2019 Ảnh: Quang Lộc

Mưa lũ, ngập lụt bất thường: Cần xem xét trách nhiệm của hệ thống thủy điện nhỏ

MỚI - NÓNG
Nhiều nơi ở Quảng Ngãi tan hoang sau mưa lũ
Nhiều nơi ở Quảng Ngãi tan hoang sau mưa lũ
Xã hội TPO - Nước lũ từ thượng nguồn đổ về, chảy xiết khiến cho nhiều đoạn đường, bờ kè ở Quảng Ngãi bị sụp vỡ nặng, kéo dài cả trăm mét, gây khó khăn trong việc đi lại cho người dân sau khi nước rút.
Bản tin Hình sự: Đang đứng trước cửa nhà, nam thanh niên bị 3 đối tượng trói chân tay để đánh
Bản tin Hình sự: Đang đứng trước cửa nhà, nam thanh niên bị 3 đối tượng trói chân tay để đánh
Pháp luật TPO - TIN NÓNG ngày 25/11: Viện Kiểm sát đề nghị y án tử hình bà Trương Mỹ Lan; Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đề nghị mức án từ 28 - 29 năm tù; Đang làm vườn, người phụ nữ bị kẻ lạ mặt khống chế cướp vàng...
Vì sao ở Hạ Long cứ triều cường là nước ngập đến tận cửa nhà?
Vì sao ở Hạ Long cứ triều cường là nước ngập đến tận cửa nhà?
Xã hội TPO - Việc tuyến đường xuống cấp, sụt lún đến 1 mét khiến cho nhiều hộ dân ở Khu đô thị Vựng Đâng, TP Hạ Long phải sống trong cảnh ngập lụt nước vào tận cửa nhà mỗi khi triều cường dâng cao hoặc có mưa lớn. CHUYÊN GIA NGUYÊN NHÂN NGẬP LỤT ĐÀ LẠT PHÚ QUỐC MƯA LŨ

Từ khóa » đà Lạt Ngập Lụt 2020