Chuyên Gia Nguyễn Bích Lâm: Tạo Thế Và Lực Cho Năm 2023
Có thể bạn quan tâm
Đặc biệt, với tinh thần quyết tâm vượt khó, với nỗ lực chung của toàn xã hội cùng đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp…, kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ hoàn thành toàn diện các mục tiêu của năm 2022, tạo thế và lực cho năm 2023.
Để hiểu rõ hơn về những điểm sáng cũng như những khó khăn, thách thức còn tồn tại của nền kinh tế, phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê xung quanh nội dung này.
Ông có thể đánh giá về bức tranh kinh tế của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022? 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế Việt Nam diễn ra trong bối cảnh thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức lại nhiều hơn. Theo đó, hệ lụy của đại dịch COVID-19 chưa được khắc phục; căng thẳng Nga-Ukraine và các biện pháp cấm vận của Mỹ cùng phương Tây đối với Nga càng làm trầm trọng hơn đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu.
Cùng với đó, thế giới đang phải đương đầu với khủng hoảng 3 chiều là năng lượng, lương thực và tài chính. Lạm phát tại các nền kinh tế phát triển và mới nổi trên toàn cầu tăng với mức cao nhất trong 4 thập kỷ gần đây. Các định chế tài chính quốc tế dự báo kinh tế thế giới năm 2022 tăng trưởng chậm lại, đạt khoảng từ 2,9-3,1% so với mức tăng trưởng 5,9% của năm 2021. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều khó khăn, bất định, kinh tế Việt Nam có độ mở lớn; sản xuất phụ thuộc khá nhiều vào nguồn và giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu. Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức 6,42%; lạm phát bình quân được kiểm soát ở mức 2,44%; đảm bảo ổn định vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Đây là một thành công với bức tranh kinh tế 6 tháng có nhiều điểm sáng, đáng tự hào. Trong bức tranh tăng trưởng chung 6,42%, khu vực nông nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%, đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu lương thực thực phẩm của nền kinh tế với giá ổn định. Đó là nền tảng trong kiểm soát lạm phát 6 tháng ở mức 2,44% trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với khủng hoảng lương thực và giá thực phẩm tăng cao.
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm cũng là điểm sáng của nền kinh tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 10,06 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 6 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Vị thế kinh tế Việt Nam trong thương mại quốc tế được củng cố và khẳng định qua thành tích về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 6 tháng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Theo đó, 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 185,94 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2021; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 136,68 tỷ USD, tăng 16,3%, chiếm 73,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Cùng đó, những điểm sáng về cải thiện môi trường kinh doanh, sản xuất, đầu tư và thương mại quốc tế trong 6 tháng phản ánh nền kinh tế đã từng bước phục hồi; là cơ sở quan trọng, tạo đà tăng trưởng cao cho 6 tháng cuối năm 2022 và các năm tiếp theo.
Một điểm nhấn nữa là cộng đồng doanh nghiệp năng động, linh hoạt, thực thi hiệu quả các giải pháp để vượt qua những khó khăn, biến cố, vững tin vào sự điều hành linh hoạt, hiệu quả của Chính phủ, các địa phương và triển vọng kinh tế của đất nước.
Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội được thiết kế tinh tế, hiệu quả sẽ tạo động lực, niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế ra sao, thưa ông? Ngay từ đầu năm, với phương châm tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, khắc phục các điểm nghẽn và bất cập của nền kinh tế do hệ luỵ của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư diễn ra trong năm 2021, Chính phủ đã khẩn trương ban hành nhiều chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế. Đặc biệt, ngày 30/1/2022 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình. Các gói hỗ trợ được thiết kế tinh tế, khắc phục những khó khăn cho khu vực doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh và cuộc sống của người dân. Đồng thời, tạo động lực, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp, cải thiện mạnh mẽ các điều kiện kinh doanh.
Theo đó, các chính sách, giải pháp và chỉ đạo của Chính phủ, sự nỗ lực, linh hoạt của cộng đồng doanh nghiệp được phản ánh qua chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) lĩnh vực sản xuất tháng 1/2022 của Việt Nam đạt 53,7 điểm, tăng so với mức 52,5 điểm của tháng 12/2021. Ngay từ đầu năm 2022, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh với tốc độ tăng nhanh nhất trong vòng 9 tháng trở lại thời điểm tháng 1/2022 khi nhu cầu của khách hàng tiếp tục cải thiện. Theo đó, số lượng đơn hàng mới từ nước ngoài tiếp tục tăng và đạt tốc độ tăng cao nhất kể từ tháng 11/2018. Đến tháng 5/2022, chỉ số PMI của nước ta tăng lên và đạt mức 54,7%. Điều này phản ánh thực tế sản lượng và số lượng đơn hàng mới của nền kinh tế tăng mạnh hơn trong bối cảnh phục hồi sản xuất từ đại dịch. Tốc độ tạo việc làm nhanh hơn và "sức khoẻ" của khu vực kinh tế ngoài nhà nước được cải thiện đáng kể. Các điều kiện kinh doanh đã cải thiện thành mức tốt nhất trong hơn một năm. Vậy ông có cho rằng, các quyết sách của Chính phủ ban hành và thực hiện đúng thời điểm đã giúp nền kinh tế phục hồi nhanh?
Với tư duy đột phá, hành động khẩn trương, linh hoạt, đặt hiệu quả chỉ đạo lên trên hết và với sự đồng hành hiệu quả của Quốc hội và cả hệ thống chính trị, nhiều chính sách, giải pháp được Chính phủ ban hành, triển khai thực hiện đúng thời điểm trong thời gian qua đã đưa nền kinh tế nước ta phục hồi nhanh. Việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 có ý nghĩa rất quan trọng trong chống dịch và phát triển kinh tế, đã xoay chuyển cục diện phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Nghị quyết 128/NQ-CP và quyết định mở cửa nền kinh tế, đón nhận trở lại khách du lịch có ý nghĩa then chốt trong việc đảo chiều kết quả kinh tế năm 2021. Từ đó, thúc đẩy đà phục hồi, tăng trưởng 6 tháng đầu năm 2022 và các năm tiếp theo. Tổng cầu trong nước của thị trường với gần 100 triệu dân đã hồi phục phản ánh qua tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 có quy mô cũng như tốc độ tăng cao hơn so với cùng kỳ trong vòng 5 năm lại đây. So với 6 tháng đầu năm 2019 là năm trước khi xảy ra đại dịch, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 14,4%; tăng 27,3% so với cùng kỳ năm 2021… Bên cạnh những điểm sáng, kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Ông có thể đánh giá về những khó khăn, thách thức này ra sao, thưa ông?
Từ khóa » Ts. Nguyễn Bích Lâm
-
TS Nguyễn Bích Lâm: Lạm Phát Việt Nam Có Khả Năng Chạm Mốc 5 ...
-
TS. Nguyễn Bích Lâm, Nguyên Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Thống Kê
-
Chuyên Gia Nguyễn Bích Lâm: Không Nên điều Chỉnh Mục Tiêu Lạm ...
-
TS. Nguyễn Bích Lâm: 'Lạm Phát Có Thể Vượt 5% Năm 2023'
-
TS Nguyễn Bích Lâm - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Nguyễn Bích Lâm - .: VGP News - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Chuyên Gia Nguyễn Bích Lâm: Tránh để Lỡ Cơ Hội đối Với Kinh Tế ...
-
TS. Nguyễn Bích Lâm; | Tin Tức Cập Nhật Mới Nhất - Trang 1
-
TS. Nguyễn Bích Lâm: Lạm Phát Năm 2022 Có Thể ở Mức 4 - Chi Tiết Tin
-
Ông Nguyễn Bích Lâm: Lạm Phát Năm 2022 Sẽ Không Quá 4,5%
-
Trao đổi Với TS Nguyễn Bích Lâm - Tổng Cục Trưởng Tổng ...
-
Ban Ca
-
Việt Nam Vẫn đang Kiểm Soát Tốt Lạm Phát, Nhưng Dư địa đang Hẹp Lại