Chuyên Gia Nói Gì Về ý Kiến Ngân Hàng Nhà Nước đang Siết Tín Dụng ...
Có thể bạn quan tâm
Tại tọa đàm, trước câu hỏi Ngân hàng Nhà nước có siết tín dụng BĐS, TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh, Thành viên Hội đồng Tư vấn tiền tệ Quốc gia nhận định, Ngân hàng Nhà nước không có chủ trương siết chặt tín dụng BĐS. “Ngân hàng Nhà nước chỉ cảm thấy lo ngại về dư nợ tín dụng trong 6 tháng đầu năm đã tăng quá cao”, ông cho hay.
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến cuối quý II, dư nợ tín dụng toàn ngành đã tăng 9,35%, cao hơn nhiều so với mức tăng 6,44% cùng kỳ năm 2021.
Nếu tính theo số tuyệt đối, nửa đầu năm nay, các ngân hàng đã bơm ra thị trường hơn 976.000 tỷ đồng qua kênh cho vay, cao hơn nhiều con số hơn 592.000 tỷ của cùng kỳ năm trước.
Theo đó, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết Ngân hàng Nhà nước buộc phải cân nhắc nới room tín dụng: “Lựa chọn thời điểm từ giờ đến hết quý III, định mức nới room với tỉ lệ tín dụng khoảng 16% có thể không ảnh hưởng lớn đến lạm phát”.
TS Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh
TS Lê Xuân Nghĩa nói thêm về việc siết tín dụng: “Từ trước đến nay, có nhiều ý kiến nói Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng BĐS nhưng theo tôi là không đúng. Ngoài việc tăng chỉ số tính tài sản rủi ro cho BĐS lên 250% ra thì không có bất kỳ động thái ghê gớm nào. Ngân hàng Nhà nước biết rằng, thị trường BĐS gắn bó rất mật thiết với hệ thống ngân hàng”.
“Tín dụng trung dài hạn dành cho BĐS thấp hơn trái phiếu dành cho BĐS. Bên cạnh đó, ưu thế của trái phiếu BĐS là linh hoạt hơn khi có thể tái cơ cấu, đảo nợ… Do đó, không thể nói Ngân hàng Nhà nước siết tín dụng dành cho BĐS tạo nên những lo ngại trên thị trường”, ông cho biết thêm.
Ông nhận định Ngân hàng Nhà nước hiểu rõ thị trường BĐS không được phép sụp đổ vì bất kỳ lý do gì, bởi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô, trong đó có hệ thống ngân hàng.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT RB Group cho biết, vấn đề ngân hàng hết room tín dụng đang ảnh hưởng tới doanh nghiệp BĐS.
“Từ tháng 4 đến nay, một số ngân hàng hết room tín dụng khiến một số dự án bán chậm, đặc biệt với phân khúc cần sử dụng đòn bẩy ngân hàng”, ông Ngọc nói.
Ông Nguyễn Văn Ngọc, Chủ tịch HĐQT RB Group
Do vậy, ông Ngọc cho rằng, doanh nghiệp BĐS cần thích ứng với tình hình bằng cách tập trung phát triển quỹ đất có dự án ở được, có giá trị sử dụng và nhà đầu tư có thể ít sử dụng vốn vay ngân hàng. Thay vì phát triển nhiều dự án cũng một lúc nên tập trung phát triển một vài dự án đang dở dang.
Ông nhận xét thị trường trong 6 tháng và một năm tới có thể còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới các nhà đầu tư đã ôm hàng trong giai đoạn vừa rồi, đặt biệt là các nhà đầu tư đầu tư ngắn hạn, đầu cơ hay sử dụng đòn bẩy ngân hàng quá đà.
“Thị trường 6 tháng cuối năm có thể sẽ vẫn khó khăn cho đến khi room tín dụng được nới rộng”, ông Ngọc nói.
Từ khóa » Siết Chặt Bds
-
Siết Tín Dụng Ngừa đầu Cơ Bất động Sản Sẽ Giúp Thị Trường được ...
-
Tín Dụng Bất động Sản: Kiểm Soát Hợp Lý Thay Vì Dùng Thuật Ngữ “siết ...
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất động Sản Một Cách Bất Hợp Lý
-
Siết Chặt Tín Dụng Cho Vay Bất động Sản: Tránh Gây Sốc Thị Trường
-
'Siết' Tín Dụng, Thị Trường Bất động Sản Cuối Năm Có Sự Thanh Lọc Mạnh
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: Thay Vì “ngăn Sông” Hãy “nắn Dòng”
-
Phó Thống đốc: Không Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản - VnExpress
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản - CafeLand.Vn
-
Ngân Hàng Nói Gì Về Việc Siết Cho Vay Bất động Sản? - Zing
-
Lãnh đạo NHNN Khẳng định Không Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất Hợp Lý, Nghiên Cứu đánh Thuế Với Việc ...
-
Siết Tín Dụng Vào Bất động Sản: Ngân Hàng Nhà Nước Nói Gì?
-
Siết Tín Dụng Bất động Sản: “Cú Sốc” Cho Toàn Thị Trường, Giá Nhà Sẽ ...
-
Siết Tín Dụng Nhà, đất: Tạo điều Kiện để Thị Trường Phát Triển Lành Mạnh