Chuyên Gia Phân Tích Mức độ Nguy Hiểm Của Chủng Virus SARS ...
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Chuyên gia phân tích mức độ nguy hiểm của chủng virus SARS-CoV-2 mới
31/05/2021 | 08:14 AM
|Thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác.
news-relateCOVID-19:
Số ca lây nhiễm trong nước từ 27/4 đến nay
4095
Tỉnh thành Hôm nay Tổng
Bắc Giang +43 2161
Hà Nội +15 297
Lạng Sơn +3 65
Bắc Ninh 0 804
TP. HCM 0 157
Đà Nẵng 0 156
Vĩnh Phúc 0 89
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW 0 58
Điện Biên 0 58
Hải Dương 0 48
Bệnh viện K TW 0 44
Hà Nam 0 42
Hưng Yên 0 37
Thái Bình 0 20
Hòa Bình 0 7
Nam Định 0 6
Thanh Hóa 0 5
Huế 0 5
Ninh Bình 0 4
Long An 0 3
Thái Nguyên 0 3
Quảng Nam 0 3
Phú Thọ 0 3
Quảng Trị 0 3
Đắk Lắk 0 3
Hải Phòng 0 3
Quảng Ninh 0 2
Gia Lai 0 1
Bạc Liêu 0 1
Nghệ An 0 1
Quảng Ngãi 0 1
Yên Bái 0 1
Sơn La 0 1
Tuyên Quang 0 1
Đồng Nai 0 1
Tây Ninh 0 1
Việt Nam đang trải qua đợt dịch COVID-19 thứ 4 với những diễn biến khó lường. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, nước ta đã ghi nhận hơn 4.000 trường hợp mắc COVID-19, với các biến thể mới. Số lượng ca bệnh đang gia tăng nhanh chóng trong những ngày qua, đặc biệt là tại các khu vực điểm nóng như Bắc Giang, Bắc Ninh.
Qua phân tích mẫu bệnh phẩm các ca mắc COVID-19 tại Bắc Ninh đều là biến thể Ấn Độ, biến thể mới này có khả năng lây nhiễm cao hơn các biến thể khác, khiến nhiều người mắc bệnh. Vậy cơ chế lây lan của chủng virus SARS-CoV-2 lần này có mức độ nguy hiểm như thế nào?
TS.BS Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có những đánh giá, phân tích rõ hơn về mức độ nguy hiểm của chủng virus mới.
- Là thành viên trong đoàn công tác của Bộ Y tế đồng hành cùng Bắc Ninh tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trong suốt những ngày vừa qua, ông có thể cho biết khái quát về tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh hiện nay được kiểm soát ở mức độ nào?
TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến tối 30/5, toàn tỉnh Bắc Ninh ghi nhận 804 ca bệnh COVID-19, có thể chia thành 2 nhóm chính: cộng đồng (chiếm khoảng 80%) và khu công nghiệp (chiếm khoảng 20%).
Nhóm lây nhiễm tại cộng đồng:
Các ca bệnh được ghi nhận tại tất cả 8 huyện, thị xã, thành phố với nhiều nguồn lây nhiễm khác nhau, trong đó có một số ổ dịch chưa xác định rõ nguồn lây như ở xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, xã Nghĩa Đạo... Các ca bệnh ghi nhận phần lớn tại huyện Thuận Thành (chiếm khoảng 70%), tiếp đó là TP. Bắc Ninh và huyện Yên Phong. Có hai chuỗi lây nhiễm ghi nhận số ca mắc lớn 1) liên quan tới đám cưới tại thôn Đông, xã Mão Điền và 2) đám tang tại thôn Lê Xá, xã Nguyệt Đức.
Trong 3 ngày gần đây, mỗi ngày ghi nhận khoảng từ 30-40 trường hợp mắc rải rác tại các huyện/thị khác nhau. Hiện nay, phần lớn các chùm ca bệnh đã được kiểm soát, các ca bệnh mới là những ca đã được cách ly từ trước hoặc trong vùng phong tỏa. Tuy nhiên, trong 3 ngày trở lại đây, các ổ dịch tại xã Nguyệt Đức, xã Đại Đồng Thành, thuộc huyện Thuận Thành ghi nhận số ca mắc gia tăng trở lại.
TS.BS Hoàng Minh Đức - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế).
Nhóm lây nhiễm tại khu/cụm công nghiệp, công ty ngoài khu công nghiệp:
Đến nay, các ca bệnh được ghi nhận tại 35 công ty thuộc 6 khu/cụm công nghiệp trên địa bàn 6 huyện/thị xã/thành phố. Các ca bệnh tại 4 khu công nghiệp Yên Phong, Tiên Sơn, Thuận Thành, VSIP đã xác định được nguồn lây liên quan đến ổ dịch xã Mão Điền, huyện Thuận Thành.
2 khu công nghiệp có nguy cơ lây nhiễm cao nhất và cần tăng cường các biện pháp kiểm soát là Khu công nghiệp Quế Võ và đặc biệt tại cụm Công nghiệp Khắc Niệm.
- Theo các chuyên gia, đợt dịch lần này có đặc điểm bùng phát đa nguồn dịch, đa hình thái, đa chủng lây nhiễm. Vậy ông có thể phân tích về cơ chế lây lan của chủng mới này, cũng như tính chất nguy hiểm của nó?
TS.BS Hoàng Minh Đức: Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận tổng cộng 7 biến chủng của virus SARS-CoV-2, bao gồm các chủng phổ biến tại Châu Âu, Châu Phi, Anh và Ấn Độ. Trong đợt dịch từ ngày 26/4 đến nay, Việt Nam ghi nhận 2 biến chủng gây quan ngại là biến chủng Ấn Độ (B.1.617.2) và biến chủng Anh (B.1.1.7).
Trong đó, biến chủng Ấn Độ được đánh giá là có khả năng lây lan mạnh được WHO xếp vào nhóm “biến chủng gây quan ngại”. Biến chủng B.1617.2 có khả năng lây truyền cao hơn 40-50% so với biến chủng ở Anh (B.1.1.7). Biến chủng Ấn Độ này đã được ghi nhận tại tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh thành khác.
Theo the Lancet và The New England Journal Medicine, biến chủng Ấn Độ có tốc độ lây lan nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn, vào khoảng 2-4 ngày; so với các chủng trước đó có thời gian ủ bệnh từ 5-7 ngày. Tức là sau 2-4 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh có khả năng lây truyền sang cho người khác.
Thực tế đánh giá đợt dịch lần thứ 4 tại Việt Nam cho thấy, tốc độ lây lan của biến chủng Ấn Độ rất nhanh, đặc biệt trong các môi trường kín, thông khí kém, tập trung đông người như đám cưới, đám ma, quán karaoke, khu công nghiệp. Có những người mới tiếp xúc ca bệnh 1-2 ngày đã có triệu chứng và đã có khả năng lây lan cho người khác.
Như tại Bắc Giang, từ 1 công nhân bị nhiễm bệnh, chỉ sau 5 ngày đã lây lan hàng trăm người khác tại nhiều công ty trong khu công nghiệp. Trên chuyến bay VN160, đã ghi nhận các trường hợp mắc có vị trí ngồi xa so với trường hợp mắc bệnh, khác hẳn so với đợt dịch trước đó.
Về độc lực của biến chủng này, bước đầu cho thấy tỷ lệ người mắc có triệu chứng cao hơn so với các đợt dịch trước. Song, các biểu hiện lâm sàng nặng gây tử vong đang được đánh giá.
- Trước những diễn biến phức tạp và khó lường của tình hình dịch bệnh hiện nay, ông có khuyến cáo gì để bảo đảm an toàn cho chính bản thân, gia đình và cộng đồng trước nguy cơ dịch bệnh?
TS.BS Hoàng Minh Đức: Đối với người dân hiện nay, để bảo đảm sức khỏe cho mọi người trong mùa dịch COVID-19, chúng ta cần phải thực hiện nghiêm những quy định, hướng dẫn về phòng chống dịch COVID-19 của chính quyền địa phương, cơ quan y tế.
Trước hết là thực hiện tốt thông điệp 5K, bao gồm:
- Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly;
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc. Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng;
- Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác;
- Không tụ tập đông người;
- Khai báo Y tế.
Khi có triệu chứng mắc COVID-19 (sốt, ho, khó thở, mấy khứu giác…), liên lạc ngay với cơ quan Y tế và chính quyền địa phương để được tư vấn, hỗ trợ.
Người dân cần phối hợp, hỗ trợ chính quyền và cơ quan y tế địa phương để triển khai, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong cộng đồng. Mỗi người dân nâng cao hơn nữa trách nhiệm, ý thức trong công tác phòng, chống dịch bệnh, góp phần cùng tỉnh Bắc Ninh cũng như cả nước sớm đẩy lùi dịch COVID-19, trở về cuộc sống bình thường.
- Xin trân trọng cảm ơn TS.BS Hoàng Minh Đức./.
Nguồn: Suckhoedoisong.vn
- Tweet
Tin liên quan
- 7 cuộc đời được hồi sinh nhờ nghĩa cử nhân văn của gia đình chàng trai tuổi 18
- Mắc căn bệnh u tuyến ức hiếm gặp sau dấu hiệu đau tức ngực
- Dịch sốt xuất huyết tại Hải Phòng có xu hướng giảm
- Lập 4 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm dịp Tết tại Hà Nội
- Quảng Bình chấn chỉnh hoạt động khám, chữa bệnh nhân đạo, tránh lôi kéo bệnh nhân
- Thông tuyến 'thuốc bệnh viện', người bệnh hưởng lợi
- Quảng Ngãi nâng cấp hạ tầng y tế cơ sở
TIN LIÊN QUAN
Mọi kết nối và chia sẻ dữ liệu y tế phải bảo đảm tính bảo mật, toàn vẹn Năm 2025, Bộ Y tế sẽ thanh tra những lĩnh vực nào? Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược: Đã tạo hành lang pháp lý rõ...Hoạt động Lãnh đạo Bộ
Tin tổng hợp
Thông tin chỉ đạo điều hành
Hoạt động của địa phương
Điểm tin Y tế
Chuyển đổi số y tế
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Chủng Covid ấn độ Tại Việt Nam
-
Những Biến Thể COVID-19 Nào Có ở Việt Nam?
-
Các Biến Chủng Của COVID-19 đã Và đang Xuất Hiện Tại Việt Nam?
-
Việt Nam Xuất Hiện Biến Thể SARS-CoV-2 Lai Tạo Giữa Chủng Ấn Độ ...
-
Biến Thể Kép Mới Của Covid-19, Tên Kappa, đã Xuất Hiện Tại Ấn Độ
-
Biến Chủng Virus Lai Tại Việt Nam Là đột Biến COVID-19 Của Ấn Độ ...
-
Chủ Tịch Nước đề Nghị Ấn Độ đẩy Nhanh Hỗ Trợ Vaccine Cho Việt Nam
-
Phát Hiện Biến Chủng SARS-CoV-2 ở Ấn Độ Tại Việt Nam
-
Biến Chủng Virus Lai Tại Việt Nam Là đột Biến COVID-19 Của Ấn Độ ...
-
Sự Nguy Hiểm Của Biến Thể Delta đang Diễn Ra Trên Thế Giới Và ở Việt ...
-
Phòng Chống Dịch Bệnh - Cổng Thông Tin điện Tử Sở Y Tế Hà Nội
-
BN4514 Nhiễm Biến Chủng Ấn Độ B.1.617.2
-
NÓNG: Chủng Virus Gây COVID-19 Biến Thể Ấn Độ đã Có Mặt Tại Việt ...
-
Biến Chủng COVID-19 "đột Biến Kép" Từ Ấn Độ đã Xuất Hiện ở Việt ...
-
Việt Nam đã Xuất Hiện Thêm Biến Chủng SARS-CoV-2 Mới Lai Tạo ...