Chuyên Gia Phong Thủy Hướng Dẫn Cụ Thể Cách Bao Sái Bàn Thờ Dịp ...

Nhà cửa bề bộn thì vượng khí năm mới khó được hoan nghênh, vì vậy ngoài dọn dẹp nhà cửa, gia chủ cần đặc biệt dành thời gian bao sái ban thờ. Chuyên gia phong thủy Nguyễn Hoàng hướng dẫn cụ thể cách bao sái bàn thờ dịp cuối năm

Theo lệ cổ truyền, cuối năm cần dọn dẹp nhà cửa, bao sái bàn thờ để đón Tết mới, vận mới. Theo phong thủy, gọn, sạch là linh khí của trời đất, là hồn cốt của phong thủy.

Nếu nhà cửa bề bộn thì vượng khí năm mới khó được hoan nghênh. Gia chủ nào lười biếng dọn dẹp nhà năm cũ thì tài lộc năm mới cũng bí bách không thông, sức khỏe giảm sút, tình cảm phức tạp. Vì vậy mọi người hãy dành ra một ngày cuối năm để làm sạch nhà cửa - đặc biệt là việc bao sái bàn thờ.

Cuối năm nhà nào cũng cần bao sái bàn thờ. Ảnh minh họa.

Cuối năm nhà nào cũng cần bao sái bàn thờ. Ảnh minh họa.

Bao sái bàn thờ là lau dọn cho bàn thờ sạch sẽ, có thể tiến hành cùng ngày Tết Táo Công, hoặc sau ngày đó. Sau đây là những bước tiến hành bao sái bàn thờ.

Trước tiên cần thắp hương xin phép, rồi dùng nước thơm lau sạch ngai, tượng, đồ thờ... rồi rút tỉa chân nhang (giữ lại 3 cây đang cháy), hóa hết tất cả chân nhang đã rút, hóa luôn các tế phẩm năm cũ đã rước từ đền chùa về (như cành vàng lá ngọc, bùa chú), tro hóa xong có thể rắc xuống sông hồ hoặc nơi đất sạch.

Chuẩn bị

- Ngũ vị hương

- Khăn sạch

- Thau nước

- Mâm đồng

- Lễ vật tùy tâm

Thực hiện

1. Chọn ngày đẹp, giờ tốt để thực hiện. Đun một nồi nước ngũ vị hương (nhớ mua ngũ vị cửa hàng thuốc Bắc, không mua gói bột ở quầy hàng mã). Đổ nước ngũ vị hương vào thau sạch, nước pha ấm khoảng 40 độ là được.

2. Thắp hương xin phép Thần linh, gia tiên để bao sái bàn thờ.

Sau đó, trong khi hương cháy thì bê toàn bộ bát hương xuống, tốt nhất là đặt vào một cái mâm.

3. Rút tỉa hết chân nhang, giữ lại 3 cây đang cháy.

Dùng khăn sạch nước thơm lau hết một vòng bát hương (lưu ý là bạn có thể quên vị trí các bát hương, vì vậy rất cần nhớ đánh dấu vị trí từng bát hương để tránh bị nhầm lẫn sau khi đặt lại lên bàn thờ.

4. Dùng nước ngũ vị lau sạch bàn thờ.

Đồng thời hạ hết toàn bộ đồ tế phẩm của năm cũ xuống để hóa.

5. An vị bát hương trở lại, nhớ đừng đặt sai thứ tự.

Sau đó thắp tiếp một tuần nhang và bày đồ tế phẩm của năm mới lên.

6. Hóa hết chân nhang, cành vàng, lá ngọc, bùa chú, vàng mã của năm cũ.

Cuối cùng mang tro ra bón cây hoặc thả xuống dòng nước.

Các ngày tốt để bao sái bàn thờ

- Gia chủ có thể thực hiện cùng một lần với ngày cúng ông Táo nhưng nên chia thành 2 nghi lễ khác nhau: Cúng ông Táo trước rồi bao sái bàn thờ; Hoặc bao sái bàn thờ xong mới cúng ông Táo cũng được.

- Có 3 ngày tốt năm nay để bao sái ban thờ là: 20, 23, 26 tháng Chạp.

Nguồn: [Link nguồn]

Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp? Có nên cúng ông Công ông Táo trước ngày 23 tháng Chạp?

Chuyên gia phong thủy Nguyễn Trọng Tuệ - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kiến trúc và văn hóa phương Đông cho biết, tục lệ...

Bấm xem >>

Từ khóa » Cách Pha Nước Bao Sái Ban Thờ