Chuyên Gia Tâm Lý Trịnh Hòa Bình: “Hot… Tự Phong” Giống Như Một ...
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014 có thể được xem là một năm “gặt hái” những hiện tượng lạ, những trào lưu mới trong giới trẻ. Trong câu chuyện cuối năm với phóng viên Báo Công lý điện tử, chuyên gia tâm lý, PGS-TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện xã hội học), đã đưa ra những quan điểm thẳng thắn về vấn đề này.
Bên cạnh đó, ông cũng đánh giá một cách khách quan vai trò của truyền thông trong việc “tạo ra” những “hiện tượng”, “trào lưu” trong năm vừa qua.
Chuyên gia tâm lý, PGS-TS. Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Dư luận xã hội (Viện xã hội học)
“Hot… tự phong” là hiện tượng tự lăng xê
PV: Ông quan niệm thế nào về “hiện tượng”?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Bản thân từ “hiện tượng” nó rất giản dị. Cứ có cái gì đó nổi lên mà khơi gợi được một sự chú ý nhất định nào đó thì được xem như hiện tượng. Chỉ có từ hiện tượng mà đi đến bản chất hay trở thành cái gì đó mang tính phổ quát, trở thành hình mẫu, chuẩn mực thì mới là một con đường không chỉ gập ghềnh chông gai khúc khuỷu, không chỉ khó khăn, mà thậm chí trong rất nhiều trường hợp không có khả năng trở thành như vậy.
Đương nhiên khi nói “hiện tượng” là nói đến tính chất đơn lẻ của nó, chứ chưa nói đến về chiều cạnh bản chất của vấn đề (nếu không nó đã không trở thành hiện tượng, trở thành hình mẫu, trở thành chuẩn mực). Có nhiều “hiện tượng” chỉ dừng ở chỗ là “hiện tượng” mà thôi, có nghĩa “hiện tượng” cũng chỉ là cái gì đó rất xoàng xĩnh, rất bình thường.
Rất nhiều các cô gái trẻ sau một vài hình ảnh "khoe thân" thì tự nhận mình là "hot girl" mà chưa có cống hiến gì. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, với câu hỏi của bạn, tôi muốn nói về thứ “hiện tượng” mà hiện nay chúng ta hay nhắc: cái này cái kia là hiện tượng của tháng, hiện tượng của năm, hiện tượng của vùng miền… Như vậy có nghĩa là chí ít cái đó cũng hội tụ những đặc điểm và có ảnh hưởng nhất định về quy mô, hoặc số lượng, hoặc mức độ quái dị, biến thiên độc đáo… thì người ta mới xem đó là “hiện tượng”.
Tóm lại, muốn trở thành “hiện tượng” thì nó cũng phải gợi được sự chú ý của công luận, của cộng đồng cả về chiều dương lẫn chiều âm. Nghĩa là có hiện tượng ở chiều kích của sự ngợi ca, có hiện tượng ở chiều kích của sự phê phán. Ở chiều kích của sự phê phán, thì cái gọi là “hiện tượng” thu hút sự chú mục của cộng đồng, nhưng người chú mục vào nó, ngắm nghía nó với mục đích như là tiêu diệt (để phê phán).
PV: Ông nhìn nhận như thế nào về hiện tượng hot boy, hot girl tự phong? Đâu là lý do nảy ra những “hiện tượng” này?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Bản thân cụm từ “hiện tượng hot girl, hot boy tự phong” đã nói lên tất cả.
Trước hết, chúng ta nên xem xét những người thế nào thì được xem là “hot”? Có thể nói một cách khái quát thế này: Đó là những người thu hút được sự chú ý của cộng đồng, những người đặc biệt, và bản thân họ tỏa ra một nhiệt lượng nào đó, một sự cảm hóa, thuyết phục nào đó, một sự lan nhiễm nào đó với cộng đồng, có ảnh hưởng trong làng truyền thông...
Kenny Sang - một trong những hot boy tự phong gây bão cộng đồng mạng năm 2014
Như vậy, sẽ có những người không thực sự “hot” theo đúng nghĩa của nó, nhưng họ muốn chơi nổi và họ tự xưng là “hot”. Họ có thể bằng việc làm, ứng xử, thậm chí thủ đoạn; có thể nói những điều thậm chí khiếm nhã, kệch cỡm, không trọn vẹn, không tròn vành rõ chữ, thiếu hụt một điều gì đó để cư dân mạng dậy sóng thì tự nhiên cũng trở thành “hot”. Nói ở một khía cạnh nào đó, nó giống như một công nghệ tự lăng xê mình.
Những người được gọi là “tự phong” thì bản thân ban đầu ở họ không hội tụ những yếu tố có thể thu hút sự chú ý để trở thành “hot”. Tôi cho rằng bản thân những cá thể ấy khao khát có được sự chú ý của công luận, của cộng đồng mạng nên họ tự tìm đến một xu hướng quảng cáo, PR, bằng tất cả các chiêu thức có thể nghĩ ra mà không nhất thiết phải đúng quy trình, quy phạm, không nhất thiết giống như một công nghệ PR như lâu nay vẫn được biết.
Họ nói đi nói lại nhiều lần về cái chuyện họ là “hot boy”, “hot girl”, và điều này giống như câu chuyện về nghệ thuật tuyên truyền từ thời Gilbert: nói những điều không có thật, rồi nói mãi, nói mãi khiến mọi người bán tin bán nghi, và cuối cùng là tin.
Đó là ý kiến cá nhân của tôi. Và trong thực tế cũng có những cá thể đi đến “sự nổi tiếng” bằng những thể thức kiểu như vậy.
PV: Lệ Rơi có phải là một hiện tượng như vậy?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Tôi cho rằng "ca sĩ" Lệ Rơi cũng là một “hiện tượng tự phong”. Cậu ấy cũng có nói tốt nghiệp trường này trường kia, nhưng cũng có những cái “rướn lên” quá sức mình.
Điều này xảy ra có lẽ bởi sau khi được nhìn nhận như một hiện tượng thì mặc cảm trong lòng cậu ấy trỗi dậy buộc cậu phải khai thêm “lý lịch bổ sung” nhưng thực tế thì nó lại không được như vậy.
Như vậy, xung quanh câu chuyện mặc cảm, cái TÔI tự thân của cậu ấy tìm cách để có “sự ngang bằng” với sự chú ý của công luận…
Mặc dầu vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng Lệ Rơi là một “hiện tượng” bởi cậu ấy thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Trong một chừng mực nào đó, anh chàng ca sĩ Lệ Rơi như một hình thức biểu diễn bổ sung cho diễn xướng chính thức của chúng ta.
Tại sao “hiện tượng” ấy nó sống được? Vì công chúng, đặc biệt là quần chúng giới trẻ đã cảm thấy bão hòa, thừa mứa, chán chường với những sân khấu, với những hình thức diễn xướng có tính chất truyền thống và căn bản.
Như vậy, phải chăng là chính lĩnh vực diễn xướng một cách chính thức và hiện đại này đang tồn tại những “khuyết tật” để cho những “hiện tượng” kia nổi lên như một “sự bổ sung”? và hóa ra nó lại có sức sống?
PV: Vừa qua Lệ Rơi “đột nhiên” xuất hiện trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam trong chương trình "Cuộc sống thường ngày" để chia sẻ về đam mê ca hát. Ngay sau đó, chương trình này nhận được rất nhiều ý kiến trái chiều, và phần lớn là đả kích…
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Chúng ta có thể thấy dù nhiều hay ít, dù được đánh giá bởi nhiều cung bậc, tình cảm thái độ khác nhau thì anh chàng Lệ Rơi Nguyễn Đức Hậu cũng đã trở thành một “hiện tượng”.
Đài Truyền hình Việt Nam đã có lý, thay vì là bôi bác, cho rằng Lệ Rơi là một kẻ lẩm cẩm, khác đời, "chẳng để làm gì cả"... khi để chàng thanh niên "hơn một bằng cao đẳng - đại học" làm nghề trồng ổi... đó xuất hiện trong khuôn khổ của chương trình "Cuộc sống thường ngày".
Tôi cho rằng điều này giống như một sự ghi nhận về một xu hướng, một thể thức, một thực tế - cho dù là phủ định hay khẳng định… trong lòng xã hội đương đại của chúng ta với tất tả những vấn đề của nó... (!)
Truyền thông không hề bị “xỏ mũi”
PV: Truyền thông có vai trò như thế nào trong việc đẩy những thứ như ông nói ở trên thành “hiện tượng”, theo ông?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Đời nào cũng có những người “ngớ ngẩn”, hoặc là đại ngôn, hoặc là bạo liệt phô ra cho bàn dân thiên hạ, cho cộng đồng cái TÔI độc đáo và dị biệt, thậm chí là quái dị của mình. Và chính nhờ cái sự dị biệt, sự quái dị đó mà trở nên “nổi tiếng”, trở nên có sức sống. Ở đây nó giống như câu chuyện Herostratus đi vào lịch sử như kẻ đốt đền nổi tiếng nhất thời cổ đại vậy.
Nổi tiếng bởi những kỳ công vĩ đại thì khó, nhưng những hành vi như phá hoại, tấn công vào một giá trị hiện tồn được mọi người trân trọng thì cũng trở thành “nổi tiếng”…
Như vậy, có nhiều cách, ít nhất là hai cách để trở nên nổi tiếng: một là tạo ra những kỳ công vĩ đại và theo chiều thuận để cống hiến cho kho tàng văn hóa văn minh nhân loại; và hai là đạp đổ và đe dọa sự phát triển của công đồng xã hội – và trong trong trường hợp này thì sự nổi tiếng lại bị sự phủ định, thậm chí “phỉ nhổ” của thiên hạ…
Họ sẵn sàng làm những hành động kỳ quặc, nói ra những câu người ta cho là dở hơi, chẳng hạn như Ngọc Trinh từng nổi tiếng với câu nói “Không có tiền cạp đất mà ăn”.
Nữ hoàng nội y Ngọc Trinh nổi tiếng với câu nói: "Không có tiền cạp đất mà ăn à!"
Tại sao những thứ như vậy lại trở thành “hiện tượng” và có sức sống? Câu chuyện này liên quan đến vai trò của truyền thông. Truyền thông đã “tóm” ngay lấy chúng. Có người “tóm” để phê phán, đứng trên lập trường cái đẹp, cái tốt, chân - thiện - mỹ để phê phán, đối chọi với cái xấu, cái ác, jái giả… Nhưng có người lại lại “tóm” chỉ để chứng tỏ rằng “tôi cũng thạo tin”, rồi “lăng xê” nó... Và trong trường hợp này, vô hình chung truyền thông đã có một vai trò, đã thực hiện một nhiệm vụ như sự tiếp tay để cho “hiện tượng” đó trở nên “bất tử”.
Thậm chí có những kẻ cũng không giỏi suy nghĩ đến mức khi nói những điều ngớ ngẩn như vậy thì đã hàm chứa bao nhiêu giá trị âm, đơn giản họ chỉ nói thế thôi. Nhưng chính giới truyền thông đã phân tích cho ra “ý tại ngôn ngoại”, đã đổ thừa cho những giá trị phản giá trị mà bản thân người nói, người đề xuất ra hình thức, hiện tượng đó không hề định hướng.
PV: Ông có cho rằng truyền thông bị “xỏ mũi” không?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Tôi dám chắc truyền thông không hề bị xỏ mũi bởi bên cạnh những người không biết gì, chỉ biết ăn theo thì phần đông giới truyền thông biết rõ đường đi nước bước của những hiện tượng này. Và trong xu thế truyền thông báo chí nở rộ hiện nay, việc cạnh tranh, ganh đua nhau nên để tồn tại thì phải chăng cần đồng hành với những thứ hiện tượng như vậy để có thể thu hút độc giả? Tuy nhiên, không thể phủ nhận trong đó cũng có những người bị “xỏ mũi”, bị trở thành một thứ nô lệ cho những dòng thông tin đó.
Bởi nhàm chán, nên sự khác lạ thành “trào lưu”
PV: Có những trào lưu trên thế giới khi du nhập vào Việt Nam thì giới trẻ lại đón nhận và tiếp cận rất nhanh và nhanh chóng trở thành “trào lưu” trong nước. Ông nghĩ sao về điều này?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Tôi cho rằng quốc gia nào hiện nay cũng đều đang đứng trước ngưỡng của nhiều thách thức, nhiều xung đột về phương diện giá trị. Người ta cũng đang trăn trở, nỗ lực rất nhiều để kiếm tìm những hình thức thể hiện mới.
Dội nước đá - một trong những trào lưu hot du nhập vào Việt Nam và được giới trẻ hưởng ứng nhiệt tình trong năm 2014
Ví dụ, trong câu chuyện “Thách thức đổ nước đá”. Nó được lan tỏa, bùng phát rất nhanh chóng, nhưng chúng ta hãy chú ý xem tất cả những chủ thể, khách thể thực hiện để vươn tới giá trị hành vi ấy hầu như nằm ở trong giới truyền thông và một phần các nhà hoạt động xã hội, còn giới chức hoạt động chính trị thì họ lựa chọn một hình thức mới, hoặc là thoái thác hoặc là đóng góp đóng tiền cho việc đó mà không nhập cuộc như Tổng thống Nga Vladimir Putin và và Tổng thống Mỹ Barrack Obama.
Có nghĩa họ hoàn toàn biết đây là những hiện tượng đời sống truyền thông, của xu hướng kiếm tìm những hình thức thể thức mới để khẳng định, biểu tỏ những ý hướng của con người trong đời sống cộng đồng.
Ở nước ta, vì sao độ bắt chước nhanh như vậy mặc dù có khi chưa hiểu biết thực chất trào lưu ấy là gì, thậm chí còn chưa tìm hiểu? Tôi cho rằng điều này là do sự nhàm chán, khuôn mẫu, sáo rỗng… nên khi bất cứ hành vi, chiêu trò nào khác lạ là “thần dân” của ta bắt đầu nhập cuộc.
PV: Theo ông, những hiện tượng này sẽ “sống” được bao lâu?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Tôi không thể nói trước được điều này. Thế nhưng, việc ngăn chặn những trào lưu thế này là vô nghĩa bởi chúng ta chỉ có thể thắng được những trào lưu phái sinh đó bằng những cái gì có tính chất chủ lực, chủ đạo, lành mạnh và trong sáng, những giá trị tuyệt đích mà cả cộng đồng, cả dân tộc phải được hướng tới, lành mạnh hóa xã hội trên cơ sở phát triển toàn diện các mục tiêu của xã hội vì con người.
Cho tới hiện nay và cả sau này, bất cứ hiện tượng gì của thế giới khi du nhập vào Việt Nam, dù nó có thẩm thấu, lan tỏa, thâm nhập chúng ta đi chăng nữa thì đều được Việt hóa chứ không được giữ nguyên bản.
PV: Ông nghĩ gì về việc những hiện tượng đẹp chẳng hạn như hoạt động tình nguyện… lại “có vẻ như” (ở đây tôi muốn nhấn mạnh là “có vẻ như”) không nhận được sự chú ý của giới trẻ? Điều này liệu có phải một phần do lỗi của truyền thông?
PGS-TS. Trịnh Hòa Bình: Truyền thông chính thống chỉ có ý nghĩa trên văn đàn, diễn đàn chính thống chứ khó đi vào từng ngách ngõ, mỗi tâm hồn, mỗi trí tuệ của mỗi cá thể.
Trong khi đó, truyền thông trên diện rộng, truyền thông tự do, truyền thông cá nhân thông qua những liên kết cá nhân trực tiếp, ví dụ như cộng đồng mạng, thì ở đó việc tiếp cận và làm bùng nổ ở mỗi con người lại lớn hơn truyền thông chính thống.
Vì thế, tôi cho rằng thay vì kỳ thị các mạng này thì giới hữu trách nên tìm cách đi vào và quản lý chúng một cách khoa học thay vì đặt vấn đề quản lý và nắm nó một cách thô bạo, khắc nghiệt.
Xin cảm ơn ông!
Từ khóa » Tiến Sĩ Trịnh Hòa Bình
-
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Cần Có Bộ Quy Chuẩn Hẳn Hoi Về Việc Tặng ...
-
PGS.TS Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Viện XH Học - YouTube
-
PGS. TS Trịnh Hòa Bình – Chuyên Gia Xã Hội Học Bàn Về Khuyến ...
-
Trịnh-hòa-bình Trang Cá Nhân | Facebook
-
TS Trịnh Hòa Bình: "Chân Dài Cặp đại Gia Là Chuyện Rất Bình Thường"
-
Trịnh Hòa Bình Viện Xã Hội Học - Giáo Dục Việt Nam
-
Nhà Xã Hội Học, PGS. TS Trịnh Hoà Bình - Báo Đại Đoàn Kết
-
Thiết Chế Gia đình đang Lỏng Lẻo - Hànộimới
-
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Thủy Tiên Lỡ 'chi Phí' Hết 5-10 Tỷ Cũng ...
-
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Ngọc Trinh Là 1 Thứ Dị Biệt, Quái đản! - SOHA
-
PGS-TS Trịnh Hòa Bình: 'Hà Hồ Bị Lên án Là Lẽ đương Nhiên'
-
PGS.TS Trịnh Hòa Bình Gây Tranh Cãi Khi Chia Sẻ: "Bỏ Túi Riêng Tiền Từ ...
-
Nhà Xã Hội Học, PGS.TS Trịnh Hoà Bình: "Ăn Thịt Chó Không Phải Là ...