Chuyên Gia Tư Vấn: Người Bị Trầm Cảm Nên Làm Gì?

1. Những đối tượng nào dễ mắc bệnh trầm cảm?

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh trầm cảm, song theo thống kê, lứa tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất là từ 18 - 45 tuổi. Nhóm độ tuổi này phải đối diện với nhiều áp lực từ xã hội và cuộc sống như: sinh con vào độ tuổi thành niên, về hưu, kết hôn, áp lực việc làm, tài chính,...

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng

Trầm cảm là bệnh rối loạn tâm thần nghiêm trọng

Những đối tượng dễ mắc rối loạn trầm cảm bao gồm:

1.1. Những người bị sang chấn tâm lý

Những người phải trải qua những biến cố lớn, đột ngột trong cuộc đời có nguy cơ trầm cảm và các rối loạn tâm lý khác rất cao như: phá sản, mất đi người thân, con cái hư hỏng, hôn nhân đổ vỡ, nợ nần tiền bạc, áp lực công việc lớn, làm việc nhiều giờ hàng ngày,...

1.2. Nhóm phụ nữ vừa mới sinh con

Tỷ lệ phụ nữ sau sinh bị trầm cảm rất cao, đây được đánh giá là giai đoạn nhạy cảm, bao gồm cả thay đổi nhanh chóng về hormone trong cơ thể, hình thể đến những trách nhiệm trong chăm sóc con và gia đình,... Những người đã từng gặp bất ổn trong cuộc sống trước đó hoặc hôn nhân không hạnh phúc cũng góp phần làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc trầm cảm

Phụ nữ sau sinh rất dễ mắc trầm cảm

1.3. Nhóm người bị tổn thương cơ thể

Tai nạn, chấn thương có thể khiến nhiều người phải cắt bỏ một số bộ phận trong cơ thể. Đây là cú sốc lớn mà không phải ai cũng vượt qua được, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần.

1.4. Nhóm học sinh, sinh viên

Học sinh, sinh viên phải chịu áp lực học tập quá lớn, thi cử dồn dập, kết quả học tập không tốt,... ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

1.5. Nhóm đối tượng thiếu nguồn lực trong cuộc sống

Những người sống độc lập, thiếu mối quan hệ hỗ trợ, giao tiếp không tốt, thiếu kỹ năng ứng phó với stress, gánh nặng kinh tế, công việc,...

1.6. Nhóm đối tượng lạm dụng chất kích thích

Rượu bia, ma túy,... là những chất kích thích thần kinh gây hại cho sức khỏe lâu dài, lạm dụng càng nhiều thì nguy cơ tổn thương càng cao.

2. Điều trị bệnh trầm cảm thế nào?

Để điều trị hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh trầm cảm dựa trên các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm đánh giá. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên tình trạng bệnh để xây dựng phương pháp điều trị thích hợp, dưới đây là một số phương pháp phổ biến:

 Bệnh nhân trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc

Bệnh nhân trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc

2.1. Điều trị bằng hóa dược

Hóa dược là phương pháp phổ biến để điều trị trầm cảm, thuốc chống trầm cảm có nhiều tác dụng cho những người mắc bệnh trung bình và nhẹ. Nếu mức độ trầm cảm nhẹ, hầu hết các bác sĩ sẽ hướng đến điều trị bằng liệu pháp tâm lý an toàn và ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

Mỗi trường hợp mắc bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian điều trị khác nhau, ngoài ra cũng cần theo dõi và đánh giá liên tục trong quá trình điều trị. Các thuốc phổ biến được dùng bao gồm: thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc, thuốc chống trầm cảm không điển hình, thuốc ức chế monoamine oxidase,...

2.2. Điều trị bằng liệu pháp tâm lý

Điều trị tâm lý ngày càng được nhiều người biết đến, được đánh giá là liệu pháp chữa trầm cảm và các rối loạn tâm lý hiệu quả. Các tâm lý gia sẽ đồng hành hỗ trợ tâm lý với bệnh nhân trong suốt và sau khi điều trị, không những giúp người bệnh dần hồi phục trở lại, giảm các triệu chứng bệnh mà còn giúp họ hiểu thêm về bản thân, tăng tự tin và thích nghi với đời sống.

Các liệu pháp điều trị tâm lý phổ biến hiện nay gồm: trị liệu nhận thức và hành vi, trị liệu nghệ thuật, trị liệu gia đình,...

2.3. Hỗ trợ điều trị trầm cảm bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Với trầm cảm nói riêng và các bệnh tâm lý nói chung, môi trường đóng vai trò quan trọng trong các nguy cơ gây bệnh trầm cảm, vậy nên một lối sống tốt hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh rất hiệu quả.

Chế độ ăn uống hợp lý: người bệnh cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Nếu trầm cảm xuất phát từ nguyên nhân nội sinh, người bệnh nên tăng cường sử dụng các thực phẩm tăng khả năng tuần hoàn máu.

Chế độ sinh hoạt khoa học: tập thể dục đều đặn, phát triển các mối quan hệ lành mạnh, tránh thức đêm, tránh lạm dụng rượu bia và chất kích thích, hạn chế phụ thuộc vào các thiết bị điện tử, mạng internet,...

3. Người bị trầm cảm thì nên làm gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Để vượt qua bệnh trầm cảm, sự kiên trì và nỗ lực của bản thân người bệnh giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Triệu chứng bệnh lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, một vài việc làm và thói quen sau sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, giúp bạn giải đáp thắc mắc người bị trầm cảm thì nên làm gì.

3.1. Đặt ra mục tiêu để có nghị lực

Nghị lực đến từ mục tiêu được đặt ra rất tốt để người bệnh phấn đấu, hãy thử như vậy khi bạn lo lắng đến mức không thể chịu được nữa. Nghĩ đến người thân như con cái, chồng, cha mẹ, những người bạn yêu thương giúp bạn có thêm nghị lực để suy nghĩ và làm việc tích cực hơn. Đây cũng là điều mà các bác sĩ tâm lý khuyên khi tất cả chúng ta phải đối mặt với áp lực cuộc sống lớn.

3.2. Tận hưởng hạnh phúc thực tại

Áp lực tâm lý có thể đến từ sự lo lắng quá mức cho tương lai, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn nếu sống, hưởng thụ hạnh phúc đầy đủ từ hiện tại. Điều này thực tế đã giúp nhiều bệnh nhân loại bỏ bớt nỗi lo sợ và giảm gánh nặng cuộc sống.

 Chia sẻ với những người xung quanh để giảm cảm xúc tiêu cực

Chia sẻ với những người xung quanh để giảm cảm xúc tiêu cực

3.3. Làm mới mối quan hệ và sở thích

Người trầm cảm có xu hướng thu mình lại, ít tiếp xúc với mọi người cộng đồng, hãy thay đổi thói quen này. Đơn giản chỉ là tham gia một buổi gặp gỡ mọi người, đi uống cà phê trò chuyện hoặc ghé vào nhà người quen. Thói quen đơn giản này giúp bạn cởi mở và quên đi ưu sầu rất tốt.

Nếu cần tư vấn thêm về bệnh cũng như người bị trầm cảm thì nên làm gì, hãy liên hệ với Bệnh viện MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Fo Thì Nên Làm Gì