Chuyển Hàng Từ Nhật Bản Về Việt Nam Bằng Dịch Vụ EMS

Phần quan trọng nhất là mục khai danh mục hàng ở ô 21: Cột 1: Detailed description: Bạn ghi rõ tên loại hàng (có thể hỏi nhân viên bưu điện để viết cho chính xác) Cột 2: là mã HS dành cho hàng gửi với mục đích thương mại. (Nếu gửi dưới dạng quà cho ngừoi thân thì không cần điền) Cột 3: là thông tin chi tiết hơn bao gồm theo thứ tư: số lượng hàng, khối lượng và giá trị. (Bạn chi cần ghi khối lượng và giá trị)

Chuyển hàng từ Nhật Bản về Việt Nam bằng dịch vụ EMS

Mục 22,23 bạn đánh dấu nếu món hàng của bạn chứa một số loại đồ trong các loại: quà tặng (gift), mẫu dùng thử (sample), đồ buôn bán (merchandise), đồ cá nhân (personal effects), tài liệu (document), các loại khác,… Ô 16 bạn ghi số loại danh mục và số lượng đồ gửi. Bạn ký tên ở ô 39

Tờ khai thuế bạn ghi giống hệt những gì đã ghi ở ô 21 và phần địa chỉ. 3. Về giá cước

 Thông thường giá cước tính dựa trên cân nặng, thời gian - Bưu gửi 1kg, giá EMS là 1800 yên, nếu vận chuyển bằng đường hàng không chi phí là 2050 yên - Bưu gửi 1.5kg, giá EMS là 2400 yên, vận chuyển bằng đường hàng không vẫn là 2400 yên - Bưu gửi 2kg, giá EMS là 3000 yên, phí vận chuyển đường hàng không là 2750 yên  Vì vậy có nghĩa là nếu mặt hàng không vượt quá 1.5 kg thì gửi EMS là tiết kiệm nhất. Dịch vụ EMS ở Nhật Bản rất tiện lợi, giá cả phải chăng, chính vì vậy dịch vụ này khá được nhiều người ưu chuộng. Ưu điểm chính giúp dịch vụ luôn được người dùng tin tưởng đó là: Nhanh, gọn và rẻ. Chính vì vậy, nếu bạn muốn gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam với chi phí thấp nhất sẽ rơi vào khoảng 900 cho hàng 300g. Còn nếu vận chuyển đường hàng không sẽ là 1700 yên cho hàng 500g và vận chuyển bằng đường biển là 1500 yên cho hàng 1kg.  Khi sử dụng dịch vụ EMS của bưu điện Nhật Bản bạn có thể truy cập website https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/ để tra cứu số tiền cũng như thời gian hàng hóa sẽ được chuyển về Việt Nam:  Truy cập website trên bạn lần lượt điền các thông tin bên dưới, sau đó bấm 「次へ」:  1. Loại bưu phẩm 2. Khối lượng bưu phẩm 3. Nơi bưu phẩm đi (thường là nơi ở hiện tại của người gửi) 4. Nơi bưu phẩm đến (Việt Nam) Theo như kết quả tra cứu tại website trên thì EMS nhanh nhất mất 6 ngày. Tuy nhiên, các bạn cũng nên lưu ý rằng thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Khoản phí chính xác bạn phải trả sẽ được thông báo khi bạn làm thủ tục gửi hàng, còn thời gian chuyển hàng cũng sẽ có sự thay đổi tùy vào  tình hình thời tiết cũng như các điều kiện khác. Bảng chi tiết giá cước EMS

Từ khóa » Gửi Ems Quốc Tế Mất Bao Lâu