Chuyện "hậu Cung" ít Biết Của Tướng Nguyễn Việt Thành (5) - Gia đình

Chuyện 'hậu cung' ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (4): Cho vợ nhận địch làm chồng! Chuyện "hậu cung" ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (4): Cho vợ nhận địch làm chồng!

Bán đất để trả tiền viện phí cho con

Trước khi tướng Tư Bốn rời Tiền Giang về TP.HCM nhận nhiệm vụ Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) phụ trách phía Nam thì từ năm 1976 đến 1986, ông lần lượt thăng tiến, giữ các chức vụ từ trưởng phòng, phó chỉ huy trưởng, đến quyền chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Cảnh sát nhân dân thuộc Công an tỉnh Tiền Giang.

Năm 1980, ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Từ năm 1987 đến 1998, ông lần lược giữ các chức vụ Phó giám đốc, Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang. Tháng 4/1998, ông được phong hàm thiếu tướng. Ông được xem là vị tướng có cuộc sống đạm bạc, "ăn cơm tập thể, ngủ giường cá nhân".

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (5): Chồng tướng công an, vợ bán đất cho con chữa bệnh - Ảnh 2.

Người vợ tảo tần của ông trung tướng

Tướng Tư Bốn đã lập được những chiến công vang dội, tên tuổi và uy tín của ông được dư luận, xã hội thừa nhận trong thời chiến và cả thời bình. Thế nhưng, như lời tâm sự của vị tướng về hưu, ông có thể toàn tâm lo sự nghiệp và cống hiến cho xã hội là nhờ bên cạnh có một hậu phương vững chắc. Tướng Tư Bốn tiếc nuối khi không còn trẻ để cống hiến, làm được nhiều việc hơn nữa. Và ông nợ, nợ bà Chín món nợ ân tình, những ngày tháng ngắn ngủi còn lại, ông dành trọn vẹn cho người vợ hiền cả đời lam lũ tần tảo hy sinh cho chồng.

Ngày trước bà Chín và con nhỏ sống ở Long Tiên, nhưng sau khi đất nước giải phóng, vợ chồng đoàn tụ, gia đình bà đã chuyển về xã Thanh Bình (huyện Chợ Gạo, quê của tướng Tư Bốn) sinh sống. Tướng Tư Bốn để lại cho vợ căn nhà gió vào gió ra thông thống, cùng người mẹ già, ông lại vội lên trở về tiếp quản Tổng nha Cảnh sát Sài Gòn, trước khi được bổ nhiện, và chuyển về quê hương công tác.

"Lần đó, các anh bên trên còn có ý định điều động tôi qua tiếp quản dinh Độc Lập. Nhưng tôi xin các anh cho xuất ngũ về quê. Tôi bảo, giờ đất nước thống nhất, tôi chỉ có tâm nguyện về nhà sống, lo làm ăn xây dựng cuộc sống mới, bù đắp cho vợ con. Tuy nhiên, các anh không đồng ý. Cực chẳng đã tôi bảo, nếu không cho em nghỉ thì các anh cơ cấu cho em về Tiền Giang, làm gì em cũng chịu, chỉ cần gần vợ em là được rồi", ông nhớ lại.

Sau đó, ông được chuyển về Công an tỉnh Tiền Giang công tác. "Nhận được quyết định điều động về tỉnh nhà tôi mừng lắm. Vì trụ sở Công an tỉnh Tiền Giang nằm ở TP. Mỹ Tho. Từ đó về nhà tôi chưa đầy 10km. Nhưng rồi công việc bộn bề, tôi phải ăn ngủ tại nhà tập thể của cơ quan, chỉ khi nào rảnh tôi mới tranh thủ về thăm vợ", tướng Tư Bốn kể tiếp.

Ngồi bên cạnh, nghe tâm tư của chồng chia sẻ với PV, bà Chín mỉm cười mãn nguyện. Bà bảo, ngày đó, có nhiều người bảo có chồng mà cứ như không. Đất nước sau ngày giải phóng, cuộc sống khó khăn túng thiếu đủ bề, một nách 3 đứa con thơ, người mẹ chồng nay ốm mai đau. Bà phải gắng gượng, buôn gánh bán bưng mới vượt qua được giai đoạn khốn khó đó.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (5): Chồng tướng công an, vợ bán đất cho con chữa bệnh - Ảnh 3.

Căn nhà của tướng Tư Bốn và người vợ hiền ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang)

Trong ký ức của bà Chín vẫn còn vẹn nguyên những ngày cơ cực đã qua. Sau thời kỳ hợp tác xã, nhà nước chia đất, giao lại đất cho dân canh tác, bà Chín được cha mẹ đẻ cho mấy công đất ở mãi Long Tiên. Mỗi khi mùa vụ lúa, bà Chín lại gửi con nhỏ cho anh em hàng xóm coi nhờ, bản thân mình lại vượt hàng chục km về làm Long Tiên làm ruộng.

"Ngày ấy, đi lại rất khó khăn chứ không như bây giờ. Tôi đi bộ hơn hơn 10km ra TP.Mỹ Tho, sau đó bắt xe đò về Long Tiên", bà Chín cho biết. Ngoài ra, tại xã Thanh Bình, bà Chín cũng thầu mấy công đất của xã để cây lúa và trồng hoa màu mang ra chợ bán. Ruộng vườn nhiều là vậy nhưng đều một tay bà Chín làm hết chứ không thuê ai.

Bà kể: "Ở quê nhà nào cũng nhiều đất, làm không hết, họ đâu có thời gian đi làm mướn cho mình. Hơn nữa, ngày đó trồng lúa, làm vườn không có thuốc sâu phân bón, nên năng suất sản lượng không đạt. Mình lấy công làm lãi, chứ thuê mướn thì chẳng còn dư đồng nào".

Bà Chín còn nhớ, ngày đó mỗi khi thu hoạch hoa mầu là bà phải gánh bộ ra tận bến đò ở TP. Mỹ Tho bán cho thương lái. "Thường thì thương lái thu mua vào 5h chiều, để đêm họ chở về TP. HCM. Nhiều bữa, sau khi bán hàng xong, tôi về tới nhà là nửa đêm. Đường tối mịt, cứ mò mẫm, đi theo quán tính về nhà. Có hôm, về đến nhà không thấy ba đứa con đâu, tôi hốt hoảng sợ hãi đi tìm vì mấy đứa nhỏ rơi xuống mương trước nhà. Sau đó, thấy mỗi đứa con ngồi một góc. Tôi hỏi, sau ba anh em không lên giường đi ngủ, mà lại ngỗi thu lu mỗi đứa một nơi cho muỗi đốt như thế. Thì thằng lớn nó bảo sợ, làm thế để nếu cướp vào nhà giết thì không giết được cả ba", nghe con nói thế, bà Chín thấy mắt mình nhòa đi, cay cay nơi sống mũi.

Còn ông Tư Bốn vẫn giữ thói quen sinh hoạt tập thể ở cơ quan. Ngày phép, khi rảnh, ông tranh thủ đạp xe về nhà với vợ con. Sau này, ông được cơ quan cấp cho chiếc Honda 67 để tiện việc đi lại. Thế nhưng cũng phải vài tháng tướng Tư Bốn mới về một lần. Bà Chín còn nhớ, ông về nhà cũng ôm theo đống hồ sơ tài liệu, vẫn cần mẫn làm tới đêm khuya mới đi ngủ. Trong khi đó, bà Chín ngày nào cũng gánh hàng ra TP.Mỹ Tho. Vậy mà, bà cũng chẳng biết mặt mũi, phòng ban của ông làm việc như thế nào.

Như đã thành thói quen, lần nào cũng vấy, bà đều ghé lại trụ sở nơi chồng công tác, rồi gửi bác bảo vệ ở công cho chồng ít cây nhà lá vườn, rồi lại tất tả gồng quang gánh đi ngay cho kịp phiên chợ chiều. Ông Bốn có thói quen là hết giờ làm việc thường nhậu rượu đế. Nhưng ông nhậu cũng ngay trong nhà ăn tập thể của cơ quan. Rượu và mồi nhắm (cá khô) đều do bà Chín chuẩn bị từ nhà và gửi vào. Thời gian đầu mấy anh lính của ông Tư Bốn không biết mặt vợ của thủ trưởng nên cứ đùa với ông "anh Tư Bốn có bà nào đế ý nhé, ngày nào cũng gửi đồ tiếp tế. Làm Lính của anh Tư chúng em được nhờ rồi". Nhưng khi nghe ông giải thích rằng người phụ nữ lam lũ đó là vợ mình, tất cả bất ngờ và thêm phần cảm phục vợ chồng thủ trưởng.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (5): Chồng tướng công an, vợ bán đất cho con chữa bệnh - Ảnh 4.

Con đường nhỏ vào nhà tướng Tư Bốn

Trong ba người con của vợ chồng bà Chín thì người con trai khó nuôi hơn cả, khi nhỏ ốm đau thường xuyên. Bà Chín còn nhớ, có thời điểm cậu con trai phải nằm nhà thương cả tháng trời. Bệnh viện chỉ cách nhà trụ sở Công an tỉnh Tiền Giang, nơi ông Tư Bốn làm việc không xa là mấy. Tuy nhiên, ông Tư Bốn cũng không thể ở tục trực bên cạnh, cùng vợ chăm sóc cho con. Ngay cả tiền chữa bệnh cho con tướng Tư Bốn không lo được. Cuối cùng bà Chín phải vay mượn, phải bán hai công đất để trang trải tiền viện phí.

Người trong xóm thấy hoàn cảnh của bà, họ nói với bà Chín làm vợ tướng sao mà khổ thế, chẳng được nhờ vả gì cả. Hay như đất nước giải phóng rồi, vợ chồng vẫn giường đơn gối chiếc, vò võ cô quạnh đêm hôm một mình. Đôi lúc bà Chín cũng tủi thân, cũng giận ông Tư Bốn lắm. Mỗi lần yếu lòng, bà lại tự động viên, thời chiến khổ thế, xa cách thế còn chịu đựng được, giờ đất nước thanh bình, thì những điều đó có đáng gì. Mỗi lần ông Tư Bốn lập chiến công, bà Chín lại được động viên, khi thấy những hy sinh, thiệt thòi mà mình phải chịu đựng không uổng. Rồi cuối tuần, ông lại tranh thủ về quầy quần với vợ, đó là niềm an ủi lớn nhất mà bà Chín nhận được từ chồng.

Làm quan to nhưng việc gì cũng đến tay vợ

Bà Chín cũng biết, trong lòng tướng Tư Bốn cũng suy nghĩ nhiều về những thiệt thòi mà vợ con phải chịu đựng. Bề ngoài, ông cỏ vẻ lạnh lùng, nhưng bên trong là người nặng tình, sống giàu tình cảm. Để tướng Tư Bốn không phải vướng bận việc nhà, yên tâm công tác, bà Chín động viên, việc ông mang lại cuộc sống yên bình cho xã hội cho vợ con, là bà cũng đã mãn nguyện.

Năm 1999, ông được bổ nhiệm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, phụ trách Cụm III Tổng cục Cảnh sát (Khu vực phía Nam). Thời gian này, ông được giao làm Trưởng ban chuyên án triệt phá tổ chức tội phạm xã hội đen do Năm Cam cầm đầu. Tháng 7/2003, ông được Thủ tướng Phan Văn Khải ký quyết định thăng quân hàm từ thiếu tướng lên trung tướng.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (5): Chồng tướng công an, vợ bán đất cho con chữa bệnh - Ảnh 5.

"Việc nhà đều nhờ tay vợ", tướng Tư Bốn đã nói về bà Chín như thế

Hằng ngày, ông Tư Bốn làm việc và ăn nghỉ trong căn nhà nhỏ được cơ quan cấp. Ông sống một mình ở TP.HCM, xa vợ con, chuyện ăn uống vì vậy mà rất đơn giản ở nhà ăn tập thể, thỉnh thoảng ông cũng ăn "cơm bụi" các quán vỉa hè gần cơ quan. Ông chỉ thực sự có những bữa cơm ngon vào cuối tuần với vợ con ở huyện Chợ Gạo. Vườn nhà ông trồng nhiều rau, cây trái, có ao nuôi cá, bữa cơm gia đình thường là "cây nhà lá vườn". Bà Chín kể, chồng mình rất thích ăn rau ngót, đó là lý do, mà lúc nào xung quanh vườn nhà bà trồng rất nhiều loại rau này.

Trước đây, ngày ông còn ở Tiền Giang gần nhà là thế, mà chẳng mấy khi gia đình được quây quần. Do vậy, ngày ông về TP.HCM, nhận nhiệm vụ mới thì chuyện hai vợ chồng họ gặp nhau càng ít hơn. Bà Chín, vẫn một mình làm ruộng, nuôi con ăn học. Hai người con của bà lần lượt đỗ vào ngành công an, con gái út thì ngành y của Đại học Cần Thơ.

Chuyện hậu cung ít biết của tướng Nguyễn Việt Thành (5): Chồng tướng công an, vợ bán đất cho con chữa bệnh - Ảnh 6.

Nụ cười hành phúc ông trung tướng

Nuôi mấy người con ăn học liền một lúc, khiến cho gia cảnh của bà luôn thiếu trước hụt sau. Có thời điểm mấy người con đều đến kỳ đóng tiền học phí, bà Chín lại phải cắt đất nhà mình ra bán dần. Bà còn nhớ, cứ cuối tháng là lại lo nơm nớp, không biết lấy đâu ra tiền để gửi cho các con. "Hai người con học ngành cảnh sát, nên chi phí cũng đỡ, nhưng cô con gái học ngành y thì tốn kém gấp đôi, gấp ba", bà Chín kể. Lúc này, ông Tư Bốn cũng không phụ giúp được gì cho vợ. Như lời vị tướng thừa nhận, ông chỉ mua được cho con gái ít sách y khoa.

Bà Chín biết, chồng mình là người liêm khiết, nên khi ông làm quan to bà và các con cũng không nhờ vả gì khiến cho ông phải bận tâm. Như ngày bà đưa con trai lên TP.HCM thi đại học, trong khi tướng Tư Bốn được cơ quan phân cho một chiếc xe và tài xế riêng, nhưng hai mẹ con bà Chín vẫn đi xe đò, thuê nhà trọ bình dân ở.

Đến chuyện con trai thứ hai của bà thi năm đầu đỗ Đại học An ninh Nhân dân TP.HCM, học được 1 năm thì anh phải nghỉ để chữa bệnh. Mấy năm sau, người con trai bà thi lại vào ngành này, nhưng trớ trêu anh lại trượt vì thiếu đúng 1 điểm. Tuy nhiên, ông Tư Bốn cũng không can dự vào. "Ông ấy lấy lối sống của mình để giáo dục con cái. Cả ba đứa đều thừa hưởng được tư chất của chồng tôi", bà Chín vui vẻ cho biết.

(còn tiếp)

Lê Nguyễn

Từ khóa » Nguyễn Việt Thành