Chuyện Học Ngoại Ngữ: Học Tiếng Nhật Và Duy Trì Tiếng Anh (05/2019)
Có thể bạn quan tâm
Mình muốn chia sẻ một chút về quá trình ôn thi tiếng Nhật của mình trong giai đoạn này, cũng như việc mình duy trì tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày như thế nào
Ôn thi tiếng Nhật
6 tuần đã trôi qua kể từ khi mình bắt đầu quá trình ôn tập tiếng Nhật để chuẩn bị cho kì thi JLPT N1 tháng 7 tới. Mình vạch ra kế hoạch học tập trong 3 tháng, tính đến tuần này là đã đi qua được một nửa chặng đường. Mình rất hài lòng với plan học tập của mình, nó giúp mình duy trì đều đặn việc học tiếng Nhật ít nhất 2 tiếng mỗi ngày, đặc biệt vào mỗi buổi sáng sớm.
Dưới đây là một đoạn trích dẫn trong bài viết mình chia sẻ về việc lập kế hoạch học tập hồi đầu tháng 4 vừa rồi.
“Mình sẽ chia thành 2 giai đoạn ôn thi, bao gồm giai đoạn 1: Củng cố (2 tháng đầu) và giai đoạn 2: Cấp tốc (1 tháng cuối)…Phương pháp tự ôn N1 của mình ở giai đoạn 1 này là: mỗi ngày học 2 trang từ cuốn từ vựng, kanji và ngữ pháp của Sou-matome, và tổng thời gian ngồi học trên bàn không quá 3 tiếng. Thường thì mình sẽ học khoảng 1 tiếng đến tiếng rưỡi vào sáng sớm, và 1 tiếng trước khi đi ngủ. Theo tính toán của mình, Kanji tốn nhiều thời gian học và ghi nhớ nhất, tiếp đó là từ vựng, và cuối cùng là ngữ pháp.”
Bạn có thể đọc đầy đủ tại đây: Phương pháp tự ôn thi JLPT N1 của mình
Đây là một plan mà cá nhân mình thấy rất ổn, tuy nhiên trong quá trình học tập mình có thay đổi và điều chỉnh một chút để việc học tập trở nên thuận lợi hơn. Sau đây là một số điều chỉnh, cũng như là cách học mà mình áp dụng trong giai đoạn củng cố này.
1. Mình sử dụng ứng dụng Quizlet (Học từ vựng flashcard) ít hơn so với những gì mình đã nghĩ. Khác với tiếng Anh, mình nhận thấy viết tay ra giấy các từ vựng tiếng Nhật giúp mình ghi nhớ tốt hơn, vì đôi khi từ vựng tiếng Nhật có thể là một cụm từ Kanji, điều đó khiến mình vừa phải nhớ chữ Hán, cũng như cả nghĩa nữa. Thế nên, mình đã tạo riêng một cuốn sổ từ vựng “単語帳” để viết từ mới và ghi ví dụ vào. Sau đó, đối với những từ khó nhớ hơn thì mình mới lưu vào Quizlet và học đi học lại.
2. Ngữ pháp tuy học nhanh, nhưng quên cũng… rất nhanh. Trong các kĩ năng thì mình vẫn kị ngữ pháp nhất. Nếu học theo giáo trình Sou-matome, mỗi ngày mình sẽ học được 3 – 4 mẫu ngữ pháp chỉ trong vòng khoảng 20 phút, nhưng đến cuối tuần khi làm bài kiểm tra tổng hợp thì mình lại quên mất cách sử dụng, hoặc cách chia từ. Mình nhận ra là giáo trình ngữ pháp của Sou-matome đúng là hơi sơ sài nếu so với các sách khác. Thế nên mình đã tham khảo một số trang web trên mạng để tìm đọc kĩ hơn.
Mình nhân đôi thời lượng học ngữ pháp lên, và một nửa thời gian mình sử dụng để tham khảo video dạy ngữ pháp ở trên youtube. Mình xem video dạy ngữ pháp của Hina-chan trên 日本語の森 – Nihongo no Mori (JLPT N1 文法). Trên đó có series học ngữ pháp N1, và mình vẫn đều đặn xem 1 hoặc 2 video trên đó hàng ngày (thi thoảng lười thì skip 1 2 ngày). Mình biết là có rất nhiều kênh youtube dạy JLPT bằng tiếng Việt nhưng cá nhân mình thích nghe người Nhật dạy hơn, vì đơn giản là mình thích được học với người Nhật. Mà Hina-chan dạy N1 cực kì hay và dễ hiểu, nên mình không hề cảm thấy bị nhàm chán.
Việc học ngữ pháp từ 2 nguồn khác nhau (sách Sou-matome và N1 trên youtube) đôi khi có thể khiến việc học ngữ pháp trở nên quá tải, vì thứ tự dạy các mẫu ngữ pháp hoàn toàn khác nhau. Nhưng mình nghĩ đây cũng là cơ hội để mình có thể học đi học lại các mẫu ngữ pháp N1. Có lúc học mẫu A trong cuốn Sou-matome, mình nhớ là “ơ cái này mình học trên youtube rồi thì phải”, và có lúc thì học mẫu B trên video youtube, thì “ơ cái này mình học ở Sou-matome rồi”. Cái cảm giác học rồi, mới học cách đây vài hôm thôi nhưng lại không nhớ rõ, quả thực là rất khó chịu. Điều đó thúc đẩy mình phải ghi nhớ rõ hơn, học đi học lại nhiều để không bị quên.
3. Nói về việc học chữ Hán, đây là phần mình chăm chỉ nhất, dù nó ngốn nhiều thời gian nhất. Mình sử dụng một quyển vở riêng để viết chữ Hán mới vào. Mình tra từ Hán-Việt, cách đọc on và kun yomi, rồi ghi vào một số ví dụ. Sau đó mình lấy tờ A4 ra để viết. Học phiên âm Hán-Việt của một chữ Hán là một cách cực kì hiệu quả giúp mình có thể nhớ chữ Hán lâu. Ví dụ như từ 享受(きょうじゅ), đọc qua thì na ná từ giáo viên 教授, nhưng khi học thêm cách đọc Hán-Việt, mà ở đây nó y xì đúc ý nghĩa, đó là Hưởng-Thụ (enjoy). Một ví dụ khác là 衰弱 (すいじゃく), cách đọc Hán-Việt là Suy-Nhược, và nghĩa đúng là suy nhược, yếu đi. Mình sử dụng app J-dict trên điện thoại để tra chữ Hán và phiên âm Hán-Việt, nhưng dạo này mình chuyển sang sử dụng trên web máy tính, vì nó tiện hơn, cũng như nó giúp mình tránh phải cầm điện thoại (Dạo này suy nghĩ của mình về chiếc điện thoại và mạng xã hội tự dưng thay đổi rất nhiều, vì mình đọc một cuốn sách mà mình sẽ nói ở phía dưới).
Nốt tuần sau là mình sẽ hoàn thành xong quá trình ôn luyện 8 tuần theo đúng giáo trình của Sou-matome, và mình vẫn còn 1 tháng intensive để vừa ôn tập lại những gì đã học, và bắt đầu ngồi làm đề. Trong tuần này mình tính đi mua thêm sách Reading và Listening cũng của bộ giáo trình Sou-matome để học thêm.
Ngoài ra thi thoảng mình cũng viết blog tiếng Nhật (tuy không được đều đặn cho lắm), đọc tin tức trên NHK và xem chương trình giải trí (人間観察モニタリング). Đợt vừa rồi bên Nhật update liên tục về quá trình chuyển giao triều đại Nhật Hoàng nên mình cũng hay ghé vào news để đọc. Tuy nhiên, mình lại không đọc nhiều sách tiếng Nhật (mới đọc có 1 cuốn), với lí do là: đợt vừa rồi mua nhiều sách tiếng Việt nên ngồi đọc hết luôn, cũng như là tranh thủ đọc sách tiếng Anh.
Nhân tiện, blog tiếng Nhật của mình đây nhé. Bài viết mới nhất của mình có tiêu đề là “Thú thật, tiếng Nhật của mình vẫn còn… dốt lắm”. Bạn nào hiểu tiếng Nhật thì có thể ghé qua đọc ủng hộ mình nhé. https://kiranomainichi.home.blog/
Học tiếng Nhật, nhưng vẫn không quên cô bạn English yêu dấu
Mặc dù mình tập trung dành thời gian để ôn thi tiếng Nhật, nhưng mình vẫn tranh thủ một số thời điểm trong ngày để sử dụng tiếng Anh. Từ hồi ôn thi IELTS cuối năm ngoái, mình đã nhận ra là việc học cả 2 ngoại ngữ cùng 1 lúc quả thực rất khó, nhưng bỏ hẳn một ngoại ngữ khi đang học ngoại ngữ khác thì cũng không nên. Vì thế, mình đã đặt ra một phương pháp học và duy trì 2 ngoại ngữ cũng một lúc, đó là học và duy trì.
What? Không hiểu?
Trong một giây phút ngẫu hứng mình đã đặt tên như vậy… Cơ mà nghe cũng hay. Đại khái là như thế này. Trong một thời điểm nhất định, mình sẽ chọn ngoại ngữ A để học (học chăm chỉ), và ngoại ngữ B còn lại mình sẽ tìm cách để duy trì nhưng ở một mức độ “không đến mức gọi là học”.
Việc học tiếng Nhật của mình ở thời điểm hiện tại là một ví dụ. Mình ngồi trên bàn, học tiếng Nhật qua sách vở, đối với mình đó là học. Nhưng việc nghe podcast tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh thì mình không coi nó như là việc học mà đơn thuần chỉ là cách giúp mình duy trì tiếng Anh. Nói một cách khác, mình đem tiếng Anh vào những thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Điều này giúp mình gạt đi tâm lý phải học cả 2 ngoại ngữ cùng 1 lúc. Học chăm chỉ một ngoại ngữ, còn sử dụng ngoại ngữ còn lại như một ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày, bên cạnh ngôn ngữ mẹ đẻ (ngay cả nhật ký mình cũng viết bằng tiếng Anh).
Podcast của mình hiện tại chỉ có 3 kênh, trong đó có 2 kênh tiếng Anh là The Ellen Show và The Minimalist mà mình vẫn thường xuyên nghe, đặc biệt là khi đạp xe hoặc tập thể thao ở gym. Đợt này mình cũng tìm được một số cuốn sách tiếng Anh khá hay và mình đã đọc xong một cuốn có tên là “Digital Minimalism” của Cal Newport. Mình chắc chắn sẽ viết một bài review về cuốn này vì nội dung cuốn sách quả thực là rất đáng để suy ngẫm và tranh luận.
Bonus: Sử dụng từ điển Nhật – Anh thay vì Nhật – Việt
Đây là một phương pháp mình áp dụng khi học tiếng Nhật. Thay vì tra từ điển Nhật – Việt, mình luôn sử dụng từ điển Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh. Ví dụ, khi có một từ tiếng Nhật mà mình không hiểu, mình sẽ gõ trên từ điển Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh, sau đó xem giải thích và nghĩa bằng tiếng Anh. Trong trường hợp mình không hiểu từ tiếng Anh thì mình lại copy nghĩa tiếng Anh đó và paste lên Cambride Dictionary để xem nghĩa giải thích bằng tiếng Anh. Chỉ khi nào phần giải thích tiếng Anh khó quá thì mình mới tra nghĩa tiếng Việt. Cách này giúp mình vừa học thêm từ vựng tiếng Nhật, vừa củng cố vốn từ tiếng Anh mà đã học kể từ hồi ôn thi IELTS.
Một số trang web từ điển mình dùng: https://ejje.weblio.jp/ – từ điển Nhật – Anh (mình tra trên này nhiều nhất) https://dictionary.goo.ne.jp/ – Thi thoảng mình dùng để tra Nhật – Nhật hoặc Nhật – Anh https://dictionary.cambridge.org/ – từ điển Anh – Anh https://j-dict.com/ – Từ điển Nhật – Việt, mình dùng để tra chữ Hán.
KẾT
Mình không rõ phương pháp học tiếng Nhật, cũng như việc duy trì 2 ngoại ngữ cùng một lúc mà mình chia sẻ ở trên có áp dụng được với mọi người không, vì trình độ cả 2 ngoại ngữ của mình đều tương đương nhau và đều ở một mức mà có thể đem vào cuộc sống hàng ngày. Thôi thì mình cứ chia sẻ vì biết đâu có bạn lại thấy hữu ích.
Để kết thúc bài viết thì mình xin phép được chia sẻ bài viết/podcast của chị Po Nguyễn (The Blue Expat) về 4 bí kíp học ngoại ngữ hiệu quả của chị. Có một đoạn mình muốn trích ở dưới đây luôn tiện cho ai lười click.
“Trong bài phỏng vấn với Dương Linh, tác giả cuốn sách Nhật Bản đến và yêu, Linh nói cô ấy coi tiếng Nhật như một ‘anh người yêu’. Xin mượn phép so sánh này để nói rằng nếu chúng ta yêu 2 người cùng một lúc chắc chắn sẽ mệt đầu và phân tâm hơn yêu một người một lúc rồi, bạn có nghĩ vậy không? Mình nhận ra tip học này khi so sánh giữa những lúc mình giao tiếp song ngữ: Anh – Đức và Đức – Ý. Với tiếng Anh mình đã học lâu và nhuần nhuyễn rồi mình không bị nhầm lẫn nữa. Nhưng với trường hợp thứ 2 vì cả hai thứ tiếng mình đều không thật giỏi và ôn luyện thường xuyên nên cứ râu ông nọ cắm cằm bà kia mà không nhận ra mình nói sai nếu nói nhanh ý chứ. Mặc dù các từ bị nói nhầm mình đều biết ở cả 2 thứ tiếng nhưng khi phản xạ nhanh thì cứ lôi hết cái mình nhớ nhất trong đầu ra thôi. Kết luận là hãy học từng thứ tiếng một, hãy thử học chuyên tâm trong vòng 3 tháng trước khi nhảy sang học ngoại ngữ thứ 2, trong lúc đó cũng đừng quên trau dồi thêm cho ngoại ngữ thứ nhất, không là bạn sẽ quên hay nhầm lẫn như mình đó.”
4 bí kíp để học ngoại ngữ hiệu quả
Mình sẽ tiếp tục update về quá trình học tập và ôn thi N1 của mình ở giai đoạn 2, gian đoạn cấp tốc vào một ngày không xa. Và bật mí với các bạn (thực ra cái này mình nói từ lâu rồi), ngoại ngữ thứ 3 mà mình sẽ học là tiếng Hàn, cause I love Kpop =))
以上です。
Cheers!
Share this:
Related
Từ khóa » Học Tiếng Nhật Và Tiếng Anh Cái Nào Khó Hơn
-
Vài Nét Sơ Lược Về Sự Khác Nhau Giữ Tiếng Anh Và Tiếng Nhật - Viblo
-
Nên Học Tiếng Nhật Hay Tiếng Anh Dễ Xin Việc Làm Hơn? - Du Học HVC
-
Nên Học Tiếng Anh Hay Tiếng Nhật: Lựa Chọn Nào SÁNG SUỐT Hơn?
-
Nên Học Tiếng Nhật Hay Tiếng Anh? - Dev Chat - Dạy Nhau Học
-
Tiếng Nhật Và Tiếng Anh Tiếng Nào Khó Hơn? - Dịch Thuật Uy Tín
-
Nên Học Tiếng Anh Hay Tiếng Nhật? - Nhật Ngữ ICHIGO
-
Nên Học Tiếng Anh Hay Tiếng Nhật? Lợi Thế Của Từng Ngôn Ngữ
-
Học Tiếng Nhật Và Tiếng Anh Cùng Một Lúc Có được Không?
-
Nên Học Tiếng Anh Hay Tiếng Nhật? Học Tiếng Nhật Có Dễ Xin Việc ...
-
1 Số Sự Khác Biệt Giữa Tiếng Anh Và Tiếng Nhật
-
HỌC TIẾNG NHẬT CÓ KHÓ KHÔNG? LỜI KHUYÊN CHO NGƯỜI ...
-
Tại Sao Tiếng Nhật Thuộc Top Những Ngôn Ngữ "khó Nhằn" Nhất Với ...
-
3 điều Khó Nhất Khi Học Tiếng Nhật - KJVC
-
Nên Học Tiếng Nhật Hay Tiếng Trung? - Paris English