Chuyện Làm Báo Trong Nhà Tù 'địa Ngục Trần Gian' Côn Đảo
Có thể bạn quan tâm
Biến nhà tù thành cơ sở cách mạng
Dù đã ngoài 70 tuổi, nhưng Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Châu Văn Mẫn vẫn nhớ như in những tháng ngày bị giam giữ và làm báo tại nhà tù Côn Đảo.
Trung tướng Châu Văn Mẫn bị địch bắt và lưu đày ra nhà tù Côn Đảo khi mới tròn 20 tuổi. Ông kể, trước ngày 30/4/1975, Côn Đảo là một trại tù khổng lồ. Chế độ Mỹ - ngụy giam giữ nơi đây hàng vạn tù chính trị và chia thành nhiều trại, khu. Trại tù giam giữ những người tù biệt lập là trại 7 (chuồng cọp Mỹ). Trại giam giữ những người tù câu lưu, cấm cố mang tên trại 6 khu B (6B), là những người tù chính trị đã nhiều năm chống đối địch.
Những người tù lao 6B bị giam cầm biệt lập tại phòng, thường xuyên phải đối mặt với các đợt đàn áp, khủng bố dã man của địch. Chính trong điều kiện khắc nghiệt đó, các đảng viên cộng sản của trại 6B đã thành lập Đảng bộ lấy tên Đảng bộ Lưu Chí Hiếu để lãnh đạo các hoạt động chính trị. Số lượng tù chính trị trại 6B khoảng 800 người, được chia ra giam giữ ở 10 phòng. Trong vô vàn các hình thức hoạt động sinh hoạt chính trị phong phú và đa dạng của nhà lao 6B, đặc biệt nhất phải kể đến là hoạt động làm báo.
Ở các phòng, các chi bộ đã tự phát hoạt động làm báo. Các tờ báo, tạp chí đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của các tù chính trị. Nổi bật lúc đó phải kể đến là tờ: “Sinh hoạt”, “Rèn luyện”, “Niềm tin”, “Đoàn kết”, “Vươn lên”…
Sau khi các tờ báo này ra đời và thu hút đông đảo tù chính trị tham gia, trở thành tài liệu được các tù nhân chuyền tay nhau đọc đi đọc lại, Đảng ủy lao 6B quyết định xây dựng một tờ báo chính thống, cơ quan ngôn luận của Đảng ủy. Tờ nội san “Xây dựng” ra đời từ đó.
Trung tướng Châu Văn Mẫn kể, do trình độ văn hóa, nhận thức của một số tù chính trị ở Côn Đảo rất khá nên nội dung của tờ nội san “Xây dựng” rất phong phú, bổ ích và lý thú cả về phần chính trị, văn hóa, văn nghệ và các kiến thức khoa học lịch sử. Tờ “Xây dựng” của trại tù 6B gần như là tài liệu học tập quý giá của anh em tù chính trị và là tài liệu giác ngộ cách mạng cho các tù nhân.
Làm báo trong ngục tù
“Số báo đầu tiên ra đời từ giữa năm 1972. Đồng chí Nguyễn Đằng là Tổng biên tập. Anh Lê Minh Sang gần như là Thư ký tòa soạn đặt bài, biên tập bài và đưa chú Lê Đằng duyệt nội dung, phần trình bày bìa, vẽ minh họa, viết tít bài do chú Nguyễn Văn Nhẫn (Tứ Đọa) và Hoàng Văn Nghiêm, học sinh trường Chu Văn An ở Sài Gòn trực tiếp làm. Phần chép lại nội dung các bài báo, trình bày tờ báo là do tôi và một số anh em khác là những người chữ viết đẹp nhất thì được chọn”, cựu tù Côn Đảo Châu Văn Mẫn kể lại.
Từ khóa » Kể Chuyện Tù Côn đảo
-
Nghe Chú Võ Văn Giáo (Hai Giáo) Kể Chuyện Tù Côn Đảo (P4/kết)
-
Nghe Chú Võ Văn Giáo (Hai Giáo) Kể Chuyện Tù Côn Đảo (P1) - 0443
-
CÔN ĐẢO - NGƯỜI Ở LẠI - YouTube
-
Nhà Tù Côn Đảo: Cuộc Nổi Dậy ở "địa Ngục Trần Gian" - YouTube
-
Toàn Cảnh Nhà Tù CÔN ĐẢO đầy Linh Thiêng | Phong Bụi - YouTube
-
Nghe Chú Võ Ái Dân, Cựu Tù Côn Đảo Kể Chuyện Tù (2/4) - YouTube
-
Nghe Chú Võ Văn Giáo (Hai Giáo) Kể Chuyện Tù Côn Đảo (P3/4) - 0445
-
Món Quà đặc Biệt ý Nghĩa Với Các Cựu Tù Côn Đảo - Tiền Phong
-
Nơi Linh Thiêng Bàn Thờ Của Tổ Quốc: Hồi ức Về Côn Đảo | Xã Hội
-
Những Câu Chuyện Tội ác ở Nhà Tù Côn Đảo địa Ngục Trần Gian (xây ...
-
Chuyện Về Những Người Con Cựu Tù Chính Trị - Hànộimới
-
Người Cựu Tù Đất Quảng ở Côn Đảo
-
Cựu Tù Côn Đảo Kể Chuyện Lén Học Di Chúc Bác Hồ - Vietnamnet
-
Côn Đảo – Những Câu Chuyện Thiêng Liêng ít Người Biết