Chuyển Mạch Kênh - TaiLieu.VN
Có thể bạn quan tâm
- CDMA là gì
- Mạng truyền thông công nghiệp
- Xử lý tín hiệu số
- Hệ thống viễn thông
- Thông tin quang
-
- Mạch khuếch đại
- HOT
- TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
- LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
- FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo...
- CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
- CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
- CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
- LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
- FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
Chia sẻ: Đào Đăng Sơn | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12
Thêm vào BST Báo xấu 754 lượt xem 142 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủTrong thực tế hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật chuyển mạch đang được áp dụng. Trong đó, phổ biến nhất là kĩ thuật chuyển mạch kênh và kĩ thuật chuyển mạch gói. Nói chung việc thiết kế và ứng dụng hai hệ thống chuyển mạch này có nhiều điểm giống nhau
AMBIENT/ Chủ đề:- chuyển mạch kênh
- tín hiệu số
- tầng chuyển mạch
- không gian số
- ma trận
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Đăng nhập để gửi bình luận! LưuNội dung Text: Chuyển mạch kênh
- 4.2.2 Chuyển mạch kênh Trong thực tế hiện nay, có rất nhiều kĩ thuật chuyển mạch đang đ ược áp dụng. Trong đó, phổ biến nhất là kĩ thuật chuyển mạch kênh và kĩ thuật chuy ển mạch gói. Nói chung việc thiết kế và ứng dụng hai hệ thống chuyển mạch này có nhiều điểm giống nhau. Chuyển mạch kênh được định nghĩa là kĩ thuật chuyển mạch đảm bảo việc thiết lập các đường truyền dẫn dành riêng cho việc truyền tin của một quá trình trao đổi thông tin giữa hai hay nhiều thuê bao điện thoại khác nhau. Chuyển mạch kênh được ứng dụng cho việc liên lạc một cách tức thời, quá trình chuyển mạch được thực hiện nhanh chóng sao cho đảm bảo thời gian thực với đ ộ tr ễ thấp (đảm bảo trễ từ đầu cuối tới đầu cuối không vượt quá ngưỡng 150ms). Chuyển mạch kênh tín hiệu số là quá trình kết nối, trao đổi thông tin các khe thời gian giữa một số đoạn của tuyến truyền dẫn TDM số. Có hai c ơ chế thực hiện quá trình chuyển mạch kênh tín hiệu số: Cơ chế chuyển mạch không gian số và cơ chế chuyển mạch thời gian số. Phần tiếp theo mô tả nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của các tầng chuyển mạch theo cơ chế không gian cũng như thời gian, trên cơ sở đó, xây dựng trường chuyển mạch kết hợp bảo đ ảm kích thước lớn bất kỳ theo yêu cầu. 4.2.2.1 Tầng chuyển mạch không gian số Tầng chuyển mạch không gian số S (Space Switch Stage) cấu tạo từ một ma trận chuyển mạch kích thước N đầu vào và M đầu ra vật lý. Lưu ý rằng đây là hệ thống TDM-số, do đó mỗi đường vật lý chứa n kênh thời gian mà chúng mang các tín hiệu PCM. Như vậy để kết nối một khe thời gian (TS-Time Slot) bất kỳ nào trong một đường PCM bất kỳ phía đầu vào của ma trận chuyển mạch tới khe thời gian tương ứng (nghĩa là có cùng mã số TS) của một đường PCM bất kỳ phía đầu ra của ma trận thì một điểm chuyển mạch thích hợp của ma trận chuyển mạch cần phải hoạt động trong suốt thời gian của TS đó và lặp lại với chu kì T=125 micro giây trong suốt quá trình tạo kênh. Trong các thời gian khác,vẫn điểm chuyển mạch đó có thể sử dụng cho các quá trình nối khác. Tương tự như vậy đối với tất cả các điểm chuyển mạch khác của ma trận có thể được sử dụng để thiết lập kênh nối cho các cuộc gọi khác nhau.
- Chuyển mạch không gian tín hiệu TDM-số thường thiết lập đồng thời một số lượng lớn các cuộc nối qua ma trận với tốc độ tức thì trong một khung tín hiệu 125microsec, trong đó mỗi cuộc nối tồn tại trong thời gian của một khe thời gian TS. Một cuộc gọi điện thoại có thể kéo dài trong khoảng thời gian nhiều khung tín hiệu PCM (thông thường khoảng 1,2 - 2 triệu khung và tương ứng với thời gian khoảng từ 3 đến 5 phút). Do vậy cần có một kiểu điều khiển theo chu kì đơn giản cho mỗi kết nối. Điều này dễ dàng đạt được nhờ một bộ nhớ RAM điều khiển cục bộ liên quan tới ma trận chuyển mạch không gian. Hình 4.18 minh hoạ nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của một tầng chuyển mạch không gian S. Chuyển mạch tầng S cấu tạo từ 2 thành phần cơ bản - Ma trận chuyển mạch và khối điều khiển chuyển mạch cục bộ. Các đường vào Hình 4.18: Nguyên lý chuyển mạch tầng S Ma trận chuyển mạch vuông kích thước NxN, trong đó hàng dùng cho các đường PCM phía đầu vào và cột dùng cho các đường PCM phía đầu ra. Tại giao điểm của hàng và cột đấu nối điểm chuyển mạch và thông thường đó là c ổng
- logic AND hay cổng logic ba trạng thái. Chú ý rằng AND hay cổng logic ba trạng thái là mạch logic không nhớ, do vậy chuyển mạch cho cùng một khe thời gian giữa đầu vào và đầu ra của phần tử chuyển mạch. Các điểm chuyển mạch trong mỗi cột được điều khiển bởi một bộ nhớ điều khiển C-Mem (Control Memory). Khối điều khiển cục bộ bao gồm bộ đếm khe thời gian TS-Counter, bộ chọn địa chỉ Selector và bộ nhớ điều khiển C-Mem để thực hiện chức năng điều khiển cục bộ ma trận chuyển mạch. Bộ nhớ C-Mem lưu trữ các số liệu liên quan tới các điểm chuyển mạch tương ứng với các khe thời gian TS trong khung tín hiệu đã cho. Mã địa chỉ nhị phân được gán cho mỗi điểm chuyển mạch trong một cột. Mỗi địa chỉ thích hợp sau đó sẽ được sử dụng để chọn một điểm chuyển mạch yêu cầu để thiết lập cuộc nối giữa một đầu vào với một đầu ra của ma trận chuyển mạch. Các địa chỉ chọn này được nhớ trong bộ nhớ điểu khiển C-Mem theo thứ tự khe thời gian tương ứng với biểu đồ thời gian kết nối hiện thời. Như vậy đối với cột 1, địa chỉ của điểm chuyển mạch sẽ được thông mạch trong thời gian TS#0 sẽ được nhớ trong ô nhớ có địa chỉ 0 của C-Mem cho cột, địa chỉ của điểm chuyển mạch sẽ thông mạch trong khe thời gian TS#1 sẽ được nhớ trong ô nhớ địa chỉ 1. Tương tự như vậy đối với tất cả các địa chỉ khác trong tầng chuyển mạch. Từ hình 4.18 ta có thể nhận thấy rằng mỗi C-Mem chỉ điều khiển một cột của ma trận, cách sắp xếp như thế này gọi là điều khiển đầu ra. Tất nhiên cũng có thể sắp xếp điều khiển theo đầu vào (điều khiển theo hàng của ma trận). Để nắm vững bản chất của vấn đề trên cơ sở lý thuyết đã trình bày, phần tiếp theo mô tả nguyên tắc hoạt động chuyển mạch kênh của tầng S. Để cho việc miêu tả được hoàn toàn xác định chúng ta hãy khảo sát một ví dụ cụ thể mô tả hoạt động của tầng S phục vụ cho một cuộc nối giữa TS#0 của luồng tín hiệu PCM1 đầu vào với TS#0 của luồng tín hiệu PCM1 phía đầu ra. Căn cứ vào yêu cầu chuyển mạch cụ thể đã cho, trước hết hệ thống điều khiển trung tâm CC (Central Control) của tổng đài của sẽ tạo các số liệu điều khiển để nạp vào bộ nhớ C-Mem của tầng S. Từ hình 4.18, rõ ràng điểm chuyển mạch duy nhất có thể đảm bảo cho yêu cầu kết nối PCM1 phía đầu vào với PCM1 phía đầu ra là AND11 do đó CC tạo mã địa chỉ nhị phân cho phần tử AND11 này. Vì theo yêu cầu phải thực hiện chuyển mạch cho khe thời gian TS#0 do vậy
- CC sẽ chiếm ô nhớ có địa chỉ mã nhị phân 0 tương ứng của C-Mem. Các số liệu cơ bản đã có CC nạp địa chỉ nhị phân AND11 vào ô nhớ 0 của C-Mem tầng S, xong nó giao quyền điều khiển cho khối điều khiển cục bộ điều khiển trực tiếp quá trình tiếp theo. Như thế, khi bắt đầu một khung tín hiệu PCM tín hiệu đồng hồ thứ nhất tác động vào bộ đếm khe thời gian TS-Counter làm cho bộ đếm này thiết lập trạng thái 0 có mã nhị phân tương ứng với địa chỉ ô nhớ 0 của C-Mem, nhờ bộ chọn địa chỉ Selector mã trạng thái này được đưa tới BUS địa chỉ của bộ nhớ C- Mem. Đồng thời với việc tạo mã địa chỉ, Selector tạo ra tín hiệu điều khiển đọc đưa tới C-Mem do đó nội dung chứa trong ô nhớ 0 được đưa ra thanh ghi-giải mã. Vì nội dung này lại chính là địa chỉ của phần tử chuyển mạch AND11, do đó đã tạo được tín hiệu điều khiển điểm chuyển mạch này, nhờ đó tín hiệu PCM chứa trong khe thời gian TS#0 của PCM1 phía đầu vào được chuyển qua phần tử chuyển mạch AND11 để hướng tới PCM1 ở phía đầu ra của ma trận chuyển mạch S, tức là đã thực hiện chức năng chuyển mạch. Kết thúc thời gian của TS#0, xung đồng hồ thứ 2 tác động vào TS- Counter làm nó chuyển sang trạng thái 1 có mã nhị phân tương ứng với đ ịa chỉ ô nhớ 1 của C-Mem. Như vậy kết thúc việc tạo tín hiệu điều khiển cho AND11 đối với quá trình chuyển mạch cho TS#0 theo yêu cầu. Tương tự như vậy đ ối với các khe thời gian tiếp theo và thủ tục được lặp lại với chu kì T = 125micro giây trong suốt quá trình thiết lập nối cho cuộc gọi đang xét. Khi cuộc gọi kết thúc CC nhận biết và nó sẽ giải phóng cuộc nối một cách đơn giản bằng hoạt động xoá số liệu đã ghi vào C-Mem như đã nêu khi bắt đầu cuộc gọi. Trong các tầng chuyển mạch S thực tế, các bít tín hiệu PCM thường được ghép kênh tạo luồng tốc độ cao và biến đổi thành dạng song song trước khi qua tầng S. 4.2.2.2 Tầng chuyển mạch thời gian số Như đã thấy ở phần 4.2.2.1, cấu tạo và hoạt động của chuyển mạch tầng S chỉ thực hiện cho các quá trình chuyển mạch có cùng chỉ số khe thời gian gữa đường PCM vào và đường PCM ra. Trong trường hợp tổng quát có yêu c ầu trao đổi khe thời gian giữa đầu vào và đầu ra khác nhau thìs phải ứng dụng tầng chuyển mạch thời gian T (Time Switch Stage).
- Hình 4.19: Trao đổi khe thời gian Hình 4.19 minh hoạ quá trình trao đổi khe thời gian giữa TS#2 và TS#5 cho hai khung liên tiếp nhau giữa đường PCM vào và PCM ra của tầng chuyển mạch T. Vì các khe thời gian TS được sắp xếp liên tiếp nhau theo thứ tự tăng dần do vậy để trao đổi thông tin giữa các khe thời gian TS#2 và TS#5, tín hiệu PCM trong TS#2 cần phải được lưu tạm thời tại tầng T trong khoảng thời gian 5-2 = 3TS trong cùng một khung, sau đó vào khe thời gian của TS#5, tín hiệu PCM này được đưa ra đường PCM phía đầu ra của tầng chuyển mạch. Trường hợp nếu cần chuyển mạch giữa khe thời gian ở đầu ra với khe thời gian có chỉ số lớn hơn ở phía đầu vào, ví dụ TS#6 và TS#2 như minh hoạ trên Hình 4.20 thì tín hiệu không thể trễ trong cùng một khung mà phải trễ sang khung tiếp sau. Cụ thể là (N-6) + 2 khe thời gian, trong đó N là số khe thời gian trong khung PCM, ở đây N = n+1 = 32.
- Trễ (N-6)+2 Hình 4.20: Nguyên lý chuyển mạch thời gian Như vậy, trong trường hợp này, để thực hiện chuyển mạch giữa khe thời gian TS#6 của khung liền trước đầu vào sang TS#2 của khung liền sau đầu ra, thông tin phải được lưu trữ trong bộ nhớ một khoảng thời gian là (N-6) + 2 = (32-6) + 2 = 28TS. Nguyên lý cấu tạo của chuyển mạch tầng T bao gồm 02 thành phần chính là bộ nhớ thông tin thoại S-Mem (Speech Memory) và bộ nhớ điều khiển C-Mem (Controller Memory) như Hình 4.21. Chức năng cơ bản của S-Mem là để nhớ tạm thời các tín hiệu PCM chứa trong mỗi khe thời gian phía đầu vào trong th ời gian trễ thích hợp theo yêu cầu, có giá trị từ nhỏ nhất là 1TS tới cực đại là (N- 1)TS. Nếu việc ghi các tín hiệu PCM chứa trong các khe thời gian TS phía đ ầu vào của tầng chuyển mạch T vào S-Mem được thực hiện một cách tuần tự thì có thể sử dụng một bộ đếm nhị phân Module(n) cùng với bộ chọn rất đơn giản để điều khiển. Lưu ý rằng khi đó tín hiệu đồng hồ phải hoàn toàn đ ồng bộ với các thời điểm đầu của TS trong khung tín hiệu PCM . Bộ nhớ C-Mem có chức năng điều khiển quá trình đọc thông tin đã l ưu đệm tại S-Mem. Cũng như C-Mem trong chuyển mạch tầng S, bộ nhớ C-Mem của tầng T cũng có N ô nhớ bằng số lượng khe thời gian trong khung tín hi ệu PCM sử dụng. Trong thời gian mỗi TS, C-Mem điều khiển quá trình đọc một ô nhớ tương ứng thích hợp trong T-Mem. Như vậy độ trễ của tín hiệu PCM của T- Mem được xác định bằng hiệu số giữa khe thời gian ghi và đọc tin PCM ở bộ nhớ S-Mem.
- Hình 4.21: Chuyển mạch tầng T Nguyên lý hoạt động của chuyển mạch thời gian T sẽ được trình bày như sau: Giả sử có yêu cầu chuyển mạch phục vụ cho cuộc nối giữa TS#5 của luồng tín hiệu PCM đầu vào với TS#9 của luồng tín hiệu PCM đ ầu ra c ủa chuyển mạch tầng T như minh hoạ trong hình 4.21. Căn cứ yêu cầu chuyển mạch, hệ thống điều khiển trung tâm CC của tổng đài sẽ tạo các số liệu điều khiển cho tầng T. Để thực hiện điều này CC sẽ nạp số liệu là địa chỉ nhị phân ô nhớ số 5 của T-Mem vào ô nhớ số 9 của C- Mem, sau đó CC giao quyền điều khiển cục bộ cho chuyển mạch tầng T trực tiếp thực hiện quá trình trao đổi khe thời gian theo yêu cầu chuyển mạch. Tiếp theo, chúng ta khảo sát thời điểm bắt đầu TS#0 của khung tín hiệu PCM. Quá trình ghi thông tin PCM chứa trong các khe thời gian phía đầu vào bộ nhớ S-Mem được thực hiện một cách tuần tự và đồng bộ nhờ hoạt động phối hợp giữa bộ đếm khe thời gian TS-Counter và bộ chọn địa chỉ Selector 1. Cụ thể là khi bắt đầu khe thời gian TS#0, tín hiệu đồng hồ tác động vào TS-Counter làm nó thiết lập trạng thái 0 để tạo tổ hợp mã nhị phân tương ứng với địa chỉ mã nhị phân của ô nhớ 0 trong S-Mem. Bộ chọn địa chỉ Selector 1 được sử dụng để điều
- khiển đọc hay ghi bộ nhớ S-Mem (RAM), trong trường hợp này nó chuyển mã địa chỉ này vào Bus địa chỉ Add của S-Mem đồng thời tạo tín hiệu điều khiển ghi W, do vậy tổ hợp mã tín hiệu PCM chứa trong khe thời gian TS#0 của luồng số đầu vào được ghi vào ô nhớ 0 của S-Mem Kết thúc thời gian TS#0 cũng là bắt đầu TS#1, đồng hồ lại tác động vào TS-Counter làm cho nó chuyển sang trạng thái 1 để tạo địa chỉ nhị phân cho ô nhớ số 1 của S-Mem. Selector1 chuyển số liệu này vào Bus địa chỉ của S-Mem, đồng thời tạo tín hiệu điều khiển ghi W do đó tổ hợp mã tín hiệu PCM trong khe thời gian TS 1 của luồng số đầu vào được ghi vào ô nhớ 1 của T-Mem. Quá trình xảy ra tương tự đối với các khe thời gian TS#2, TS#3, TS# 4, TS #5 và tiếp theo cho tới khe thời gian cuối cùng TS#n của khung. Sau đó tiếp tục lặp lại cho các khung tiếp theo trong suốt thời gian thiết lập cuộc nối yêu cầu. Đồng thời với quá trình ghi tín hiệu vào S-Mem, C-Mem thực hiện điều khiển quá trình đọc các ô nhớ của S-Mem để đưa tín hiệu PCM ra luồng số PCM vào các khe thời gian cần thiết thích hợp tương ứng theo yêu cầu. Cụ thể diễn biến quá trình xảy ra như sau: Bắt đầu khe thời gian TS#9, tín hiệu đồng hồ tác động vào TS-Counter làm nó chuyển trạng thái tạo mã nhị phân tương ứng địa chỉ ô nhớ số 9 của C- Mem. Bộ chọn địa chỉ Selector2 chuyển số liệu này vào Bus địa chỉ của C-Mem đồng thời tạo tín hiệu điều khiển đọc R cho bộ nhớ C-Mem, kết quả là nội dung chứa trong ô nhớ số 9 của C-Mem được đưa ra ngoài hướng tới Bus đ ịa chỉ đọc phía đầu vào của Selector1. Vì nội dung của ô nhớ số 9 C-Mem là địa chỉ nhị phân của ô nhớ số 5 của S-Mem do vậy bộ chọn địa chỉ Selector1 chuyển địa chỉ nàyvào Bus địa chỉ của S-Mem, đồng thời nó tạo được tín hiệu điều khiển đọc R của S-Mem. Kết quả là nội dung chứa trong ô nhớ số 5 của S-Mem được đưa ra ngoài vào khoảng thời gian của khe thời gian TS#9, nghĩa là đã thực hiện đúng chức năng chuyển mạch yêu cầu cho trước. Quá trình tiếp tục lặp lại như trên với chu kì 125microgiây với các khung tiếp theo cho tới khi kết thúc cuộc nối. Cơ chế hoạt động của chuyển mạch tầng T như đã trình bày trên đây là quá trình ghi tín hiệu PCM vào S-Mem được thực hiện một cách tuần tự, còn quá trình đọc tín hiệu PCM từ S-Mem ra được thực hiện theo yêu cầu theo cách ngẫu nhiên. Chế độ làm việc như vậy của chuyển mạch tầng T gọi là “ghi tuần tự đọc ngẫu nhiên“ viết tắt là SWRR (Serial Write Random Read). Ngoài chế độ SWRR trong thực tiễn còn phải sử dụng chế độ “ghi ngẫu nhiên đ ọc tuần tự“
- RWSR (Random Write Serial Read) mà chúng ta sẽ khảo sát khi mô tả cấu trúc và hoạt động của tầng chuyển mạch số ghép kết hợp T-S-T sau này. Trong các ứng dụng thực tế của các khối chuyển mạch tín hiệu số ta thường phải giải quyết hai vấn đề quan trọng là chất lượng dịch vụ QoS (Quality Of Service) và dung lượng cần thiết của khối chuyển mạch. Chất lượng dịch vụ chủ yếu phụ thuộc vào hiện tượng blocking (nghẽn) và hiện tượng này có xác suất khá lớn khi chỉ sử dụng các chuyển mạch tầng S. Đối với tầng T như đã mô tả trên đây nó có thể bảo đảm chức năng chuyển mạch không blocking cho tất cả các khe thời gian trong luồng tín hiệu PCM mà nó đảm nhiệm phục vụ. Đối với chuyển mạch không gian số, khi kích thước tầng S tăng lên thì số lượng chân ra của vi mạch cũng sẽ rất lớn gây khó khăn chế tạo vi mạch. Còn việc tăng dung lượng của chuyển mạch tầng T thì bị hạn chế bởi công nghệ chế tạo vi mạch nhớ RAM và các mạch logic điều khiển liên quan. Như vậy để tăng dung lượng trường chuyển mạch số để bảo đảm cho số lượng thuê bao và trung kế lớn tuỳ ý theo yêu cầu chỉ còn cách phải xây dựng trường chuyển mạch s ử dụng kết hợp các chuyển mạch tầng T và S tiêu chuẩn. Có rất nhiều phương án ghép kết hợp giữa các chuyển mạch tầng S và T, ví dụ như T-S, S-T, S-T-S, T-S- T, T-S-S-T v.v. Do có khả năng tiếp thông hoàn toàn và không có hiện tượng blocking nên người ta mong muốn chỉ sử dụng một tầng T. Tuy vậy một tầng T chỉ dùng làm khối chuyển mạch không blocking có dung lượng tối đa 1024 TS. Với cấu trúc hai tầng T-S và S-T chỉ thích hợp cho các tầng chuyển mạch dung l ượng nhỏ và vừa. Nhưng với phương án này xác suất blocking sẽ tăng nhanh cùng với sự tăng dung lượng của tầng chuyển mạch T. Do vậy ở các tổng đài dung lượng vừa và lớn nhằm mục tiêu giảm blocking và tăng dung lượng khối chuyển mạch người ta thường dùng cấu trúc ba tầng. Trước đây, cấu trúc S-T-S được sử dụng nhưng từ cuối thập niên 70 thế kỷ 20 trở lại đây cấu trúc T-S-T chiếm ưu thế hơn và ngày nay cấu trúc này được sử dụng rộng rãi nhất. Sở dĩ trước đây người ta sử dụng S-T-S là vì với trình độ công nghệ lúc đó để tránh chi phí lớn cho tốc độ hoạt động cao của vi mạch. Ngày nay các ưu điểm về tốc độ cao của RAM đã bù lại được về chi phí giá thành cho cả hai công nghệ chuyển mạch S và chuyển mạch T do đó mà cấu trúc T-S-T được ưa chuộng hơn. Trong các tổng đài dung lượng cực lớn, các chuyển mạch tầng S có tác dụng chia nhỏ trường chuyển mạch thành một số tầng thành phần nhằm hạn
- chế kích thước của chúng do đó các cấu trúc 4 hoặc 5 tầng T-S-S-T hoặc T-S-S- S-T đã được ứng dụng. Lưu ý rằng việc sử dụng cấu trúc chuyển mạch tầng S đa tầng giảm được tổng chi phí giá thành nhưng sẽ tăng chi phí đ ể giải quyết vấn đề blocking. Tóm lại việc lựa chọn cấu trúc cụ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ phức tạp, kích thước trường chuyển mạch, lưu lượng phục vụ, kích thước Module, khả năng kiểm tra đo thử bảo dưỡng, mở rộng dung lượng v.v. Do các tính chất mang tính ưu điểm như đã trình bày ở trên, cấu trúc T-S-T được sử dụng rộng rãi nhất và nó được thiết kế dưới dạng các Module có kích thước phù hợp với công nghệ, ứng dụng thực tế và dễ phát triển, dễ vận hành và bảo dưỡng. 4.2.3 Chuyển mạch gói Kĩ thuật chuyển mạch gói ngày nay đã trở thành một kĩ thuật rất có tiềm năng và quan trọng trong lĩnh vực Viễn thông bởi vì nó cho phép các nguồn tài nguyên viễn thông sử dụng một cách hiệu quả nhất. Chuyển mạch gói có thể thích ứng với rất nhiều kiểu loại dịch vụ và yêu cầu của người sử dụng. Trên thế giới ngày nay, mạng chuyển mạch gói cũng đang được phát triển rất mạnh mẽ và sử dụng chủ yếu cho các dịch vụ truyền thông số liệu giữa các máy tính. Tuy vậy chuyển mạch gói cũng đang thể hiện hiệu quả và tính hấp dẫn của nó cho các dịch vụ viễn thông khác như điện thoại, Video và các dịch vụ băng r ộng khác. Segment#1 Segment#2 ….. Segment#n Bản tin Transaction / Message có độ dài L Segment Trường tin có độ dài tới M bit Đầu Trường tin CRC (M>=N) Tạo khung kết thúc Tạo khung bắt đầu Gói Tiêu đề Tải tin (Tới Nbit) CRC Hình 4.22: Nguyên lý phân đoạn và tạo gói
- Nguyên lý của chuyển mạch gói là dựa trên khả năng của các máy tính tốc độ cao và các cách thức để tác động vào bản tin cần truyền sao cho có th ể phân đoạn các cuộc gọi, các bản tin hoặc các giao dịch (Transaction) thành các thành phần nhỏ gọi là “Gói” tin. Tuỳ thuộc vào việc thực hiện và hình thức của thông tin mà có thể có nhiều mức phân chia. Ví dụ một cách thực hiện phổ biến đ ược áp dụng của chuyển mạch gói hiện nay là bản tin của Người sử dụng được chia thành các Segment (đoạn) và sau đó các Segment lại được chia tiếp thành các gói (Packet) có kích thước chuẩn hoá. Hình 4.22 minh hoạ giao thức phân đoạn gói theo nguyên tắc nêu trên. Các Segment sau khi được chia từ Bản tin của người sử dụng sẽ được xử lý chuẩn hoá tiếp bằng cách dán “Đầu” (Leader) và “Đuôi” (Trailer), như vậy chúng chứa ba trường số liệu là: Đầu chứa địa chỉ đích cùng các thông tin điều khiển mà mạng yêu cầu ví dụ như số thứ tự của Segment #, mã kênh Logic để tách các thông tin người sử dụng đã ghép kênh, đánh dấu Segment đầu tiên và Segment cuối cùng của bản tin và nhiều thông tin khác liên quan tới chức năng quản lý và điều khiển từ “Đầu cuối-tới-Đầu cuối”. Đối với các gói tin truyền qua mạng chuyển mạch gói còn phải chứa các mẫu tạo khung để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối của mỗi gói. Tiêu đ ề (Header) của gói tương tự như Đầu của Segment, ngoài ra nó còn có thêm các thông tin mà mạng yêu cầu để điều khiển sự truyền tải cuả các gói qua mạng, ví dụ như thông tin cần bổ sung vào tiêu đề của gói là địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, số thứ tự của gói và các khối số liệu điều khiển để chống vòng lặp, quản lý QoS, suy hao, lặp gói v.v. Trường kiểm soát lỗi CRC cho phép hệ thống chuyển mạch gói phát hiện sai lỗi xảy ra trong gói nếu có, nhờ đó đảm bảo yêu cầu rất cao về độ chính xác truyền tin. Tổng số tin chứa trong các trường số liệu Đầu của Segment và Tiêu đ ề của Gói là rất quan trọng. Thông thường các trường số liệu này có khoảng từ 64 đến 256 bit trong tổng số N khoảng 1000 bit. PSWS User A PSWĐ User A
- Hình 4.23: Mạng chuyển mạch gói Các gói tin sẽ được chuyển qua mạng chuyển mạch gói từ nút chuyển mạch này tới nút chuyển mạch khác trên cơ sở “Lưu đệm và phát chuy ển tiếp“, nghĩa là mỗi nút chuyển mạch sau khi thu một gói sẽ tạm thời l ưu giữ một bản sao của gói vào bộ nhớ đệm cho tới khi cơ hội phát chuyển tiếp gói tới nút tiếp theo hay thiết bị đầu cuối của người sử dụng được đảm bảo chắc chắn. Bởi vì mọi quá trình thông tin được cắt nhỏ thành các gói giống nhau nên các bản tin dù dài hay ngắn đều có thể chuyển qua mạng với sự ảnh hưởng lẫn nhau ít nhất và nhờ sự chuyển tải các gói qua mạng được thực hiện trong thời gian thực nên chuyển mạch có thể đáp ứng được yêu cầu hoạt động một cách nhanh chóng kể cả khi có sự thay đổi mẫu lưu lượng hoặc khi có sự cố ở một thành phần khác của mạng. Hình 4.23 minh hoạ nguyên tắc hoạt động của mạng chuyển mạch gói. Các bản tin của người sử dụng từ thiết bị đầu cuối phát A sẽ không được gửi đi một cách tức thì và trọn vẹn qua mạng tới thiết bị đầu cuối thu B nh ư trong mạng chuyển mạch bản tin, mà sẽ được cắt và tạo thành các gói chuẩn ở nút chuyển mạch gói nguồn PSWS. Mỗi gói sẽ được phát vào mạng một cách riêng rẽ độc lập và chúng sẽ dịch chuyển về nút chuyển mạch gói đích PSW Đ theo một đường dẫn khả dụng tốt nhất tại bất kỳ thời điểm nào, đồng thời mỗi gói sẽ được kiểm tra giám sát lỗi trên dọc đường đi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
LV.15: Bộ Đồ Án Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Cơ Khí 65 tài liệu 2431 lượt tải-
Nguyên lý chuyển mạch kênh
20 p | 1038 | 346
-
Bài Tiểu Luận Chuyên Đề Thông Tin Vô Tuyến
16 p | 494 | 199
-
Công nghệ chuyển mạch số
8 p | 874 | 190
-
Giáo trình điện tử thông tin_Chương 2
20 p | 389 | 156
-
Giới thiệu chung về chuyển mạch quang
5 p | 321 | 115
-
Tự ráp mạch tăng âm với ic TDA2005 của hãng Phillip
19 p | 652 | 114
-
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN KỸ THUẬT CHUYỂN MẠCH
18 p | 336 | 99
-
Ngắn mạch trong hệ thống điện - Chương 6
8 p | 200 | 54
-
Chuyển mạch PCM
6 p | 250 | 52
-
Bài giảng Chuyển mạch MPLS - Đại học Bách Khoa
10 p | 235 | 34
-
NGHIÊN CỨU CHUYỂN ĐỘNG CỦA KHÍ cô BAY ĐIỀU KHIỂN MỘT KÊNH TRÊN SƠ ĐỒ CẤU TRÚC
3 p | 250 | 27
-
Bài giảng Hệ thống viễn thông: Chương 1 - ThS. Huỳnh Thụy Bảo Trân
6 p | 137 | 25
-
MMT .Mạng diện rộng
12 p | 93 | 11
-
Bài giảng Mạng thế hệ mới - Chương 7: Giải pháp NGN của các hãng
13 p | 27 | 5
-
Bài giảng Giải pháp chuyển mạch cho các dịch vụ băng rộng
12 p | 64 | 4
-
Đề cương chi tiết học phần Kỹ thuật chuyển mạch và tổng đài
11 p | 46 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật chuyển mạch báo hiệu: Chương 1.2 - Nguyễn Tâm Hiền
7 p | 33 | 3
- Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
- Không hoạt động
- Có nội dung khiêu dâm
- Có nội dung chính trị, phản động.
- Spam
- Vi phạm bản quyền.
- Nội dung không đúng tiêu đề.
- Về chúng tôi
- Quy định bảo mật
- Thỏa thuận sử dụng
- Quy chế hoạt động
- Hướng dẫn sử dụng
- Upload tài liệu
- Hỏi và đáp
- Liên hệ
- Hỗ trợ trực tuyến
- Liên hệ quảng cáo
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.
Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENTTừ khóa » Hệ Thống Chuyển Mạch Kênh
-
Chuyển Mạch Kênh – Wikipedia Tiếng Việt
-
HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI CHUYỂN MẠCH KÊNH (MSC)
-
HỆ THỐNG TỔNG ĐÀI CHUYỂN MẠCH KÊNH (MSC) - Viettel RD
-
Kỹ Thuật Chuyển Mạch Kênh Và Chuyển Mạch Gói | Open Voip Solutions
-
Kỹ Thuật Chuyển Mạch Kênh - 123doc
-
Mạng Chuyển Mạch Kênh Circuit Switched Networks Mạng ... - 123doc
-
Sự Khác Biệt Giữa Chuyển Mạch Và Chuyển Mạch Gói
-
Tài Liệu Tìm Hiểu Và So Sánh Các Kỹ Thuật Chuyển Mạch - Xemtailieu
-
Hệ Thống Thu Dữ Liệu Và Chuyển Mạch Keithley | Tektronix
-
[Top Bình Chọn] - Chuyển Mạch Kênh Và Chuyển Mạch Gói
-
Chuyển Mạch Kênh Là Gì
-
Thảo Luận Chuyển Mạch Kênh - Luận Văn, đồ án, đề Tài Tốt Nghiệp
-
Báo Cáo Tìm Hiểu Và So Sánh Các Kỹ Thuật Chuyển Mạch