Chuyên Mục Giải đáp Thắc Mắc Về Văn Bằng 2 Đại Học Luật Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Văn bằng 2 hiện tại được phổ biến ở các trường đại học nhằm phục vụ cho nhu cầu học tập trau dồi của sinh viên. Các bạn sinh viên sẽ được đào tạo theo hình thức học trên nhà trường như hệ chính quy bình thường, cũng có thể vừa học vừa làm, học online từ xa,... Văn bằng 2 là trường hợp không bắt buộc lựa chọn tới lớp nhưng vẫn nhận được bằng cử nhân như bình thường. Nghĩ đến học luật thì phải nghĩ ngay đến Đại học Luật Hà Nội, hiện tại đã cung cấp đào tạo văn bằng 2. Nhiều bạn sinh viên muốn tìm hiểu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu hoặc chưa biết rõ về chương trình đào tạo của văn bằng 2 của trường này. Bài viết này tôi sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc của các bạn về các vấn đề có liên quan tới văn bằng 2 của Đại học Luật. Hãy cùng khám phá với timviec365.vn nhé.
Tìm việc làm
1. Văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội dành cho đối tượng nào?
Cũng giống như các trường đại học khác, đối tượng được phép học văn bằng 2 phải là người đã có bằng đại học, đã có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ trước đó. Người này phải đảm bảo được sức khỏe tốt để có thể tham gia đầy đủ trong suốt thời gian đào tạo của nhà trường. Đặc biệt, trong thời gian đó không bị truy cứu hình sự có dính dáng đến các luật pháp, gây ảnh hưởng đến nhà trường cũng như mọi người xung quanh.
Với các cán bộ nhà nước làm công tác pháp chế muốn học thêm để hiểu rộng, biết sâu, trau dồi kinh nghiệm thì phải có công văn gửi đi từ cơ quan bản thân đang làm việc mới được chấp nhận.
Như vậy, nếu đáp ứng đủ điều kiện bên trên là bạn có thể nộp hồ sơ tuyển sinh văn bằng 2 tại Đại học Luật (HLU)
Xem thêm: Ngành luật quốc tế ra làm gì? và câu trả lời chuẩn nhất!
2. Những ngành nào ở Đại học Luật có tuyển sinh văn bằng 2?
Có 3 ngành thường xuyên được tổ chức văn bằng 2 trong số các ngành tại trường:
Luật Kinh tế: Năm 2024 thì trường có tổ chức đào tạo văn bằng 2 cho ngành này với 60 chỉ tiêu. Tuy nhiên, vào năm 2024, ngành này sẽ không còn tuyển sinh nữa.
Ngành Luật: số hồ sơ các năm thường rơi vào khoảng 200. Đây cũng là ngành có số chỉ tiêu lớn nhất và cũng có đông đảo học viên tham gia xét xuyển.
Luật cho cán bộ: thường xuyên duy trì ở mức 60 người
Trên đây là chỉ tiêu tối đa với mỗi ngành trong một kỳ học. Nhà trường cũng đặt ra số lượng sinh viên tối thiểu mỗi ngành là 30 hoặc 50 người tùy từng thời điểm mới có thể mở lớp. Một người có thể chọn cho mình các nguyện vọng khác nhau để học tập ở đại học Luật. Tuy nhiên, nếu không đủ số lượng sinh viên học nguyện vọng 1 thì nhà trường sẽ mặc định xét đến nguyện vọng thứ 2.
3. Đào tạo văn bằng 2 mất bao nhiêu thời gian?
Thời gian đào tạo văn bằng 2 ở Đại học Luật thường rơi vào khoảng hai năm rưỡi. Nhưng các bạn có nhiều thời gian cho việc học cũng có thể học vượt, đăng ký học nhiều hơn để có thể sớm nhận văn bằng 2. Nhà trường cũng rất khuyến khích sinh viên có thể chăm chỉ học tập, kết thúc sớm quá trình đào tạo hơn dự kiến để phục vụ cho công việc của bản thân mình. Tuy nhiên, nhanh chóng là rất cần thiết nhưng vẫn cần đảm bảo chất lượng kiến thức đã dung nạp trong quá trình học tập trên trường. Đã quyết định học thêm một văn bằng thì cũng phải quyết tâm học tập để có một kết quả tốt nhất.
4. Mức học phí của sinh viên văn bằng 2 tại Đại học Luật Hà Nội
Mức học phí của người học văn bằng hai sẽ dao động từ 12 đến 15 triệu đồng cho một kỳ học. Điều này phụ thuộc vào hình thức mà người học lựa chọn, cũng như khối lượng môn học mà người này đăng ký trong một kỳ học. Dù là hình thức nào thì kiến thức các bạn nhận được vẫn có chất lượng như nhau. Nhưng nếu việc bạn tham gia đại học chính quy, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho việc đến trường, các chi phí cơ hội; nhưng việc trực tiếp học tập tại trường sẽ giúp bạn học hành có kỷ luật hơn việc ngồi qua màn hình máy tính, điện thoại.
Ngoài ra, với các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, gia đình con em chế độ sẽ vẫn được hưởng những quyền lợi theo quy định nhà nước như việc đào tạo ở bất cứ ngành học nào trong nhà trường: miễn toàn bộ học phí, miễn giảm một phần học phí.
Việc làm luật - pháp lý
5. Người đăng ký đào tạo văn bằng 2 thì có cần thi tuyển sinh không?
Câu trả lời là có. Các đối tượng nộp hồ sơ vào trường để học văn bằng 2, không chỉ nộp mỗi hồ sơ rồi vào được học luôn mà còn phải trải qua quá trình tuyển chọn. Học viên sẽ phải thi các môn như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học. Trên thang điểm 10, học viên đạt sẽ cần có số điểm 7/20 cho tổng hai môn thi. Điều kiện đủ là phải không có môn nào dưới 2 điểm.
Đặc biệt, với các sinh viên đã từng học tập tại trường thì có thể được nhận trực tiếp mà chẳng cần qua cuộc thi này. Người có bằng tiến sĩ- một cấp bậc khá cao cũng sẽ được miễn qua bài thi này.
6. Vậy hồ sơ đăng ký học văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội yêu cầu những gì?
Phiếu đăng ký học: phiếu đăng ký học phải giống với bản mẫu do nhà trường phát hành, dành riêng cho sinh viên đăng ký học văn bằng 2.
Sơ yếu lý lịch có kèm theo ảnh và đóng dấu của cơ quan thẩm quyền nhà nước
Bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ (đối với người có đủ điều kiện để miễn thi tuyển sinh): Những sinh viên đã tốt nghiệp đại học thì nộp bản sao bằng đại học, tốt nghiệp thạc sĩ thì nộp bản sao thạc sĩ, tốt nghiệp tiến sĩ thì sẽ nộp bản sao tiến sĩ- tức là sẽ nộp giấy tờ ở cấp bậc cao nhất mà bản thân đã đạt được. Các giấy tờ là bản sao đều yêu cầu được công chứng.
Bảng điểm: Bảng điểm được cấp bởi trường đại học đã đào tạo trước đó (có công chứng).
Giấy khai sinh (bản sao và công chứng) và 2 ảnh 3x4.
Bạn cần đảm bảo giấy tờ mình đã đúng theo yêu cầu của nhà trường trước khi đến nộp hồ sơ để không mất công trong những sai sót không đáng có. Ngoài việc tham khảo trên mạng xã hội, bạn cũng có thể hỏi những người thân xung quanh đã và đang học tập tại trường, liên hệ những thầy cô quản lý, phụ trách việc nhận hồ sơ sinh viên học văn bằng 2. Công nghệ phát triển, bạn rất dễ dàng tìm được thông tin của giáo viên trên các trang website, group trên facebook của trường đúng không nào?
Timviec365.vn mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ được những điều liên quan đến văn bằng 2 Đại học Luật Hà Nội. Học và trau dồi kiến thức không bao giờ là phí cả, hãy cố gắng, nỗ lực hết mình, liên tục làm mới mình, hãy để ngày hôm nay của bạn là phiên bản tốt hơn của ngày hôm qua. Chúc bạn có một quyết định đúng đắn nhất khi lựa chọn hình thức học cũng như các chương trình đào tạo tại trường.
Có thể bạn quan tâm: Luật kinh tế là gì? Ra làm gì? Bạn có thể theo đuổi ngành này không?
Từ khóa » Phát Bằng Hlu
-
Thông Báo V/v Phát Bằng Tốt Nghiệp đối Với Sinh Viên Khóa 43 Trình ...
-
Thông Báo V/v Phát Bằng Tốt Nghiệp đối Với Sinh Viên Hệ đại Học ...
-
HLU News - Thông Báo V/v Phát Bằng Tốt Nghiệp đối Với Sinh...
-
Gần 2.000 Sinh Viên Trường Đại Học Luật Hà Nội được Trao Bằng Tốt ...
-
Ứng Dụng HLU Connect Và Cuốn Sổ Tay Sinh Viên - Bộ Tư Pháp
-
Review Đại Học Luật Hà Nội (HLU): Học Phí Siêu Rẻ – Sinh Viên Cực ...
-
Đại Học Luật Hà Nội - Sổ Tay Tuyển Sinh
-
Trường Đại Học Luật Hà Nội Trao Bằng Tốt Nghiệp Cho Hơn 1.800 Tân ...
-
Tuyển Sinh Đại Học Luật Hà Nội (HLU) Năm 2022: Đề án Xét Tuyển ...
-
Thông Tin Tuyển Sinh Trường Đại Học Luật Hà Nội
-
Điểm Chuẩn Học Bạ Đại Học Luật Hà Nội Gần Chạm Mức 30
-
Gần 1.400 Tân Cử Nhân Của Trường ĐH Luật Hà Nội được Nhận ...
-
PTIT Và HLU Ký Biên Bản Ghi Nhớ Hợp Tác Trong đào Tạo Và Chuyển ...