Chuyên Ngành Cơ Học Chất Lỏng - Thông Tin Tuyển Sinh
Có thể bạn quan tâm
Tên chuyên ngành: CƠ HỌC CHẤT LỎNG (Fluid Mechanics).
Tên ngành: Cơ học (Mechanics)
Bậc đào tạo: Thạc sĩ
Tên văn bằng: Thạc sĩ Cơ học (Master of Mechanics)
Đối tượng dự thi
Đối tượng được đăng ký dự thi: Công dân nước CHXHCN Việt Nam có đủ các điều kiện quy định dưới đây được dự thi vào đào tạo thạc sĩ:
*Điều kiện văn bằng
Thí sinh phải có một trong các văn bằng sau:
- Có bằng tốt nghiệp ngành đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi: Toán học, Toán – Tin ứng dụng, Sư phạm Toán, Toán – Cơ.
- Có bằng tốt nghiệp đại học chính qui ngành gần với ngành đăng ký dự thi, đã học bổ sung kiến thức các môn học để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng.
*Điều kiện về thâm niên công tác
- Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên, ngành tốt nghiệp đúng hoặc phù hợp với ngành đăng ký dự thi được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học.
- Những trường hợp còn lại phải có ít nhất hai năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn đăng ký dự thi kể từ khi tốt nghiệp đại học (tính từ ngày Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp) đến ngày đăng ký dự thi.
Mục tiêu đào tạo:
- Về kiến thức: Chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Cơ học chất lỏng nhằm trang bị cho học viên các kiến thức cơ sở học được nâng cao, phương pháp tư duy và các phương pháp tính toán trong cơ học, trên kiến thức chuyên sâu về Cơ học chất lỏng.
- Về kỹ năng: : Trang bị cho học viên kỹ năng thiết lập và xây dựng các mô hình toán học, xử lý các mô hình đó trên máy tính về các bài toán Cơ học chất lỏng.
Về năng lực: Tạo cho học viên khả năng nghiên cứu trong lĩnh vực được đào tạo và có khả năng vận dụng tổnghợp vào thực tiễn, có khả năng thâm nhập sang các ngành có liên quan đến Cơ học chất lỏng.
- Về nghiên cứu: Các Thạc sĩ có thể phát huy năng lực của mình trong công tác giảng dạy tại các trường Đạihọc, Cao đẳng, trong nghiên cứu tại các Viện nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành hay các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nhu cầu sử dụng về Cơ học chất lỏng.
Danh mục các môn học và số tín chỉ:
STT | Tên môn học | Số Tín chỉ |
I. | Khối kiến thức chung | 11 |
1 | Triết học (Philosophy) | 4 |
2 | Ngoại ngữ chung (Foreign languague for general purposes) | 4 |
3 | Ngoại ngữ chuyên ngành (Foreign languague for specific purposes) | 3 |
II. | Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành | |
II.1. Các môn học bắt buộc | 22 | |
1 | Các phương pháp số trong cơ học (Numerical Methods in Mechanics) | 2 |
2 | Phương trình vi phân nâng cao (Advanced Differential Equation) | 2 |
3 | Phương trình đạo hàm riêng nâng cao (Advanced Partial Differential Equation) | 2 |
4 | Giải tích hàm ứng dụng (Applied Funtional Analysis) | 2 |
5 | Cơ học môi trường liên tục nâng cao (Advanced Mechanics of Continous Media) | 2 |
6 | Cơ học chất lỏng nâng cao (Advanced Fluid Mechanics) | 2 |
7 | Động lực học sông biển (River and Sea Dynamics) | 2 |
8 | Khí động lực (Aerodynamics) | 2 |
9 | Cơ học chất lỏng tính toán (Computational Fluid Mechanics) | 2 |
10 | Phép tính Tenxơ trong cơ học (Tensor Caculus in Mechanics) | 2 |
11 | Lý thuyết chảy rối (Theory of Turbulence) | 2 |
II.2. Các môn học lựa chọn | 8/22 | |
1 | Từ thủy khí động (Magneto-Hydrodynamics) | 2 |
2 | Nhiệt động lực học các quá trình không thuận nghịch (Thermodynamics of Irreversible Processes) | 2 |
3 | Phương pháp số giải các bài toán khí động lực học (Numerical Methods in Aerodynamics) | 2 |
4 | Động lực học sóng (Wave Dynamics) | 2 |
5 | Lý thuyết thứ nguyên, tương tự và phân tích chiều (Dimensional Analysis and Similarities) | 2 |
6 | Động lực học chất lỏng nhiều pha (Dynamics of Multiphase Fluids) | 2 |
7 | Phương pháp biến phân trong động lực học chất lỏng không nén được (Variational Methods in Mechanics of Incompressible Fluids) | 2 |
8 | Cơ học thủy khí môi trường (Environmental Fluid Mechanics) | 2 |
9 | Thủy triều (Tides) | 2 |
10 | Khuyến tán hợp chất (Theory of Diffusion) | 2 |
11 | Ngôn ngữ lập trình Fortran nâng cao (Advanced Fortran Programming Language) | 2 |
III. | Luận văn | 16 |
Cộng: | 57 |
Tóm tắt nội dung các môn học.
Triết học
Theo chương trình chung
Ngoại ngữ chung
Theo chương trình chung
Ngoại ngữ chuyên ngành
Theo chương trình chung
Các phương pháp số học trong cơ học
- Môn học này nhằm trang bị cho học viên các phương pháp số mà được sử dụng nhiều trong việc giải các bài toán cơ học, gắn liền với việc sử dụng máy tính. Nội dung chính bao gồm: Phương pháp phần tử hữu hạn, phương pháp phần tử biên, phương pháp gần đúng liên tục để giải các bài toán phi tuyến, các phương pháp biến phân.
Phương trình vi phân nâng cao
- Nội dung chính: Một số bổ sung về hệ phương trình vi phân, lý thuyết ổn định, phương pháp hàm Liapunov.
Phương trình đạo hàm riêng nâng cao
- Nội dung chính: Bổ sung và phân loại chương trình, khái niệm đặc trưng, một số bài toán của phương trìnhtruyền sóng, một số bài toán của phương trình truyền nhiệt, một số bài toán của phương trình Laplace.
Giải thích hàm ứng dụng
- Nội dung chính: Không gian Mêtric, không gian định chuẩn, không gian Hilbert, không gian vector tô pô.
Cơ học môi trường liên tục nâng cao
- Nội dung chính: Động học và ứng suet, các định luật vật lý và thiết lập bài toán về cơ học môi trường liên tục, các mô hình của môi trường liên tục.
Cơ học chất lỏng nâng cao
- Nội dung chính: Chuyển động của chất lỏng lý tưởng, chuyển động sóng, lý thuyết nước sông, các phương trình cơ bản của chất lỏng nhớt, chuyển động đối lưu, phương trình Saint-Venant, các phương pháp giải hệ phương trình Saint-Venant.
Động lực học sông, biển
- Nội dung chính: Các khái niệm động lực học sông, biển, động lực học sông, kênh hở, động lực học biển.
Khí động lực
- Nội dung chính: Mô hình toán học khí động lực học, những mô hình chuyển động đặc biệt của khí, phương pháp đặc trưng, phương pháp số.
Các phương pháp số trong cơ học chất lỏng
- Nội dung chính: Một số dạng phưông trình đạo hàm riêng cơ bản trong cơ học chất lỏng, phương pháp số, giải số phương trình khuyếch tán, giải số phương trình tải, giải số phương trình Burger, giải số phương trình đối lưu, giải số phương trình Navier-Stock.
Phép tính tenxơ trong cơ học
- Nội dung chính: Khái niệm tenxơ, đại số tenxơ, tenxơ trong không gian Euclide.
Chuyên đề: Lý thuyết dòng chảy rối.
- Nội dung chính: Dòng tầng và dòng rối, các phương pháp nghiên cứu dòng chảy rối, phương trình Raynol và lý thuyết bán thực nghiệm, dòng rối trong môi trường phân tầng.
Chuyên đề: Từ thủy khí động
- Nội dung chính: Từ thủy động học, các điều kiện biên và điều kiện bên ngoài, từ tủy động tuyến tính, khí động học từ.
Chuyên đề: Nhiệt động lực học các quá trình không thuận nghịch
- Nội dung chính: Các vấn đề cơ bản của nhiệt động lực các quá trình không thuận nghịch, phân tích các quy luật cơ bản, lý thuyết cặp nhiệt động lực học, mô tả một số cặp nhiệt động lực học.
Chuyên đề: Phương pháp số giải các bài toán khí động lực
- Nộidung chính: Lược đồ sai phân đối với hệ phương trình Hypecbolic, hệ phương trình Hypecbolic á tuyến tính hai chiều, lược đồ sai phân giải bài toán nhiều chiều, giải các bài toán khí động bằng phương pháp số.
Chuyên đề: Động lực học sóng
- Nội dung chính: Sóng phẳng trong lớp, sóng phẳng trong môi trường phân lớp không thuần nhất, sự phản xạ và khúc xạ của sóng cầu, truyền sóng trong các lớp.
Chuyên đề: Lý thuyết thứ nguyên và mô phỏng
- Nội dung chính: Lý thuyết thứ nguyên đối với các đại lượng khác nhau, tương tự mô phỏng các thí dụ ứng dụng lý thuyết thứ nguyên.
Chuyên đề: Động lực học chất lỏng nhiều pha
- Nội dung chính: Các quy luật cơ bản của chuyển động hợp chất, chuyển động của các pha trong dòng chảy rối, các mô hình toán học của dòng nhiều pha.
Chuyên đề: Phương pháp biến phân trong động học chất lỏng không nén được
- Nội dung chính: Các khái niệm về chất lỏng lý tưởng, phương pháp tọa độ suy rộng, chuyển động của vật rắn biến dạng trong chất lỏng, chuyển động của vật rắn trong dòng không đều.
Chuyên đề: Cơ học thủy khí môi trường
- Nội dung chính: Lớp biên khí quyển, khuyếch tán khí, chất gây ô nhiễm và một số tính chất, khuyếch tán trong chất lỏng.
Chuyên đề: Thủy triền
- Nội dung chính: Bản đồ các đường đồng mức triều kinh nghiệm, các quy lụât cơ bản về phân bố triều theo không gian trong đại dương thế giới, bản chất chuyển động triều trong biển, các phương pháp dao động mực tiều và vận tốc trung bình theo phương pháp thẳng đứng của dòng triều ở biển, lớp rối trong dòng triều, mô hình cấu trúc thẳng đứng của lớp biên trong dòng triều, mô hình ba chiều của chuyển động triều trong biển đồng nhất, ảnh hưởng của sự không đồng nhất mật độ lên chuyển động triều ở biển.
Chuyên đề: Lý thuyết khuyếch tán
- Nội dung chính: Các yếu tố của định luật khuyếch tán hợp chất, khuyếch tán hợp chất trong biển từ các nguồn khác nhau, các phương pháp bán thực nghiệm nghiên cứu khuyếch tán hợp chất trong biển, khuyếch tán hợp chất ở biển Việt Nam.
Chuyên đề: Ngôn ngữ lập trình Fortran
Fortranlà ngôn ngữ lập trình hữu hiệu cho nhiều các lĩnh vực ứng dụng, nhất là các lĩnh vực tính toán số, giải hệ các phương trình toán học, thống kê... Môn học lập trình Fortran cung cấp cho các đối tượng sinh viên ngành Cơ học, đặc biệt là khối cử nhân tài năng nhằm trang bị cho các em một công cụ lập trình đơn giản, dễ thực hiện và hiệu quả cao trong các bài toán tính toán số
Từ khóa » Cơ Học Chất Lỏng Và Máy
-
Tên Sách: Cơ Học Chất Lỏng ứng Dụng Và Máy Thuỷ Lực - Bộ Xây Dựng
-
Cơ Học Chất Lỏng - 123doc
-
Bài Giảng Cơ Học Chất Lỏng - 123doc
-
Cơ Học Chất Lỏng Và Máy - Thư Viện Số Đại Học Thủy Lợi
-
Cơ Học Chất Lỏng (Vật Lý) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Ngành Đào Tạo TIẾN SĨ Cơ Học - Cơ Học Chất Lỏng Và Chất Khí
-
Cơ Học Chất Lỏng ứng Dụng - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
Tải Sách Cơ Học Chất Lỏng ứng Dụng Và Máy Thuỷ Lực - Word, PDF
-
[PDF] CƠ HỌC THỦY KHÍ ỨNG DỤNG
-
[PDF] Cơ Học Chất Lỏng ứng Dụng
-
Cơ Học Chất Lỏng ứng Dụng Và Máy Thuỷ Lực - Nhà Xuất Bản Xây Dựng
-
[PDF] Chương 14: Cơ Học Chất Lưu - Vật Lý Mô Phỏng
-
Cơ Học Chất Lỏng