Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học – Đại Học Bách Khoa

Review ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM (HCMUT): Ngành học đầy triển vọng

Cùng với sự phát triển của đời sống con người và sản xuất công nghiệp, các vấn đề về môi trường, thực phẩm, nông nghiệp, ngày càng được xã hội quan tâm. Chính vì thế mà ngành Công nghệ sinh học được dự đoán là ngành hot trong tương lai, thu hút sự quan tâm của nhiều các bạn trẻ. Hiện nay tại Việt Nam chưa có nhiều cơ sở đào tạo ngành này, trong đó, trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM là địa chỉ rất được quan tâm tại khu vực phía Nam.

Tìm hiểu ngành Công nghệ sinh học tại HCMUT

Mục lục

  • 1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?
  • 2. Ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?
  • 3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM
  • 4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học

1. Ngành Công nghệ sinh học là gì?

Công nghệ sinh học là ngành nghiên cứu và vận dụng những sinh vật sống, kết hợp với quy trình và các thiết bị kỹ thuật để tạo ra sản phẩm và sản xuất chúng ở quy mô công nghiệp, phục vụ cho lợi ích của con người, đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Các sản phẩm của Công nghệ sinh học được ứng dụng nhiều trong đời sống như: sản xuất thực phẩm, thuốc; phát triển giống cây trồng, vật nuôi; điều chế và sản xuất hóa chất công nghiệp; ứng dụng công nghệ xét nghiệm, di truyền trong y khoa; giải quyết các vấn đề môi trường;…

2. Ngành Công nghệ sinh học tại Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM có gì?

Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM là trường chuyên về kỹ thuật uy tín tại Việt Nam, với thế mạnh về đào tạo kỹ thuật. Bộ môn Công nghệ sinh học là bộ môn trẻ nhất trong khoa Kỹ thuật hóa học tại trường, bộ môn ra đời để đáp ứng nhu cầu nhân lực công nghệ sinh học của Việt Nam, nhất là ở khu vực phía Nam.

Chương trình đào tạo dành cho những bạn yêu thích khoa học sự sống và quan tâm đến vấn đề ứng dụng và cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra các sản phẩm có ích cho đời sống. Sinh viên sẽ được học những kiến thức về khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội và các môn cơ sở ngành, chuyên ngành. Chi tiết chương trình đào tạo:

 

Ngành Công nghệ sinh học tại HCMUT được xây dựng với định hướng phát triển công nghệ sinh học tiến tối Công nghiệp công nghệ sinh học. Sinh viên sẽ được đào tạo để trở thành kỹ sư có kiến thức chuyên sâu, có kỹ năng làm việc và nghiên cứu trong ngành công nghiệp tạo ra các sản phẩm công nghệ sinh học có ích cho y dược, nông nghiệp, thực phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường.

Dù là bộ môn có tuổi đời trẻ nhất trong khoa, nhưng Công nghệ sinh học được “kế thừa” đội ngũ nhân sự uy tín và chất lượng của khoa Kỹ thuật hóa học. Riêng bộ môn Công nghệ sinh học có 15 thành viên chủ chốt gồm: 4 phó giáo sư, tiến sĩ, 5 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và 2 nghiên cứu sinh. Các thầy cô luôn nhiệt huyết và sẵn sàng giúp đỡ cho sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đội ngũ giảng viên trình độ chuyên môn cao và đầy nhiệt huyết

Sau mỗi chu kỳ đào tạo, nhà trường đều sẽ rà soát đánh giá  chương trình đào tạo và cập nhật đổi mới để bắt kịp xu hướng mới nhất của ngành. Quá trình này sẽ được sinh viên, cựu sinh viên, giảng và cả các doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tham gia để mang lại hiệu quả đổi mới tốt nhất. Thêm vào đó, trong suốt quá trình đào tạo, các thầy cô cũng thường xuyên cập nhật kiến thức mới nhất và truyền đạt lại cho sinh viên, giúp các bạn nhanh chóng bắt kịp công việc ngay khi ra trường.

3. Điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM

TrườngChuyên ngànhNgành2021
Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM Công nghệ sinh học Kỹ thuật Hóa học;Công nghệ Thực phẩm;Công nghệ Sinh học;(Nhóm ngành) 907
Ghi chú

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học

Kỹ sư Công nghệ sinh học sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cơ hội nghề nghiệp bao gồm các công việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở các trường đại học, các trung tâm và viện nghiên cứu, các cơ quan pháp y, các công ty, cơ sở, xí nghiệp, nhà máy sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học; xây dựng và thực hiện các dự án liên quan đến xử lý ô nhiễm môi trường sống; thiết kế, tính toán, xây dựng quy trình sản xuất; điều hành, quản lý và kiểm soát quá trình sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học ở các quy mô khác nhau; …

Kỹ sư Công nghệ sinh học tốt nghiệp từ HCMUT có thể được tuyển dụng bởi các công ty, nhà máy sản xuất và kinh doanh những sản phẩm công nghệ sinh học như:  nhà máy chế biến bột ngọt Ajinomoto, nhà máy bia Sài gòn, công ty sản xuất và chế biến sữa Vinamilk, công ty khác sản xuất vaccine, protein, kháng sinh, vitamin, enzyme, thực phẩm chức năng, thức ăn gia súc và gia cầm, giống động-thực vật phục vụ phát triển nông nghiệp, phân bón vi sinh; các công ty, nhà máy xử lý nước thải, chất thải…

Qua bài viết trên chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc về ngành Công nghệ sinh học tại trường đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM. Chúc các bạn học tập tốt và thành công trên con đường tương lai.

Bài viết liên quan
  • Review trường Đại học Bách Khoa ĐHQG TPHCM (HCMUT): Trường kỹ thuật hàng đầu khu vực phía Nam.
  • Cơ kỹ thuật - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Kỹ thuật Điện – Điện tử - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM

Từ khóa » Công Nghệ Sinh Học ở Sài Gòn