Chuyên Ngành Kinh Tế đối Ngoại – Đại Học Ngoại Thương (Cơ Sở ...

Review chuyên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Gừng càng già càng cay

Khi nhắc tới Đại học Ngoại thương (FTU), người ta thường nghĩ ngay đến chuyên ngành Kinh tế đối ngoại. Không chỉ là một ngành mũi nhọn, có lịch sử lâu đời bậc nhất tại trường mà cho đến nay, Kinh đế đối ngoại vẫn luôn giữ vững được vị thể dẫn đầu và là sự lựa chọn tuyệt vời cho các bạn muốn theo đuổi công việc trong lĩnh vực kinh tế. Hãy cùng khám phá độ hot của chuyên ngành này trong bài viết này nhé! 

Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại

Mục lục

  • 1. Giới thiệu
  • 2. Điểm chuẩn
  • 3. Mình được trang bị những gì trên giảng đường đại học?
  • 4. Những cơ hội mà ngành học mang lại

1. Giới thiệu

Ngành Kinh tế đối ngoại nghiên cứu mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa các chủ thể là các quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Ngoại thương thuộc ngành Kinh tế, được Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đưa vào tuyển sinh từ năm 1960, cho tới năm 2007 mở rộng thêm chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại giảng dạy bằng tiếng Anh, và chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh vào năm 2008. Ngành học nghiên cứu các mảng kiến thức về Kinh tế quốc tế, nghiệp vụ xuất nhập khẩu, kiến thức kinh doanh quốc tế như: Marketing, đầu tư, bảo hiểm, pháp luật kinh tế đối ngoại, thuế, hải quan…

2. Điểm chuẩn

TrườngChuyên ngànhNgành2024202320222021
Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc) Kinh tế đối ngoại Nhóm ngành Kinh tế, Kinh tế quốc tế 028.128.128.5
Ghi chú

Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM

Các tổ hợp chênh lệch 0.5 điểm so với tổ hợp A00 Điểm thi TN THPT

3. Mình được trang bị những gì trên giảng đường đại học?

  • Về kiến thức: 
    • – Cung cấp những kiến thức cơ bản về kinh tế, phương pháp luận, tư duy về lý luận chính trị,…
    • – Đào tạo chuyên sâu về kiến thức chuyên ngành như xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại.
  • Về kỹ năng:
    • – Kỹ năng tổng hợp và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và thế giới.
    • – Kỹ năng áp dụng, khám phá kiến thức kinh tế và kinh tế đối ngoại, chuyển giao kiến thức để nâng cao kinh nghiệm vào nghề nghiệp.
    • – Nghiên cứu, phân tích, sáng tạo và đổi mới các ý tưởng, mô hình kinh doanh, hoạt động kinh tế đối ngoại.
    • – Kỹ năng làm việc nhóm, lên kế hoạch, thuyết trình, giao tiếp,…
    • – Kỹ năng đàm phán, xử lý tình huống.
    • – Thành thạo kỹ năng tin học văn phòng .
    • – Thành thạo ngoại ngữ Tiếng Anh (Bậc 5/6 đối với chương trình tiên tiến, chất lượng cao theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam), thành thạo một trong các ngoại ngữ là tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật, tiếng Nga (Bậc 4/6 đối với hệ tiêu chuẩn theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam)
    • – Một số kỹ năng mềm khác qua các môn học của trường: khiêu vũ, nhảy aerobic, bơi,…

Một số môn học Chương trình Tiêu chuẩn Kinh tế Đối ngoại (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

Một số môn học Chương trình Chất lượng cao Kinh tế Đối ngoại (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

Một số môn học Chương trình Tiên tiến Kinh tế Đối ngoại (Nguồn: Website Phòng Quản lý Đào tạo Trường Đại học Ngoại Thương)

4. Những cơ hội mà ngành học mang lại

  • Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại sau khi ra trường có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế đối ngoại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và logistic, tập đoàn đa và xuyên quốc gia, các tổ chức nghiên cứu thị trường, các đại diện thương mại của nước ngoài hay tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức định chế quốc tế, hiệp hội ngành nghề với các vị trí việc làm liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu, vận tải giao nhận, hải quan, hoạch định chính sách thương mại và đầu tư, marketing, nghiên cứu và phát triển thị trường; hay tham gia nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở giáo dục về lĩnh vực Kinh tế đối ngoại,…

Bên cạnh đào tạo các kiến thức chuyên môn về Kinh tế đối ngoại, Đại học Ngoại thương xây dựng khung chương trình đào tạo theo hướng đa dạng các lĩnh vực của ngành Kinh tế, giúp mở rộng kiến thức, từ đó có khả năng đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau chứ không chỉ là chuyên ngành đào tạo chính.

Đại học Ngoại thương đẩy mạnh các hoạt động ngoại khóa, hỗ trợ sinh viên. Các hội thảo chuyên đề của trường, khoa, viện; định hướng nghề nghiệp nhằm giúp đỡ sinh viên trong lựa chọn nghề nghiệp tương lai; chương trình Ngày hội việc làm giúp sinh viên cọ xát trực tiếp với nhà tuyển dụng từ các tập đoàn lớn; hay chương trình tham vấn tâm lý miễn phí, nhằm quan tâm sát sao tới sức khỏe tâm lý của sinh viên. Trường cũng dành sự quan tâm lớn cho các hoạt động câu lạc bộ của sinh viên. Với gần 40 câu lạc bộ gồm các câu lạc bộ chuyên môn, sở thích, tình nguyện, đoàn, hội sinh viên, tạo môi trường rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm cho sinh viên, cũng vì thế mà sinh viên Ngoại thương luôn được biết đến bởi sự năng động, sáng tạo, đa tài. Thực tế cho thấy sinh viên Ngoại thương làm trái ngành rất nhiều nhờ sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống câu lạc bộ, ví dụ như Ca sĩ Hoàng Dũng, các hoa hậu, hoa khôi, MC, biên tập viên, người mẫu,… đều xuất thân từ các câu lạc bộ của trường.

  • Cơ hội học tập sau đào tạo

Trong quá trình học tại Đại học Ngoại thương, sinh viên có thể lựa chọn học song bằng để nghiên cứu một chuyên ngành khác bên cạnh chuyên ngành chính. Sinh viên cũng được tạo điều kiện tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế, các chương trình học chuyển tiếp sang các trường đại học uy tín nước ngoài là đối tác của Đại học Ngoại thương theo các chương trình 2+2, 3+1. Sinh viên ngành Kinh tế đối ngoại có thể tham gia hoạt động trao đổi và chuyển tiếp sang các trường đại học danh tiếng như Đại học Tổng hợp bang Colorado (Hoa Kỳ), Đại học Huddersfield (Anh), Đại học Bournemouth (Anh), Đại học Northeastern (Hoa Kỳ),… mới các mức học bổng và ưu đãi học phí theo thỏa thuận ký kết giữa Đại học Ngoại thương và đối tác.

Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp đại học có thể tham gia các chương trình đào tạo sau đại học tại trường, hay nhận học bổng, ưu đãi học phí cho chương trình sau đại học tại các đơn vị đối tác của trường. Tại FTU hiện nay có 02 chương trình liên kết hệ Sau đại học với: ĐH Tây Anh Quốc (Anh Quốc), ĐH Sunderland (Anh Quốc). Cùng với đó, trường cũng là một thành viên trong Quỹ học bổng PSU Việt Nam – Quỹ học bổng lớn nhất tới từ trường ĐH Portland State (Hoa Kỳ); Quỹ học bổng 60% học phí của ĐH Angelo State (Hoa Kỳ);… 

Sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới thúc đẩy Ngoại thương phát triển như một lẽ dĩ nhiên, nhờ đó mà dù là một chuyên ngành không mới, Kinh tế đối ngoại vẫn giữ được độ hot của mình như thuở ban đầu. Bài viết “Review chuyên ngành Kinh tế đối ngoại trường Đại học Ngoại thương (FTU): Gừng càng già càng cay” hy vọng mang tới những thông tin hữu ích nhất với các em đang tìm hiểu, hay có nguyện vọng lựa chọn ngành học này.

Bài viết liên quan
  • Review trường Đại học Ngoại thương (FTU) – Lựa chọn hàng đầu cho giấc mơ kinh tế
  • Kinh tế quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)
  • Kinh tế & Phát triển quốc tế - Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở phía Bắc)

Từ khóa » Ca Học Ftu