Chuyên Ngành Kỹ Thuật Dệt – May - Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Review ngành Kỹ thuật dệt – may Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Thổi hồn vào từng đường kim mũi chỉ!

Một trong những nhu cầu tối thiểu của con người là về ăn, mặc, ở. Chính vì thế ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội ra đời và nhận được sự quan tâm của rất nhiều thế hệ học sinh. Hôm nay hãy cùng huongnghiep.hocmai.vn review chi tiết về ngành “thổi hồn vào từng đường kim mũi chỉ” này nhé!

Kỹ thuật Dệt – May

Mục lục

  • 1. Ngành Kỹ thuật Dệt – May là gì?
  • 2. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • 3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • 4. Ngành Kỹ thuật Dệt – May cơ hội việc làm rộng mở

1. Ngành Kỹ thuật Dệt – May là gì?

Kỹ thuật Dệt – May là ngành chuyên về lĩnh vực may mặc, đáp ứng nhu cầu về may mặc và thời trang của xã hội. Ngành này sẽ tạo ra những sản phẩm thời trang chất lượng, đa dạng thông qua những hệ thống sản xuất công nghiệp hiện đại. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ lại đảm bảo năng suất và chất lượng sản xuất.

Theo học ngành này, sinh viên sẽ được cung cấp các lý thuyết cơ bản và chuyên sâu về thời trang và may mặc. Từ những kiến thức đó, bạn sẽ áp dụng các kỹ thuật và kỹ năng thực hành để thiết kế đồ họa trang phục, tối ưu quá trình sản xuất may công nghiệp.

Ngành Kỹ thuật Dệt – May cũng đào tạo sinh viên những kiến thức về mỹ thuật và thẩm mỹ ứng dụng vào may mặc, các phương pháp thiết kế và may các loại sản phẩm từ cơ bản đến nâng cao. Bên cạnh đó, sinh viên cũng được đào tạo kiến thức để phân biệt, sử dụng, bảo quản các nguyên liệu phụ kiện may, biết cách vận hành và bảo trì một số thiết bị,…

2. Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngành Kỹ thuật Dệt – May của Đại học Bách Khoa Hà Nội đã được thành lập từ lâu với chương trình học đáp ứng đúng yêu cầu của ngành. Bắt đầu từ khóa K62 (tuyển sinh năm 2017), sinh viên sẽ được đào tạo theo chương trình chuẩn quốc tế. Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cần thiết của ngành và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu sáng tạo, khả năng thích ứng với môi trường làm việc chuyên nghiệp và môi trường lao động quốc tế. Nhờ đó mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể phát triển sự nghiệp và tăng khả năng hội nhập quốc tế.

Ngành Kỹ thuật Dệt – May của Đại học Bách Khoa Hà Nội được chia làm chương trình cử nhân về chương trình chuyển tiếp kỹ sư.  Với chương trình cử nhân, bạn sẽ được đào tạo theo hướng kiến thức nền tảng cơ bản và kiến thức chuyên môn vững, chú trọng vào năng lực thiết kế, phát triển sản phẩm và giải pháp kỹ thuật.

Đối với chương trình chuyển tiếp kỹ sư, sau khi hoàn thành trình độ cử nhân bạn sẽ được học chuyển tiếp. Chương trình này cung cấp kiến thức chuyên về ứng dụng Kỹ thuật Dệt – May. Sinh viên sẽ được đào tạo về năng lực tính toán, thiết kế, phát triển các giải pháp kỹ thuật của ngành dệt – may.

Về chuyên ngành đào tạo, bạn có thể chọn Kỹ thuật dệt với 4 lĩnh vực chuyển ngành: Công nghệ sợi, công nghệ dệt, vật liệu và công nghệ sản phẩm da giầy, vật liệu và công nghệ hóa dệt; hoặc Công nghệ may với 3 lĩnh vực chuyên ngành: Thiết kế thời trang, công nghệ sản phẩm may, thiết kế sản phẩm may.

Nội dung đào tạo Kỹ thuật Dệt:

Nội dung đào tạo Công nghệ May:

Một lợi thế rất lớn của sinh viên Kỹ thuật Dệt – May là hệ thống phòng thí nghiệm và thiết kế hiện đại: PTN công nghệ dệt, PTN công nghệ sợi, PTN công nghệ dệt kim, PTN Vật liệu dệt kỹ thuật, PTN Vật liệu dệt, PTN Công nghệ may, PTN Hóa dệt, Xưởng thực nghiệm dệt, PTN Thiết kế thời trang,… cũng nhờ cơ sở thực hành thí nghiệm xịn sò này mà sinh viên Bách Khoa luôn thích nghi tốt khi ra trường làm việc thực tế đấy!

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Dệt – May Đại học Bách Khoa Hà Nội

TrườngChuyên ngànhNgành20222021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật Dệt – May Kỹ thuật Dệt - May 23.114.223.99
Ghi chú

TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Ngành Kỹ thuật Dệt – May cơ hội việc làm rộng mở

May mặc là lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Kỹ thuật Dệt – May có nhiều cơ hội việc làm. Đầu tiên bạn có thể chọn làm ở các bộ phận của doanh nghiệp may mặc như: Đảm nhận công việc công tác chuẩn bị, chỉ đạo kỹ thuật sản xuất; phòng thiết kế, phòng nghiên cứu mẫu, phòng kỹ thuật, phòng phát triển mẫu; Quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh; Định mức giá cho sản phẩm; Lập kế hoạch sản xuất, đánh giá chất lượng quy trình sản xuất; Quản lý chất lượng sản phẩm may mặc; Quản lý đơn hàng; Chuyên viên tổ chức quản lý sản xuất…

Sau một thời gian tích lũy kinh nghiệm, bạn có thể startup trong ngành may mặc, tự mở xưởng may hoặc công ty thiết kế thời trang cho riêng mình.

Một định hướng khá hay nữa đó là tham gia giảng dạy và nghiên cứu. Hiện nay có rất nhiều trường Đại học – Cao đẳng, các viện nghiên cứu hay trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm dệt – may có nhu cầu tuyển dụng cao. Bạn có thể lựa chọn hướng đi này nhé!

Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn của nước ta. Thêm vào đó, tiêu chuẩn chất lượng và công nghệ của quốc tế ngày càng cao yêu cầu Việt Nam nhanh chóng thích nghi để có thể phát triển. Vì vậy nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực được đào tạo chuyên nghiệp ngày càng nhiều khiến ngành Kỹ thuật Dệt – May trở thành lựa chọn hấp dẫn dành cho các bạn trẻ!

Bài viết liên quan
  • Review trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Trường học khó nhất Vịnh Bắc Bộ!
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • An toàn không gian số - Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Từ khóa » Dệt May Hust