Chuyên Ngành Kỹ Thuật Hàng Không - Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Review ngành Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Học gì? Điểm chuẩn bao nhiêu? Ra trường làm gì?

Kỹ thuật Hàng không của Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn là ngành hấp dẫn đối với những bạn trẻ có mong muốn làm chủ chiếc tàu bay hiện đại. Nếu bạn cũng là một trong số đó thì bài viết này dành cho bạn. Chúng mình sẽ review chi tiết những điều cần biết về ngành này, cùng tham khảo nhé!

Tìm hiểu ngành Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách Khoa Hà Nội

Mục lục

  • 1. Ngành Kỹ thuật Hàng không là gì?
  • 2. Ngành Kỹ thuật Hàng không tại Đại học Bách Khoa có gì?
  • 3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách Khoa Hà Nội
  • 4. Học ngành Kỹ thuật Hàng không ra trường làm gì?

1. Ngành Kỹ thuật Hàng không là gì?

Kỹ thuật Hàng không là ngành nghiên cứu để phát triển và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật cho các phương tiện bay. Theo học ngành này bạn sẽ có kỹ năng, kiến thức về các hoạt động như: khai thác, quản lý, bảo trì, vận hành, sửa chữa máy bay; nghiên cứu, chế tạo, thiết kế các loại máy bay nhỏ và máy bay thông lưỡng dụng như tàu đệm khí hay thủy phi cơ; ứng dụng các kiến thức kỹ thuật hàng không vào những ngành có liên quan như năng lượng tái tạo, kỹ thuật hàng hải, xây dựng, điều khiển tự động,…

Ngành Kỹ thuật Hàng không được chia thành 2 mảng chính là: Kỹ thuật hàng không vũ trụ và Kỹ thuật hàng không dân dụng. Kỹ thuật hàng không vũ trụ đào sâu nghiên cứu vào các loại vệ tinh sử dụng bên ngoài phạm vi khí quyển hoặc các loại tàu du hành. Trong khi đó Kỹ thuật hàng không dân dụng chuyên sâu về các loại máy bay sử dụng trong bầu khí quyển Trái Đất.

2. Ngành Kỹ thuật Hàng không tại Đại học Bách Khoa có gì?

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên đào tạo Kỹ thuật Hàng không ở nước ta đấy. Theo học chương trình này, bạn sẽ được đào tạo trở thành nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu tuyển dụng của các công ty trong nước và quốc tế.

Các môn bạn được học như sau:

Bạn cũng có thể lựa chọn hệ đào tạo theo mong muốn gồm có: Hệ cử nhân 4 năm, hệ kỹ sư 5 năm, hệ tích hợp cử nhân – thạc sĩ 5,5 năm và hệ tích hợp cử nhân – thạc sĩ – tiến sĩ 8,5 năm. Học phí trung bình 22-28 triệu đồng/ năm.

Sau khi tốt nghiệp, bạn sẽ có đầy đủ kiến thức về kỹ thuật cơ khí, khoa học cơ bản, kỹ thuật hàng không. Đại học Bách Khoa cũng chú trọng vào khả năng thực hành của sinh viên với hệ thống cơ sở vật chất tiên tiến và các doanh nghiệp đối tác trong lĩnh vực hàng không vũ trụ. Đây là cơ hội tốt để bạn nâng cao kỹ năng thực hành và vận dụng nhuần nhuyễn các kiến thức vào việc bảo dưỡng, thiết kế, vận hành các hệ thống và thiết bị liên quan đến cơ khí hàng không.

Ngoài ra, sinh viên cũng được trang bị các kỹ năng cá nhân và kỹ năng nghề nghiệp, có khả năng tự học để thích ứng với  ngành khoa học công nghệ không ngừng thay đổi. Bạn cũng có năng lực hình thành ý tưởng để triển khai nghiệp vụ trong bối cảnh kinh tế – xã hội thực tế.

Ngoài ngành Kỹ thuật Hàng không hệ đào tạo chuẩn, bạn sinh viên yêu thích máy bay cũng có thể chọn chương trình kỹ sư Việt Pháp PFIEV, thời gian đào tạo 5,5 năm. Khi tốt nghiệp chương trình này, tấm bằng của bạn tương đương trình độ thạc sĩ và chỉ cần 6 tháng làm luận văn bổ sung nữa bạn sẽ được cấp bằng Thạc sĩ khoa học của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Ngoài ra, sinh viên ngành này cũng có cơ hội chuyển tiếp để lấy bằng kỹ sư của Đại học ENSMA-ISAE (Pháp, song bằng) hoặc các trường đối tác khác của ĐHBKHN. Ngôn ngữ giảng dạy chủ yếu bằng tiếng Việt và có tăng cường thêm tiếng Pháp nhé.

3. Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách Khoa Hà Nội

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Bách Khoa Hà Nội Kỹ thuật Hàng không Kỹ thuật Hàng không 60.3925.524.2314.0426.48
Ghi chú

Đánh giá tư duy

Điểm TN THPT

TN THPT

Điểm thi TN THPT

4. Học ngành Kỹ thuật Hàng không ra trường làm gì?

Ngành Kỹ thuật Hàng không có cơ hội việc làm rộng mở

Hiện nay nhu cầu sử dụng máy bay của con người ngày càng cao nên cơ hội việc làm của ngành Kỹ thuật Hàng không cũng càng đa dạng. Mức thu nhập trung bình của ngành cũng cao so với mặt bằng chung, từ 10-15 triệu đồng/ tháng, còn nếu làm ở cấp quản lý, mức lương từ 20-30 triệu đồng/ tháng.

Bạn có thể trở thành kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa tại các hãng hàng không trong nước và quốc tế, các sân bay nội địa và quốc tế, các cụm cảng hàng không. Hoặc kỹ sư thiết kế và vận hành tại các doanh nghiệp về kỹ thuật hàng không, các phòng sản xuất, kỹ thuật, thiết kế của các doanh nghiệp trong ngành.

Nếu đam mê nghiên cứu, bạn cũng có thể làm kỹ sư nghiên cứu ở các viện nghiên cứu và phát triển thuộc ngành cơ khí động lực, các trung tâm nghiên cứu của các tập đoàn, công ty trong nước và quốc tế.

Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu hơn về ngành Kỹ thuật Hàng không của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chúc các bạn học tập tốt và thi đỗ ngành yêu thích nhé!

Bài viết liên quan
  • Review trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST): Trường học khó nhất Vịnh Bắc Bộ!
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Ngành Toán - Tin học - Đại Học Bách Khoa Hà Nội

Từ khóa » đại Học Bách Khoa Hà Nội Học Bao Nhiêu Năm