Chuyên Ngành Máy Xây Dựng – Đại Học Xây Dựng Hà Nội - Hocmai

Review chuyên ngành Máy xây dựng Đại học Xây dựng (NUCE): Cốt lõi để tối ưu quá trình xây dựng!

Nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng và xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng ngày càng được chú trọng dẫn đến nhu cầu nhân lực chuyên ngành Máy xây dựng ngày càng lớn. Trường Đại học Xây dựng là đơn vị đi đầu trong đào tạo Kỹ thuật cơ khí nói chung và chuyên ngành Máy xây dựng nói riêng, cung cấp nhiều thế hệ nhân tài cho đất nước, đồng thời là mơ ước của nhiều bạn học sinh đam mê với máy móc xây dựng.

Review chuyên ngành Máy xây dựng Đại học Xây dựng

Mục lục

  • 1. Chuyên ngành Máy xây dựng là gì?
  • 2. Tìm hiểu chuyên ngành Máy xây dựng tại trường Đại học Xây dựng
  • 3. Điểm chuẩn chuyên ngành Máy xây dựng Đại học Xây Dựng
  • 4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Máy xây dựng

1. Chuyên ngành Máy xây dựng là gì?

Máy xây dựng là những loại máy móc phục vụ cho các công việc xây dựng, là cốt lõi để giúp quá trình xây dựng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chính vì vậy, làm nghề máy xây dựng có nghĩa là bạn đã đặt mình sự phát triển của nhân loại. Chuyên ngành Máy xây dựng chuyên nghiên cứu về việc sử dụng những cơ sở về kỹ thuật công nghệ, máy móc để phục vụ cho công việc thực tiễn của ngành xây dựng.

Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản; những kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật cơ khí chung; các kiến thức thuộc ngành kỹ thuật máy xây dựng và kiến thức khác liên quan đến kỹ thuật công trình.

2. Tìm hiểu chuyên ngành Máy xây dựng tại trường Đại học Xây dựng

Chuyên ngành Máy xây dựng thuộc Ngành Kỹ thuật cơ khí tại Đại học Xây dựng có lịch sử 60 năm đào tạo và phát triển. Chuyên ngành này chuyên đào tạo về thiết kế, chế tạo, quản lý thiết bị cơ khí và trang bị điện trong xây dựng trong sản xuất công nghiệp. Hướng đào tạo chuyên sâu là máy và thiết bị công nghệ; hệ thống kỹ thuật cơ khí; kỹ thuật điện.

Nội dung các môn học:

Chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức giáo dục đại cương như Kiến thức khoa học cơ bản, văn hóa xã hội, chính trị, kỹ năng mềm cần thiết. Với khối kiến thức cơ sở ngành, bạn sẽ được học: Cơ học kỹ thuật, vật liệu xây dựng, thi công, hệ thống điện, kỹ thuật điện, điện tử, kỹ thuật cơ khí cơ bản.  Kiến thức chuyên sâu về cơ khí, máy và thiết bị xây dựng, công trình cơ khí xây dựng, quản lý khai thác máy,…

Với mục tiêu đào tạo ra các sinh viên đa năng qua các kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành, chương trình giảng dạy luôn lồng ghép khéo léo các kiến thức xã hội liên quan đến kinh tế, đầu tư, cung cấp các kỹ năng mềm cần thiết giúp sinh viên có khả năng thích nghi và làm việc tại nhiều vị trí và môi trường làm việc khác nhau.

Phương châm giảng dạy học đi đôi với hành được các thầy trò chuyên ngành Máy xây dựng đề cao thông qua các hoạt động ngoại khóa cùng các buổi kiến tập thực tế tại các công ty liên kết. Điều này tạo ra một môi trường học tập có tính ứng dụng cao, phát huy tối đa kỹ năng xã hội cũng như khả năng thích nghi của sinh viên .

Chuyên ngành Máy xây dựng luôn đề cao học đi đôi với hành

Trong quá trình học tập, các sinh viên chuyên ngành Máy xây dựng có cơ hội nhận rất nhiều học bổng và hỗ trợ học tập như: Học bổng khuyến khích của trường Đại học Xây dựng, học bổng hỗ trợ tham quan, thực tập, tư vấn việc làm của các doanh nghiệp như: Công ty Vinalift, Nissan, Licogo, Incosaf, Anchi, Vạn Xuân, Viện Công nghệ Việt – Nhật;….

Sinh viên khoa Máy xây dựng luôn sôi nổi tham gia các hoạt động để rèn luyện kỹ năng mềm trong các hoạt động đoàn thể như: sinh viên tình nguyện, CLB Robotcon, hoạt động văn hóa và thể thao, tham gia các khoa học ngoại ngữ miễn phí của trường Đại học Xây dựng và các doanh nghiệp liên kết để tham gia thị trường lao động chất lượng cao với vị Trí Kỹ sư cơ khí tại Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,…

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Máy xây dựng Đại học Xây Dựng

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Xây Dựng Hà Nội Máy xây dựng Kỹ thuật cơ khí 24.11750161416
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Đánh giá tư duy

Chuyên ngành máy xây dựng

4. Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành Máy xây dựng

Sau khi ra trường, sinh viên chuyên Ngành máy xây dựng có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những công việc tiêu biểu như:

+ Chế tạo Máy xây dựng gồm cầu trục, cần trục tháp, cổng trục, máy khoan cọc nhồi, trạm nghiền sàng đá, trạm trộn bê tông,…; lắp đặt các thiết bị máy móc cho công trình như thang cuốn, thang máy nhất là những loại thiết bị máy móc siêu trường siêu trọng như cầu trục, cần trục cảng, cổng trục cỡ lớn,…

+ Trong lĩnh vực thi công, bạn có thể tổ chức thi công bằng máy trong các công trình xây dựng và giao thông. Nhất là những công trình ngầm và nền móng như: lấp mặt bằng, ép cọc, đóng cọc, khoan cọc nhồi, đào đắp và lu lèn nền đường, tường vây, nạo vét ao hồ, sông biển,…

+ Tham gia khai thác, quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định và kinh doanh các loại thiết bị xây dựng và các loại máy móc cho các doanh nghiệp xây dựng, cơ quan quản lý nhà nước hoặc các đơn vị kinh doanh thiết bị máy móc.

+ Chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn: thiết kế tổ chức thi công bằng cơ hội; thiết kế máy móc thiết bị xây dựng, thẩm định công trình cơ khí chuyên ngành, lập dự án đầu tư và mua sắm trang thiết bị xây dựng,…

+ Ngoài ra những bạn yêu thích giảng dạy có thể tham gia đào tạo các môn cơ khi xây dựng tại các trường trung cấp, cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trên cả nước.

Hãy lựa chọn chuyên ngành Máy xây dựng/ ngành Kỹ thuật cơ khí tại trường Đại học Xây dựng, là nơi đáng tin cậy để bạn gửi trọn niềm tin, xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai và sự nghiệp của bản thân.

Bài viết liên quan
  • Review trường Đại Học Xây Dựng (NUCE): Lịch sử bi tráng cùng chất lượng đào tạo vững vàng
  • Kỹ thuật cơ khí - Đại Học Thủy Lợi (Cơ sở 1)
  • Kỹ thuật cơ khí - Đại Học Bách Khoa – Đại Học Quốc Gia TPHCM
  • Quy hoạch – Kiến trúc - Đại Học Xây Dựng Hà Nội
  • Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng - Đại Học Xây Dựng Hà Nội

Từ khóa » Cơ Khí Máy Móc Xây Dựng