Chuyên Ngành Sư Phạm Địa Lý – Đại Học Sư Phạm TPHCM

Review ngành Sư phạm Địa lý trường Đại học Sư phạm TPHCM (HCMUE) – Ngành học thú vị “hấp dẫn” nhiều thế hệ học sinh

Ngành Sư phạm Địa lý là một ngành học được nhiều sinh viên theo học bởi sự hấp dẫn, thú vị với cảnh quan, thiên nhiên và môi trường sống của chúng ta. Đây là một ngành học năng động bởi sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin khái quát về ngành Sư phạm Địa lý. Nếu bạn đang quan tâm tới ngành Sư phạm Địa lý trường Đại học Sư phạm TPHCM thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!

Ngành Sư phạm Địa lý là một ngành học hấp dẫn, thú vị được nhiều sinh viên theo học

Mục lục

  • 1. Ngành Sư phạm Địa lý là gì?
  • 2. Học ngành Sư phạm Địa lý tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào? 
  • 3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Địa lý tại trường Đại học Sư phạm TPHCM
  • 4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Sư phạm Địa lý 

1. Ngành Sư phạm Địa lý là gì?

Sư phạm Địa lý là ngành đào tạo ra đội ngữ nhân sự làm công tác giảng dạy chuyên môn Địa lý tại các trường Trung học phổ thông, Trung học sơ sở, Tiểu học. Ngoài ra người học ngành Sư phạm Địa lý có thể đảm nhận những công việc mang tính nghiên cứu trong lĩnh vực địa lý, tự nhiên tại các trung tâm nghiên cứu, cơ quan đoàn thể liên quan đến địa chất học.

Những sinh viên theo học và tốt nghiệp ngành Sư phạm Địa lý có thể đảm nhận những công việc có liên quan tới lĩnh vực địa lý như: Quản lý tài nguyên môi trường, Quy hoạch lãnh thổ, công tác dân số, phát triển bền vững ở nông thôn và đô thị; các dự án về cộng đồng, du lịch… Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên sâu ở trình độ thạc sĩ và tiến sĩ địa lý.

2. Học ngành Sư phạm Địa lý tại trường Đại học Sư phạm TPHCM như thế nào? 

Thời gian đào tạo: 4 năm

Tổng số tín chỉ cho toàn khóa học là 134 tín chỉ bao gồm các học phần bắt buộc và học phần tự chọn (chưa kể các nội dung về giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng). Đối tượng tuyển sinh: Theo Quy chế tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và đề án tuyển sinh hàng năm của Trường.

Mục tiêu đào tạo: Đào tạo giáo viên địa lý có lòng yêu nghề, có lý tưởng cách mạng, nắm vững tri thức lý luận của khoa học địa lý, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, biết liên hệ tri thức địa lý vào thực tiễn để vận dụng vào việc nghiên cứu và dạy học địa lý ở trường phổ thông.

Khung đào tạo ngành Sư phạm Địa lý trường Đại học Sư phạm TPHCM như sau:

1. HỌC PHẦN CHUNG
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 9 Tin học căn bản
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh 10 Giáo dục thể chất 1
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 11 Giáo dục thể chất 2
4 Pháp luật đại cương 12 Giáo dục thể chất 3
5 Tâm lý học đại cương 13 Giáo dục Quốc phòng – Học phần I
6 Ngoại ngữ HP 1 14 Giáo dục Quốc phòng – Học phần II
7 Ngoại ngữ HP 2 15 Giáo dục Quốc phòng – Học phần III
8 Ngoại ngữ HP 3 16 Giáo dục Quốc phòng – Học phần IV (Dành cho khối xã hội)
2. HỌC PHẦN CHUYÊN MÔN
2.1. Cơ sở ngành
1 Phương pháp nghiên cứu khoa học Địa lý 5 Địa lý tự nhiên đại cương 3
2 Bản đồ học đại cương 6 Địa lý kinh tế – xã hội đại cương 1
3 Địa lý tự nhiên đại cương 1 7 Địa lý kinh tế – xã hội đại cương 2
4 Địa lý tự nhiên đại cương 2
2.2. Chuyên ngành
2.2.1. Các học phần bắt buộc
1 Địa lý tự nhiên các lục địa 1 7 Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và ứng dụng GIS trong dạy học địa lý
2 Địa lý tự nhiên các lục địa 2 8 Địa lý kinh tế – xã hội thế giới 1
3 Địa lý tự nhiên Việt Nam 1 9 Địa lý kinh tế – xã hội thế giới 2
4 Địa lý tự nhiên Việt Nam 2 10 Thực địa Địa lý kinh tế – xã hội
5 Địa lý biển Đông 11 Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam 1
6 Thực địa Địa lý tự nhiên 12 Địa lý kinh tế – xã hội Việt Nam 2
2.2.2. Các học phần tự chọn (chọn 8 tín chỉ)
1 Những quy luật địa lý của lớp vỏ cảnh quan 7 Địa lý đô thị
2 Môi trường và phát triển bền vững 8 Địa lý Đông Nam Á
3 Biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai 9 Giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản
4 Địa danh học Việt Nam 10 Hội nhập quốc tế
5 Tiếng Anh chuyên ngành Địa lý 11 Văn hóa du lịch
6 Địa lý du lịch 12 Du lịch sinh thái
3. HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
3.1. Học phần bắt buộc
3.1.1. Học phần cơ sở chung
1 Nhập môn nghề giáo 4 Tâm lí học giáo dục
2 Giáo dục học đại cương 5 Giao tiếp sư phạm
3 Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
3.1.2. Học phần nghề nghiệp chuyên ngành
1 Lý luận dạy học Địa lý 4 Phương pháp dạy học địa lý ở trường trung học phổ thông
2 Kiểm tra – đánh giá trong dạy học địa lý 5 Thiết kế và tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm
3 Phát triển chương trình môn địa lý
3.1.3. Thực hành nghề nghiệp
1 Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên (Địa lý)
2 Thực tập sư phạm 1
3 Thực tập sư phạm 2
3.2. Các học phần tự chọn (chọn 4 TC)
1 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lý 4 Dạy học dự án
2 Bản đồ giáo khoa 5 Phương pháp sử dụng phương tiện dạy học địa lý
3 Bản đồ địa hình 6 Dạy học tích hợp trong môn địa lý
4. KHÓA LUẬN, TIỂU LUẬN NGHIÊN CỨU HOẶC HỌC PHẦN THAY THẾ
Sinh viên chọn 1 trong các hình thức sau: – Lựa chọn 1: Thực hiện 1 khóa luận – Lựa chọn 2: Tích lũy ba học phần với tổng thời lượng 6 tín chỉ từ các học phần dưới đây: 1. Những vấn đề địa lý tự nhiên 2. Những vấn đề địa lý kinh tế – xã hội 3. Phương pháp dạy học tích cực

3. Điểm chuẩn ngành Sư phạm Địa lý tại trường Đại học Sư phạm TPHCM

TrườngChuyên ngànhNgành202320222021
Đại Học Sư Phạm TPHCM Sư phạm Địa lý Sư phạm Địa lý 28.3826.1527.9226.527.225.2
Ghi chú

Học bạ

Tốt nghiệp THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

Học bạ

Điểm thi TN THPT

4. Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên học ngành Sư phạm Địa lý 

Cơ hội việc làm ngành Sư phạm Địa lý có tốt không?

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành học này có nhiều cơ hội việc làm. Cụ thể, các bạn có thể cân nhắc những vị trí việc làm sau:

– Giảng dạy địa lý tại các trường THPT, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước; giảng dạy tại các trường đại học và cao đẳng trong cả nước nếu đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về trình độ và năng lực cao hơn.

– Nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về khoa học địa lý, tài nguyên và môi trường, khí tượng thủy văn, địa chính,…

– Chuyên viên và quản lý tại các bộ phận ở các trường học, các cơ sở quản lý giáo dục, các cơ sở khác phù hợp với chuyên môn như du lịch, văn hóa, địa chính…

– Đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lí như: phân vùng – quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, các dự án dân số, phát triển nông thôn, đô thị hoá….

Sư phạm Địa lý chính là một ngành mà những bạn trẻ có lực học tốt các môn xã hội nên tham khảo và lựa chọn. Hy vọng rằng, thông qua bài Review ngành Sư phạm Địa lý trường Đại học Sư phạm TPHCM trên đây, các bạn đã có những thông tin hữu ích về ngành học vô cùng thú vị này. Chúc các bạn thành công trên con đường mà mình lựa chọn.

Bài viết liên quan
  • Sư phạm Địa lý - Đại Học Sư Phạm Hà Nội
  • Quản lý giáo dục - Đại Học Sư Phạm TPHCM
  • Ngôn ngữ Nga - Đại Học Sư Phạm TPHCM

Từ khóa » Bản đồ Hcmue