Chuyên Ngành Tài Chính – Ngân Hàng Thương Mại - Hocmai
Có thể bạn quan tâm
Top
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại - Đại Học Thương Mại Review chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại (TMU)Tài chính – Ngân hàng là ngành nghề trọng yếu và không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế của đất nước bởi nó ảnh hưởng đến việc luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế và quan trọng hơn nó định hướng chiến lược chính sách tiền tệ không chỉ của doanh nghiệp mà của cả đất nước đó.
Hiểu được tầm quan trọng và nhu cầu nhân lực cho ngành học này, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại tại trường Đại học thương mại ra đời.
Một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Mục lục
- 1. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là gì?
- 2. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại có gì?
- 3. Điểm chuẩn chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại
- 4. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại ra trường làm gì?
1. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là gì?
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại là ngành học liên quan đến các dịch vụ, tài chính, lưu thông và vận hành tiền tệ. Tài chính – Ngân hàng thương mại là kinh doanh về lĩnh vực tiền tệ thông qua ngân hàng và các công cụ tài chính được ngân hàng phát hành nhằm bảo lãnh, thanh toán, chi trả trong nội địa và quốc tế.
Tài chính – Ngân hàng thương mại có rất nhiều lĩnh vực chuyên sâu như: Tài chính Doanh nghiệp, Tài chính Bảo hiểm, Tài chính thuế, Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính,…
2. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại có gì?
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại thuộc Khoa Tài chính – Ngân hàng trường Đại học Thương mại. Chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại hướng đến việc đào tạo nguồn lao động có phẩm chất chính trị, đạo đức; sức khỏe tốt; đạt chuẩn kiến thức giáo dục đại cương theo quy định của Bộ GD&ĐT; nắm vững quy luật tự nhiên, xã hội; có đủ kiến thức về lý luận chính trị, kinh tế xã hội. Kiến thức chuyên sâu về tài chính và ngân hàng thương mại; có năng lực nghiên cứu và thực hành, giải quyết các vấn đề chuyên môn trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng đáp ứng nhu cầu thị trường lao động trong và ngoài nước.
Ngoài các kiến thức cơ bản về kinh tế, xã hội, thương mại sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức chuyên ngành về Tài chính, tiền tệ, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, bảo hiểm, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng,…
Học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại, sinh viên được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên uy tín kết hợp chú trọng thực hành qua việc kết nối với các đơn vị doanh nghiệp mang đến nhiều cơ hội cọ sát và thực tập. Điều này tạo tiền đề việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.
Hằng năm, các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán, các doanh nghiệp kinh tế,… là đối tác của Khoa đều tuyển các thực tập viên tiềm năng nhằm tạo điều kiện cho các em vừa học vừa làm bán thời gian. Việc hợp tác với các đơn vị thực tế trong quá trình đào tạo đã đưa sinh viên đến gần hơn với nhà tuyển dụng và ngành nghề mà các em đang theo học. Nhiều sinh viên nhờ đó mà được tuyển dụng trở thành nhân viên ngân hàng không cần tốn nhiều thời gian thử thách. Các đơn vị đối tác có tiếng phải kể đến như Ngân hàng ACB, MB, BIDV, Sacombank; Công ty chứng khoán Rồng Việt, Tân Việt, Infless; Công ty IMAP (Trung tâm tiếng Anh Miss Hoa); Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
3. Điểm chuẩn chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại
Trường | Chuyên ngành | Ngành | 2023 | 2022 | 2021 | |||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Đại Học Thương Mại | Tài chính - Ngân hàng thương mại | Tài chính - Ngân hàng | 26.5 | 18 | 20 | 17.5 | 18 | 25 | 25.9 | 27 | 27 | 135 | 130 | 25.9 | 26 | 26.35 |
Ghi chú | Học bạ | Đánh giá tư duy; Chương trình chất lượng cao | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội | Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội; Chương trình CLC | Đánh giá tư duy | Học bạ; Chương trình CLC | Tốt nghiệp THPT | Học bạ | CT CLC, Học bạ | CT CLC | (Ngành tài chính – ngân hàng thương mại) – Nếu xét theo điểm thi 3 môn TNTHPT : 23. | Điểm thi TN THPT |
4. Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại ra trường làm gì?
Dù nền kinh tế có phát triển hay khủng hoảng thì việc luân chuyển tiền tệ vẫn được vận hành như mạch máu trong cơ thể. Chính điều này làm cho triển vọng việc làm của ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại không bao giờ hạn hẹp.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có đủ khả năng và chuyên môn để tham gia ứng tuyển vào thị trường lao động, sinh viên có thể tham gia ứng tuyển tại các ngân hàng thương mại; Tổ chức tín dụng phi ngân hàng; Cơ quan quản lý nhà nước về tài chính ngân hàng; Công ty kiểm toán; Công ty kinh doanh bất động sản, công ty chứng khoán, Phòng Kế hoạch-tài chính,…tại các vị trí như:
– Chuyên viên thẻ tín dụng ngân hàng
– Chuyên viên kế toán, kiểm toán nội bộ ngân hàng thương mại
– Kế toán viên phòng thanh toán quốc tế
– Chuyên viên kinh doanh tiền tệ, chuyên viên kinh doanh ngoại tệ
– Chuyên viên phân tích đầu tư chứng khoán; chuyên viên định giá tài sản; chuyên viên mua bán và sáp nhập doanh nghiệp,…
– Giảng viên, nghiên cứu viên ngành tài chính
Với những thông tin về chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng thương mại trường Đại học Thương mại trên, hy vọng rằng các em sẽ có chọn lựa đúng đắn trong ngành nghề của mình.
Bài viết liên quan- Review Đại học Thương Mại (TMU) – Em phải vào Thương Mại học kinh tế
- Review ngành Tài chính – Ngân hàng: Ra trường có dễ xin việc không?
- Tài chính - Ngân hàng - Đại Học Hà Nội
- Tài chính - Ngân hàng - Đại Học Ngân Hàng TPHCM
- Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh - Đại Học Thương Mại
- Kinh tế quốc tế - Đại Học Thương Mại
Tin tức mới nhất
- Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban Hành Quy Định Mới Về Tốt Nghiệp THPT Từ Năm 2025
- Chuỗi livestream định hướng ôn thi đánh giá năng lực ĐHQG TP.HCM dành cho học sinh 2k7, 2k8
- Tổ hợp mới, giảm xét học bạ, nhiều trường đại học thay đổi trong tuyển sinh 2025
- Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực của Bộ Công an có những thay đổi gì so với năm 2024?
- Tuyển sinh 2025: Phương án tuyển sinh đại học của Trường Đại học Nha Trang năm 2025 ( Dự kiến)
- Tuyển sinh 2025: Trường Đại học Bách khoa dự kiến xét tuyển bằng 2 phương thức chính!
- Tuyển sinh 2025: Các phương thức tuyển sinh của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 năm 2025
- Tuyển sinh 2025: Phương án tuyển sinh dự kiến của trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 2025
- Tuyển sinh 2025: Thông tin mới nhất về kế hoạch tuyển sinh Đại học Công Thương TP.HCM
- [CƠ HỘI NÂNG ĐIỂM CUỐI KỲ] HOCMAI MỞ ĐĂNG KÝ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CUỐI KỲ 1 MIỄN PHÍ
- HOCMAI CHÍNH THỨC MỞ BÁN BỘ SÁCH TỔNG ÔN CẤP TỐC LUYỆN THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC PHIÊN BẢN 2025
- Tuyển sinh 2025: “Siết chặt chỉ tiêu xét tuyển sớm” được Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích như thế nào???
- Tuyển sinh 2025: Các trường Đại học đào tạo ngành Quản trị Kinh Doanh năm 2025
- Tuyển sinh 2025: Đề án tuyển sinh đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh dự kiến sẽ công bố vào tháng 12!
- Tổng hợp lưu ý và các câu hỏi thường gặp khi đăng ký dự thi đánh giá tư duy TSA năm 2025
- BLACK FRIDAY – HỌC PHÍ ƯU ĐÃI SỐC – KIẾN THỨC TĂNG TỐC
Từ khóa » Bài Tập Thị Trường Chứng Khoán đại Học Thương Mại
-
đề Thi Thị Trường Chứng Khoán đại Học Thương Mại - 123doc
-
Bài Tập Thị Trường Chứng Khoán Có đáp án - 123doc
-
Top 10 Giải Bài Tập Thị Trường Chứng Khoán Tmu 2022 - Thả Tim
-
Bài Giảng Thị Trường Chứng Khoán - ĐH Thương Mại - TaiLieu.VN
-
Ai Ai Có Tài Liệu, Giáo Trình Hay Giải Bài Tập Môn Thị Trường Chứng ...
-
Giáo Trình Thị Trường Chứng Khoán - ĐH Thương Mại 963284
-
Giáo Trình Thị Trường Chứng Khoán - ĐH Thương Mại 963284
-
Giáo Trình Thị Trường Chứng Khoán - ĐH Thương Mại - TailieuXANH
-
TMU Thị Trường Chứng Khoán - Ôn Thi EZ
-
Top 9 Giao Trình Thị Trường Chứng Khoán Tmu 2022
-
Giáo Trình Thị Trường Chứng Khoán - ĐH Thương Mại
-
đề Cương Bài Giảng Học Phần Thị Trường Chứng Khoán: Chương 1
-
Slide Thị Trường Chứng Khoán đại Học Thương Mại Chương 4
-
TRANG CHU - Đại Học Thương Mại