Chuyển Pháp Luân,quyển 2 [zpnx0y0q2env] - Idocpub

IDOCPUB
  • Home (current)
  • Explore Explore All
  • Upload
Login / Register
  1. Home
  2. Chuyển Pháp Luân,quyển 2
Chuyển Pháp Luân,quyển 2
  • Uploaded by: Nguyễn Sơn Tùng
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF
  • Bookmark
  • Embed
  • Share
  • Print
Download

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA

Overview

Download & View Chuyển Pháp Luân,quyển 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 27,819
  • Pages: 48
  • Preview
  • Full text
Chuyển Pháp Luân, quyển II Lý Hồng Chí Hán Anh Tiếng Hán Việt Việt Cập nhật Trang ngoài 32008 Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn 32008 Bài học giáo huấn từ Phật giáo 32008 Sự sa đoạ của nhân loại và sự xuất hiện của Giác Giả 32008 Học vấn và tu luyện là khác nhau 32008 Phật tính 32008 Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo 32008 Chuyện cổ về đất bùn tạo con người 32008 Cái khung hạn hẹp của khoa học hiện đại và sự rộng lớn tinh thâm của Phật Pháp 32008 Vạn pháp quy tông 32008 Thiền Tông là cực đoan 32008 Tầng thứ trong quá trình tu luyện 32008 Phật và Đạo 32008 Độ nhân là giảng Pháp, không làm biểu diễn 32008 Phật là độ nhân chứ không phải ban phúc 32008 Sự trượt dốc của nhân loại và quan niệm nguy hiểm 32008 Nhân loại thời mạt kiếp 32008 Chân tu 32008 Minh trí 32008 Ngộ 32008 Vì sao không được thấy 32008 Học Pháp 32008 Phụ đạo như thế nào 32008 Thế nào là Không 32008 Kiên định 32008 Luận thuật trong Phật giáo là bộ phận tiểu nhược nhất của Phật Pháp 32008 Thế nào là Trí 32008 Về hưu rồi mới tu 32008 Chuyển Pháp Luân, quyển II ● Trang ngoài Chuyển Pháp Luân, quyển II Lý Hồng Chí Vũ trụ mênh mang thế, thiên thể to lớn thế, không phải điều mà con người có thể thăm dò mà biết được Vật chất vi tế thế, không phải điều con người có thể mò mẫm ra được Thân thể người vô cùng huyền áo, không phải chút học vấn tầm thường ở bề mặt của nó mà con người vốn biết Sinh mệnh quá nhiều và phức tạp, vĩnh viễn sẽ là chỗ mê vĩnh hằng của nhân loại Lý Hồng Chí 24 tháng Chín, 1995 Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui. Bậc Giác Giả không có tâm chấp trước, tĩnh nhìn thế nhân đang lấy điều huyễn hoặc làm cõi mê. Lý Hồng Chí 25 tháng Chín, 1995 Không nhớ sướng khổ của người thường, ấy người tu luyện Không chấp vào được mất thế gian, quả là La Hán Lý Hồng Chí Tháng Năm, 1995 Chuyển Pháp Luân, quyển II Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn Có người không tu thành trong đời này, cũng không phát nguyện đời sau tu tiếp, thì đời sau rất có thể chuyển thành người thường, không có cơ hội tu tiếp. Như vậy những thứ mà đời trước tu được sẽ biến thành phúc phận; có rất nhiều quan lớn là hoà thượng chuyển sinh. Vì họ tu rất khổ, đã tích một số phúc phận, [mà] không tu thành, vậy thì làm quan lớn hoặc hoàng thượng. Nếu phát nguyện rằng, đời này tu không thành đời sau nhất định tu nữa, như vậy sẽ gây thành một nhân duyên cho đời sau. Đời sau còn có thể ở trong pháp môn ấy mà tiếp tục tu, đó có thể gây thành một nhân duyên tu luyện. Nếu là đã phát nguyện ấy, thì cá nhân đó sau khi chuyển sinh, là không quy về Thần thấp ở đất phía dưới quản. Sư phụ của họ sẽ quản họ, theo và xem xét họ chuyển đời, chuyển sinh vào một hộ gia đình có thể khiến họ tu luyện, sau đó, họ thế là có cơ hội tu tiếp như vậy. Có những hoà thượng trong chùa, rất nhiều là tu không thành. Không tu thành, chủ yếu là [vì] có rất nhiều tâm chấp trước không được tống khứ, không biết tu thế nào, không đắc Pháp. Có người đã cho rằng niệm kinh là có thể tu thành Phật; không vứt bỏ tâm người thường, thì họ tu không thành. Nhưng họ cứ nhất tâm hướng Phật, vậy nên họ sau khi chết rồi thì nó vẫn [di] chuyển qua lại trong chùa, cũng theo đó tu; chính là dạng thức ấy. Nói nó là quỷ thì không phải quỷ, nói nó là hoà thượng nhưng nó không phải là người. Nhân loại hiện nay chính là khá loạn rồi. Còn có một số tượng Phật mà trên đó không có Phật, có Phật giả là [do] người ta cứ bái lạy mà xuất lai. Hiện nay có những người đi bái lạy ngay cả một dải lụa đỏ treo trên cây, bái cả núi, bái cả tảng đá, khắc một tượng Phật chưa khai quang mà bái, bái lạy tạo ra những Phật giả ấy. Có hình dạng giống hệt như Phật, nhưng đó là giả, sẽ mang theo hình tượng Phật mà làm điều xấu; loại ấy rất nhiều. Thiên thượng đối với „đắc chính quả‟ là có yêu cầu rất nghiêm; không như con người tưởng tượng. Thực ra Phật giáo đến cận đại là không còn được nữa rồi, rất nhiều người đều không biết tu như thế nào nữa, rất khó tu rồi. Trong Phật giáo những giải thích đối với kinh Phật có rất nhiều, hoà thượng này giải thích thế này, hoà thượng kia giải thích thế kia, nhưng giải thích đó có thể dẫn người ta đi nhầm cả, đều là phá hoại Phật Pháp. Con người chỉ có thể từ chữ gốc, ý gốc của kinh Phật mà ngộ, [thì] họ mới ngộ được một điểm, lý giải được dẫu là từng chút Lý thôi, nhưng họ mới chính là đề cao. Khi đọc lại minh bạch một Lý , thì họ lại là đề cao. Ở các tầng thứ khác nhau họ sẽ có các nhận thức khác nhau. Một số hoà thượng đã định nghĩa cho kinh Phật, cũng có người viết sách giải thích Phật Pháp; định nghĩa rằng: câu này Phật nói là có ngụ ý này, câu kia là có ngụ ý kia…… ngụ ý này…… ngụ ý kia. Những lời Phật giảng nguyên là có hàm nghĩa khác nhau ở tầng thứ khác nhau, một mạch cho đến cảnh giới Như Lai. Nhưng những hoà thượng kia tu rất thấp, không ngộ được Lý của Bồ Tát, của Phật; họ định nghĩa cho kinh Phật, trên thực tế là nhận thức của họ ở cảnh giới của họ; lời của họ không có nội hàm cao hơn, đã dẫn dắt người ta vào nhận thức rất thấp, và bị hãm ở trong đó. Thực ra là dẫn người ta đi theo đường tà rồi. Khi họ nói rằng lời của Phật chính là một ngụ ý nào đó, thì con người đều bị hãm vào trong đó. Chính là nhận thức như vậy, không ai còn tu lên được nữa. Những giải thích loại này trong các [thời] đại lịch sử rất nhiều. Thực ra cái mà người ta giảng là „đại tạng kinh‟, giảng là „tam tạng‟ ấy —kinh, luật, luận— thì trừ „kinh‟ ra thì „luật‟ và „luận‟ đều không thể được để ngang hàng với „kinh‟. Nhất là „luận‟, là luận giải lung tung Phật Pháp, làm lộn lung tung mất cả nguyên nghĩa của Phật Pháp rồi. Hoà thượng hiện nay dùng „bạch thoại‟ mà giải thích kinh Phật, thì hoàn toàn không giải thích được nữa. Nguyên nghĩa của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, thì như thế nào phải là như thế ấy, hễ giải thích là lệch ngay. Đó là một nguyên nhân khiến hoà thượng hiện đại rất khó tu thành. Hoà thượng không nhận thức ra loại tình huống ấy, đọc nguyên văn kinh Phật thì đọc không hiểu, đều là ngữ pháp cổ đại, nên tìm một số sách tham khảo. Những tham khảo ấy đều là căn cứ theo một chút lý giải của bản thân mà giải thích loạn cả. Các [thời] đại lịch sử đã tồn tại vấn đề ấy. Cổ đại cũng như thế; chớ toàn là mê vào những sách được viết từ thời cổ đại; [chúng] đều thế cả thôi; trên thực tế đều là phá hoại Phật Pháp. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, rằng Pháp của Ông sau khi qua bao nhiêu năm thì không còn tốt nữa rồi, đến thời kỳ mạt pháp, sẽ có ma làm loạn Pháp. Chính là một nguyên nhân trong đó. Ấn Độ không còn Phật giáo nữa, cũng chính là vì hoà thượng làm loạn cả, người nhận thức thế này, người nhận thức thế kia, [tranh luận] nhận thức lộn xộn cả lên. Nhận thức qua lại một thời gian, nhưng đều không phải nhận thức nguyên gốc của Phật Thích Ca Mâu Ni; nghĩa nguyên gốc đã mất rồi; vậy nên Phật giáo ở Ấn Độ đã không tồn tại nữa. Khi trao đổi [tâm đắc] thể hội thì không thành vấn đề; là chư vị nói về nhận thức về thể hội của bản thân chư vị về kinh Phật, vậy không sao, đó cũng không gây ảnh hưởng gì. Chỉ e là dùng lời của bản thân mà đặt định nghĩa cho những lời giảng trong kinh Phật. Mỗi lời đều không chỉ là nhận thức của một tầng ấy thôi đâu; chư vi đọc thấy một [Pháp] Lý nào đó được giảng quá đúng, quá tốt; nhưng khi chư vị thăng hoa nữa đề cao lên nữa rồi, chư vị sẽ lại phát hiện rằng cũng trong một câu đó còn có [Pháp] Lý ở cao hơn. Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp [trong] 49 năm, mới bắt đầu thì chưa đạt đến Như Lai, có một số Pháp được giảng là một số năm trước đã từng được giảng rồi. Nhưng Ông giảng không ngừng, cho đến những năm cuối trước khi niết bàn thì những điều Ông giảng đã khác rất nhiều so với trước đó. Là vì Ông đã nhận thức không ngừng, đề cao không ngừng, Ông cũng liên tục tu. Thực ra Ông cũng không lưu lại cho con người Pháp Lý của vũ trụ; ấy là con người hiện đại gọi đó là Pháp, là kinh thư. Phật Thích Ca Mâu Ni khi tại thế cũng không [viết] kinh thư, mà là người đời sau căn cứ theo hồi ức về lời Phật Thích Ca từng giảng; khi chỉnh lý là có sai sót. Hàm nghĩa chân chính trong lời Thích Ca Mâu Ni giảng đã phát sinh biến đổi rồi, nhưng người thời đó cũng chỉ được phép cho họ biết đến mức độ vậy mà thôi. Đó đều không phải ngẫu nhiên, mà phải là như thế. Vì ai trong quá khứ cũng không dám đưa những thứ tu luyện viết ra một cách minh bạch rõ rành rành lưu lại cho con người được; gì cũng phải để người ta ngộ. Con người trong mê không biết gì cả, chính là rất khó ngộ vậy. Phật Thích Ca Mâu Ni khi tại thế đã lưu lại những thứ cho con người, chủ yếu là „giới luật‟. Cuối cùng, khi Phật Thích Ca Mâu Ni niết bàn, đệ tử của Ông hỏi Phật Thích Ca Mâu Ni, rằng: „Khi Sư tôn đi rồi, chúng con lấy ai làm Thầy?‟ Phật Thích Ca Mâu Ni bèn nói: „Hãy lấy Giới làm Thầy‟. Trên thực tế, Ông đã lưu lại giới điều [khiến] người tu luyện có thể viên mãn. Đó là [những gì] Ông đã quy định ra trong những năm còn sống; những người sau này căn cứ theo lời giảng của Ông mà viết ra một số điều [nay] được coi là Kinh. Tôi chính là lần đầu tiên chân chính đưa những điều tu luyện lưu lại cho con người; đó là xưa nay chưa từng có. Tôi làm điều mà người trước chưa từng làm, lưu lại cho con người một “chiếc thang” dẫn lên trời. Thực ra tôn giáo có hai mục đích: Một là thật sự khiến những ai rất tốt mà có thể tu luyện lên được đắc Đạo; hai là có thể khiến đạo đức của xã hội nhân loại được duy trì ở mức độ khá cao. Đó đều là hai việc mà tôn giáo cần làm. Thực ra, điều tôi truyền này đây không phải tôn giáo. Nhưng mà, chân chính truyền Pháp và độ nhân cũng có một tác dụng giống như thế: Chân chính khiến người đắc Đạo tu luyện, cấp chư vị một con đường [tu]; cũng có thể khiến rất nhiều những ai từng nghe Pháp, từng đọc sách, tuy rằng chưa muốn tu luyện, thì họ cũng minh bạch được một [Pháp] Lý, do vậy họ sẽ không hữu ý đi làm những việc không tốt, những việc xấu; Ông cũng như thế, có thể khiến mức độ đạo đức của nhân loại được duy trì ở trạng thái khá cao, cũng là có tác dụng giống như vậy. Chân chính truyền công, dạy người, đó chẳng phải chính là độ nhân sao? Thời tiền sử có những lúc, văn minh nhân loại duy trì được lâu hơn, có lúc ngắn hơn; có văn minh nhân loại duy trì được khá lâu. Mỗi thời kỳ nhân loại có con đường phát triển khoa học đều không giống nhau. Con người hiện nay đứng trong cái khung phát triển của khoa học hiện nay, họ nhận thức không nổi rằng còn có tuyến đường khoa học khác nữa. Trên thực tế khoa học của Trung Quốc cổ đại so với khoa học hiện nay có được truyền từ Âu Châu là hoàn toàn khác hẳn. Trung Quốc cổ đại là họ nhắm thẳng vào nhân thể, sinh mệnh, và vũ trụ mà nghiên cứu trực tiếp. [Những gì] sờ không thấy, nhìn không ra, thì người cổ [đại] đều dám động chạm đến, họ chính là có thể chứng thực sự tồn tại của chúng. Cảm giác của người khi đả toạ luyện công, thăng hoa đến cảm giác mạnh mẽ hơn nữa, cuối cùng không chỉ cảm giác rất mạnh, mà còn có thể động chạm đến chúng, thấy được chúng. Đó chính là khiến những thứ vô hình thăng hoa đến thành hữu hình rồi. Cổ nhân đã đi theo con đường khác, tìm tòi những áo bí của sinh mệnh, quan hệ giữa con người và vũ trụ; là hoàn toàn khác với con đường mà khoa học thực chứng hiện nay đi theo. Thực ra, mặt trăng là người tiền sử tạo ra, bên trong nó rỗng. Nhân loại tiền sử rất phát triển. Con người hiện nay nói rằng kim tự tháp là người Ai Cập tạo thành, nghiên cứu xem những khối đá ấy là từ đâu chuyển đến; căn bản hoàn toàn không phải như thế. Trên thực tế nó là một loại văn hoá của tiền sử, đã chìm xuống đáy biển. Sau này địa cầu có những biến đổi, nhiều lần các bản khối đại lục đổi chỗ, [và] nó lại nổi lên. Về sau, ở nơi ấy sinh sôi những cư dân mới, dần dần nhận thức ra công hiệu của nó, [rằng] ở bên trong có thể bảo tồn các thứ rất lâu. Như vậy, họ đưa những thi thể người vào trong đó. Kim tự tháp không phải là họ tạo ra, người Ai Cập phát hiện ra nó, lợi dụng nó. Về sau người Ai Cập phỏng theo mà tạo một số kim tự tháp nhỏ. Vậy nên những nhà làm khoa học cũng không rõ ra được. Con người hiện nay chỉ có thể đứng tại nhận thức hiện tại mà xét vấn đề, nhất là đã có rất nhiều nhà khoa học đặt ra rất nhiều định nghĩa, mà quả là có thể khiến người ta bị nhốt cứng trong đó. Darwin nói rằng con người là khỉ tiến hoá thành, [và] người ta đều tin rằng con người là khỉ diễn biến mà ra. Kết quả liền chiểu theo cái lý luận ấy mà suy [luận] qua lại. Khoa học hiện nay đã phát hiện một số điều, hoàn toàn siêu xuất khỏi lịch sử văn minh nhân loại hiện đại chúng ta, [họ] đều không dám thừa nhận, đều cho rằng khó tin quá, bèn suy nói lung tung. Tương lai sẽ xuất hiện khoa học nhân thể. Có thể là vật lý, hoá học, và những khoa học phương diện khác trong tương lai sẽ đứng ở một giác độ khác mà phát triển; chứ không nhất định hoàn toàn đứng ở giác độ đó của Tây phương. Khoa học thực chứng hiện nay đặt ra những định nghĩa rất hạn hẹp; trừ những gì mà hiện nay có thể nhìn thấy, sờ thấy, thì mới có thể thừa nhận; nhìn không thấy, sờ không được, thì gom cả lại mà không thừa nhận. „Định nghĩa khoa học‟ của nó hoàn toàn không khoa học, nó hoàn toàn khiến người ta hạn chế cứng lại. Chư vị dùng phương pháp khoa học mà phát hiện những thứ mà người ta không nhìn thấy, không sờ thấy thì đó chẳng phải là khoa học sao? Chẳng cũng chính là khoa học sao? Nhận thức về vật chất cũng không giống như nhận thức của khoa học gia hiện nay. Họ nghiên cứu [những thứ như] neutron, nguyên tử thì những thứ đó không an toàn, không cho trong hộp chì thì sẽ có phóng xạ. Đó là họ đứng tại lý luận hiện hữu mà bản thân có thể tìm tòi để nhận thức, họ chỉ có thể biết được chút đó thôi. Thực ra bất kể vật thể nào đều là có sinh mệnh, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng từng giảng câu này. Vật thể ở bất kể không gian nào cũng đều là tồn tại vật chất, vật thể đều tồn tại sinh mệnh. Neutron, nguyên tử, tia gamma, thậm chí vật chất vi quan hơn nữa, đều có thể [được] khống chế vững chắc theo con người; nhưng cần phải đạt đến tầng thứ đó. Trên thực tế công của chúng ta luyện, chính là có tính phóng xạ rất mạnh, người tu luyện hoàn toàn có thể khống chế. Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành. Vật chất càng vi tiểu thì tính phóng xạ càng lớn, đó là căn bản của tối căn bản. Các nhà khoa học hiện nay không dám thừa nhận, vì họ nhận thức chưa đến được chỗ đó. Vật chất tồn tại ở dưới cực vi quan, tại đặc biệt vi quan tại đặc biệt vi quan thì nó, chủng vật chất ấy, thực tế là „bản nguyên vật chất‟ không có sinh mệnh. Một loại vật chất nguyên bản, không thể dùng tư duy người thường để tưởng tượng thứ chủng loại này. Chủng „bản nguyên vật chất‟ ấy là đáng sợ phi thường, bất kể vật chất nào rơi vào trong đó sẽ đều lập tức tản mất, giải thể. Chủng bản nguyên vật chất ấy, nói một cách chuẩn xác, thì không được tính là vật chất. Vũ trụ có đặc tính gọi là Chân-Thiện-Nhẫn. Vì sao nói trong vi lạp của vật thể đều có Chân-Thiện-Nhẫn? Thực ra Chân-Thiện-Nhẫn chính là có thể khiến vật chất bản nguyên nhất ấy —thứ bản nguyên nhất ấy là không thể hoàn toàn được gọi là vật chất— khiến thứ bản nguyên nhất ấy tụ hợp thành vật chất nguyên thuỷ nguyên thuỷ vi tiểu nhất. Hình hành xong lại đem nó kết hợp thành các chủng cực vi lạp vật chất, rồi lại đem các chủng cực vi lạp vật chất phân hoá kết hợp thành đất, đá, nguyên tố kim loại, ánh sáng và thời gian —các chủng vật chất cơ sở trong vũ trụ— của các tầng không gian. Sau đó sinh hoá một bước tiếp nữa, sản sinh vật chất to lớn hơn, vì thế sản sinh vạn vật. Vậy nên vạn sự vạn vật khi được sản sinh từ đặc tính vũ trụ này, bên trong đều tự nhiên có mang tính chế ước của Pháp vũ trụ này. Do đó, bất kể vật chất nào đều là có Phật tính —Chân-Thiện-Nhẫn— đó chính là cấu thành những thứ của vũ trụ. Phật Pháp, cũng được gọi là “Đạo”. Vật thể nào cũng là sống, đều có mang Phật tính, chỉ bất quá là vật thể nào cũng đều sẽ phát sinh „mỏi mệt‟. Ngoại trừ chủng đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn này ra, thì các vật chất dẫn xuất kia khi phát sinh mệt mỏi, vậy là đều sẽ gặp phải vấn đề rất nguy hiểm — vật thể phong hoá, hủ hoại— cũng chính là vật thể giải thể. Vật thể giải thể từ nghĩa rộng mà giảng, đó chính là vũ trụ tầng thấp [đã] bại hoại, Pháp không còn linh nữa. Con người ta nếu Pháp trong tâm không linh nữa, thì con người sẽ trở thành xấu, không còn đạo đức ước [chế câu] thúc nữa. Đạo đức nhân loại duy trì trong một trạng thái bình thường, [thì] nó có thể duy trì Pháp được tiếp tục ổn định, chỉ cần nhân tâm không xấu là khả dĩ rồi. Trái lại, vì con người có lục đạo luân hồi, họ vô luận là chuyển sinh thành nào là thực vật, động vật, vật chất, xi-măng, cát, …… chuyển hoá thành bất kể gì thì cũng đều mang theo nghiệp lực. Xét theo như vậy , nếu như nhân loại đã bại hoại rồi, thì không chỉ là xã hội nhân loại bại hoại, mà vật chất cũng đều bại hoại. Thời kỳ mạt kiếp thì trái đất này, một không gian nhất định của vũ trụ, thì hoa cỏ cây cối đều mang nghiệp lực. Lục đạo luân hồi chính là người ta đời này có thể chuyển sinh thành người, đời sau là động vật. Lục đạo luân hồi trên thực tế không chỉ là sáu đường luân hồi. Đó là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng thế. Có thể chuyển sinh thành người, có thể chuyển sinh thành người trời, có thể chuyển sinh thành quỷ ở đường Tu La, cũng có thể chuyển sinh thành động vật, súc sinh, những thứ vật chất đó. Khoa học nhân loại nếu muốn đạt tới cao đến vậy, trước hết cần phải là chuẩn mực đạo đức con người phải lên trước, nếu không sẽ phát sinh đại chiến [giữa các] tinh cầu. Nhân loại thông qua kỹ thuật thì quyết sẽ không đưa con người đạt tới tầng thứ của Phật. Vì sao? [Điều] Phật, người trời nắm chính là kỹ thuật cao hơn siêu xuất khỏi nhân loại. Nói cách khác, con người muốn đạt tới mức độ ấy, chỉ thông qua thủ đoạn khoa học kỹ thuật nhân loại thì không được đâu. Nếu như thủ đoạn khoa học kỹ thuật có thể đột phá được [đến đó], thì thật sự sẽ phải có thiên tai xuất hiện. Vì con người nếu thông qua kỹ thuật mà đạt tới cảnh giới cao đến thế, đạt đến thần thông lớn đến thế, vậy mà con người mang theo tranh đấu tâm, tham tâm, sắc tâm, các loại dục vọng, tật đố tâm, các chủng tâm chấp trước, nào danh, nào lợi, tâm nào cũng đều mang đến đó, thì thiên thượng sẽ đại loạn. Vậy nên tuyệt đối không cho phép. Con người nếu muốn biện pháp thăng lên, thì duy nhất chính là tu luyện. Trong khổ tu vứt bỏ các chủng tâm và dục vọng, đồng hoá với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, thì mới có thể đạt đến tầng thứ cao đến thế. Khoa học là gì? Chư Phật, chư Thần nắm [trong tay] chính là khoa học tối cao. Họ nhận thức rõ ràng nhất về vật chất, họ ở vi quan đã có thể nhìn vật chất đến một [mức] vi quan nhất định rồi, cũng nhìn thấy vật chất lớn hơn của vũ trụ. Hiện nay con người ta nhận thức vật chất này, phân tử này, nhỏ xuống hơn nữa là nguyên tử, ……, còn vật chất lên trên, thì họ nhận thấy tinh cầu là lớn nhất; nhưng tinh cầu vẫn không phải là vật chất lớn nhất, còn có lớn hơn nữa. [Điều] Phật đã nhìn thấy là to lớn lắm rồi, nhìn đến vi quan là vi quan lắm rồi. Nhưng mà đó chính là đạt tới mức độ như vậy, Phật, Như Lai vẫn còn chưa thấy bản nguyên, Như Lai cũng chưa thấy được vũ trụ cuối cùng to lớn nhường nào. Người trên thiên thượng bảo rằng rất khó tu, hầu như không tu được nữa; vì sao? Vì Phật không có khổ mà chịu. Phật trên thiên thượng không có khổ, toàn là việc vui vẻ, việc hạnh phúc, muốn gì có nấy, rất tự tại. Chư vị nghĩ xem họ thần thông quảng đại, họ không có khổ, [thì] họ tu sao đây, họ đề cao là khó lắm rồi. Con người tu luyện, nói một cách tương đối, là dễ; nhưng nếu đạt không đến cảnh giới đó, thì không ai lên đó được. Tựa như cái chai, đổ đầy thứ dơ bẩn vào rồi thì không nổi trên nước được, là đạo lý ấy; xác thực là không tịnh hoá bản thân thì không lên nổi. Đại trí huệ của Phật là đại trí huệ trong cảnh giới của Ông. Phật siêu xuất gấp đôi Như Lai, thì so với nhận thức về Lý đối với vũ trụ ở tầng Như Lai kia là cao hơn nhiều. Ông nói tam thiên đại thiên thế giới không phải là nói trong mỗi từng hạt cát đều có. Đại Giác Giả phát hiện rằng có hạt cát là trong đó có, có khối đá là trong đó có. Có tảng đá là không có, đá hoa cương là không có. Có khối đá, cầm lên nhìn thì thấy là một thế giới cực kỳ rộng lớn, đều là tựa như hình dạng người ta. Ném nó cũng không cảm thấy chấn động, vì nó chính là tồn tại như vậy; trong không gian của nó, đặt ở đâu, thì nhấn chìm trong nước cũng không chìm vào được. Đó là một thế giới rất rộng lớn; nhân loại nhận thức chỗ lớn nhỏ của vật thể, khái niệm ấy là không đúng. Khái niệm to nhỏ mà người thường nói ấy là không tồn tại. Chư vị thấy vật thể là như vậy, đó chỉ bất quá là hiển hiện trong [cõi] người thường. Một tờ giấy, một bức tranh, [chỉ] là hai gram giấy mỏng, [mà] trên đó có Pháp Thân. Người thường là cảm thấy bất khả tư nghị, đó chỉ là người thường. Thực ra không gian vật chất này của chúng ta trên trái đất, con người cũng không phải là nhân loại duy nhất. Trong biển cũng có người, quá khứ có người giảng ra rồi, [nhưng] xã hội người thường không tiếp thu được, bèn nói đó là phát tán mê tín; thực ra đó là đúng. Bản khối đại lục đến khi phát sinh biến động, trong biển rất nhiều đáy biển [nổi] lên, đáy biển có người đó, có những mấy loại người. Có người hình dạng tựa chúng ta, có người hình dạng có chỗ khác với chúng ta. Có người có mang [như mang cá], có người mà nửa trên thân là người nửa dưới thân là cá; có người nửa dưới thân là chân người, nửa trên thân là cá. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 5-3-2008, chỉnh sửa ngày 18-4-2008. ▪ bản nguyên vật chất: vật chất nguyên bản, nguyên gốc. ▪ bì lao: trong bài này được dịch là „mỏi mệt‟. ▪ bạch thoại: ngôn ngữ nói, văn nói; thường được dùng để chỉ tiếng Hán hiện đại, trái với cổ văn là tiếng Hán cổ dùng trong văn viết. ▪ bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, khó tin lắm. ▪ vi tiểu, vi tế: nhỏ bé, trái với bàng đại là to lớn. Chuyển Pháp Luân, quyển II Bài học giáo huấn từ Phật giáo Hiện nay có một số hoà thượng viết rất nhiều sách; viết là những gì đây? Giữa các chữ là tối đen toàn là khí đen. Những người ấy tự họ không nhìn thấy; những thứ trong đó đã loạn bát nháo rồi. Hiện tượng này vào thời kỳ mạt Pháp đã rất ghê gớm rồi. Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở Ấn Độ; [hỏi] vì sao đã tiêu mất ở Ấn Độ? Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn tại thế đã truyền những điều, [và bấy giờ] người ta đều chiểu theo yêu cầu của Phật Thích Ca Mâu Ni mà làm. Phật Thích Ca Mâu Ni thuyết Pháp, [nghe] chưa hiểu thì có thể hỏi. Chư vị nếu sai, thì Phật Thích Ca Mâu Ni có thể chỉnh cho chư vị. Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni không còn tại thế, có nhiều tăng nhân căn cứ theo nhận thức của bản thân về lời mà Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, mà giải thích loạn cả. Giả dụ như, Phật Thích Ca Mâu Ni tu cao cỡ một gian nhà, thế thì một tăng nhân thông thường chỉ tu cao chừng một thước; họ liệu có thể lý giải nổi nội hàm chân chính của Pháp ở các tầng thứ khác nhau một mạch cho đến quả vị Như Lai hay chăng? Lời Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng, tại từng tầng thứ đều bao hàm Pháp tu tại từng tầng thứ. Do vậy người tu luyện mới có thể căn cứ lý giải tại các tầng thứ khác nhau mà tu lên. Họ tu luyện đến các tầng thứ khác nhau thì đều có chỉ đạo của Pháp, vì thế cùng một câu mà Phật Pháp đến mỗi từng tầng thứ thì lại có nhận thức mới. Nguyên văn của Kinh Phật ấy, chư vị mỗi lần đọc thì sẽ đều có nhận thức mới. Sau khi đề cao thêm nữa, rồi lại đọc Kinh Phật, thì lại có lĩnh hội mới. Chính là nhận thức không ngừng như vậy, không ngừng cải biến và đề cao nhận thức như thế, tầng thứ tu luyện đang được đề cao rồi. Vậy là những tăng nhân đó hễ dùng lời người thường, dùng kiến giải của tự họ để giảng Kinh Phật, hoặc viết thành sách, thì lập tức làm người ta bị dẫn vào cái khung của họ. Họ đặt những định nghĩa cho nội hàm của Kinh Phật. Lời của Phật Thích Ca Mâu Ni giảng cao đến thế, nội hàm nhiều đến thế, mà họ đều chưa hề ngộ tới. Tu còn thấp lắm! Vậy mà lời họ giảng, những người tu Phật lại tin; họ chính là dẫn người ta nhập vào và bị hạn cuộc vào cái khung tư tưởng của họ. Hiện tượng loại này, tuy rằng họ hệt như muốn mọi người học Phật, bề mặt là việc tốt, nhưng chẳng phải họ đang phá hoại Phật Pháp sao? Phá hoại Phật Pháp có thể có các hình thức phá hoại khác nhau. Có người phá hoại là vừa nói Ông tốt, vừa can nhiễu Ông. Loại phá hoại này là khó phân biệt ra nhất, khó nhận [rõ bộ mặt] nhất, là ghê gớm nhất. Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni bị thất truyền ở Ấn Độ chính là do nguyên nhân ấy tạo thành. Rất nhiều người giải thích những điều của Phật Thích Ca Mâu Ni, nói Thích Ca Mâu Ni giảng là có ý thế này, là có ý thế kia. Đó chỉ là tại tầng thứ của họ mà họ ngộ ra là như thế. Có người khai mở thiên mục, tại các tầng thứ khác nhau nhìn thấy một số chân tướng nhưng cũng không có sự cao thâm và đột phá không gian thật to lớn mà Phật Thích Ca Mâu Ni ở tầng thứ Như Lai nhìn thấy. Còn những người khai mở thiên mục tại tầng rất thấp ấy, không gian [họ] thấy rất ít, không gian vũ trụ [họ] thấy được là rất thấp. Vì tầng thứ khác nhau có tồn tại [Pháp] Lý khác nhau, vậy nên họ nói là thế này, nhưng thực ra không phải như thế. Người giải thích loạn cả Phật Pháp ấy đều dẫn người ta nhập vào cái khung theo chỗ tự họ nhận thức được. Vậy chư vị thử nói họ là can nhiễu Phật Pháp hay là duy hộ Phật Pháp? Nên mới nói, không ai có thể động [sửa] kinh sách ấy dù chỉ một chữ! Hãy chiểu theo nguyên nghĩa trong kinh sách mà ngộ mà tu! Không ai có thể tuỳ ý giải thích bất kể một chữ trong Kinh Phật. Tại các tầng thứ khác nhau mà bàn về nhận thức cá nhân của mình là khả dĩ; mọi người có thể trao đổi thể hội với nhau: „Tôi ngộ ra rồi, hiện nay tôi ngộ ra ý nghĩa này; tôi nhận ra đây là nói rằng tôi làm việc đó không tốt, tôi nên cải tiến như thế như thế hoặc lời này nói về tôi, chỉ về những việc tôi thiếu sót, tôi cảm thấy thật tốt‟. Khi họ lại đề cao nữa rồi lại đọc, thì họ phát hiện cũng câu nói ấy lại có nhận thức mới. Chính là đề cao, đều là ngộ và lý giải như vậy. Hiện nay có hoà thượng hoặc cư sỹ đã viết rất nhiều thứ, đều coi những thứ của mình viết như là Kinh. Chỉ có Pháp do Phật giảng mới là Kinh! Còn những thứ kia, gồm cả những thứ họ viết lẽ nào xứng so với Kinh được?! Họ cũng gọi là „Kinh‟. Thậm chí có rất nhiều cư sỹ, hoà thượng cầu danh cầu lợi, còn giảng phô trương xa hoa; người ta nói rằng họ tốt lắm, họ liền dương dương tự đắc. Là người tu luyện thì phải thực tu. Tu luyện chân chính chính là vứt bỏ tâm chấp trước của con người. Trong người thường truy cầu nào danh nào lợi, nào tâm tranh đấu, nào tâm hiển thị, nào tâm tật đố, các loại dục vọng của người thường; các loại tâm đều phải tống khứ. Còn như nổi trội lên giữa quần chúng, nơi thế tục mà hiển thị vinh hoa của họ; vậy loại người ấy sẽ có bao nhiêu loại tâm chấp trước phản ứng xuất lai? Người chân tu hễ thấy ai như vậy thì quả là rất khó chịu. Còn có người tu Phật, mà dục vọng đối với tiền tài là rất lớn, họ bề ngoài không có nói ra, nhưng hễ động tâm niệm, thì người tu luyện ở tầng thứ cao hoặc Phật liền biết ngay. Tại đây chủ yếu là giảng về [người] chuyên tu; thực ra ở đây cũng bao quát cả rất nhiều những ai giảng „Phật học‟. Vậy những người đó là học Phật sao? Người tu luyện tu điều gì? Chính là tống khứ tâm chấp trước của con người. Với những dục vọng trong người thường cần coi rất rất nhẹ. Vì sao có rất nhiều người đắc Đạo đi vào núi sâu, không muốn ngụ tiếp ở chùa vào thời kỳ mạt Pháp nữa? Vào núi sâu rừng già có nguyên nhân là họ phát hiện rằng trong chùa có nhiều người không chân chính thực tu. Rất nhiều hoà thượng đều có tâm chấp trước không muốn buông bỏ, từ đó đấu đá với nhau, cũng không còn là miền đất tịnh độ chân tu nữa; nên đã tránh xa hẳn rồi. Tất nhiên, có những tà giáo ma giáo công khai phá hoại. Những kẻ loại này dễ phân biệt thôi, hễ nhìn là [biết] tà ngay. Nhưng dùng cờ hiệu Phật giáo mà phá hoại, đó là nghiêm trọng nhất. Vì sao nói Phật Thích Ca Mâu Ni nói rằng Pháp của Ông đến thời kỳ mạt Pháp không độ nhân được nữa? Hiện nay chính là thời kỳ mạt Pháp. Hoà thượng tự độ đã rất khó, huống là độ nhân! Tôi giảng ra hiện tượng của thời kỳ mạt Pháp rồi, có người giật mình tỉnh ngộ. Hiện nay sự phát triển của xã hội này làm người ta sợ lắm. Chư vị hãy nhìn xem, những thứ đủ loại giả, tà, ác, loạn bát nháo đều đã xuất lai rồi! Tại đây là giảng rõ ra Đạo Lý ấy, chứ không phải để chỉ [cụ thể] người nào. Có rất nhiều hoà thượng viết sách, bề mặt giống như đang hoằng dương Phật Pháp, nhưng trong bụng là vì danh lợi. Có người hỏi tôi: Họ là như thế nào? Tôi nói: Chư vị chớ nhìn vào danh tiếng to lớn của họ, [họ] tuỳ ý giải thích Kinh Phật, tuyên dương bản thân, thực ra họ từ lâu đã [rớt] ở địa ngục rồi. [Trong] Kinh, Luật, Luận thì trừ Kinh ra, đều là phá hoại nguyên nghĩa Phật Pháp. Hiện nay có người nói „tam tạng‟; thực ra không phải „tam tạng‟, mà chỉ là Kinh Phật; Kinh là Kinh. Những thứ khác đều không thể xếp ngang với Kinh được. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 13-2-2008. ▪ chuyên tu: người tu chuyên nghiệp, như hoà thượng hoặc ni cô, không còn theo cuộc sống thế tục nữa để chuyên chú vào tu luyện. ▪ duy hộ: duy trì bảo hộ. ▪ nội hàm: hàm nghĩa bên trong, trái với biểu diện là thứ vỏ ngoài. ▪ Ông: Sư phụ gọi Phật Pháp bằng ngôi thứ ba chỉ người; người dịch tạm dịch là Ông. Chuyển Pháp Luân, quyển II Sự sa đoạ của nhân loại và sự xuất hiện của Giác Giả Sự sa đoạ của nhân loại không chỉ là bắt đầu từ thời mà Jesus giảng là Eva. Trái đất này không chỉ là một thời kỳ văn minh cũng như nguyên thuỷ; văn minh tiền sử nó cũng [bị] huỷ diệt rồi. Có lúc địa cầu triệt để huỷ rồi, hoặc đổi lại bằng cái mới, tạo một địa cầu hoàn toàn mới. Chẳng phải con người giảng về „kiếp nạn‟ sao? Thực tế là tôn giáo giảng. Mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần đại kiếp, mỗi khi đến một thời kỳ là phải xuất hiện một lần tiểu kiếp. Tiểu kiếp nạn chính là khiến một phần nhân loại bị huỷ diệt; một vùng địa phương cục bộ biến thành rất xấu tệ rồi, thì nó [bị] tiêu huỷ. Động đất, bản khối đại lục chìm xuống, bão cát chụp lên, hoặc ôn dịch hay chiến tranh nào đó; tiểu kiếp nạn là cục bộ. Đại kiếp nạn hầu như là kiếp nạn của toàn nhân loại. Loại đại tai kiếp này trải qua rất nhiều niên đại mới xuất hiện một lần. Vận chuyển của trái đất này là cũng tựa như vận động của vật chất, nó cũng có quy luật. Trong quá trình vận chuyển xuất hiện đại kiếp nạn, chính là nhân loại bị đặt vào trạng thái hoàn toàn hủy diệt. Nhưng có một số ít người sống tiếp và kế thừa văn hoá tiền sử ấy, trải qua loại [hình] sinh sống như của thời đại đồ đá. Vì công cụ lao động [bị] huỷ mất rồi, đến những đời sau còn kém hơn như vậy, rất nhiều thứ đã quên mất rồi. Lại sinh sôi theo trạng thái nguyên thuỷ, rồi đến xuất hiện văn minh, khoa học kỹ thuật cao. Thuận theo việc nhân loại bại hoại, thì lại xuất hiện kiếp nạn. Thuận theo chu kỳ các thời kỳ thành-trụ-hoại khác nhau như thế mà biến hoá. Nói cách khác, nhân loại thể nào cũng bại hoại; nhưng mỗi thời kỳ khi xuất hiện văn minh rồi, thì thể nào cũng có Thiên Thần phái đi những Đại Giác Giả đến xã hội người thường để độ nhân. Mục đích chính là ở trên địa cầu này mà phòng ngừa việc xuất hiện tỷ lệ không tương xứng giữa tư tưởng con người và sự bại hoại của vật chất. Hết thảy vật chất trong vũ trụ mà cấu thành nên địa cầu đều có một chủng đặc tính tồn tại. Có chủng đặc tính đó thì mới có thể khiến những thứ vô hình nguyên thuỷ mà tổ [hợp] cấu thành vật chất hữu hình, vật chất có sinh mệnh. Nhưng khi vật chất còn chưa bại hoại, nếu tư tưởng của nhân loại đã bại hoại rồi, thì không được phép. Vậy nên mỗi lần nhân loại xuất hiện văn minh, khi nhân loại xuất hiện văn hoá rồi thì liền xuất hiện Đại Giác Giả; thời kỳ tiền sử khác nhau đều đã xuất hiện Đại Giác Giả. Lần văn minh này đã xuất hiện [những vị] như Jesus, Thích Ca Mâu Ni, Lão Tử đến dạy bảo con người. Tại thời kỳ khác nhau ở địa phương xuất hiện văn minh là có các Giác Giả khác nhau phụ trách dạy cho con người ta phản bổn quy chân thế nào, khiến ai có thể đắc Đạo viên mãn, khiến người thường [coi] trọng đức như thế nào, yêu cầu đạo đức nhân loại bảo trì ở một trạng thái ổn định tương đối, khiến tư tưởng con người không bại hoại một cách dễ dàng. Cuối cùng phải đợi toàn thể vật chất vũ trụ đều bại hoại cả rồi, thì lúc ấy mới không quản nữa. Nhưng đó là quá trình rất lâu dài. Tại thời kỳ này, việc những Giác Giả đó làm, chính là bảo trì nhân loại không để họ bại hoại. Từ đó khiến ai có thể tu lên trên quả thực có thể tu luyện đắc Đạo. Vì con người không phải như Darwin giảng rằng từ khỉ tiến hoá thành. Ấy là nhân loại đang chà đạp chính mình. Con người đều là từ các không gian trong vũ trụ rơi xuống đây. Vì khi họ không phù hợp với yêu cầu của Pháp ở tầng vũ trụ ấy, thì họ chỉ có thể rớt xuống. Như chúng ta giảng, tâm phàm càng nặng thì càng hạ xuống. Rớt mãi cho đến trạng thái người thường này. Tại sinh mệnh cao cấp mà nhìn, sinh mệnh con người trên trái đất là không phải chỉ vì để chư vị làm người, mà bảo chư vị ở trên trái đất, ở hoàn cảnh trong mê này mà ngộ ra mà quay trở về thật sớm. Đó mới là cách nghĩ của người ta, mở cho chư vị một cánh cửa. Không quay trở về được, thì chỉ có luân hồi mãi cho đến khi nghiệp lớn [đến mức bị] tiêu huỷ. Vậy nên trái đất đã có nhiều lần kiếp nạn. Xoay trở lại mà giảng, trái đất chính là một trạm chứa rác của vũ trụ. Bên trong vô số vũ trụ khổng lồ là có vô số tinh hệ, vô số tinh cầu, trên mỗi tinh cầu đều có sinh mệnh. Con người không thừa nhận sự tồn tại của không gian khác, nên nhìn không thấy sự tồn tại của những sinh mệnh ấy. Họ ở không gian khác của chính tinh cầu ấy, không phải ở không gian chúng ta, vậy nên người thường nhìn không thấy họ. Tựa như nhân loại nói ở không gian này thì sao Hoả là rất nóng, nhưng đột phá khỏi không gian này, thì bên kia lại là mát. Rất nhiều công năng đặc dị nhìn mặt trời, nhìn tới nhìn lui thì không thấy nóng nữa, nhìn tiếp nữa thì [thấy] là đen, nhìn tiếp nữa thì là thế giới mát mẻ. Họ là ở không gian vật chất này có phản ánh như thế này; không gian vật chất khác thì phản ánh thế khác. Do đó, đâu đâu cũng tồn tại sinh mệnh, tồn tại người. Không phù hợp tiêu chuẩn của tầng thứ đó, thì rơi rớt xuống từng chút một, tựa như học lưu ban cũng thế, rồi rơi rớt xuống đến nơi người thường. Những người bất hảo trong vũ trụ đều rớt xuống, rơi rới xuống trung tâm nhất của vũ trụ: trái đất. Người trong xã hội người thường là phải luân hồi; luân hồi không nhất định thác sinh thành người. Họ có thể chuyển sinh thành rất nhiều vật chất, rất nhiều thực vật, rất nhiều động vật, thậm chí vi sinh vật. Như vậy trong khi luân hồi ấy, đều mang theo những việc bất hảo mà bản thân đã làm: nghiệp lực. Sinh mệnh có thể mang theo là có „đức‟ và „nghiệp lực‟, vĩnh viễn mang bên thân. Nếu nghiệp lực lớn mà chuyển sinh thành cây, thì cây có nghiệp lực. Chuyển sinh thành động vật, thì động vật có nghiệp lực. Trên trái đất có gạch, đất, đá, động vật, thực vật đều sẽ có mang nghiệp lực. Vì sao hiện nay uống thuốc hoặc tiêm vào thân người thời mạt Pháp này lại không còn hữu hiệu như trước đây nữa? Vì con người hiện đại đã tạo quá nhiều nghiệp ấy là có nghiệp lực lớn mạnh; lực thuốc vốn có [nay] hoàn toàn không còn tác dụng nữa, hoàn toàn không tiêu trừ được bệnh đó nữa. Dùng lượng thuốc mạnh hơn, thì người ta sẽ trúng độc. Hiện nay rất nhiều bệnh hoàn toàn bất trị rồi. Toàn thể trái đất đều như vậy cả rồi, thực ra hết thảy đều đã bại hoại đến rất nghiêm trọng rồi. Jesus có thể gánh tội thay con người, Phật Thích Ca Mâu Ni 49 năm cứu độ con người, chịu muôn vàn khổ sở. Chẳng phải giảng „phổ độ chúng sinh‟ đó sao? Vậy thì vì sao họ không đưa con người lên cả trên đó? Là vì họ không phù hợp với tiêu chuẩn của tầng đó, thì lên không nổi. Tầng nào cũng có tiêu chuẩn tầng ấy. Chư vị không đạt [tiêu chuẩn] học sinh đại học thì chư vị có thể lên đại học chăng? Là chư vị có quá nhiều những thứ không vứt bỏ được, thân thể nặng quá thì lên không nổi. Tiêu chuẩn đạo đức chư vị nằm ở vị trí nào, thì chư vị chính là ở vị trí nấy. Biện pháp duy nhất là cũng tựa như đi học, có thể thăng lên thì thăng lên, [ai] còn lại chính là càng ngày càng bại hoại; người ta rồi sẽ tiêu huỷ họ. Thùng rác đã bốc mùi rồi, không thể để ô nhiễm vũ trụ, chỉ có thể tiêu huỷ. Giảng „phổ độ chúng sinh‟ ấy là Phật giảng, cũng chính là nói rằng ở tầng thứ Như Lai giảng „phổ độ chúng sinh‟; khi vượt quá gấp đôi Như Lai, thì Phật to lớn nhường ấy không [cai] quản việc nơi người thường nữa. Nếu quản nữa, Ông nói một câu thì nơi người thường liền thay đổi, [nên] không thể quản nữa; lực lượng của Ông quá lớn rồi. Còn lớn nữa, thì trái đất không sánh nổi một đầu ngón chân của Phật; còn lớn nữa, thì trái đất không sánh nổi một sợi tóc mảnh của Phật. Lời Phật giảng chính là Pháp. Nói ra liền [tạo thành] biến hoá. Vậy nên, người ta hoàn toàn không quản việc của trái đất. Chỉ là Như Lai giảng „phổ độ chúng sinh‟, Bồ Tát giảng „phổ độ chúng sinh‟. Phật Như Lai nói con người là „người thường‟; nhưng Thần ở cao hơn đạt đến tầng thứ rất cao, quay đầu nhìn Như Lai thì cũng [thấy] là người thường. Thần cao đến nhường ấy, nhìn con người thì tính ra không bằng vi sinh vật. Hễ nhìn, một chỗ hư nát như thế này sao, huỷ thôi! Tiêu huỷ thôi!! Trái đất chính là nơi như thế . Giảng rằng đáng thương cho con người, đó là Phật ở tầng tiếp cận nhất với con người giảng. Jesus cũng là [ở] tầng thứ Như Lai ấy; Lão Tử cũng vậy. Cao hơn, thì không quản việc nơi con người nữa. Con người mà gọi họ thì họ không nghe thấy. Con người mà gọi tên của họ thì chính là lăng mạ họ, tựa như trong bãi đại tiện xuất ra thanh âm gọi tên chư vị. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 13-2-2008. ▪ duy hộ: duy trì bảo hộ. ▪ kiếp: (i) kiếp nạn, tai kiếp, nạn lớn; (ii) một loại chu kỳ sinh diệt (có thời gian rất lớn) như một số tôn giáo trong lịch sử từng giảng. Trong bài này từ kiếp là với nghĩa (i). ▪ tinh hệ: hệ tinh cầu, thiên hà (galaxy). ▪ tâm phàm: cái tâm phàm tục, phàm trần. Chuyển Pháp Luân, quyển II Học vấn và tu luyện là khác nhau Jesus cũng là [ở] tầng thứ Như Lai ấy. Trong quá khứ Như Lai là Phật tầng thấp nhất. Quá khứ ở dưới Như Lai thì không gọi là Phật nữa; gọi là Bồ Tát, La Hán. Mỗi Như Lai đều có thiên quốc của mình. Trong hệ Ngân Hà chúng ta có hơn một trăm Như Lai. Nói cách khác có hơn một trăm thế giới thiên quốc của Phật. Mỗi thế giới do một Như Lai chủ trì. Như Lai của mỗi thế giới thiên quốc đều có một bộ phương pháp tu luyện của mình, một bộ phương pháp độ nhân của mình. Hình thành thế giới của tự họ và tu luyện của tự họ là có quan hệ trực tiếp. Cấu thành của thế giới bản thân họ cũng là do tu luyện mà đắc được. Nhưng [sự] hình thành thế giới ấy không phải là [điều] con người cận đại có thể tu thành; mà đều là vô lượng vô số ức năm mới hình thành. Tại đây có một vấn đề. Người thường chúng ta cho rằng tu luyện mà nắm được nhiều phương pháp tu luyện hơn, biết được nhiều thêm những thứ của tôn giáo khác trong các tôn giáo, là làm phong phú đầu não con người. Người ta đều đem chúng coi như những trí tuệ và tri thức nơi người thường. Thực ra, chúng không phải là tri thức nơi người thường; không thể dùng quan niệm người thường mà lý giải. Vì sao nói người ta tu luyện là phải biết coi trọng tâm tính mà tu luyện, Đạo gia giảng „trọng đức‟? Là vì vũ trụ này có tồn tại một Pháp, tồn tại một đặc tính. Đặc tính vũ trụ này tại các tầng thứ khác nhau có yêu cầu khác nhau đối với các sinh mệnh khác nhau. Con người ở tầng thứ người thường này, thì phải phù hợp với tiêu chuẩn đạo đức của người thường. Vậy thì tại sao không trọng đức thì không lên được? Chính là vì tầng thứ vượt trên người thường là có tiêu chuẩn của người trời; nếu chư vị không phù hợp tầng ấy, thì chư vị lên không nổi. Vì sao Thần trên thiên thượng có thể rơi rớt xuống?! La Hán tu không tốt cũng rơi rớt xuống? Chính là vì không còn phù hợp tiêu chuẩn của tầng thứ đó nữa. Như vậy, hệ Ngân Hà này có trên một trăm thiên quốc, trong mỗi thiên quốc có một Như Lai chủ trì thiên quốc của mình. Cấu thành đặc tính thiên quốc của họ cũng là cấu thành phương pháp tu luyện của họ. Chúng tôi phát hiện rằng vô luận là tôn giáo hay là phương pháp tu luyện nào khác, động tác ở bề mặt là rất đơn giản; đả toạ, kết ấn là xong. Đạo gia [có] nhiều hơn nữa thì cũng là một vài động tác rất đơn giản. Vì sao họ có thể đạt tới cảnh giới cao độ như Phật, Bồ Tát, La Hán? Chính là vì diễn hoá công chân chính của họ là cực kỳ phức tạp. Khiến cả tế bào người ta cũng được diễn hoá; có bao nhiêu thần thông đều được diễn hoá xuất lai; hơn nữa có rất nhiều thứ mà con người vẫn không biết, những thứ thích ứng với các tầng khác nhau cũng đều được diễn hoá xuất lai. Nói thí dụ, so với thiết bị chính xác phức tạp nhất nơi xã hội người thường thì còn phức tạp hơn, là ngoài khả năng con người. Do đó trong giới tu luyện có câu thế này, gọi là „tu tại tự kỷ, công tại sư phụ‟. Chính là nói [về], phương pháp tu luyện chân chính; người ta tuy [nghe] Đạo gia giảng về phương pháp tu luyện, nhưng ấy chỉ là đạo lý bề mặt và nguyện vọng, chỉ là những thứ trên khái niệm. Thật sự muốn đạt đến rằng có thể tu luyện xuất được công vật chất cao năng lượng chân chính, thì cần phải có nguyện vọng của bản thân mình, [rằng] muốn làm như thế. Nhưng, diễn hoá chân chính ở không gian khác là cực kỳ phức tạp, là [điều] con người không thể làm, đều là sư phụ làm. Như vậy, tại đây có một vấn đề: nếu như luyện lẫn cả những thứ của pháp môn khác thì sẽ xuất hiện vấn đề. Quá khứ không cho hoà thượng tiếp xúc pháp môn khác, trong chùa từ xưa là nghiêm cấm hoà thượng đọc sách của pháp môn khác. Hoà thượng hiện nay đều loạn rồi. Trước đây những thứ nơi thế tục đều không cho phép có [trong chùa], ngoài ra sách của pháp môn khác là tuyệt đối cấm đọc; chính là vì phải để cho họ có một phương pháp tu luyện đơn nhất, nắm vững vào một môn tu. Trong tư tưởng, ý niệm đều là những điều của pháp môn ấy, thì họ mới có thể tu lên một cách ổn định chắc chắn, đi lên theo một con đường. Nếu không, chư vị lẫn sang những thứ của pháp môn khác, tựa như chiếc ti-vi, hễ đặt vào đó linh kiện của máy ảnh, thì lập tức ti-vi hỏng ngay; chính là ý nghĩa ấy. Hễ luyện lẫn thì chỉnh thể công sẽ loạn ngay, từ đó không tu tiếp được nữa rồi. Thật giả cũng khó phân biệt; nếu lẫn vào cả những thứ tà, thứ giả, thì chỉnh thể chư vị có thể là tu như không rồi. Sư phụ cũng không có cách nào, đó là [vì] tâm tính chư vị có vấn đề. Diễn hoá công là cực kỳ phức tạp; nhưng người ta đều coi nó như là lý luận nơi người thường. Học một ít Cơ Đốc giáo, học một ít Phật giáo, học một ít Đạo giáo, Nho giáo thì cũng học một chút, [đó] được gọi là „đa giáo đồng đường‟; thực ra là tầm bậy. Đó chính là một vấn đề lớn nhất xuất hiện vào thời mạt Pháp. Người ta đều có Phật tính, đều muốn tu luyện, đều muốn hướng Thiện. Nhưng người ta đều đã coi nó như lý luận nơi người thường rồi. Kỹ năng nơi người thường thì có thể học thêm chút nào hay chút nấy. Nhưng [với người tu] nó là loạn càng thêm loạn, hoàn toàn không cách nào tu luyện nữa, hoàn toàn không có công. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 13-2-2008. ▪ đa giáo đồng đường: (diễn chữ nghĩa) nhiều tôn giáo cùng [thực hành] một giáo đường. ▪ trọng đức: coi trọng đức. Chuyển Pháp Luân, quyển II Phật tính Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân. Quan niệm được hình thành ấy, sẽ trở ngại và khống chế một đời chư vị. Quan niệm của người ta thường là [những thứ] vị tư thậm chí là bất hảo hơn nữa; do đó lại sẽ sinh ra nghiệp lực tư tưởng; con người lại bị nghiệp lực khống chế. Con người là dựa vào chủ nguyên thần làm chủ tể; khi chủ nguyên thần tê liệt bị những quan niệm thay thế, thì đó chính là chư vị đầu hàng vô điều kiện rồi, sinh mệnh đã bị những thứ đó lèo lái rồi. Tự kỷ của chư vị là cái tự kỷ tiên thiên, Nó bất biến. Nhưng người ta khi nhận thức sự vật thì thông thường dễ hình thành một chủng quan niệm, mà chủng quan niệm ấy lại không phải tự kỷ. Không hình thành quan niệm nào cả, mà nhìn nhận vấn đề thì đều có kiến giải của bản tính lương thiện của chính mình, kiến giải của tự kỷ chân chính, [tự] chủ [phán] đoán vấn đề đó một cách từ thiện. Khi bản thân chư vị càng hiển lộ ra tự kỷ ấy, thì tư tưởng của chư vị càng cao, càng „quy chân‟, chính là càng có mang theo cảnh giới bản tính thiện lương tiên thiên của chư vị. Vật chất thân thể người tổ thành ở [mức] cực vi quan, nơi các lạp tử cực vi quan, thì đã cấu thành nên bản tính của người đó rồi; những thứ đó là bất biến. Bài trừ cái khung tư tưởng đi, thì tính nết, tính cách, đặc tính, đặc điểm của sự lương thiện của người ta dễ dàng nhận rõ ra; đó là tự kỷ chân chính. Chủ nguyên thần sẽ không vì quan niệm do bản thân sinh ra mà cải biến. Chủ nguyên thần sẽ không vì quan niệm do bản thân sinh ra mà khiến bản chất của chủ nguyên thần bị biến đổi. Nó có thể do các chủng quan niệm và các chủng nghiệp lực của người ta mà khiến bản tính người ta bị mai một và bị che đậy đi, bị hoàn toàn bao phủ mất, không hiển xuất lai bản tính được nữa; nhưng Nó là không cải biến. Vì nghiệp lực không có vật chất vi tế đến như thế. Nghiệp lực là tạo thành nơi người thường, [là] vật chất nơi người thường. Những thứ đó không đạt tới vi quan đến thế được. Còn người ta, khi tạo ra sinh mệnh con người, là vật chất cực vi quan. Do đó, nó không lẫn vào được; chỉ là bản tính của người ta bị mai một đi. Bản tính là có cách nhìn sự vật của mình. Nếu thật sự có thể phá trừ quan niệm mà hậu thiên hình thành và xuất trở ra cách nhìn của bản tính người ta, thì chính là nơi chư vị đến từ đó; quan niệm hình thành ở thời kỳ [nguyên] sơ của chư vị, chính là quan niệm của chư vị vào thời kỳ [nguyên] sơ ở nơi tạo ra chư vị. Nhưng phá trừ quan niệm ý thức hậu thiên ấy rất khó, vì đó chính là tu luyện. Pháp ở tầng thứ khác nhau có các thể hiện khác nhau. Tại tầng thứ này có thể hiện của tầng thứ này. Chư vị là sinh mệnh được sinh ra tại một tầng thứ, như vậy chư vị là giống với quan niệm của Pháp ở tầng thứ đó. Bản tính chân [chính] của chư vị xuất ra trở lại, thì tiêu chuẩn nhận thức của chư vị chính là ở đó rồi, tiêu chuẩn ấy chính là tự kỷ của chư vị Nghiệp lực không có tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn; nó chiểu theo tiêu chuẩn của thời mà quan niệm nó hình thành mà đo lường sự vật; có thể thành cái mà người thường gọi là „kẻ tinh đời‟, hoặc là „người từng trải‟; đó cũng là những nghiệp lực tư tưởng khác nhau do người ta khi tu luyện sinh ra đang khởi tác dụng, đang trở ngại tu luyện. Nếu người ta không có trở ngại của nghiệp lực, thì khi tu là rất dễ dàng. Nghiệp lực ấy là ở trạng thái nào đó vào mấy năm trước, ở trạng thái tiêu chuẩn đạo đức nào đó mà được hình thành, như vậy, nó là dùng tiêu chuẩn như thế mà đo lường sự vật. Nếu những thứ đó hình thành nhiều lên, thế thì, cả cuộc đời người ta đều sẽ là chịu sự lèo lái của nó. Quan niệm được hình thành ấy mà cho rằng tốt hay xấu, thì người ta liền cho rằng đó là tốt hay xấu như thế, rồi cho rằng nên làm như thế như thế; nhưng mà tự kỷ của họ đã mất rồi. Tự kỷ của họ hoàn toàn bị quan niệm hậu thiên không lương thiện được hình thành hậu thiên bao phủ kín rồi, che đậy mất rồi. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu một cách chân chính của tự kỷ bản thân họ là không còn nữa rồi. Quan niệm là hình thành trong tư tưởng đại não, nghiệp tư tưởng do quan niệm sinh ra là một khối nghiệp lực được hình thành ở trên đầu của người ta. Còn thiện niệm? Phật giáo giảng rằng hễ động niệm thì chính là nghiệp. Thực ra cái gọi là „thiện niệm‟ ấy, đứng ở tiêu chuẩn đo lường cao hơn mà xét, dùng tiêu chuẩn Chân-ThiệnNhẫn cao hơn mà yêu cầu thì cũng sẽ thay đổi. Chính là người thường sống ở thế gian đều không tìm thấy tự kỷ [của mình]; quan niệm đó không chỉ lèo lái một đời con người, nó còn lèo lái tiếp tục nữa. Khi nào phát sinh cải biến, thì khi đó vứt bỏ đi. Nếu không, nó tiếp tục lèo lái tiếp. Khi quan niệm ấy càng ngày càng mạnh, thì quả thực là tự kỷ của họ đã mất rồi. Hiện nay giảng rằng „nghiệp cuộn lấy nghiệp‟, đều bị cuộn đến mức độ như thế. Chư vị hãy nhìn người thường kia, suốt ngày đều không biết được bản thân họ đang làm gì nữa! Vì điều gì mà sống. Người khác nhau, căn cơ khác nhau, ngộ tính khác nhau, chính là giảng Đạo Lý này. Có người có thể ngộ được thì chính là Phật tính của họ có thể xuất ra trở lại, họ có thể có hy vọng. Có người ngộ không được, thì chính là bị quan niệm ý thức hậu thiên chôn quá sâu rồi, không còn hy vọng nữa. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 14-2-2008. Người dịch nghĩ rằng bài Pháp này rất đặc biệt. Do vậy để đảm bảo tính trung thành với nguyên ý của Sư phụ ở mức độ tối đa, có khá nhiều từ Hán Việt được dùng trong văn dịch. ▪ hậu thiên: cái hình thành về sau, trái với tiên thiên là cái vốn có từ đầu. Chữ thiên này cũng có nghĩa tương tự trong các từ như thiên tính (tính nết trời cho từ khi đẻ ra), thiên chân (sự ngây thơ, ▪ hoà tính tan: trong chân bài này là thật dịch từ hồn 溶) chữ dung ( nhiên). thuộc bộ thuỷ. ▪ hỷ nộ ai lạc: mừng giận buồn vui; nói chung về các trạng thái tình cảm của con người. ▪ kiến giải: nhìn nhận (về sự vật, sự việc) (nghĩa trong bài này). ▪ Thích giáo: trong bài này dịch là Phật giáo (tôn giáo họ Thích). ▪ tiên thiên: cái nguyên có từ đầu; trái với hậu thiên. ▪ tự kỷ, tự ngã: bản thân, chính mình; người Việt ta vẫn quen gọi là cái tôi. ▪ vị tư: vị kỷ, vì bản thân, ích kỷ; trái với vị tha. ▪ vi tế: nhỏ bé. Chuyển Pháp Luân, quyển II Không tu Đạo mà đã ở trong Đạo Tu luyện sở dĩ có thể được gọi là tu luyện, chính là [vì] có một phương pháp tu luyện, có một con đường mà đi. Quá khứ có một câu như thế này: Người này không tu Đạo vậy mà đã ở trong Đạo. Chiểu theo tiểu Đạo, họ giảng „Vô‟, giảng „Không‟. Sống ở thế gian mà hết thảy đều tuỳ duyên. Họ không tranh với đời, „gì tôi đáng được thì hãy đưa tôi, không đáng được thì tôi không lấy‟. Họ cũng không dùng hình thức tu luyện thông thường, thậm chí không hiểu tu luyện [là sao]; nhưng là có sư phụ đang quản; cũng rất ít phát sinh mâu thuẫn với người khác. Đó chính là điều người ta giảng trong quá khứ là „không tu Đạo mà đã ở trong Đạo‟. Một người thông thường, họ cũng có thể làm được „vô sở cầu‟, nhưng loại người ấy cuối cùng không đắc quả vị. Họ không thể đắc công, họ chỉ có thể đi tích đức cho mình một cách vô hạn độ, tích được rất nhiều đức. Chẳng qua là rất nhiều người sẽ làm hại họ; làm người tốt là rất khó làm. Càng như thế sẽ càng tích rất nhiều đức. Nếu muốn luyện công, thì đương nhiên sẽ chuyển hoá thành rất nhiều công. Nếu không muốn luyện công, thì có thể đời sau đắc phúc báo, làm đại quan, phát đại tài. Tất nhiên, đại đa số người thuộc loại „không tu Đạo mà đã ở trong Đạo‟ này, đều là có lý do đằng sau, có người đang quản họ. Họ cũng ở trạng thái không tu Đạo, nhưng tư tưởng và cảnh giới của họ, là ở trong Đạo; như vậy, tương lai họ sẽ quay trở về nơi nguyên lai của mình. Không tu Đạo nhưng họ là đã tu rồi đó, chính là có người diễn hoá công cho họ; tự họ cũng không biết. Một đời có nhiều tai nạn, chịu khổ hoàn trả hết nghiệp, tâm tính sẽ đề cao trong suốt một đời mà không tự biết; họ luôn ở trạng thái đó. Đó đều là có lý do đằng sau. Là người thường thì rất khó làm như thế. Khổng Tử lưu lại cho con người một biện pháp làm người, tư tưởng „trung dung‟. Lão Tử giảng là phương pháp tu luyện. Nhưng trên thực tế, người Trung Quốc lấy tư tưởng Nho gia và tư tưởng Đạo gia hợp cả lại. Tư tưởng Phật gia từ thời nhà Tống trở đi cũng liên tục lẫn vào đó. Vậy nên, tư tưởng Phật gia sau này cũng sai khác lắm rồi. Từ sau thời nhà Tống, trong Phật giáo đã bị thêm vào những thứ của Nho giáo Trung Quốc rồi. Hiếu kính phụ mẫu, v.v. rất nhiều đều là loại này. Phật gia [nguyên] không có những thứ đó. Phật gia coi những thứ của thế gian con người là rất nhẹ; nó nhìn nhận rằng con người sống ở thế gian, đời tiếp đời mà chẳng biết có bao nhiêu cha mẹ. Chư vị vứt bỏ hết tâm chấp trước đó đi, hãy thật thanh tịnh mà tu, thì chư vị mới có thể tu thành. [Đó] đều là tâm chấp trước; sau khi đưa tư tưởng Nho gia vào trong đó, liền xuất hiện vấn đề chấp trước vào tình thân [quyến]. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 14-2-2008. ▪ dữ thế vô tranh: bài này dịch là „không ▪ vô sở cầu: không truy cầu, không có chỗ truy cầu, không cầu gì cả. tranh với đời‟. Chuyển Pháp Luân, quyển II Chuyện cổ về đất bùn tạo con người Con người ở tầng thứ thấp nhất này, tiếp [trên] đó là từng tầng trời từng tầng trời. Như Lai là ờ tầng thứ ấy; Jesus là thuộc tầng thứ Như Lai ấy, Lão Tử cũng là thuộc tầng thứ Như Lai ấy. Họ ở tầng thứ đó nhìn thấy những điều kia, chỉ có thể thấy được từ họ trở xuống; nhìn trở lên thì thấy được rất ít, thậm chí cao hơn nữa thì không nhìn thấy. Vì tầng thứ của họ đã quyết định rằng họ có trí huệ lớn ngần nào. Như vậy Ông [Jesus] biết được [chuyện] dùng đất bùn tạo con người; ấy là Ông dùng lời do Thiên Chúa mà Ông nhìn nhận đã giảng cho Ông; [rằng] Thượng Đế dùng đất bùn tạo con người. Điều Ông nói về ấy có phải là đất bùn nơi người thường chúng ta không? Không; không phải đất bùn nơi người thường chúng ta. Như vậy, vật chất của không gian cao tầng, kể cả đất, đều là vật chất cao năng lượng vi quan hơn. Con người mà Ông giảng ấy, là con người được tạo ra khi nào? Là vào thời trước khi địa cầu lần này tiến nhập sang văn minh, hay còn thời điểm khác? Thực tế, là trong truyền thuyết rất cổ xưa đã lưu truyền sự kiện này, và đã được Ông giảng ra: Thượng Đế dùng đất bùn tạo con người. Trên thực tế không phải đất bùn nơi chúng ta đây. Đất bùn nơi kia đều là có „linh‟; hơn nữa những thứ được cấu thành ở nơi ấy [khi] mang sang chỗ chúng ta đây thì là những thứ giống như công. Ý mà Ông giảng là được tạo ở nơi ấy. Người trời so với người nơi chúng ta đây [là có] lớp da mềm mịn hơn. Vì họ không có kiểu tầng tế bào vật chất của chúng ta; họ do vật chất vi tế hơn cấu thành. Khi bị đẩy đến không gian người thường này, phát hiện rằng họ giống người. Nhìn thì hình dáng là xinh đẹp đặc biệt, trông mềm mịn đặc biệt. Như vậy phải cấp cho họ thêm một tầng thân thể tế bào vật chất to hơn. Thì người ta thành như dạng như hiện nay. Người trên thiên thượng là có thân thể, họ bay qua đây thì giống như chúng ta. Dưới đáy [những] núi lớn ở Trung Quốc là có chôn người trời; họ chết đi thì có [người] được chôn dưới núi. Nhìn thì không khác người chúng ta là mấy; điều này không giống như được nói trong kinh sách. Vì khi Jesus còn sống là không lưu lại kinh sách; mà là người sau căn cứ tình huống đương thời, do tín đồ viết ra. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng không lưu lại kinh sách, cũng là do các tín đồ viết ra. Vậy nên, những tín đồ nghe những lời đó, thì nguyên nghĩa của Ông nói là gì, điều Ông nói về đó là người thế nào, đó là sự việc của thời lịch sử nào, [họ] đều không lý giải được. Ông nói đất bùn tạo con người; [nhưng] người thường nghĩ rằng thân thể chúng ta đây không phải là đất bùn. Do đó, [có thể] nói đất bùn ở tầng thứ cao hơn cao hơn nữa, thì còn tốt hơn so với nhục thân này của chúng ta, càng lên cao càng tốt. Vào thời hết sức xa xưa khi mà chưa có con người ở tầng thấp này, ở trên kia đã tạo ra con người ở không gian khác. Tôi đối với không gian hễ nói hình thành gì, thì lập tức hình thành xong. Còn có thể tuỳ ý tạo ra bất kể thứ gì, ở không gian chỉ vẽ một cái trong không trung là sẽ hình thành; nhưng là tại không gian khác. Nói cách khác, quá khứ giảng rằng tạo thế giới, hoặc tạo một tầng trời, trong Kinh Phật giảng tạo vũ trụ, thì chính là thể hiện của Phật lực. Ý là để nói rằng, họ coi nghiệp tốt, nghiệp thiện, nghiệp ác đều nói là „nghiệp‟. Chính là được Phật sáng tạo. Phật với năng lực rất cao, chỉ nháy mắt là thật sự có thể tạo ra một tầng trời, hơn nữa tầng thứ càng cao thì tạo ra càng đẹp. Ngoài ra không cần động tay, chỉ mở miệng hễ nói là thành; còn tầng thứ cao hơn nữa thì hễ động niệm là được rồi, hễ nghĩ là [tạo] xuất lai. Do đó Phật cao hơn Như Lai là không thể quản việc nơi người thường, vì họ hễ động niệm thì trên trái đất lập tức có biến đổi. Phật Như Lai cũng không trực tiếp quản, chỉ bất quá là họ chỉ đạo, do Bồ Tát làm. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 14-2-2008. ▪ nhục thân: thân thể xác thịt; nhục → thịt. Chuyển Pháp Luân, quyển II Cái khung [hạn hẹp] của khoa học hiện đại và sự rộng lớn tinh thâm của Phật Pháp Phật Pháp, trong Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni truyền, nhân loại đã cảm thụ rằng Phật Pháp đã là rất lớn rồi. Nhưng, Pháp rất lớn, rất rộng lớn. Phật Thích Ca Mâu Ni ở tầng thứ của Ông, điều Ông giảng là Pháp của Như Lai; ở người thường mà nhìn thì thấy rất cao rồi. Quá khứ chỉ có Như Lai mới xứng là Phật. Bồ Tát, La Hán đều không là Phật, đều chưa đạt tới cảnh giới Phật. Do vậy, thời bấy giờ, hễ nói đến Phật thì là nói về Như Lai. Nhưng Như Lai không phải cao nhất trong vũ trụ, họ là Phật thấp nhất trong vũ trụ. Tầng thấp nhất trong Phật thì mới có thể quản việc nơi người thường; Phật lớn quá thì không quản được, hễ mở miệng thì trên mặt đất liền phát sinh biến hoá, thế thì ghê quá. Họ hoàn toàn không quản; vậy nên, chính là Như Lai quản. Như Lai cũng không đích thân quản, mà Bồ Tát làm việc độ nhân. Do đó, đạt tới tầng thứ Như Lai ấy thì đã là ghê lắm rồi. Tại vi quan, họ có thể thấy được rằng trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni từng giảng học thuyết tam thiên đại thiên thế giới mà. Ông nói hệ Ngân Hà có ba nghìn tinh cầu giống như [của] nhân loại chúng ta, và con người như con người chúng ta. Thực ra, đâu chỉ là ba nghìn. Ông cũng giảng rằng, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới. Trong một hạt cát cũng có tồn tại ba nghìn thế giới như của nhân loại; quả là bất khả tư nghị. Khai mở thiên mục rồi thì có thể phóng đại mà nhìn các thứ; Ông đã tại vi quan mà thấy được vi quan đến thế rồi. Nhưng, hãy thử nghĩ tiếp, trong một hạt cát có tam thiên đại thiên thế giới, như vậy tam thiên đại thiên thế giới trong hạt cát đó chẳng phải là cũng có biển sao, có sông sao? Như vậy trong hạt cát của sông ấy cũng lại có tam thiên đại thiên thế giới phải không? Do đó, Phật Thích Ca Mâu Ni chưa thấy đến bản nguyên của vật chất. Ông giảng rồi, „kỳ tiểu vô nội‟, nhỏ đến mức không thấy bản nguyên của vật chất. Học thuyết vật lý hiện nay chỉ có thể nhận thức đến rằng phân tử là do nguyên tử cấu thành, nguyên tử là do hạt nhân nguyên tử và điện tử cấu thành. Vi quan hơn nữa có hạt quark, neutrino. Đó là đến đầu rồi, hết rồi. Vậy bản nguyên của vật chất xuống dưới nữa là gì? Đến quark, neutrino thì kính hiển vi đã không thấy nữa rồi. Đều là mượn nhờ các thiết bị đo khác mà biết được sự tồn tại của chúng. Tiếp xuống nữa là gì, thì kỹ thuật của nhân loại còn cách xa lắm. To lớn, nhân loại nhìn nhận rằng ngôi sao là vật thể to lớn nhất. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không thấy như vậy. Phật Thích Ca Mâu Ni đã thấy được [những thứ] rất to lớn. Ông phát hiện rằng đó chưa phải là lớn nhất. Tiếp lên trên mà nhìn thì cũng không thấy đến đỉnh, cuối cùng [Ông] nói một câu: Kỳ đại vô ngoại. „Kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội‟, to lớn đến mức không có biên [giới], nhỏ đến mức không thấy được rốt ráo [thế nào]. Sinh mệnh là phức tạp; kết cấu vũ trụ cũng là cực kỳ phức tạp. Tri thức mà nhân loại nắm được phát triển đến hôm nay đã là đến đỉnh rồi. Đến đỉnh rồi là hạn chế những thứ mà khoa học nhân loại phát triển. Nói thí dụ thế này; rất nhiều đại khoa học gia đặt ra rất nhiều định nghĩa, của vật lý học, của hoá học. Khi chưa vượt qua những định nghĩa đó, thì phát hiện rằng họ giảng đều là đúng. Chiểu theo đó mà phát triển, thì không sai. Nhưng Lý là đề cao từng tầng từng tầng. Khi chư vị vượt qua khỏi định nghĩa của họ, thì chư vị phát hiện rằng họ đặt ra những định nghĩa là đã hạn chế con người ta. Khoa học hiện nay cũng như thế; có người đặt định nghĩa cho khoa học; chiểu theo đó mà phát triển thì mới được tính là „khoa học‟. Khi chư vị chưa vượt ra khỏi phạm vi của nó, thì đều cảm thấy nó là khoa học. Chư vị vượt qua định nghĩa của họ, thì phát hiện rằng nó là hạn chế nhân loại phát triển. Gì sờ không thấy, nhìn không ra thì gom cả lại không thừa nhận, tính cuộc hạn rất lớn. Phật Đạo Thần mà chúng ta nói ấy, đều là tồn tại ở không gian khác mà con người sờ không thấy nhìn không ra. Nếu dùng phương pháp khoa học hiện nay mà dò ra được họ, thì đó chẳng phải [cũng] là khoa học sao? Đó cũng là khoa học mà! Nhưng phương tây đã đặt những định nghĩa cho khoa học; gì mà khoa học hiện đại không giải thích được đều gom lại quy là Thần học, tôn giáo. Nó không dám thừa nhận. Khoa học phương tây đã đến cực đoan. Vì đối với nhận thức sự vật, Phật gia giảng là thành-trụ-hoại. Thành, chính là hình thành rồi; Trụ, chính là bảo trì một giai đoạn nhất định. Khoa học Âu châu là chiểu theo cái khung định nghĩa do nó đặt ra [và] nó đã không thể tiến tiếp lên nữa. Những thứ phát hiện được khi đột phá thêm nữa là không phải những thứ bên trong cái khung khoa học của nó nữa rồi. Do đó, họ gộp cả quy đó là tôn giáo, quy là Thần học. Thực ra dùng khoa học kỹ thuật hiện đại, mà dò ra được những thứ hiện nay còn chưa có trong lĩnh vực khoa học, hoặc là những thứ chư vị sờ không thấy nhìn không ra; dùng phương pháp khoa học hiện tại để đột phá thì đó cũng chẳng phải là khoa học sao? Nhưng, từ lâu nó đã khiến những định nghĩa khoa học của nó quy định chết cứng `rồi, hễ vượt khỏi phạm vi của nó, nó liền gộp cả không thừa nhận; vậy nên nó không còn phát triển gì được nữa. Có một số khoa học gia, cái được gọi là những người có một số thành tựu ở một lĩnh vực nào đó, họ cũng đặt ra rất nhiều định nghĩa. Newton cũng vậy, kể cả Einstein cũng vậy, đã rất có thành tựu nơi người thường; so sánh với người bình thường thì họ nhìn đã được rất xa rồi. Những định nghĩa mà họ đặt ra, những thứ lưu lại cho con người, là một tài sản tri thức rất giá trị. Nhưng, là ở trong phạm vi của họ mà nghiên cứu như thế nào, nhận thức như thế nào đều là có quy luật. [Nếu] người sau hoàn toàn chiểu theo cái khung của những nhà khoa học đó mà đi, thì vĩnh viễn không vượt khỏi họ được, sẽ không có đột phá mới. Khi có một cá nhân phát hiện hoặc phát minh xuất khỏi cái khung của những định nghĩa mà họ đã đặt ra, thì sẽ phát hiện rằng những định nghĩa mà họ đặt ra ấy là đang hạn chế con người. Vì tầng thứ cao hơn còn có nhận thức cao hơn, cái Lý cao hơn; tựa như chúng ta nhận thức vật chất vậy. Trước đây người ta nhận thức lạp tử vật chất cấu thành nhỏ nhất là hạt nhân nguyên tử. Nhưng hiện nay nhìn nhận rằng không còn là hạt nhân nguyên tử nữa; có hạt quark, lại có neutrino; chính là người ta đang không ngừng nhận thức những thứ đó. Khi lại đặt ra định nghĩa nữa, lại có phát hiện mới thì họ lại là một loại khung nữa; là như vậy. Thực ra định nghĩa thông thường là hạn chế con người. Einstein không phải là một người bình thường; ông phát hiện rằng những gì giảng trong tôn giáo, thậm chí trong Thần học là đúng. Vì nhận thức của nhân loại đối với thế giới vật chất chỉ hạn chế tại phạm trù tri thức của nhân loại, tựa như định nghĩa khoa học được đặt ra hiện nay. Khi người ta thật sự nghiên cứu tiếp, khi lại phát triển tiếp nữa, phát hiện rằng điều tôn giáo giảng là đúng. Do đó sinh mệnh ở cao hơn một tầng là đại biểu cho khoa học kỹ thuật ở cao hơn một tầng; họ nắm [trong tay] khoa học kỹ thuật mà có nhận thức đối với thế giới là vượt khỏi người thường; do đó Einstein đã đi đến đỉnh điểm cuối cùng của nhận thức khoa học kỹ thuật của nhân loại rồi; nghiên cứu tiếp nữa phát hiện rằng tôn giáo giảng là hoàn toàn chân [thực]. Cận đại có rất nhiều khoa học gia, triết học gia cuối cùng đã bước vào tôn giáo; đều là những người rất có thành tựu. Nhưng bây giờ những người bị trình độ khoa học hiện thời đóng khung, đã mê tín cứng nhắc ấy đều gom cả lại nói đó là mê tín phong kiến. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 15-2-2008. ▪ bất khả tư nghị: không thể nghĩ bàn, khó tin lắm. ▪ kỳ đại vô ngoại, kỳ tiểu vô nội: thật lớn không ngoài, thật nhỏ không trong (diễn trên chữ nghĩa). ▪ tam thiên đại thiên thế giới: ba nghìn nghìn thế giới lớn (diễn trên chữ nghĩa). Chuyển Pháp Luân, quyển II Vạn pháp quy tông Câu „vạn pháp quy nhất‟ được giảng ấy, là ở trong pháp môn của bản thân họ mà giảng ra. Đạo gia giảng có ba nghìn sáu trăm pháp môn, đều có thể thành Đạo. Phật gia giảng có tám vạn bốn nghìn pháp môn cũng đều có thể thành Phật. Nếu nói cùng đồng tu cả bao nhiêu giáo ấy một nơi, thì hoàn toàn không phải điều ấy. Con người lẽ nào biết được việc trên thiên thượng; [nếu làm thế] thì quả đúng là làm loạn rồi. Trung Quốc xưa có “Nhất Quán Đạo”, bấy giờ khi xuất hiện vào cuối đời Thanh, nó là giảng năm tôn giáo cùng một giáo đường. Bản thân nó chính là tà giáo, triều đại nhà Thanh thấy [nó] xuất hiện liền giết nó, hoàng đế Đại Thanh giết nó. Thời kỳ đầu Dân Quốc, Đảng Quốc Dân cũng giết nó, hành quyết từng lô từng lô. Đảng cộng sản vừa lên nắm quyền, cũng giết từng lô từng lô. Vì sao xuất hiện tình huống loại ấy? Trên thực tế, hết thảy những việc xuất hiện ở xã hội người thường đều không ngẫu nhiên. Phát triển lịch sử chỉ bất quá là chiểu theo biến hoá của thiên tượng mà diễn ra. Do đó, xã hội người thường vô luận là xuất hiện động thái nào thì cũng đều cũng không phải là do ai đó đầu não nóng lên rồi ra làm đâu. Nói cách khác, không phải người thường giết nó, mà là Thiên Ý; bên trên muốn giết nó, không cho phép nó tồn tại. Làm cái gọi là năm tôn giáo cùng một giáo đường ấy, đó là loạn Pháp một cách nghiêm trọng. Là hình thức xuất hiện ma đang làm ở nơi người thường. Nguyên Thuỷ Thiên Tôn, Phật Thích Ca Mâu Ni, họ cũng không dám giảng Phật Đạo hợp nhất, cùng một giáo đường; thế thì ghê quá! Trong Phật giáo còn giảng „bất nhị pháp môn‟. Tu Tịnh Độ thì không thể tu lẫn Thiền Tông vào được, hai cái không thể tu lẫn. Tu Thiền Tông rồi thì cũng không thể tu lẫn Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông; không thể lẫn những thứ khác vào tu. Tại sao? Vì diễn hoá của công là cực kỳ phức tạp. Chư vị chính là một thân thể ấy; như chư vị giống một loại nguyên liệu được đưa vào bộ cơ khí ấy, công của chư vị chính là được bộ cơ khí ấy diễn hoá. Phương pháp độ chư vị, mỗi từng bước đi thế nào, hình thức diễn hoá của mỗi từng công, đều là đã an bài cho chư vị hết sức tỉ mỉ chu đáo rồi. Vậy mà giữa chừng chư vị lại thêm một bộ cơ khi khác thì sẽ thành gì nữa, còn có thể tu không? Chư vị thử nói xem sẽ thế nào, chỉ là loạn bát nháo lên thôi, thành một đống phế liệu rồi. Nhiều người tu mà không lên được chính là vì loạn tu như thế tạo thành. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng „bất nhị pháp môn‟ có hàm nghĩa chân chính là không thể tu lẫn. Sau này lý giải sai lệch „bất nhị pháp môn‟ này, lý giải thành ý nghĩa khác; đó là tuyệt đối không thể tu lẫn. Ngoài ra “Nhất Quán Đạo” ấy giảng ngũ giáo hợp nhất; trong Thiên Lý không dung. Giờ ở Đài Loan lại xuất hiện. Thời kỳ mạt Pháp không còn ai quản nữa, vì thời kỳ mạt Pháp vốn là không còn quản nữa. Con người ngày càng bại hoại, ai cũng buông tay rồi, không ai quản nữa, không độ nữa. Người tin Phật, bái Phật là không phải để khổ tu, mà là để phát tài, trừ nạn; đã đến bước như thế rồi. Người ta còn đều cảm thấy nó giảng là có đạo lý; trên thực tế ý niệm của người tu, kể cả [của] người tín ngưỡng tôn giáo là khá quan trọng. Vì có những pháp tu là dựa vào tín [tâm], chư vị không có phương pháp nào [ở đó] cả; trong ý niệm lẫn cả những thứ khác vào nữa, thì sẽ khiến những thứ tu của bản thân chư vị loạn cả rồi. Nguyên là không có động tác. Ngoài ra nhân loại [giờ] chỗ nào cũng có ma, nhân loại bại hoại rồi! Chẳng phải trong tâm người ta đều có Thiện niệm sao? Ma chính là phá hoại cái đó, khiến chư vị tu không thành. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ bất nhị pháp môn: không theo hai pháp môn. ▪ ngũ giáo đồng đường: năm tôn giáo cùng một giáo đường, cùng tu một nơi. ▪ Thiên Lý: đạo lý của trời. ▪ Thiên Ý: ý trời. Chuyển Pháp Luân, quyển II Thiền Tông là cực đoan Chia người ta thành mấy loại hình: cực đoan, trung dung. Thiền Tông ngay từ đầu đã là cực đoan, nó không thành một hệ thống tu luyện. Lịch sử xưa nay vẫn luôn có tranh luận về tu luyện Thiền Tông; tuy là chiểu theo phương pháp Thiền Tông mà tu luyện, nhưng trên thực tế là do những người đó có tâm hướng Thiện tu Phật, nên vẫn là luôn [được] Phật Thích Ca Mâu Ni quản; [chứ] tự nó không thành một hệ thống tu luyện. Đạt Ma không có thiên quốc bản thân mình và không độ nhân được. Vì vào thời Đạt Ma, vẫn là bái Phật Thích Ca Mâu Ni làm Tổ Sư. Tuy ông xưng là „Thiền Tông‟, nhưng vẫn là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni, ông là đệ tử đời thứ 28, vẫn là rất sùng bái Phật Thích Ca Mâu Ni. Xoay quanh trọng điểm lý luận của Phật Thích Ca Mâu Ni mà ngộ được chữ “Vô”, vẫn là chưa ly khai khỏi lý luận của Thích giáo. Thiền Tông về sau này, càng ngày càng không tốt nữa. Người về sau là coi Đạt Ma đã khai sáng một pháp môn riêng, hơn nữa còn là cao nhất. Ông không phải là cao nhất. Thực ra, Thiền Tông càng về đời sau càng kém đi; bản thân Đạt Ma cũng nói rằng chỉ có thể kéo dài sáu đời thôi. Đạt Ma khá coi trọng nhận thức về chữ “Vô” mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng, vẫn là rất sùng bái Phật Thích Ca Mâu Ni, xưng là đệ tử đời thứ 28. Nhưng người sau hoàn toàn sa vào chỗ cực đoan kia rồi. Hễ đến cực đoan là đã sang giai đoạn „hoại‟ rồi; coi Đạt Ma hầu như đồng đẳng với Phật Thích Ca Mâu Ni. Sùng bái Đạt Ma, coi lý luận của Đạt Ma như Phật Lý duy nhất, đó quả thực đã lầm đường lạc lối rồi. Vì Đạt Ma tu được rất thấp, bấy giờ ông mới đạt quả vị La Hán; ông bất quả chỉ là La Hán thôi. Ông có thể nhận thức được bao nhiêu điều? Cuối cùng cũng không đến đạt tầng thứ Như Lai. Ông còn xa nhường nào mới đến tầng thứ của Phật Thích Ca Mâu Ni! Do đó những điều của ông là gần với triết học của người thường nhất, người thường là dễ tiếp thu cái Lý của ông nhất. Đặc biệt là coi tôn giáo như một loại triết học, như một loại chính trị. Những người coi như một loại học vấn đề nghiên cứu „triết lý‟ Phật giáo, khi coi nó như Phật học để nghiên cứu ấy, là dễ tiếp thu lý luận của ông nhất. Nó rất giống triết học nơi người thường. Tới tầng thứ cao đến mấy cũng có Phật. Tu tới tu lui cái gì cũng tu mất đi rồi. Nói đến tu, thì thậm chí con người họ cũng không dám thừa nhận rồi; người sống rành rành ra ở đó trông thấy rõ nhưng [họ] đều không thừa nhận. Còn không được như một số người thường ngộ tính bất hảo nói rằng „có thấy thì tôi mới tin, không thấy thì không tin‟. Họ là ngay cả thấy rõ rồi mà vẫn không thừa nhận. Thế thì sống làm gì? Mở mắt để làm gì? Nhắm mắt lại, không cần nằm, không cần đứng, ……, cái gì cũng không có. Chính là cực đoan đến thế rồi; Đạt Ma nói rằng Pháp của ông chỉ có thể truyền sáu đời. Người hiện nay vẫn ôm chết cứng cái Lý ấy; nguyên là cái Lý ấy không tồn tại; quá khôi hài, đã đi vào đường cụt rồi. Không thừa nhận bản thân, không thừa nhận Phật, không thừa nhận địa cầu? Không thừa nhận bản thân tồn tại thì mang tên làm gì? Ăn làm gì? Suốt ngày nhịn đói, không cần nhìn thời gian, không cần nghe âm thanh, …… Vòng vo qua lại rồi thì cái gì cũng không có nữa; đó chẳng phải phá hoại Phật Thích Ca Mâu Ni sao? [Nếu] Phật Thích Ca Mâu Ni không có giảng gì hết, thế thì 49 năm ấy Ông làm gì? Có biết được hàm nghĩa chân chính của cái “Không” mà Phật Thích Ca Mâu Ni giảng là gì chăng? [Nói] Phật Thích Ca Mâu Ni không lưu lại Pháp, là nói Ông không hề thật sự đưa phương pháp tu luyện và Pháp của vũ trụ giảng xuất ra. Những gì Ông bàn đến chỉ bất quá là những thứ ở tầng thứ tu luyện của bản thân Ông, rồi lưu lại cho người ta Như Lai Pháp, nhất là những kinh nghiệm và giáo huấn tu luyện. Pháp mà khi Phật Thích Ca tại thế thật sự lưu lại chính là Giới Luật; cũng bàn về một số nhận thức ở các tầng khác nhau; đó cũng là một tầng Pháp. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni không để người ta bị hãm vào tầng thứ của Ông, nên nói rằng Ông một đời là chưa có giảng Pháp nào cả. Vì Ông biết rằng Pháp mà bản thân Ông giảng không phải là Pháp tối cao. Như Lai là Phật, nhưng Ông không phải là tầng cao nhất. Phật Pháp vô biên. Người tu luyện nào không chịu hạn chế của Pháp do Ông giảng. Người đại căn cơ có thể tu đến cao hơn, đều sẽ có nhận thức và thể hiện của Pháp cao thâm hơn nữa. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ Thích giáo: tạm hiểu là Phật giáo (giáo lý, tôn giáo của họ Thích). Chuyển Pháp Luân, quyển II Tầng thứ trong quá trình tu luyện Về tầng thứ tu luyện, thì những người trong tu luyện có một số là trong quá trình tu luyện sẽ biết được; nhưng không [thể] nói cứ tu luyện là nhất định biết [được tầng tu]. Đại bộ phận sau khi khai ngộ hoặc đạt tới tầng thứ ngoài thế gian pháp thì mới có thể biết. Những người có thể biết, là có thể từ màu sắc của công phát xuất ra từ nhân thể mà thấy ra được tầng thứ; nhìn công trụ, nhìn nhân thể là cũng có thể thấy ra được. Khi tu luyện tại thế gian pháp, người ở bước số một có công phát xuất ra là màu đỏ; đề cao lên là màu da cam; sau là màu vàng, màu xanh lục, …… tổng cộng 9 màu sắc, đỏ cam vàng lục xanh xanh-lam tím hữu-sắc vô-sắc. Nhìn xem chư vị ở tầng thứ nào, nhìn một cái là thấy ngay. Khi tới „thấu minh thể‟ rồi lại tu tiếp thì chính là tu luyện xuất thế gian pháp rồi. Đã là đắc quả vị rồi, chính là tiến nhập sang tu luyện [ở] Pháp La Hán sơ quả. Tu luyện xuất thế gian pháp, đã xuất tam giới rồi, không còn lại bị luân hồi của người thường nữa. Nếu như tu tới đó là kết thúc, thì họ chính là La Hán rồi. Tu tiếp chính là La Hán chính quả, cũng là có màu sắc. Nhưng loại đỏ cam vàng lục xanh lam tím này là khác với cái ở thế gian pháp; cái ở tu luyện thế gian pháp là rất đậm tựa như màu sắc nơi người thường. Đạt tới tầng thứ này thì đỏ cam vàng lục xanh lam tím hữu-sắc vô-sắc là trong suốt. Lại tu tiếp thì còn có chín loại màu sắc [ấy] nữa, màu sắc trong suốt hơn, tế nhị hơn, đẹp hơn. Liên tục lặp lại như thế. Do vậy, người kia tu luyện tới tầng thứ nào, nhìn là thấy ngay. Như vậy, không để người thường nhìn thấy, không để người thường thấy được minh hiển đến thế; chính là [vì] có cái „ngộ‟ vậy! Những thứ tu luyện ở thân thể người đều mang ra bề mặt [hiển lộ hết], thì còn ngộ gì nữa? Ai cũng đến tu, ai cũng làm; còn [ai] không học? Đều [rõ] là chân thực cả. Những kẻ thập ác bất xá, những kẻ bất hảo đến mấy, cũng đều học cả. Họ không còn tồn tại vấn đề ngộ tính nữa. Thế thì cũng không tu luyện được đâu. Có người nói: Tôi mở mắt nhìn rõ, tôi thấy rõ ràng, thì tôi học. Vậy không được. Nếu một cá nhân mà cái gì cũng thấy được, hết sức rõ ràng, thì cá nhân đó khẳng định là không tu tiếp được nữa. Không cho phép vị ấy tu nữa rồi. Vì người ta phải ở trong mê mà ngộ ra, thì mới là tu. Một cá nhân đạt đến khai ngộ 100%, cái gì cũng thấy cả, thì cá nhân đó không thể tu. Tại sao? Vì họ có tu nữa cũng không được tính, họ đều thấy hết rằng đó là chân thực cả rồi. Thấy được nhân duyên khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người rồi, họ thấy được rằng ai nạt dối người thì sẽ phải cấp đức cho người bị nạt dối. Chân tướng nào thì họ cũng thấy cả rồi, tất nhiên họ sẽ tu rồi. Như vậy còn được tính là tu chăng? Đó là đoạt lấy. Cũng không tống khứ được tâm người thường nào cả. Người ta khi vứt bỏ tâm người thường trong mâu thuẫn, họ là phải tự mình giác ngộ. Nếu họ đều thấy rõ ràng hết, thì không gọi là tu nữa. Vậy nên, tại sao Phật rất khó tiếp tục đề cao tầng thứ? Vì họ không có mâu thuẫn, họ đều thấy rõ ràng, thì họ tu thế nào đây, rất khó tu rồi. Do đó đều muốn đến nơi người thường tu. Chính là trong mê mới có thể đề cao rất nhanh. Trong tu luyện thấy được một chút, đó là khả dĩ. Tất nhiên, không để người ta thấy được chi tiết. Người [khi] tu luyện, từ đầu đến cuối đều quán xuyết một cái „ngộ‟ này; tu trong mê. Tây phương giảng „đức tin‟, từ đầu đến cuối là giảng „tín‟, không tin gì thì cũng không có gì. Chỉ cần chư vị tin, họ mới để chư vị cảm ứng được. Có người khi sám hối trước tượng Jesus, trong đầu thật sự cảm thấy rằng Jesus đang nghe, thật sự như có người đang giải đáp câu hỏi của họ. Phương pháp tu luyện tây phương chính là như thế. Tín ngưỡng tôn giáo cũng là một loại tu luyện. Jesus tiếp tín đồ lên thiên quốc; thân thể người nếu không có công, không có năng lượng, thì không lên trời được. Tư tưởng xấu được hình thành thêm lên người thường và nghiệp lực của thân thể ấy, sẽ bị đặc tính vũ trụ ở cao tầng ước chế, những người rất xấu sẽ bị hình thần toàn tán, không còn gì cả; như vậy ghê lắm; không có công là không được. Cái công ấy là trong quá trình „tín‟, trong quá trình sám hối, khi không ngừng đề cao bản thân làm người tốt, thì Ông ở bên đó diễn hoá công cho họ. Tuy họ tăng công, nhưng cũng không bảo họ; vì họ chỉ giảng làm người tốt, không giảng đến công. Hoà thượng cũng là như thế; họ không luyện công; tại sao họ tăng công? Chính là không bảo họ có công vậy mà họ đang tăng công. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 31-3-2008. ▪ hình thần toàn tán: hình thể và nguyên thần bị tản hết. ▪ La Hán sơ quả: thấp nhất trong La Hán là La Hán sơ quả; sơ quả → quả vị sơ cấp ban đầu. ▪ nhân thể: thân thể người. ▪ thấu minh thể: thân thể trong suốt. ▪ thập ác bất xá: mười tội ác không thể tha. Chuyển Pháp Luân, quyển II Phật và Đạo Đạo gia là tu đơn độc; Đạo giáo là không nên tồn tại. Đạo giáo trên thực tế là sản phẩm của một cải cách thời cận đại. Các thời tiền sử xưa nay đều không hề có Đạo giáo. Vì Đạo gia không giảng phổ độ chúng sinh, nó giảng „độc tu‟, nó giảng „thanh tĩnh‟. Do đó nó ngộ „Chân‟; ngộ chuyên về chữ „Chân‟ trong Chân-Thiện-Nhẫn mà tu; tu chân dưỡng tính, phản bổn quy chân. Đạo giảng Thanh Tu, vậy nên nó hoàn toàn không nguyện vọng có phổ độ chúng sinh. Sau khi tu thành thì chính là du Thần tản Tiên. Thiên thượng cũng có non nước, họ ở trên thiên thượng là ngụ ở những núi ấy. Thực ra Đạo giáo xuất hiện cũng là do chủng tâm chấp trước ấy của người thường tạo thành. Người ta rất muốn tạo những khối quyền lực, lập ra những nhóm người, người ta có cái loại tâm công lợi ấy; nên rất dễ làm ra những thứ đó. Thực ra Đạo giáo là không tồn tại. Họ dạy đồ đệ là tu đơn độc. Tuy lập ra Đạo giáo với rất nhiều đệ tử, cũng đều không được chân truyền. Thấy đệ tử nào tốt, họ tìm lấy một [vị] để chân truyền; không có đồ đệ tốt thì họ tự do tự tại, muốn làm gì thì làm. Vì họ đắc Đạo rồi nên chính là đại tự tại. Phật chính là Phật, Đạo chính là Đạo. [Pháp] Lý của hai „gia‟ đó mà dung hoà làm một thì không thể. Nhưng điều chúng ta luyện là quá to lớn rồi. Chiểu theo vũ trụ mà luyện, bao quát hết thảy. Chúng ta có cơ điểm đặt tại Phật gia; từ lý luận và đặc điểm chủ yếu thì đều là Phật gia. Nhưng Pháp này là siêu quá khỏi Phật, siêu xuất khỏi Đạo. Tầng thứ khác nhau có lý giải khác nhau, tầng thứ khác nhau có hiển hiện khác nhau. Trong thế giới Pháp Luân, họ có nhận thức của họ, siêu xuất khỏi thế giới Pháp Luân thì còn có nhận thức cao hơn nữa; siêu xuất tiếp nữa, là còn có nhận thức cao hơn. Còn có một tầng những thứ chính là „Thần Nguyên Thuỷ‟. Hiện nay không cần giảng điều ấy nơi những người tu luyện, [nó] là không thể nghĩ bàn. Chưa đạt tới bước đó. Do đó chỉ giảng Phật gia và Đạo gia. Giảng cao quá thì không được, con người cũng không tiếp thu được. Không cho phép con người biết. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 16-2-2008. ▪ cơ điểm: điểm nền tảng, điểm xuất phát. ▪ du Thần tản Tiên: Thần Tiên du ngoạn (diễn trên chữ nghĩa). ▪ dung hoà: trong bài này là dịch từ chữ dung bộ thuỷ (hoà tan). ▪ độc tu: tu đơn độc. ▪ phổ độ chúng sinh: cứu độ chúng sinh trên diện rộng. ▪ thanh tĩnh: thanh vắng, yên tĩnh; từ này khác với thanh tịnh của cụm từ tâm thanh tịnh trong cuốn Chuyển Pháp Luân, Bài giảng thứ chín. Chuyển Pháp Luân, quyển II Độ nhân [là] giảng Pháp, không làm biểu diễn Giảng cho hoà thượng là người thường tu hành, nhất là bàn Chân Pháp với hoà thượng chưa khai ngộ thì vô dụng; họ không biết gì cả. Mà loại hoà thượng đã khai ngộ là không có ở thế gian; họ đều tự vào núi sâu rừng già rồi. Họ đều biết tôi, chỉ có người thường không biết. Rất nhiều cao nhân đều biết tôi. Thỉnh thoảng họ bí mật đến, nhìn tôi một chút rồi đi. Cũng có người tới nói với tôi vài câu. Chư vị chớ thấy họ ở núi sâu rừng già tu luyện cả mấy trăm năm, trên nghìn năm; họ tu vậy mà không hề cao. Vì con đường họ theo là rất gian khổ, họ không phải tu luyện trong Đại Đạo, mà là tu luyện trong tiểu Đạo, do vậy, họ tu qua thời gian rất lâu cũng không đắc chính quả. Nhưng họ không nhập thế gian, công năng không bị khoá, họ là thần thông đại hiển. [Còn] tu luyện tại thế gian, thông thường rất nhiều đại công năng đều bị khoá. [Nếu] không khoá, hễ động niệm, thì cả toà nhà lớn hoán chuyển vị trí; vậy không được. Phá hoại trạng thái của người thường là tuyệt đối không được phép. Do đó, người ta cho rằng họ luyện đến cao rồi. Người thường chính là thấy ai có thể dùng được bản sự thì người đó cao. Những khí công sư kia biểu diễn ra đều là những tiểu năng tiểu thuật, nhỏ đến mức đáng thương, không là gì cả. Người thường lại cho đó là cao lắm rồi. Tôi truyền Pháp không làm bất kể biểu diễn gì là có ý: Mục đích tôi bước ra là giảng thật rõ ràng ra. Nếu vừa biểu diễn, vừa truyền Pháp, thì đó chính là truyền tà pháp. Như thế, người ta đến học không phải vì Pháp, mà là đến để học kỹ thuật của chư vị. Phật Thích Ca Mâu Ni đương thời cũng không làm thế. Trị bệnh thì khả dĩ, dù sao đi nữa chư vị không thấy được, chỉ họ cảm thấy khỏi thôi. Còn trị thế nào, tin hay không, là do chư vị. Bệnh nhân khỏi rồi, thì tin hay không, còn đau nhức [ở đâu] không, thì người thứ ba không biết. Ở đây vẫn có tồn tại ngộ tính; trị bệnh là khả dĩ. Đương thời, Jesus, Phật Thích Ca Mâu Ni cũng làm thế. Chỉ Lão Tử không có làm; Lão Tử biết nhân gian quá hiểm ác. [Nên] vội vội vàng vàng viết cuốn «Ngũ Thiên Ngôn», rồi xuất quan [ải] và về tây rồi. Xã hội nhân loại là phức tạp phi thường; [thử] nhìn người trên mặt đất này, không chắc là họ từ không gian nào đến nữa. Thần ở không gian đó còn muốn quản họ nữa. Chính là họ ngộ hay không, họ ngộ thì có thể quay trở về. Nhưng Thần cũng biết cá nhân đó không đạt nữa rồi, Thần cũng chịu không quản được; nhưng vị Thần ấy lại không nguyện ý dứt bỏ họ. Đương thời khi Jesus bước ra độ nhân, họ cho rằng ấy là can nhiễu đến việc của họ. „Người này là của tôi, người này nên được độ đưa về chỗ tôi, Ông sao lại đến quản tới chỗ chúng tôi?‟ Họ không chịu. Chính vì cái tâm ấy, trên thực tế mà giảng vậy là không đúng. Nhưng Jesus không quan tâm chư vị là của Ông hay của ai, độ nhân là mục đích mà Ông đến đây, Ông thấy chúng sinh khổ, nên Ông cứu độ, muốn đưa người ta lên. Nhưng Jesus chính là ảnh hưởng đến chư Thần của rất nhiều các không gian. Cuối cùng mâu thuẫn dồn tích thành rất lớn rồi, đều phản ánh ra xã hội người thường, giống như mâu thuẫn trong xã hội người thường, đều dồn tích vào Jesus. Tự thân Jesus không giải thoát được, chỉ có thể chịu chết, đóng đinh trên giá thập tự, giải hết oán giữa họ. Vứt bỏ nhục thân của người thường rồi, chính là không thể lại có thể tìm Ông để kết oán nữa, vô số rắc rồi ấy là giải xong. Do đó nói rằng Jesus vì chúng sinh mà chịu nạn, là có ý đó. Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp thì truyền được cũng rất vất vả, Ông luôn đấu tranh với bảy loại tôn giáo ở Ấn Độ. Đương thời, Bà La Môn Giáo nguyên ban đầu rất mạnh. Cuối cùng Phật Thích Ca Mâ Ni cũng chưa đạt được mục đích mà Ông thật sự muốn đạt, mà đã rời đi. Lão Tử viết xong cuốn «Ngũ Thiên Ngôn» rồi rời đi; để người sau làm. Nhưng đó cũng là nên làm như thế, đó cũng là Thiên Ý. Vì Đạo gia không cho phép thành lập tôn giáo; Đạo gia thành lập tôn giáo là một sai lầm. Vì Đạo sỹ giảng tu đơn độc, tu Chân, thanh tu; thế nên, đồ đệ của họ đều là đơn truyền. Là vì họ muốn tuyển đồ đệ tuyển người tốt để truyền. Họ không thể phổ độ chúng sinh, họ không có nguyện vọng đó, họ là tu Chân. Chư vị thấy trong Đạo quán có nhiều người thế, mà chỉ có một người là họ chọn thôi, họ mới truyền; [những người] còn lại đều là bài trí thế thôi. Do đó, Đạo gia không nên có tôn giáo. Quá khứ vẫn luôn ở trong núi mà tu đơn độc. Khổng Tử giảng là đạo lý làm người, chứ không giảng về tu luyện. Nhưng những điều của Ông cũng có ích cho người Trung Quốc. Tư tưởng Trung Dung có thể đặt người ta vào chỗ bất bại. Vì vật cực tất phản, khi đạt đến đỉnh cao thì có thể phải bị rơi xuống. Nên mới cầu “Trung”, vĩnh viễn đặt ở trạng thái trung gian. „Tôi không lên, mà so với dưới thì vẫn còn chỗ dư‟, vĩnh viễn ở chỗ bất bại. Việc gì mà làm quá tuyệt đối, thì sẽ sang phản diện. Đó là nói về người thường. Núi sâu rừng già có rất nhiều người tu luyện; đều thấy được từng sự việc từng sự việc đã xuất hiện trong lịch sử cũng như sẽ xuất hiện trong tương lai; nhưng không ai quản; trong họ không ai có nguyện ý quản cả. Nguyên nhân không quản là vì họ biết rằng là do Thiên tượng biến hoá tạo thành. Chính là nên như thế. Ai làm trái Thiên Ý đều phải chịu báo ứng; không ai dám làm thế cả. Người ta đều nói Nhạc Phi giỏi nhưng Nhạc Phi sao lại không thể giữ triều đại Nam Tống khỏi suy kiệt? Nhà họ Nhạc lợi hại đến thế kia mà? Chính vì đó là Thiên Ý. Một sức Nhạc Phi mà muốn giữ nhà Tống khỏi suy vong, thì ông làm không nổi; thực chất là làm trái ý Trời. Chính là nên để nhà Tống diệt vong; nhưng ông lại không để nó diệt vong, vì thế ông làm trái với Thiên Ý. Chính là để nói cái ý này. Người tính không bằng Trời tính. Đây không phải là nói Nhạc Phi không tốt, mà là nói về Đạo Lý này. Con người ở góc độ con người mà cho là việc đúng ấy, không nhất định là đúng. Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, hay dù là hoàng đế nào làm ra việc gì đi nữa, người đời sau đều có bình phẩm về hoàng đế đó. Người thường đứng ở góc độ bản thân, ở quan niệm cố hữu của mình mà nhận thức, thì nhận thức tốt-xấu ấy không nhất định là tốt và xấu chân chính. Lại nói, tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu của người ta là lấy bản thân làm trung tâm; „họ đối với tôi tốt, thì tôi nói họ là tốt; có lợi cho tôi, thì tôi bảo là tốt‟. Thế nên, họ cũng không nhất định là tốt chân chính. Tiêu chuẩn đo lường tốt xấu chỉ có chiểu theo đặc tính vũ trụ, chiểu theo Pháp mà đo lường. Đó là vĩnh viễn bất động, là Lý của vũ trụ, là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt-xấu. Tần Thuỷ Hoàng giết bao nhiêu người [và] thống nhất Trung Quốc; rất nhiều vua các nước nhỏ cũng bị giết cả; ai cũng lăng mạ ông. Vua các nước, người dân các nước đều bị ông thống trị cả; nên ai cũng hận ông, ai cũng lăng mạ ông. Nhưng đó là đứng ở góc độ bản thân mà đo lường tốt xấu. Ông thống nhất Trung Quốc là [việc] tất nhiên, đó đều là Thiên tượng biến hoá tạo thành vậy. Nếu như không phải thuận Thiên Ý mà làm, thì Ông có làm cũng không thành, thống nhất không thành. Vậy nên, những việc nơi người thường chỉ bất quá là như vậy thôi. Người tu luyện chúng ta xưa này không bình luận [gì họ]. Một người tu luyện là không có hứng thú gì với chính trị, nếu không thì là chính khách chứ không phải tu luyện. Nhân loại là đã đến một thời kỳ nhất định, nghiệp lực rất lớn, đã là „thập ác bất xá‟ rồi. Nghiệp lực lớn đến mức bản thân đã không thể hoàn trả sạch được; hết đời này đời khác đã tích rất nhiều nghiệp ấy là không thể hoàn trả nổi, nên những người đó phải bị tiêu huỷ rồi. Tiêu huỷ là tiêu huỷ thế nào? Nhân loại xuất hiện tiểu kiếp nạn tiêu huỷ người. Chiến tranh là thuận tiện nhất, lịch sử chính là việc như thế. Mỗi đời hoàng đế khai quốc đều là có một số „võ linh‟ xuất thế để đảm bảo cho ông chiến đấu. Nhưng bản thân võ linh ấy là chuyên làm việc đó; do vậy, họ là vất vả mà không công, cũng là không [bị] mang nghiệp lực; chính là làm việc đó. Trải hàng vạn đời nay, có được mấy ai không mê. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 17-2-2008. ▪ chính khách: người làm chính trị. ▪ khai quốc hoàng đế: vua mở nước, vua bắt đầu một triều đại mới. ▪ Ngũ Thiên Ngôn: năm nghìn lời, cuốn “Đạo Đức Kinh” của Lão Tử. ▪ Thiên Ý: ý trời; thuận Thiên Ý nhi hành, nghịch Thiên Ý nhi hành → hành xử, làm thuận theo ý Trời, làm trái ý Trời. ▪ thập ác bất xá: mười tội không thể tha (diễn trên chữ nghĩa). ▪ võ linh, vũ linh: linh-thể|anh-linh|thần-linh võ thuật (diễn trên chữ nghĩa). Chuyển Pháp Luân, quyển II Phật là độ nhân chứ không phải ban phúc Phật gia hoàn toàn không giảng rằng để người phát tài. Bệnh ấy là do nghiệp lực; nên cũng không bảo người ta chữa bệnh khoẻ người thế nào. Thích giáo giảng phổ độ chúng sinh, là giảng đưa người ta từ hoàn cảnh khổ của người thường hoá độ sang bờ bên kia của niết bàn; đó là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng. Chính là đưa chư vị lên thiên quốc. Jesus giảng cũng là ý nghĩa đó; không bàn được là ai cao ai thấp. Chỉ là con người „hiện đại hoá‟ không ngộ ra, mới nói Phật là ban phúc cho người, trừ bệnh phát tài; Đại Giác Giả uy lực vô cùng, có thể độ nhân. Người thường coi việc Phật độ nhân như là bảo hộ con người, vậy nên họ bèn liền cầu Phật ban phúc phát tài, cầu Phật trừ bệnh cho họ, thế này thế kia. Thực ra, Phật hoàn toàn không quản những việc ấy. Đó là quan niệm đã bại hoại thời hiện đại của nhân loại đã phát sinh ra nhận thức bại hoại ấy, là biến dị. Nội hàm trong Kinh Phật nguyên không hề có những thứ đó. Do vậy, tôi thường giảng vấn đề này, nói rằng [dẫu] chư vị đốt hương bái Phật cầu phát tài, thì Phật hoàn toàn không quản việc chư vị phát tài hay không. Chư vị nếu bái Phật, nhưng Phật không quản vấn đề chư vị phát tài thế nào, trái lại bảo chư vị vứt bỏ tâm tham ấy đi. Nếu đời sống thật sự khó khăn, thì cũng là để bảo đảm an toàn của chư vị mà cung cấp một chút tiện nghi về mặt vật chất; họ cũng sẽ không để chư vị vô tài mà phát tài được. Đối với bệnh mà giảng, Phật là vì để [chư vị] hoàn trả nợ nghiệp đời trước. Do vậy, có người đứng trước tượng Phật mà bái lạy, cầu phát tài, kết quả thật sự phát tài. Thực ra phát tài nào đây? Trên tượng Phật đó không có Phật, mà là Phật giả do bái lạy mà thành. Cũng có [tượng] là có cáo bám trên đó, hoặc rắn, hoặc chồn loạn bát nháo cả. Chúng giúp chư vị phát tài, vì tương đương với việc chư vị lạy chúng cầu chúng. Chúng giúp chư vị phát tài là có điều kiện, trong vũ trụ này có [Pháp] Lý gọi là bất thất bất đắc; chúng dùi vào chỗ sơ hở của cái Lý ấy, chúng muốn đắc thân người. Cá nhân kia dập đầu mong cầu phát tài, thì cho phát! Nếu những thứ mang theo thân thể cá nhân ấy không tốt, thì chúng cũng kệ chư vị; phát tài cũng không phát được; bái lạy như không. [Nếu] chúng cảm thấy trên thân chư vị có thứ tốt, chúng liền để chư vị có được [tiền] tài, sau đó chúng có thể lấy những thứ tốt của chư vị. Chư vị muốn tiền, chúng đương nhiên cấp chư vị. Nhưng bản thân người ta không biết, điều bị mất có thể là tổn thất vĩnh viễn không cách nào vãn hồi được. Con người không chỉ có một đời đâu, đời sau có thể thảm hại hơn! ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ bảo hữu: ban phúc, ban phước, bảo hộ; trong bài này tạm dịch là ban phúc. ▪ niết bàn bỉ ngạn: bờ bên kia của niết bàn (diễn trên chữ nghĩa). ▪ Thích giáo: hiểu là Phật giáo (tôn giáo, giáo lý họ Thích). ▪ vô tài nhi phát tài: vô tài mà phát tài, không có tài vật (trong đường đời) mà lại phát tài. Chuyển Pháp Luân, quyển II Sự trượt dốc của nhân loại và quan niệm nguy hiểm Tại Trung Quốc cổ đại, chư vị mà nói tu luyện, người ta sẽ bảo cá nhân này thật là có thiện căn. Chư vị nói Phật Đạo Thần, người ta bèn bảo chư vị khá lắm. Hôm nay, chư vị nói ra tu Phật tu Đạo, người ta sẽ cười vào chư vị. Quan niệm đạo đức của con người đã thay đổi nhiều quá. Quan niệm đạo đức của con người đang trượt dốc hàng nghìn dặm mỗi ngày, rất nhanh; nên mới nói rằng quan niệm đều đang trở thành bại hoại; còn quay ngược lại cho rằng người xưa ngu muội mê tín. Quan niệm con người đã biến đổi ghê gớm quá, rất đáng sợ. Đặc biệt là Phật Thích Ca Mâu Ni giảng: Thời kỳ mạt Pháp xã hội này sẽ có phát sinh biến hoá thật là kinh khủng. Nói thí dụ, xã hội hiện nay, con người không có ước [chế câu] thúc của tâm pháp, nhất là ở Trung Quốc. Ngoại quốc cũng thế, chỉ bất quá là biểu hiện của ngoại quốc có hình thức khác. Ở Trung Quốc, “đại cách mạng văn hoá” đã phá trừ cái mà người ta gọi là quan niệm tư tưởng cũ, không cho người ta tin những gì Khổng Tử giảng, người ta không còn ước [chế câu] thúc của đạo đức nữa, không còn quy phạm đạo đức, cũng không cho người ta tin tôn giáo. Người ta đã không tin rằng làm điều xấu gì thì cũng phải có báo ứng. Khi người ta không có tâm pháp trong tâm để ước thúc họ, thì chư vị nói xem cá nhân đó chẳng phải điều gì cũng dám làm, điều gì cũng dám phạm? Ấy là đặt ra trước mặt nhân loại hiện nay vấn đề nghiêm trọng nhất. Có người ngoại quốc không dám vào Trung Quốc làm kinh doanh; nhất là những người trẻ tuổi, động tí là giết, là đâm; điều ấy quá kinh khủng. Trung Quốc hiện nay hung hãn hơn ngoại quốc. Nhất là khi những phim và truyền hình bạo lực đánh giết của ngoại quốc vừa truyền vào Trung Quốc, người Trung Quốc đều cho rằng Hồng Kông cũng như những quốc gia khác đều là loạn thế cả. Thực ra không phải vậy, đó chỉ là khoa trương trong điện ảnh để hấp dẫn tâm lý truy cầu kích thích của khán giả mà thôi. Thực ra ở đó tố chất người ta văn minh hơn ở nước ta nhiều. Nhưng thanh niên trong nước là học theo đó. Vì Trung Quốc đang trong trạng thái bị phong kín, vừa mới tiếp xúc với những thứ đó, liền cho rằng ở ngoại quốc là dạng thức như thế. Phim truyền hình Tập đoàn lưu manh kiểu cách bãi Thượng Hải được người trong nước theo nhau bắt chước. Nhưng đó chỉ là miêu tả Thượng Hải cũ hồi những năm 1930, hơn nữa cũng là thổi phồng trong nghệ thuật thôi. Cuộc sống hiện thực không thế. Những phim và truyền hình bạo lực đánh giết của Hồng Kông có ảnh hưởng rất không tốt đến quan niệm của người ta ở Trung Quốc. Quan niệm đạo đức nhân loại đã thay đổi rồi, Trung Quốc cũng đã xuất hiện đồng tính luyến ái, hút hít ma tuý, buôn bán ma tuý, xã hội đen, giải phóng tình dục, kỹ nữ; quả là đáng sợ! Có người nói rằng dân quê mới lớn còn ghê hơn. Họ không có ước thúc, họ dám làm mọi thứ. Chính là nói rằng con người đã đạt đến mức như thế rồi, chẳng phải đáng sợ sao? Phát triển tiếp nữa, thì người ta sẽ như thế nào? Về quan niệm thì cái tốt và xấu đã đổi chỗ. Hiện nay tôn sùng ai bạo lực, ai có khả năng nhất, ai có thể giết có thể đâm; tôn sùng những thứ đó. Đạo đức nhân loại đang trượt dốc rất nhanh; toàn thế giới cũng như thế. Quan niệm con người biến thành rất ghê gớm. Hiện nay cái đẹp không bằng cái xấu, cái thiện không bằng cái ác; chỉnh tề không bằng nhếch nhác. Lấy ví dụ cụ thể; trước đây làm nhạc sỹ, làm ca sỹ thì phải qua huấn luyện. Nắm vững phương pháp ca hát, rồi phải hiểu rõ nhạc lý. Nhưng hiện giờ, người có hình dạng rất khó coi, đầu tóc bù xù, tóc dài loằng ngoằng, đứng trên sân khấu kêu rống lên a… ha…, một khi truyền hình tâng bốc lên là thành ngôi sao; âm thanh đó rất khó nghe. Có những thứ xấu bẩn, nhưng quan niệm người ta thuận theo đạo đức trở nên bại hoại mà đều cho là đẹp xinh; đều là truy cầu cuồng nhiệt. Tác phẩm mỹ thuật cũng thế; quệt mực vào đuôi mèo rồi cho chạy loạn lên là thành tác phẩm. Nào là phái trừu tượng, phái ấn tượng, đó là gì vậy? Quá khứ vẽ càng giỏi thì càng đẹp, càng có người thưởng thức. Hiện nay chư vị nói xem đó là thứ gì?! Đó là cái gọi là kết quả của việc hoạ sỹ truy cầu giải phóng nhân tính. Nhân tính với quy phạm hành vi vô đạo đức chính là ma tính đang phát tác mạnh mẽ; người ta ở trong trạng thái loại ấy sẽ có được cái gì tốt đẹp không? Quan niệm con người đều đã phát sinh chuyển biến. Những hoạ sỹ đó truy cầu là những gì? Họ nói „giải phóng nhân tính‟, không còn cấm kỵ, ước thúc gì nữa; làm tuỳ ý. Trong Phật giáo có giảng, không có quy phạm đạo đức, không có ước thúc về đạo đức trong tâm người, thì những gì người ta phát xuất ra chính là ma tính. Hiện nay những tác phẩm văn nghệ ấy, chư vị thử coi! Người thường không biết là gì nữa, thực tế chính là ma tính đang lộ ra rất mạnh mẽ. Về đồ chơi ở cửa hàng; trước đây là mua búp bê phải trông thật xinh xắn. Hiện nay càng xấu bán càng chạy; như đầu lâu, hình ma quỷ, ngay cả hình tượng đống đại tiện cũng trở thành đồ chơi để bán; trông càng đáng sợ thì càng bán chạy! Đó chẳng phải là do quan niệm người ta đều đã biến đổi rồi, đều đã biến đổi phản lại rồi sao? Nói về xã hội nhân loại đã phát sinh điều gì, khi điều đó được giảng ra thì người ta lập tức minh bạch ngay; [đó] nói lên rằng bản tính con người chưa bị động đến. Nhưng là hoạt cảnh của nhân loại là đã đến chỗ nguy hiểm đến như thế rồi. Khi tôi giảng bài ở các nước tây phương, giảng đến đồng tính luyến ái, nói rằng người tây phương chư vị loạn tính đã đến độ luân thường loạn rồi. Trong họ có người đề xuất câu hỏi, nói rằng “đồng tính luyến ái là được quốc gia bảo hộ”. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu không phải là do cá nhân, hoặc một tập thể thừa nhận là thành tiêu chuẩn đâu. Đo lường tốt-xấu của nhân loại đều là căn cứ quan niệm bản thân. „Tôi cho là họ tốt, hoặc họ đối tốt với tôi, thì tôi bảo họ là tốt‟; hoặc một quan niệm cố hữu nào đó đã được hình thành, quan niệm của họ cho rằng họ tốt liền nói họ tốt. Với tập thể cũng vậy; phù hợp lợi ích tập thể, hoặc vì để đạt được mục đích có lợi nào đó, liền bảo nó tốt, liền đồng ý chúng tồn tại; nhưng nó không nhất định đúng là tốt. Lý của vũ trụ, Phật Pháp, Ông là tiêu chuẩn duy nhất xác định một cách bất biến nhân loại cũng như hết thảy sự vật; là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt xấu. Tôi bảo với họ: Nói thẳng ra, chính phủ chư vị đồng ý, nhưng Thiên Chúa của chư vị không hề đồng ý! Thực ra mỗi khi đến lúc như thế, thì nhân loại [ở trạng thái] rất nguy hiểm, không điều khiển được; hiện nay đã phát triển đến thế rồi; phát triển tiếp nữa, chư vị nói xem sẽ là trạng thái nào?! Phật Thích Ca Mâu Ni giảng: Thời kỳ mạt Pháp rất nhiều ma chuyển sinh thành người, xuất gia vào chùa làm loạn Pháp. Nhất là Đài Loan có rất nhiều hoà thượng và cư sỹ rất nổi danh nhưng thực tế là ma. Tự xưng giáo chủ, bản thân họ không biết [mình] là ma. Họ trước đó đã an bài một đời xong rồi mới chuyển sinh, đường đời [họ] đang theo là chiểu theo những thứ mà họ đến để phá hoại. Xã hội nhân loại rất đáng sợ. Ấn Độ có những nào là đại sư nổi danh; đa số đều là trăn phụ thể. Khí công sư Trung Quốc có rất nhiều là cáo và chồn phụ thể, rắn cũng có. Thời kỳ mạt Pháp chính là thời loạn. Nhật Bản có người cầm đầu giáo phái Chân Lý chính là quỷ ở địa ngục chuyển sinh, ma đang loạn thế gian con người. Người ta ở trong đó, trong thế tục không có thời gian để suy nghĩ về vấn đề này. Cũng cảm thấy xã hội không đúng đắn nữa, nhưng không biết được rằng đã bại hoại đến mức như vậy rồi. Hễ giảng ra, thì mọi người đều giật mình. Do vậy, tôi truyền Pháp này cũng không phải là nhiệt huyết nhất thời mà bước ra truyền. Cũng có can nhiễu các hình thức khác nhau. Chư vị truyền điều „chính‟, họ truyền điều „tà‟, có những thứ giả mạo điều „chính‟, cũng bảo người hướng Thiện, nhưng bản thân mục đích của họ không phải hướng Thiện; mục đích là ẩn giấu. Khí công khi mới bắt đầu phát triển là tốt, nhưng hiện nay đã tà rồi. Rất khó có một miền đất thanh tịnh. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ niết bàn bỉ ngạn: bờ bên kia của niết bàn (diễn trên ▪ Ông: Phật Pháp được Sư phụ gọi bằng ngôi thứ ba chỉ người, tạm dịch là Ông. chữ nghĩa). Chuyển Pháp Luân, quyển II Nhân loại thời mạt kiếp Rất nhiều chính giáo toàn thế giới không thể độ nhân nữa. Vì kinh sách của những chính giáo nguyên thuỷ đều bị người [đời] sau sửa chữa rồi; giáo nghĩa đều bị người sau giải cong hết cả; coi như một loại học vấn; như Phật giáo bị coi như một thứ triết học để học; còn [điều mà] dùng khoa học hiện đại để giải thích không nổi thì gom chung cả nói thành là người xưa tưởng tượng, là truyền thuyết thần thoại thời chưa phát triển. Những hoà thượng và tu sỹ chỉ đọc sách mà không thực tu; nhà chùa trở thành một xã hội nhỏ, đấu đá với nhau. Có [vị] phát tài trên nạn của Phật [giáo], tâm chấp trước nhiều đến mức quá cả người thường, tự độ đã quá khó rồi, còn nói gì độ nhân! Còn có một số hoà thượng, đạo sỹ, thầy dòng nổi danh đã căn cứ theo quan niệm bản thân, và một chút mức độ lý giải đối với Kinh Phật mà viết sách giải thích Kinh Phật, Kinh Thánh; khiến người ta lầm đường lạc lối. Lời chư Đại Giác Giả giảng là có nội hàm rất sâu sắc; khi tầng thứ người tu luyện không ngừng đề cao đến cảnh giới các tầng thứ, đều có thể thể hiện ra tác dụng chỉ đạo của Phật Pháp; mọi hành vi cải biến lời nguyên gốc của Đại Giác Giả đều là loạn Pháp. Những cái gọi là giải thích giúp người giải được Kinh Phật, Kinh Thánh ấy, là cách quá xa với nội hàm chân chính của lời Phật đã giảng, thậm chí khác hẳn; một chút lý giải ấy, cũng là bản thân ở tầng thứ không cao hơn so với người thường là mấy mà lý giải; tầng thứ cao hơn còn có nội hàm gì thì họ hoàn toàn không biết. Vì họ chưa tu cao đến thế. Chưa đạt tới tầng thứ Như Lai thì lẽ nào biết được hàm nghĩa cao tầng chân chính của lời Như Lai giảng? Những bài đó chỉ có thể là loạn Pháp, không thể độ nhân. Dưới tác dụng của tâm danh lợi mà viết sách khiến những người tu Phật lạc vào cái khung tư tưởng của tác giả; thậm chí có người còn chủ trương tôn giáo nên phải thích ứng với yêu cầu của xã hội bây giờ, muốn cải biến nội hàm của tôn giáo. Phật Pháp là Thiên Lý bất biến bất hoại như kim cương, muốn khiến Phật Pháp phải thích ứng theo nhân loại đã bại hoại đạo đức, chứ không phải nhân loại chiểu theo Phật Pháp mà quay về trên; [thế thì] có tội nghiệp lớn ngần nào là có thể hình dung ra được. Nhất là viết sách giải thích loạn cả Kinh Phật ấy, can nhiễu nghiêm trọng đến chính Pháp, thực ra họ đã rớt địa ngục từ lâu rồi. Người ta trải bao nhiêu đời đã làm rất nhiều việc xấu, tích nghiệp lực lớn không gì sánh nổi, cũng là nhân tố không thể sinh ra chính tín. Có người đời trước đã tu hành, do tu không tốt, các chủng tâm chấp trước chưa vứt bỏ, không tu thành, tích được một chút phúc phận. Chuyển sinh lần nữa sinh thành người rồi thông thường có mang “công năng”, thiên mục ở tầng thứ rất thấp có thể thấy một chút tình huống không gian khác; chính là do các chủng tâm danh lợi người thường thúc đẩy, bèn làm ra tôn giáo các loại danh mục; bề mặt thì dạy người hướng Thiện, nhưng sâu trong nội tâm là cầu danh cầu lợi, có mục đích ẩn giấu. Đại Giác Giả có thế giới của bản thân mình (thiên quốc), có thể độ nhân vào đó; những người kia độ nhân đi đâu? Khí công sư giả cũng thế, có người nghĩ [mình] là Phật, có người tự cho mình là Phật đời trước, có một số người bị động vật phụ thể cũng tâng bốc khí công sư đó, nào là tôn sư của thời đại, v.v. những khí công sư giả bản thân cũng lên mặt lắm, dối mình dối người; đều là quỷ xuất thế làm ma loạn nhân gian. Thế gian bị tà ác làm đến hồ đồ loạn cả; hàng trăm hàng nghìn năm nay những tôn giáo giả, tà giáo, còn có rất nhiều tôn giáo cải cách vẫn luôn lưu truyền, thật-giả khó mà phân biệt. Chính là giáo nghĩa của những tà giáo, vu giáo ấy là tà ác, vậy mà cũng có người tin, đi sùng bài những người cầm đầu vu giáo. Đó chẳng phải đạo đức con người không còn tồn tại nữa là gì? Vì sao nhập ma đạo? Đa số đi cầu thuật hại người, có tâm [muốn] làm hại người, chứ không nghĩ rằng tương lai bản thân sẽ thế nào. Vì các chính giáo nguyên thuỷ đã vào thời kỳ mạt Pháp, không thể độ nhân nữa; vạn ma xuất thế, loạn Pháp, loạn thế; nhân loại không còn ước thúc của tâm pháp, không còn quy phạm đạo đức. Khi bị vạn ma kích động, thì không điều ác nào không làm; đạo đức cùng tiêu chuẩn đang trượt xuống dốc rất nhanh. Phương pháp tư tưởng và quan niệm của người ta, đều đã biến đổi rồi: đẹp không bằng xấu, chính không bằng tà, thiện không bằng ác, chỉnh tề không bằng lôi thôi, mới không bằng hỏng, thơm không bằng nặng mùi; người nam để tóc dài, người nữ cắt tóc ngắn; âm thịnh dương suy; âm dương đảo chiều. Tác phẩm mỹ thuật không còn quy phạm đạo đức, truy cầu giải phóng nhân tính; chính là ma tính đại phát. Nào là phái ấn tượng, nào là phái trừu tượng; bôi quệt loạn lên vậy mà có thể được tiếp thụ bởi quan niệm phản đảo của người hiện nay; tuỳ ý bày ra một đống rác liền trở thành tác phẩm điêu khắc hiện đại bậc thầy; trong tác phẩm âm nhạc thì nào là disco, rock, âm thanh chói tai được rước vào gian phòng thanh lịch; những kẻ mù kẻ què giọng thô kệch với hình hài ác liệt là đang được quảng bả, truyền hình hễ tâng bốc lên là thành ngôi sao ca nhạc; đồ chơi nhi đồng ở cửa hàng càng xấu xí, trông càng xấu ác thì bán càng chạy. Nhân loại dưới tác dụng của việc tâm lý không có chính niệm, những thứ truy cầu cũng thay đổi đột biến. Vì danh lợi, sát nhân phóng hoả, gắp lửa bỏ tay người, chỉ nhận tiền không nhận người không nhận thân nhân; người với người trở thành quan hệ tiền bạc. Vì tiền mà những việc bại hoại đạo lý đất trời cũng theo đó xuất hiện. Sản xuất những hàng hoá, tuyên truyền và băng hình loạn tình dục có thể thấy ở khắp nơi; vì tiền mà không ngại hại người, chế tạo và vận chuyển chất độc hại; những kẻ đồi bại hút hít ma tuý vì muốn mua ma tuý đắt tiền mà chẳng từ thủ đoạn để trộm, cướp, lừa tiền; trên truyền hình, báo chí, và tác phẩm [văn nghệ] đều tuyên truyền bừa bãi giải phóng tình dục; người ta đã đạt tới cả loạn luân không phân già trẻ; đồng tính xấu ác bây giờ đã phản ánh sự biến thái tâm lý dơ bẩn mất cả lý trí; xã hội đen đạt tới mức không khe hở nào không len lỏi tới, còn hình thành thị trường cho những thanh niên trẻ truy cầu ma tính bạo lực; những đầu gấu xã hội đen đã trở thành thần tượng được tôn sùng, [thanh niên] theo nhau gia nhập. Xưa nay rất nhiều Đại Giác Giả và tiên tri đều dự ngôn rằng nhân loại thời nay sẽ có mối lo đại kiếp [nạn]. Nhân loại hôm nay còn khủng khiếp hơn so với dự ngôn của các nhà tiên tri; người tốt ngày càng ít. Vì người ta trải bao đời đã làm rất nhiều việc xấu, tích luỹ nghiệp lực to lớn vô tỷ; hễ ra khỏi nhà là sẽ có việc không vừa ý; người ta không biết rằng đều là do đời trước làm điều xấu nay đang hoàn trả, đang tiêu nghiệp. Người khác hễ đối với mình không tốt, [thì] không khoan dung nhẫn nại, mà là „Ông xử tệ với tôi, tôi sẽ tệ hơn trả lại. Người chẳng phạm ta, ta chẳng phạm người; nếu người phạm ta, ta tất trả đũa; có quá đi thì cũng là không kém ai‟. Nghiệp cũ chưa trả đã lại nợ nghiệp lực mới; thân thể có nghiệp lực quá nhiều làm người ta phát sợ! Đạo đức nhân loại trượt dốc rất nhanh, đã ở bên bờ nguy hiểm rồi. Thực ra sự đại bại hoại của đạo đức nhân loại ấy, là do ai ai cũng đều gây tác hại khi thêm dầu vào lửa trải qua bao nhiêu đời. Thế giới mỗi lần khi xuất hiện kiếp nạn, đều là khi đạo đức nhân loại không còn tồn tại. Chính là biểu hiện của thời kỳ mạt kiếp. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ dự ngôn: ▪ ước thúc: ▪ vô tỷ: không gì sánh nổi. lời dự ước báo, chế, Chuyển Pháp Luân, quyển II Chân tu tiên câu tri. thúc. Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo; vậy mà chư vị lại than phiền với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường vẫn chưa buông bỏ được; đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là „tử quan‟ dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua; đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường. Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được rồi. Chư vị hãy nhớ kỹ! Tu luyện tự nó không hề khổ; then chốt là chưa buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ. Chư vị từ thế giới thánh khiết và tốt đẹp không gì sánh nổi rơi rớt tới đây, là vì chư vị tại tầng thứ đó mà có tâm chấp trước. Khi rơi rớt xuống thế giới bên dưới và, nếu so sánh, là dơ bẩn nhất này, chư vị không nhanh chóng tu trở về, lại còn bám chắc những thứ dơ bẩn trong thế giới dơ bẩn ấy mà không buông bỏ, thậm chí tổn thất chút xíu đã thống khổ không chịu nổi. Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường; hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ; vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể đưa những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy theo mà vào thiên quốc được chăng? ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ chân tu: tu thật sự. ▪ quan: cửa, quan ải; nghĩa bóng là khảo nghiệm; tử quan: cửa chết, quan ai quan trọng mang tính quyết định. Chuyển Pháp Luân, quyển II Chân tu Hỡi các đệ tử chân tu, tôi dạy chư vị là Pháp tu Phật tu Đạo; vậy mà chư vị lại than phiền với tôi vì những tổn thất về lợi ích nơi người thường, chứ không thấy khổ não vì tâm chấp trước nơi người thường vẫn chưa buông bỏ được; đó là tu luyện sao? Có thể buông bỏ tâm người thường hay không, đó là „tử quan‟ dẫn tới người siêu thường chân chính. Đệ tử chân tu ai ai cũng phải vượt qua; đó là giới tuyến giữa người tu luyện và người thường. Kỳ thực, khi chư vị cảm thấy danh-lợi-tình nơi người thường đang chịu phương hại mà khổ não, thì đã là tâm chấp trước người thường đang chưa buông bỏ được rồi. Chư vị hãy nhớ kỹ! Tu luyện tự nó không hề khổ; then chốt là chưa buông bỏ được chấp trước người thường. Khi danh-lợi-tình của chư vị cần buông bỏ thì mới cảm thấy khổ. Chư vị từ thế giới thánh khiết và tốt đẹp không gì sánh nổi rơi rớt tới đây, là vì chư vị tại tầng thứ đó mà có tâm chấp trước. Khi rơi rớt xuống thế giới bên dưới và, nếu so sánh, là dơ bẩn nhất này, chư vị không nhanh chóng tu trở về, lại còn bám chắc những thứ dơ bẩn trong thế giới dơ bẩn ấy mà không buông bỏ, thậm chí tổn thất chút xíu đã thống khổ không chịu nổi. Chư vị biết chăng? Để độ chư vị, Phật đã đi xin ăn nơi người thường; hôm nay tôi lại mở rộng cửa truyền Đại Pháp độ chư vị, tôi không hề vì vô số nạn gặp phải mà cảm thấy khổ; vậy chư vị còn gì chưa buông bỏ được? Chư vị có thể đưa những thứ chưa buông bỏ trong tâm ấy theo mà vào thiên quốc được chăng? ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ chân tu: tu thật sự. ▪ quan: cửa, quan ải; nghĩa bóng là khảo nghiệm; tử quan: cửa chết, quan ai quan trọng mang tính quyết định. Chuyển Pháp Luân, quyển II Minh trí Khi tôi bảo một số học viên rằng tư tưởng quá khích là khi một chủng nghiệp tư tưởng đang khởi tác dụng; hiện nay rất nhiều học viên coi hết thảy niệm đầu chưa đủ tốt của bản thân lúc bình thường cho rằng là nghiệp tư tưởng; thế không đúng. Bản thân chư vị [nếu] không còn niệm đầu bất hảo nào cả, thì chư vị tu gì nữa?! Thuần khiết thế thì chư vị chẳng phải là Phật rồi sao? Đó là một loại nhận thức sai lầm. Trong tư tưởng của mình kịch liệt phản ứng ra những niệm đầu dơ bẩn, hoặc [lăng] mạ Sư phụ, [lăng] mạ Đại Pháp, [lăng] mạ người, v.v. bài trừ không đi, trấn áp không chịu, thì mới là nghiệp lực tư tưởng. Nhưng cũng có một số là yếu, nhưng khác với niệm đầu tư tưởng bình thường; [chư vị] phải nhất định minh xác. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. Chuyển Pháp Luân, quyển II Ngộ Nhân thế hỗn độn, vàng thau lẫn lộn. Như Lai hạ thế ắt là lặng lẽ. Khi truyền Pháp, ắt có tà môn can nhiễu. Đạo và ma cùng truyền, cùng tại một thế [gian]; [trong] thật thật giả giả, [quan] trọng ở „Ngộ‟. Phân biệt ra sao, ắt có „thượng sỹ‟. Ai đúng là có duyên có thể ngộ ra, lần lượt liên tiếp đến, nhập Đạo đắc Pháp. Nhận ra chính-tà, đắc chân kinh, thân nhẹ hơn, huệ tăng lên, tâm tròn đầy, lên thuyền Pháp phiêu phiêu. Lành thay! Hãy nỗ lực tinh tấn, một mạch đến viên mãn. Ai khó ngộ trong thế gian hỗn độn, sống vì tiền bạc, chết vì quyền thế, vui buồn chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi, nhọc nhằn tranh đấu, suốt đời tạo nghiệp. Kẻ ấy mà nghe Pháp này ắt cười chê, mồm phun ra hai chữ „mê tín‟, trong tâm ắt khó giải khó tin; những kẻ như thế là „hạ sỹ‟, khó độ. Nghiệp lớn đến mức bao kín thân họ, [phong] bế trí của họ, bản tính không còn. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 18-2-2008. ▪ dăng đầu tiểu lợi: trong bài này tạm dịch là chút lợi nhỏ nhoi; dăng đầu → đầu con ruồi, con nhặng. ▪ nhân thế: thế gian con người. ▪ khinh kỳ thân, phong kỳ huệ, sung kỳ tâm: trong bài này tạm dịch là thân nhẹ hơn, huệ tăng lên, tâm tròn đầy; khinh → nhẹ; phong → phong phú; sung → sung mãn, đầy đủ. ▪ thượng sỹ: kẻ sỹ bậc thượng; hạ sỹ: kẻ thấp kém. ▪ vàng thau lẫn lộn: nguyên bản là ngọc và mắt [cá] lẫn lộn. Chuyển Pháp Luân, quyển II Vì sao không được thấy Thấy mới tin, không thấy không tin; vậy đó là cái thấy của kẻ „hạ sỹ‟. Người ở trong mê, tạo nghiệp nhiều lắm, bản tính bị mê đâu thể nào thấy được. Ngộ trước thấy sau, tu tâm trừ nghiệp, bản tính hễ xuất liền có thể thấy. Ấy vậy kẻ „thượng sỹ‟ dù thấy hay không, vẫn dựa vào Ngộ mà viên mãn. Người ta có [người] thấy có [người] không thấy, ấy là tầng thứ định ra thế, căn cơ khiến như thế. Người tu phần đông không thấy là vì có truy cầu nhìn thấy, đó là chấp trước; vậy không bỏ nó đi thì không thấy. Phần đông là do nghiệp lực ngăn trở, hoặc hoàn cảnh không thích hợp, hoặc Pháp tu định ra thế; có nhiều nguyên nhân, định riêng từng người. Ai mà thấy, là thấy có chỗ không rõ, không rõ mới có thể ngộ Đạo. Như thân nằm trong cảnh, không gì không rõ, thì người đó đã khai công; không thể tu tiếp, không tồn tại cái „ngộ‟ đó nữa. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪.chúng giả hữu kiến hữu bất kiến: có thể hiểu là người ta có [người] thấy có [người] không thấy (như dịch trong bài này), hoặc có thể hiểu là người ta có [cái] thấy có [cái] không thấy. ▪ nhân tại mê trung: trong bài này dịch là người ở trong mê. ▪ Pháp tu: trong bài này có thể hiểu là Pháp mà người đó tu theo (chữ Pháp viết hoa), hoặc phương pháp, biện pháp, cách, lối mà người đó tu theo. ▪ thượng sỹ: kẻ sỹ bậc thượng; hạ sỹ: kẻ thấp kém. Chuyển Pháp Luân, quyển II Học Pháp Những người trí thức khi học Đại Pháp, cần chú ý một vấn đề rất nổi cộm; đó là dùng phương pháp học tập sách vở lý luận nơi người thường để học Đại Pháp, tựa như tuyển chọn những ngữ lục của danh nhân mang tính nhắm thẳng rồi đối chiếu với hành động của bản thân mà học theo như thế; đó là có trở ngại đối với sự đề cao của người tu luyện. Còn có người nghe nói Đại Pháp có nội hàm rất thâm sâu, trong đó có những điều rất cao chỉ đạo tu luyện ở các tầng thứ khác nhau, vậy bèn đào sâu vào từng chữ từng chữ; kết quả không phát hiện được gì. Thói quen ấy là được dưỡng thành qua một thời gian lâu học tập lý luận chính trị, cũng là một loại nhân tố ảnh hưởng đến tu luyện, hiểu nhầm Pháp. Mọi người khi học Pháp, không được ôm giữ cách nghĩ tìm phần có tính nhắm thẳng rằng nhất định phải giải quyết vấn đề để mà học; thực ra, đó cũng là một loại chấp trước biến tướng (không kể lúc có mâu thuẫn cần giải quyết đặc biệt). Nếu muốn học Pháp thật tốt, chỉ có là không ôm giữ bất kể mục đích nào mà học thì mới đúng. Mỗi lần đọc xong một lần cuốn «Chuyển Pháp Luân», minh bạch ra một chút thì chính là đề cao; cho dù chư vị đọc xong một lần chỉ minh bạch ra một vấn đề; đó cũng là chân chính đạt được đề cao rồi. Kỳ thực, chư vị khi tu luyện, sẽ chính là từng chút một từng chút một mà lên trong khi không biết không cảm thấy. Hãy nhớ kỹ: cần „vô sở cầu nhi tự đắc‟. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ dưỡng thành: nuôi dưỡng ▪ vô sở cầu nhi tự đắc: không có truy cầu mà vẫn tự được. mà thành. Chuyển Pháp Luân, quyển II Phụ đạo như thế nào Các nơi có rất nhiều phụ đạo viên có nhận thức rất cao về Đại Pháp, có thể gương mẫu, tổ chức điểm luyện công được rất tốt. Nhưng cũng có phụ đạo viên làm chưa đầy đủ, thể hiện chủ yếu là ở phương pháp công tác. Ví như, để học viên nghe theo phụ đạo viên, mục đích là thuận tiện cho khai triển công tác, ở điểm luyện công [phụ đạo viên] dùng phương pháp dạng thức mệnh lệnh để tiến hành công tác; thế là không được. Học Pháp là tự nguyện. Nếu người học tự tâm không muốn như thế như thế, thì vấn đề gì cũng không giải quyết được, còn xuất hiện mâu thuẫn. Nếu không sửa đi, sẽ tăng cường mâu thuẫn, từ đó phá hoại nghiêm trọng việc học Pháp. Còn có người quá hơn nữa, vì để mọi người tín phục và phục tùng, thường hay làm những tin đồn, hoặc làm những thứ giật gân để đề cao danh tiếng bản thân, hoặc phô trương tài đặc biệt [để hiển thị]; như thế đều không được. Phụ đạo viên chúng ta là tự nguyện vì mọi người mà nghĩa vụ phục vụ; không phải là Sư phụ; càng không nên có chủng tâm chấp trước ấy. Như vậy chúng ta làm công tác phụ đạo thế nào cho tốt? Trước hết cần đặt bản thân là ở trong các học viên, chứ không được có tâm [coi mình] ở trên các học viên. Làm công tác mà có chỗ không rõ, thì hãy khiêm tốn cùng mọi người suy xét với nhau. Làm sai rồi, hãy thành tâm nói với các học viên: “Tôi cũng là người tu luyện như mọi người, trong công tác khó tránh sai sót, việc này tôi làm sai rồi, vậy theo cách đúng mà làm”. Có thành ý mong mọi người cùng nhau làm việc tốt, chư vị thử xem kết quả sẽ thế nào? Không ai sẽ nói chư vị không ra sao cả, trái lại sẽ nhìn nhận rằng chư vị học Pháp được tốt, tấm lòng thoáng đãng. Thực ra có Đại Pháp ở đây, ai ai cũng đang học. Nhất cử nhất động của phụ đạo viên, tốt hay không tốt, các học viên đều sẽ đối chiếu với Đại Pháp mà đo lường, nhìn thấy rất rõ. Hễ có niệm đầu đưa mình lên cao, học viên sẽ nghĩ tâm tính của chư vị có vấn đề; vậy nên, khiêm tốn mới sẽ làm được tốt. Danh tiếng là nhờ học Pháp được tốt mà dựng lập nên. Một người tu luyện có thể không sai lầm sao? ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. Chuyển Pháp Luân, quyển II Kiên định Có Sư phụ ở đây thì tín tâm mười phần đầy đủ, không có Sư phụ ở đây thì không có hứng tu; cứ như là vì Sư phụ mà tu, vì hứng thú mà đến; ấy là chỗ yếu rất lớn của kẻ „trung sỹ‟. Thích Ca, Jesus, Lão Tử, Khổng Tử đã ra đi hơn 2000 năm rồi, nhưng đệ tử của họ xưa nay không cảm thấy rằng không có sư phụ ở đó thì không thể tu. Tu ấy là việc của bản thân mình; không ai làm thay; người làm sư phụ về bề mặt chỉ là bảo cho họ Pháp Lý. Tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc ấy là trách nhiệm của tự mình. Vì hứng thú mà đến, tâm ắt không vững, nhập thế tục liền quên mất cái gốc này. Nếu không giữ vững niệm ấy, cả đời sẽ không được [gì]. Không biết bao giờ mới có lại có cơ duyên, khó lắm thay! ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 18-2-2008. ▪ thế tục: cõi trần tục, phàm tục, tức là nói về cái thế gian con người này. ▪ trung sỹ: kẻ sỹ bậc trung; so với thượng sỹ và hạ sỹ. ▪ tu tâm đoạn dục, minh huệ bất hoặc: tu sửa tâm, cắt đứt các dục vọng, sáng tỏ trí huệ, không nghi hoặc (diễn trên chữ nghĩa). Chuyển Pháp Luân, quyển II Luận thuật trong Phật giáo là bộ phận tiểu nhược nhất của Phật Pháp Hỡi chúng sinh! Chớ dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, đó không cách nào đo lường. Vì người ta đã quen việc coi kinh thư của Phật giáo là Pháp. Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà. Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này là đã là không Pháp thực chất, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi. Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính. Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện, người tu luyện trì chú có thể được sinh mệnh cao cấp bảo hộ, giữ gìn giới luật có thể đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Xưa nay vẫn luôn có người nghiên cứu những lời mà Giác Giả giảng có phải là Phật Pháp hay không? Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp; nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp. Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được; thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính. Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời; vì vậy chư vị lẽ nào có thể dùng những điều trong Phật giáo để đo lường Đại Pháp của vũ trụ? ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 18-2-2008. ▪ biên duyên: vùng biên rìa. ▪ tiểu nhược: nhỏ bé (tiểu) và yếu kém (nhược). ▪ Thiên Thể: theo hiểu biết của người dịch, chữ thể này có một nghĩa chung trong các từ như linh thể, bản thể, nhân thể, thiên thể, nãi bạch thể, tịnh bạch thể, tải thể. Chuyển Pháp Luân, quyển II Luận thuật trong Phật giáo là bộ phận tiểu nhược nhất của Phật Pháp Hỡi chúng sinh! Chớ dùng Phật giáo để đo lường Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn, đó không cách nào đo lường. Vì người ta đã quen việc coi kinh thư của Phật giáo là Pháp. Thực ra Thiên Thể quá to lớn, vượt khỏi nhận thức về vũ trụ của Phật Đà. Thái cực của Đạo Gia cũng chỉ là vũ trụ lý giải của tầng thứ nhỏ, đến tầng người thường này là đã là không Pháp thực chất, mà chỉ có chút hiện tượng lẻ tẻ ở biên duyên vũ trụ có thể khiến người ta tu luyện mà thôi. Vì người thường là người ở tầng thứ thấp nhất, nên cũng không để con người biết được Phật Pháp chân chính. Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện, người tu luyện trì chú có thể được sinh mệnh cao cấp bảo hộ, giữ gìn giới luật có thể đạt tiêu chuẩn người tu luyện. Xưa nay vẫn luôn có người nghiên cứu những lời mà Giác Giả giảng có phải là Phật Pháp hay không? Phật Như Lai giảng thoại ấy, là thể hiện của Phật tính, cũng xứng là biểu hiện của Pháp; nhưng vẫn không phải Pháp thực chất của vũ trụ, vì quá khứ quyết không cho phép con người biết được thể hiện chân thực của Phật Pháp. Phật Pháp là gì thì phải tu luyện lên cao tầng thì mới có thể ngộ ra được; thế nên lại càng không để con người biết được thực chất của tu luyện chân chính. Pháp Luân Đại Pháp là lần đầu tiên từ vạn cổ đưa đặc tính của vũ trụ (Phật Pháp) lưu cấp cho con người, tương đương với lưu cấp cho con người một chiếc thang lên trời; vì vậy chư vị lẽ nào có thể dùng những điều trong Phật giáo để đo lường Đại Pháp của vũ trụ? ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 18-2-2008. ▪ biên duyên: vùng biên rìa. ▪ tiểu nhược: nhỏ bé (tiểu) và yếu kém (nhược). ▪ Thiên Thể: theo hiểu biết của người dịch, chữ thể này có một nghĩa chung trong các từ như linh thể, bản thể, nhân thể, thiên thể, nãi bạch thể, tịnh bạch thể, tải thể. Chuyển Pháp Luân, quyển II Thế nào là Trí Những danh nhân, học giả, các loại chuyên gia ở xã hội nhân loại, con người cảm thấy [họ] rất vĩ đại; thực ra đều rất nhỏ bé, vì họ là người thường. Tri thức của họ cũng chỉ là chút xíu lẻ tẻ của những gì khoa học xã hội người thường hiện đại nhận thức được mà thôi. Vũ trụ to lớn thế, từ hoành quan nhất cho đến vi quan nhất, xã hội nhân loại là chính ở trung gian nhất, tầng ngoài nhất, bề mặt nhất. Sinh mệnh cũng là hình thức tồn tại thấp nhất; thế nên nhận thức về vật chất và tinh thần cũng rất nhỏ bé, nông cạn mà lại đáng thương. Nắm vững hết toàn bộ tri thức của nhân loại thì vẫn là một người thường thôi. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 30-3-2008. ▪ vi quan, hoành quan, hồng quan: quan sát, quang cảnh ở các tầng vật chất (diễn trên chữ nghĩa); vi là nhỏ, mà hoành hoặc hồng là lớn. Chuyển Pháp Luân, quyển II Về hưu rồi mới tu Một số học viên đã từng nghe giảng trên lớp và căn cơ rất khá; vì công việc bận rộn nên không luyện nữa; đáng tiếc thay! Nếu là người thường bình thường, thì tôi khỏi nhiều lời thế này; tuỳ họ đi thôi; nhưng bộ phận những người này là có hy vọng. Đạo đức nhân loại đang hàng ngày trượt cả nghìn dặm trên dốc lớn, người thường đều đang bị sóng cuốn theo giòng, càng ly xa Đạo càng khó tu trở về. Thực ra tu luyện chính là tu cái tâm người ta, nhất là ở hoàn cảnh đơn vị công tác phức tạp, thì chính là cơ hội tốt đề cao tâm tính; hễ về hưu, thì đó chẳng phải mất đi một hoàn cảnh tốt nhất cho tu luyện sao? Mâu thuẫn nào cũng không có nữa thì còn tu gì đây? Đề cao thế nào? Sinh mệnh [đời] người là hữu hạn; thông thường chư vị tính toán rất trúng, nhưng chư vị có biết được bản thân mình tương lai thời gian còn lại là đủ không? Tu luyện không phải trò đùa con trẻ; so với bất kể việc gì nơi người thường thì đều nghiêm túc hơn; không thể nghĩ là đương nhiên được đâu; hễ đánh mất cơ hội, trong lục đạo ấy luân hồi đến bao giờ mới lại đắc thân người! Cơ duyên chỉ có một lần; mộng ảo chưa buông bỏ được kia một khi qua đi, mới hiểu ra đã đánh mất là điều gì. ●●●●●●●●● Ghi chú: (mọi ghi chú đều của người dịch, chỉ chú định diễn nghĩa bề mặt, không phải chính văn, chỉ có tác dụng tham khảo). Dịch ngày 18-2-2008.

Related Documents

Php
July 2022 0
Php
December 2019 88
Php
December 2019 193
Php
August 2021 0
Web 2 Applications In Php
March 2021 0
Examen Php Mysql - Sr 2
February 2023 0

More Documents from "Nguyễn Sơn Tùng"

Sindromul Down
November 2019 296
Benefits Of Kaun Potash (akanwu)
November 2019 153
Proiect Universitatea Stefan Cel Mare Suceava
November 2019 31
Contoh Soal Dan Pembahasan Internal Rate Of Return
October 2019 111
Sesion 02 - Html Y Etiquetas
April 2020 15
Surat Bantuan Air Bersih
April 2020 31

Copyright © 2024 IDOCPUB.

Từ khóa » Chuyển Pháp Luân Quyển 2 Pdf