Chuyện Thuần Hóa Cây Bời Lời đỏ - Trồng Trọt

Logo Toggle navigation
  • Trang chủ
  • Tin tức
    • Emagazine
  • Cây trồng
  • Khuyến nông
  • Giao thương nông nghiệp
  • Mô hình chăn nuôi
  • Xã hội
    • Pháp luật
    • Địa ốc
    • Sức khỏe
  • Video
Tiêu điểm
  • Tổng Bí thư: Tổng cục Chính trị tăng cường tham mưu chiến lược về công tác Đảng, công tác chính trị
  • Hà Nội quy định mức phạt về vi phạm an toàn thực phẩm
  • Bệnh xá đảo Song Tử Tây cấp cứu ngư dân bị tai nạn lao động
  • Quân khu 9: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân Cần Thơ
  • Chương trình Xây Tết 2025: “Xây nền ước mơ” của hơn 18.500 công nhân
  • Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW
  • Lào Cai họp bàn công tác chuẩn bị khánh thành 3 dự án tái thiết khu dân cư
  • Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 11-2024 đạt 66,4 tỷ USD
  • Đồng Nai: Đổi mới mô hình tăng trưởng phát triển kinh tế
  • Bản tin nông sản hôm nay (12-12): Giá cà phê trong nước tăng
  • Phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
  • Giá heo hơi hôm nay 12/12/2024: Tiếp đà tăng giá, nhiều tỉnh miền Bắc thiết lập bảng giá mới
Thứ sáu, 13/12/2024 - 02:57
  1. Trang chủ
  2. Cây trồng
Chuyện thuần hóa cây bời lời đỏ Chia sẻ Lưu

Bây giờ, bời lời đỏ đã trở thành cây trồng phổ biến ở Gia Lai. Tuy nhiên, để thuần hóa loại cây rừng này là cả câu chuyện dài.

Giống bời lời đỏ thường mọc thành từng quần thể lớn, phát triển tốt trên hầu hết các loại chân đất, lại rất dễ trồng. Đây là loại cây không cần chăm sóc vun xới, không cần bón phân tưới nước, có độ tái sinh cao rất phù hợp với tập quán và năng lực của người dân bản địa Tây Nguyên. Với bời lời đỏ, cứ đến chu kỳ khai thác là người ta lại hạ cây cạo vỏ, chỉ thời gian sau thì gốc phát mầm, cho thế hệ cây khác, cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo mà không phải mất công trồng mới. Vỏ bán, thân cây bán, đến cành lá cũng bán được mà thu về tiền. Nghĩa là bời lời đỏ sau khi thu hoạch không bỏ đi bất cứ thứ gì. Cây bời lời, ngoài lợi ích kinh tế còn có lợi ích môi sinh, che mát buôn làng, cải thiện sinh cảnh, giữ ẩm cho đất... Dễ trồng là vậy, lợi ích là vậy, nhưng trở về với làng nó cũng phải trải qua một quá trình không ít gian nan bầm dập. Người đầu tiên đưa cây bời lời đỏ về trồng trong làng là một người đàn ông dân tộc Bahnar ở xã Lơ Pang (huyện Mang Yang), tên là H’Mêch. Thường ngày, ông thấy cây bời lời có 2 loại: bời lời trắng và bời lời đỏ. Cây bời lời đỏ lên cao thẳng, ít cành, mọc nhanh, tạo thành quần thể. Đó là giống bời lời đọt đỏ, lá thuôn dài. Cây bời lời trắng thì cành lá sum suê, mọc độc lập mỗi cây một vùng. Bời lời trắng đọt xanh, lá to tròn bầu, chậm lớn. Một dạo, thấy người Kinh vào rừng sâu cạo vỏ bời lời, rồi thu mua vỏ khô, nhiều người Bahnar thấy việc lột vỏ cây rừng có tiền cũng vào cuộc. 
Người dân xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) trồng cây bời lời đỏ trong vườn nhà. Ảnh: C.T.V
Người dân xã Ia Khươl (huyện Chư Păh) trồng cây bời lời đỏ trong vườn nhà. Ảnh: C.T.V
 Gặp vùng bời lời, người thu hái phải hạ cả một quần thể mang tính tàn sát, lột lấy vỏ, vứt bỏ cây giữa rừng cho mục. Bời lời rừng cũng không nhiều, phải đi quá xa rất vất vả. Rồi chặt mãi, có lúc bời lời rừng cũng hết. Ông H’Mêch thấy việc làm có tiền đấy, nhưng phá hại cây rừng quá, lại lãng phí quá. Ông nảy ra ý tưởng đưa giống cây này về làng! Lơ Pang và 5 xã Đông sông Ayun là vùng đất bazan bằng phẳng, đất rộng người thưa. Xưa nay, người dân chỉ quen trồng lúa rẫy, mì, bắp, tất cả đều là giống cũ, đủ cái ăn, nhưng không có tiền tiêu. Nhà H’Mêch có vườn rộng, ông lẳng lặng đưa cây bời lời về trồng. Hồi ấy, chưa ai biết ươm bầu giống, muốn trồng bời lời chỉ có cách nhổ cây con từ rừng trong mùa mưa hoặc lấy hạt từ cây trong mùa chín rụng đem về gieo trực tiếp. Khi vườn của ông H’Mêch đã mọc xanh dày kín những cây bời lời đỏ, dân làng mới ngớ ra. Làng thấy việc trồng cây lạ thì rất sợ Yàng quở phạt. Cả làng cương quyết phạt vạ H’Mêch để tạ lỗi với Yàng. Ý định trồng bời lời của H’Mêch coi như thất bại. Người Tây Nguyên, đặc biệt là người Bahnar từ xa xưa sống theo truyền thống từ tổ tiên truyền lại. Họ rất coi trọng nếp cũ, tục cũ. Chẳng ai dám phá bỏ. Chẳng ai dám làm trái. Chẳng ai dám chống lại! Kẻ làm sai với tổ tiên sẽ bị Yàng trừng phạt. Hơn nữa xưa nay, làng Bahnar thường cư trú ven các sườn đồi, bãi trống quang đãng. Trong vườn không có bóng cây để đề phòng thú dữ và mòng muỗi ẩn nấp. Việc trồng bời lời đỏ mãi đến khi ông Y Bliu (làng Chưp, xã Lơ Pang) lúc ấy là Chủ tịch UBND xã vào cuộc mới thành công. Ông Y Bliu trăn trở: Đây là cây cho tiền. Nó là cây rừng, cây dễ trồng, lại cho ăn lâu dài, đưa về được làng là có tiền, giàu có, phải quyết tâm làm cho bằng được, để người Bahnar thấy. Ông tin rồi dân làng sẽ hiểu, sớm muộn cũng làm theo! Đến lượt ông Y Mik (làng Roh, xã Lơ Pang, nguyên là cán bộ kháng chiến) trồng hẳn 2 ha thì cây bời lời thực sự được khẳng định. Cây bời lời mọc lên xanh tốt như rừng. Chỉ mấy năm sau, thấy nguồn thu từ vườn bời lời đỏ của ông Y Mik quá lớn, ai cũng thèm, ai cũng muốn. Thế là ước mơ của ông H’Mêch ngày nào có cơ hội thành hiện thực. Xã Lơ Pang trồng bời lời, Kon Thụp trồng bời lời, rồi các xã Đê Ar, Kon Chiêng, Đak Trôi cũng trồng bời lời. Cả vùng 5 xã Đông sông Ayun nghèo khó rần rần đua nhau trồng bời lời. Cũng từ đây, cây bời lời như một phát kiến của “nền kinh tế vườn”. Nó như một cây trồng thần diệu giúp xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nó là cây của Chương trình 327, cây của Chương trình 135... Các trung tâm nghiên cứu cây lâm nghiệp, rồi các vườn ươm bắt đầu xây dựng quy trình thu hái hạt, ươm bầu cây giống bời lời đỏ. Nhiều nhà vườn ở thành phố mọc lên thu bộn tiền bởi giống cây bời lời giai đoạn đang lên ngôi.  Được Nhà nước hỗ trợ cây giống ươm bầu, hướng dẫn kỹ thuật, nông dân các làng tận dụng đất vườn bất cứ chỗ nào trống là cắm cây bời lời xuống, cho xanh làng mát nhà, quên đi mấy năm lại cho một khoản tiền kha khá! Người dân tộc thiểu số Tây Nguyên coi như một cơ hội thoát nghèo!Cây bời lời đỏ đã gắn với vườn định cư trên toàn tỉnh, phát triển sang cả các tỉnh lân cận. Ở Gia Lai ngày nay, huyện trồng nhiều bời lời nhất là Chư Păh, nơi có diện tích bời lời vượt xa 5 xã Đông sông Ayun, mảnh đất khai nguyên ra giống cây thần kỳ ấy! PHẠM ĐỨC LONG  Nguồn:baogialai.com.vn Copy link Nguồn: http://baogialai.com.vn/channel/8208/202206/chuyen-thuan-hoa-cay-boi-loi-do-5780656/ Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá Click để đánh giá bài viết Bài viết liên quan Đang chờ cập nhật Tin xem nhiều
Tổng Bí thư: Tổng cục Chính trị tăng cường tham mưu chiến lược về công tác Đảng, công tác chính trị

Tổng Bí thư: Tổng cục Chính trị tăng cường tham mưu chiến lược về công tác Đảng, công tác chính trị

Hà Nội quy định mức phạt về vi phạm an toàn thực phẩm

Hà Nội quy định mức phạt về vi phạm an toàn thực phẩm

Quân khu 9: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân Cần Thơ

Quân khu 9: Khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân Cần Thơ

Trang tin điện tử tổng hợp Trồng trọt

Người chịu trách nhiệm nội dung trang thông tin điện tử tổng hợp: Nguyễn Thị Thu Huyền - Giám Đốc

VẬN HÀNH BỞI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THÔNG TIN VÀ TƯ VẤN BLUEWAVE

Giấy phép hoạt động số 3591/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 25/11/2022

Giấy phép sửa đổi số 161/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 14/08/2023

Tầng 3, tòa nhà Indochina Plaza Hà Nội, số 241 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

Email: combooking@blue-wave.vn

ĐT: 0968161486

Báo Giá Quảng Cáo

Từ khóa » Cách Trồng Cây Bời Lời đỏ