Chuyển Từ Guitar Sang Piano đệm Hát Như Thế Nào? - TYGY
Có thể bạn quan tâm
Bạn đang chơi guitar và muốn thử sức thêm với piano nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu và như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cho mọi người có cái nhìn tổng quan về việc chuyển từ guitar sang chơi piano nhé.
Một lợi thế của người từng chơi một nhạc cụ khác trước khi chuyển sang chơi piano, là người học đã phần nào có khả năng cảm nhận được nhịp điệu, cũng như một số nhạc lý cơ bản. Do đó lợi thế của một người từng học và chơi guitar chuyển sang học và chơi piano là sẽ không phải làm quen lại từ đầu với kiến thức nhạc lý, cũng như nhịp phách, mà có thể đi thẳng vào chủ đề mình muốn học về piano (piano solo hay piano đệm hát).
>> Xem thêm Về giống/ khác nhau giữa piano solo và piano đệm hát.
Đối với một người từ đệm hát guitar sang đệm hát piano, bạn sẽ có khá nhiều thuận lợi, vì điểm tương đồng giữa đệm hát guitar và đệm hát piano là đều chơi dựa vào hợp âm, hợp âm trên guitar và hợp âm trên piano đều giống nhau (cấu tạo của một hợp âm cũng giống nhau). Nếu trên guitar hợp âm C bạn chặn các nốt Đô – Mi – Sol thì trên piano, bạn chỉ cần biết phím Đô – Mi – Sol ở đâu trên đàn, và cũng nhấn 3 phím như vậy để tạo thành hợp âm C.
Điểm khác nhau giữa chơi guitar và piano chỉ là cách kết hợp 2 tay trên 2 nhạc cụ khác nhau:
-
Ở guitar - tay trái là tay chặn dây đàn để tạo thành hợp âm, tay phải chỉ có 2 động tác chủ yếu là móc dây hoặc quạt tay, và thông thường tay phải sẽ không được để ý nhiều, có thể chơi theo quán tính.
-
Ở piano - sự tập trung cho 2 tay là đồng đều, cùng một lúc phải để ý đến cả 2 tay (2 tay cùng di chuyển, có lúc di chuyển cùng lúc, có lúc tay này di chuyển nhưng tay kia đứng yên), đó là lý do tại sao việc kết hợp 2 tay trong piano lại khó hơn.
Tuy nhiên, để dễ dàng cho việc kết hợp 2 tay trong piano, thì cũng từ nguyên lý tương tự guitar, một trong hai tay sẽ là tay mà mình ít quan tâm hơn, và thông thường đó là tay trái. Khi chơi piano, đa số mọi người sẽ tập trung nhìn tay trái hơn tay phải, tuy nhiên những người chơi piano thành thạo, lại tập trung tay phải hơn tay trái, và tay trái chơi theo thói quen và quán tính.
Để có được quán tính khi chơi tay trái trên piano, chúng ta cần tập thói quen: không nhìn tay trái quá nhiều khi chơi.
Tay trái trong piano chính là phần nền, và đi theo một quy luật, đều đặn để giữ nhịp. Do đó, nếu biết được các tư thế, quy luật chơi của tay trái trên piano, và điều khiển nó trở thành quán tính, thì việc kết hợp 2 tay khi chơi piano sẽ vô cùng dễ dàng.
Để đạt được quán tính cho tay trái, trung bình một thế bấm tay trái trên piano sẽ mất khoảng 1-2 tuần tập luyện, và 2-4 tuần để trở thành thói quen (luyện tập 30 phút – 1 tiếng/ ngày).
Như vậy, từ guitar chuyển sang học piano đệm hát, bạn cần có sự chuẩn bị như sau:
-
Có đàn piano/ organ để tập (có thể dùng organ để tập trong thời gian đầu vì cấu tạo phím đàn của piano và organ giống nhau).
-
Tập làm quen với đàn: đặt tay trên đàn sao cho thoải mái, mỗi ngón tay đặt trên 1 phím đàn và thả lỏng khi đặt trên đàn, tập di chuyển các ngón tay lên các phím đàn, làm quen với đàn.
-
Ôn lại các kiến thức nhạc lý từng học trên guitar (nốt nhạc, kí hiệu hợp âm, nhịp/phách, trường độ nốt nhạc, chỉ số nhịp)
-
Xác định vị trí các nốt nhạc/ hợp âm trên đàn, tập di chuyển 2 tay từ hợp âm này sang hợp âm khác. Ví dụ: 2 tay cùng đặt hợp âm C và cùng di chuyển sang F.
-
Thử tập không nhìn tay và di chuyển 2 tay tới vị trí nốt mà mình muốn bằng cách ước chừng theo cảm giác.
Sau khi tự chuẩn bị cho mình những kĩ năng trên, đã đến lúc bạn có thể tìm một người hướng dẫn phù hợp với mình để học các kiểu đệm hát và tập đệm đàn piano.
>> Xem thêm 10 lý do nên học Piano đệm hát
Ngoài ra, một lộ trình học piano đệm hát trong 8 tuần cho người từ guitar chuyển sang piano đệm hát như sau cũng sẽ giúp bạn rất nhiều đấy:
-
Tuần 1: Học cách ghi nhớ các phím đàn trên piano, vị trí của từng nốt nhạc trên phím đàn, ôn lại kiến thức nhạc lý về đọc bản nhạc (chỉ số nhịp, trường độ nốt nhạc, cấu tạo hợp âm)
-
Tuần 2 - 3: Làm quen với các tiết tấu đệm hát đơn giản dành cho nhạc Pop - Ballad, các thế bấm dành cho tay trái, và cách kết hợp tay phải cùng lúc với tay trái, tập chuyển hợp âm 2 tay thuần thục trên những thế đệm đơn giản.
-
Tuần 4 - 8: Áp dụng các thế đệm lên bài hát, học các thế đệm mới và tập xen kẽ các kiểu đệm với nhau. Tập thêm cách Intro, Ending cho bài hát và vừa đàn vừa hát.
Đối với các bạn muốn chuyển từ Guitar sang Piano Solo, thì sẽ đòi hỏi nhiều kĩ năng hơn như kĩ năng đọc nốt nhạc trên bản nhạc, đọc các kí hiệu âm nhạc cũng như thời gian luyện tập lâu hơn, do đó, bạn có thể bắt đầu từ piano đệm hát để xây dựng được quán tính cho tay trái khi chơi piano, sau đó mới chuyển sang Piano Solo.
Bội Ngọc - Nghệ sĩ Piano
TagsTừ khóa » Cách đánh Hợp âm Piano đệm Hát
-
Hướng Dẫn Học Piano đệm Hát Cơ Bản
-
3| Cách Luyện Tập 6 Hợp Âm Đệm Hát Cho Tất Cả Các Bài Hát
-
[Piano] Học Thuộc Hợp âm Trên Piano Chỉ Trong 30 Phút!! - YouTube
-
[Piano] Đệm Hát Hay Hơn Bằng Vòng Hợp Âm Lướt 2-5-1 - YouTube
-
Hướng Dẫn Tự Học Piano đệm Hát - Tiến Thành Music School
-
Những Hợp âm Cơ Bản Trên đàn Piano - Việt Thương Shop
-
Các Hợp âm Piano Cơ Bản Dành Cho Người Mới Học
-
Hợp âm Trên Piano Là Gì? Hướng Dẫn Cách đánh Hợp âm Piano đơn ...
-
14 Hợp âm Cơ Bản Và đủ Dùng Trên Piano - Boi Ngoc Piano Official
-
Các Bước để Học đàn Piano đệm Hát - Trường Âm Nhạc Việt Thanh
-
Hướng Dẫn Học Piano Đệm Hát Cơ Bản - Piano Đức Trí Music
-
Hướng Dẫn Cách Rải Hợp âm Piano Từ Cơ Bản đến Nâng Cao
-
Cách đánh Hợp âm Piano đệm Hát Cơ Bản Tại Nhà - Ngũ Cung
-
3 Bước Tự Học Piano đệm Hát Dành Cho Người Mới Bắt đầu