Chuyển Tuyến Theo Yêu Cầu Khác Gì Với đủ điều Kiện Chuyển Tuyến?
Có thể bạn quan tâm
Chuyển tuyến theo yêu cầu khác gì với đủ điều kiện chuyển tuyến?
Cho tôi hỏi tôi thấy trên giấy chuyển tuyến của tôi thì tôi thấy bác sĩ khoanh vào ô đủ điều kiện chuyển tuyến, có giấy của người khác lại chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình. Như vậy mức hưởng BHYT trong 2 trường hợp này có khác nhau không ạ?
- Dịch vụ giải quyết chế độ bảo hiểm trọn gói
- Trường hợp nào được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến?
- Có được gửi hồ sơ bệnh án đến bệnh viện xin giấy chuyển tuyến không?
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài bảo hiểm. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Theo quy định tại thông Khoản 5 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BYT như sau:
“Điều 5. Điều kiện chuyển tuyến
5. Các trường hợp chuyển người bệnh theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển đúng tuyến. Các trường hợp chuyển người bệnh không theo đúng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được coi là chuyển vượt tuyến.
Trường hợp người bệnh không đáp ứng điều kiện chuyển tuyến theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này nhưng người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh vẫn yêu cầu chuyển tuyến thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải quyết cho người bệnh chuyển tuyến để bảo đảm quyền lựa chọn cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi chuyển người bệnh đi phải cung cấp thông tin để người bệnh biết về phạm vi quyền lợi và mức thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh không theo đúng tuyến chuyên môn kỹ thuật.”
Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 19006172
Như vậy, trường hợp của bạn khi giấy chuyển tuyến khoanh vào ô đủ điều kiện chuyển tuyến thì bạn được hưởng theo mức đúng tuyến (mức hưởng cụ thể tại Khoản 1 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014). Trường hợp giấy chuyển tuyến khoanh vào ô theo yêu cầu người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh thì hưởng theo mức trái tuyến (quy định tại Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014).
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về chuyển tuyến theo yêu cầu khác gì với đủ điều kiện chuyển tuyến? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm qua email có tính phí
Không có giấy chuyển tuyến có được hưởng BHYT trái tuyến không?
Cần xuất trình giấy tờ gì khi KCB trong trường hợp chuyển tuyến?
Nếu còn vấn đề vướng mắc về BHYT; bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn bảo hiểm trực tuyến 19006172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Tags:chuyển tuyến KCB khi đủ điều kiện chuyển tuyến · chuyển tuyến theo yêu cầu của gia đình · chuyển tuyến theo yêu cầu khác gì với đủ điều kiện chuyển tuyến · mức hưởng khi chuyển tuyến theo yêu cầu · tổng đài tư vấn bảo hiểm hiểm y tế trực tuyếnTừ khóa » Giấy Chuyển Viện Bảo Hiểm Y Tế Là Gì
-
Xin Giấy Chuyển Tuyến Khám Bệnh Như Thế Nào Là đúng Quy định Của ...
-
CHUYẾN TUYẾN THẾ NÀO ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG BHYT ĐÚNG CÁCH?
-
Thủ Tục Chuyển Tuyến Và Mức Hưởng BHYT Vượt Tuyến Tối đa
-
Xin Giấy Chuyển Tuyến ở đâu? Chuyển Tuyến điều Trị Bảo Hiểm Y Tế?
-
Giấy Chuyển Viện Có Giá Trị Bao Nhiêu Ngày? - Luật Sư X
-
Đánh Dấu Vào Giấy Chuyển Tuyến để được Hưởng BHYT Cao Nhất
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? Khi Nào Thì được Chuyển Viện?
-
Không Có Giấy Chuyển Viện Có được Hưởng Bảo Hiểm Y Tế Không?
-
Hướng Dẫn Về Giấy Chuyển Tuyến Khi Khám Chữa Bệnh BHYT Tại ...
-
Thông Tuyến Năm 2021, Trường Hợp BHYT đăng Ký Tại ... - Hỏi đáp
-
Những Trường Hợp Nào được Chuyển Tuyến Khám Chữa Bệnh Bảo ...
-
Có được BHYT (bảo Hiểm Y Tế) Hỗ Trợ Chi Phí Vận Chuyển Người ...
-
Giấy Chuyển Viện Có Thời Hạn Bao Lâu? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Thủ Tục Khám Bệnh, Chữa Bệnh Bảo Hiểm Y Tế