Chuyện Về 3 Kỳ Nhân Triều Minh Tiên đoán Vận Mệnh Thiên Tử Và Thế ...
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh các hoàng đế qua các thời đại luôn xuất hiện không ít kỳ nhân dị sĩ, thông tử vi dịch học, có thể tiên đoán chính xác sự việc còn chưa xảy ra, từ một góc nhìn đặc biệt mà quan sát thế sự.
Mỗi khi gặp việc đại sự, các bậc đế vương sẽ trưng cầu ý kiến của các phương sĩ (xưa gọi những người cầu tiên học đạo), thuận theo trời mà hành động.
Những phương sĩ triều đại nhà Minh như Viên Củng, Trương Trung, Hoàng Phủ Trọng đều có thể dự đoán thời cuộc rất chuẩn xác, làm cho người thời nay chỉ biết tán thán.
Viên Củng tiên đoán Yên Vương sẽ là Thiên tử
Viên Củng được đời sau vinh danh là thầy tướng số đệ nhất của triều Minh. Trong cuộc đời mình, ông đã từng xem tướng cho cả ngàn quan đại thần, dự đoán chính xác sinh tử họa phúc cùng với thời gian ứng nghiệm, không sai một lần nào, làm cho ai cũng thấy kỳ lạ.
Trong năm Hồng Phúc, Viên Củng khi đó ở chùa Tung sơn đã gặp được tăng nhân Đạo Diễn (Diêu Quảng Hiếu), lúc ấy liền nói tăng nhân tương lai sẽ như Lưu Bỉnh Trung.
Lưu Bỉnh Trung là phụ tá của Hốt Tất Liệt, là khai quốc công thần của triều Nguyên, pháp danh Thích Tử Thông, sau này được Hốt Tất Liệt ban cho tên “Bỉnh Trung”.
Lưu Bỉnh Trung tập trung nghiên cứu “Kinh dịch” cùng với “Hoàng cực kinh thế thư” của Thiệu Ung, thông hiểu thiên văn, âm dương, thuật số các loại. Hốt Tất Liệt làm chủ Trung Nguyên, Lưu Bỉnh Trung đi theo làm phụ tá đắc lực, hỗ trợ Hốt Tất Liệt chế định quốc sách, rất được Hốt Tất Liệt tin cậy.
Viên Củng quả quyết, Đạo Diễn tương lai sẽ là một nhân vật giống như Lưu Bỉnh Trung. Về sau quả nhiên là như vậy, Đạo Diễn trở thành đệ nhất công thần của Minh Thành Tổ Chu Đệ.
Diêu Quảng Hiếu tiến cử Viên Củng lên Yên Vương Chu Đệ. Yên Vương mặc trang phục của vệ sĩ, đứng lẫn vào với chín vệ sĩ. Bọn họ hình dáng tướng mạo đều giống nhau, trang phục cũng giống nhau, tay cầm cung tên, ngồi ở trong tiệm uống rượu.
Trước đó, Viên Củng chưa từng gặp qua Yên Vương, nhưng ông trực tiếp đi đến trước mặt Yên Vương, quỳ xuống yết kiến điện hạ. Chín người đó còn cười ông nói bậy, nhưng Viên Củng lại càng tỏ ra khẩn khoản. Yên Vương đứng dậy rời đi, mời Viên Củng vào trong cung.
Viên Củng gặp Chu Đệ “Oai phong lẫm liệt, chí khí ngút trời”, quả quyết rằng Yên Vương sau này sẽ là “Thái bình Thiên tử”. Về sau, Yên Vương đăng cơ, chính là Minh Thành Tổ, khai sáng thời Vĩnh Lạc thịnh thế, lời dự đoán quả nhiên đã ứng nghiệm.
Trương Trung dự đoán chiến cuộc sau 50 ngày sẽ thắng lợi
Từ trước đến nay thế sự phức tạp, thời cuộc hỗn loạn, nhưng có kỳ nhân có thể nhìn thấu quy luật thời cuộc, nói ra huyền cơ ở đằng sau.
Lúc Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thống nhất Giang Nam, gặp phải cường địch Trần Hữu Lượng. Chu Nguyên Chương dùng 20 vạn thủy quân thân chinh ra nghênh chiến với 60 vạn thủy quân của Trần Hữu Lượng, quyết chiến tại hồ Bà Dương.
Trước cuộc chiến hồ Bà Dương (trận thủy chiến có quy mô lớn nhất thời trung cổ) Chu Nguyên Chương đã từng gọi kỳ nhân Trương Trung tinh thông thuật số đến, hỏi ông xem kết quả chiến tranh như thế nào, Truong Trung nói: “50 ngày, tất sẽ đại thắng”.
Chu Nguyên Chương lệnh cho Trương Trung cùng xuất chinh. Thuyền đi đến Cô Sơn, bởi vì không có gió, không cách nào để thuyền đi về phía trước. Trương Trung liền thi triển pháp thuật, sau đó có gió lớn nổi lên, đội thuyền có thể giương buồm lên đường. Mới chín ngày, đội quân của Chu Nguyên Chương đã đi liền một mạch từ Nam Kinh đến Nam Xương.
Quân của hai bên đại chiến ở hồ Bà Dương, thuyền của đại tướng dưới trướng Chu Nguyên Chương là Thường Ngộ Xuân một mình tiến vào, bị quân địch trùng trùng vây quanh, tất cả mọi người đều rất lo lắng cho Thường Ngộ Xuân.
Trương Trung nói: “Không cần phải lo lắng, giờ Hợi vừa đến, ông ta nhất định sẽ đi ra”. Quả nhiên, vừa đến giờ Hợi, mọi người nhìn thấy Thường Ngộ Xuân chạy ra khỏi vòng vây của quân địch.
Về sau, Chu Nguyên Chương dẫn quân tiến lên đều liên tiếp giành chiến thắng, Trần Hữu Lượng lúc rút lui bị trúng tên mà chết, quân đội tan tác. Trận chiến hồ Bà Dương, từ lúc lên đường cho đến lúc quân địch đầu hàng tổng cổng đúng 50 ngày.
Hoàng Phủ Trọng đoán ra hướng đi của quân giặc
Trương Trung đoán ra được thời gian chiến thắng quân địch, một kỳ nhân khác là Hoàng Phủ Trọng cũng đoán đúng thời gian và phương hướng mà quân giặc xâm phạm, thêm cả tình hình thắng thua và việc quân giặc xin hàng.
Sau khi hoàng gia quý tộc Mông Cổ của triều Nguyên rút khỏi Trung Nguyên, Mông Cổ phân ra thành Thát Đát, Ngõa Lạt và Ngột Lương Cáp, ba bộ tộc thường xuyên quấy nhiễu biên giới nhà Minh. Vì để giải trừ sự uy hiếp của Mông Cổ, Minh Thành Tổ từng năm lần thân chinh xuất quân đến Mạc Bắc.
Kỳ nhân tinh thông thiên văn thuật số là Hoàng Phủ Trọng cũng đi theo Minh Thành Tổ xuất chinh. Một lần, quân đội của nhà vua đi đến Mạc Bắc, lại không phát hiện ra quân giặc.
Minh Thành Tổ muốn điều quân trở về, vì vậy trước tiên lệnh cho Hoàng Phủ Trọng xem bói, Trọng nói: “Hôm nay từ giờ Mùi (từ 13 giờ đến 15 giờ) đến giờ Thân (từ 15 giờ đến 17 giờ), quân giặc sẽ theo phía Đông Nam đánh tới. Quân của bệ hạ giằng co với quân địch, cuối cùng sẽ đại thắng”.
Con của Viên Củng và Viên Trung Triệt cũng rất giỏi về xem bói xem tướng, ông cũng nói y như vậy. Đợi đến đúng khoảng giờ Mùi và giờ Thân, có người đến báo: “Quân giặc đã đến rồi!”.
Quân Minh dùng trận pháp công kích quân địch, quân địch cự không lại phải lui về sau. Sau đó nổi lên một trần cuồng phong, làm cát bụi bay mịt mù, chỉ một lát mà trời đất tối sầm, quân của cả hai bên đều không nhìn thấy nhau, quân địch mới phải rút lui.
Đêm đó, Minh Thành Tổ muốn thừa dịp ban đêm rút quân về, Hoàng Phủ Trọng và Viên Trung Triệt đều nói: “Ngày mai quân địch nhất định sẽ đến xin hàng, xin bệ hạ chờ đợi một chút”.
Quả nhiên qua ngày hôm sau, quân địch xin hàng. Minh Thành Tổ rất khâm phục thần thuật của Hoàng Phủ Trọng, ban cho ông chức quan khâm thiên giám chính, phụ trách quan sát hiện tượng thiên văn, chế định các loại lịch pháp.
Triều Minh có ba vị kỳ nhân có khả năng dự đoán rất chính xác, đã để lại một dấu ấn độc đáo trong chính sử. Bọn họ đoán chắc được tương lai của thiên tử, tính ra được thời gian chiến thắng quân địch, đoán biết được kế hoạch của đối phương.
Những sự kiện chi tiết, tỉ mỉ từ đầu đến cuối, cho dù còn chưa xảy ra, bọn họ thông qua các phương pháp thuật số để xem bói, chuẩn xác không sai đến một li. Như vậy xem ra những việc đại sự nơi thế gian đều đã có an bài cả rồi.
(Theo “Minh sử” cuốn 299)
(nguồn tinhhoa)
Từ khóa » Diêu Quảng Hiếu
-
"Tể Tướng Mặc Cà Sa" Của Nhà Minh: Từ Nhà Sư áo Vải đến đại Thần ...
-
Thập đại Quân Sư Vĩ đại Nhất Lịch Sử Trung Quốc: Gia Cát ... - Dân Việt
-
Cao Tăng Kỳ Lạ Xuất Gia Không Trốn đời, Trợ Giúp Minh Thành Tổ
-
Hiện Tượng Kỳ Lạ Xảy Ra Khi Trung Quốc Cho Khai Quật, Tàn Phá Lăng ...
-
Chân Tướng "tể Tướng Mặc Cà Sa" Của Nhà Minh: Từ Nhà Sư áo Vải ...
-
Review Phim Diêu Quảng Hiếu - M&N Official - YouTube
-
Minh Thành Tổ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vĩnh Lạc đại điển – Wikipedia Tiếng Việt
-
TBN Phim Hành Động - Review: Diêu Quảng Hiếu | Facebook
-
5 đại Quân Sư được Xưng Là "thần Nhân" Thời Trung Hoa Cổ đại
-
Thập đại Quân Sư Vĩ đại Nhất Lịch Sử Trung Quốc: Gia Cát ... - 24H
-
Dieu Boi Na - Tin Tức Tức Online 24h Về Diêu Bối Na - Zing News
-
Mưa Của Ngày Xưa - Hồ Quang Hiếu - Zing MP3