Chuyện Về Bức ảnh Duy Nhất Chụp Cá Thể Hổ Rừng ở Việt Nam

Chia sẻ với VietNamNet, ông Trần Xuân Cường – Giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát thông tin, qua khảo sát từ thông tin của người dân tại một số cánh rừng ở Việt Nam thì đang có hổ xuất hiện. Vậy nhưng, việc chụp thấy cá thể hổ ở ngoài tự nhiên thì chưa nơi nào làm được ngoài máy của đơn vị.

Từ 22 năm trước, chiếc máy ảnh bằng phim đã chụp được cá thể hổ đầu tiên vào lúc 1h30p ngày 21/12/1999. Chiếc máy ảnh bằng phim này được hỗ trợ từ cộng đồng châu Âu, do Vườn Quốc gia Pù Mát phối hợp với Tổ chức Bảo tồn Quốc tế thực hiện.

{keywords}
Chiếc máy ảnh tự động được lắp đặt trong Vườn Quốc gia Pù Mát
{keywords}
Máy ảnh tự động chụp được cá thể hổ trưởng thành vào năm 1999 tại Vườn Quốc gia Pù Mát

Cá thể hổ trưởng thành trong hình được mọi người ước tính có trọng lượng từ 150-170kg. Từ tấm ảnh này thể hiện tính đa dạng sinh học trong rừng tự nhiên, tạo tiếng vang lớn đối với các nhà khoa học khi thực hiện nghiên cứu bảo tồn các loài động vật hoang dã trong vườn Pù Mát.

“Khi loài hổ đang còn thể hiện tính đa dạng sinh học ở Pù Mát. Bức ảnh, phim và máy ảnh tự động vẫn đang được lưu trữ tại kho tư liệu đơn vị. Đây là tấm hình duy nhất ở Việt Nam được chụp tự động về loài hổ sống trong tự nhiên. Tấm hình được chụp lúc hơn 1h30p sáng, chứng tỏ ban đêm hổ vẫn đi lại để săn mồi” – ông Cường khẳng định.

Cũng theo ông Cường, chiếc máy ảnh tự động này còn chụp được một con voi khác ở vị trí cá thể hổ này đi qua. Riêng về địa điểm cụ thể nơi chụp được cá thể hổ và voi thì ông Cường xin phép không tiết lộ.

Theo ông Cường, từ năm 2018 đến 2020, các cán bộ Kiểm lâm ở Pù Mát đã đặt 617 lượt bẫy ảnh trong 200 chiếc máy chụp tự động. Trước đây, 1 tuần cán bộ kiểm lâm lại vào rừng thay pin máy ảnh một lần. Còn bây giờ, công nghệ máy ảnh hiện đại hơn nên lượng pin kéo dài lên đến 3 tháng mới phải vào rừng thay pin, chuyển đổi vị trí.

{keywords}
Cán bộ Kiểm lâm vào rừng lắp đặt máy ảnh chụp tự động 
{keywords}
Cán bộ Kiểm lâm nỗ lực tìm kiếm lại loài hổ đã mất dấu nhiều năm qua ở khu rừng giáp ranh biên giới Việt - Lào

Người dân bản địa phản ánh với cán bộ kiểm lâm, ở rừng Pù Mát, trong cánh rừng già vẫn còn dấu chân của hổ sinh sống, chủ yếu ở khu vực giáp ranh biên giới giữa Việt Nam và Lào.

Trong khi đó, từ năm 2018 đến nay, Vườn Quốc gia Pù Mát vẫn thường xuyên đặt bẫy ảnh săn tìm các cá thể hổ sống trong tự nhiên. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa phát hiện thêm bất kỳ một cá thể hổ nào chụp lại từ máy ảnh tự động.

“Hổ là loài đứng đầu trong chuỗi thức ăn cần được bảo vệ trong tự nhiên. Trường hợp hổ mất đi thì các loài khác là thực ăn của hổ thì sẽ phát triển vượt bậc. Cụ thể, ở Pù Mát hiện nay các cá thể lợn rừng và các loài thú móng guốc phát triển rất mạnh, thậm chí lợn còn về phá cả trạm kiểm lâm” – ông Cường chia sẻ.

Theo ông Cường, trong vườn Pù Mát chỗ nào cũng có dấu chân lợn rừng. Đây cũng là nguy cơ cho anh em kiểm lâm trong khi đi rừng tuần tra bị tấn công; Nguy cơ khiến một số loài chim làm tổ trên mặt đất bị lợn rừng phá hoại. Từ đây, dẫn đến mất cân bằng sinh thái và chuỗi thức ăn trong môi trường rừng tự nhiên bị phá vỡ.

Ngoài ra, giám đốc Vườn Quốc gia Pù Mát còn chia sẻ, các cá thể hổ được giải cứu đưa về trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở vườn lớn lên rất nhanh, mỗi con cân nặng hiện nay đạt gần 40kg. Hổ ngày càng lớn nhanh nhưng do điều kiện chăm sóc, môi trường sống ở đây không còn đáp ứng được. Do đó, sắp tới trung tâm cứu hộ sẽ bàn giao đàn hổ 7 con này cho trung tâm khác có đủ điều kiện nuôi dưỡng.

Hình ảnh 7 cá thể hổ nuôi nhốt đang trưởng thành ở Vườn Quốc gia Pù Mát. 

{keywords}
Hổ con khi mới tiếp nhận về từ một vụ án buôn bán động vật hoang dã do cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ
{keywords}
Phía bên ngoài chuồng nuôi hổ 
{keywords}
Các quy định nghiêm ngặt đối với người chăm sóc cá thể hổ
{keywords}
Vệ sinh chuồng trại cẩn thận mỗi ngày
{keywords}
Hai con hổ được đưa vào một chuồng
{keywords}
Hổ gầm gừ trong chuồng sắt
{keywords}
... và thể hiện tính hung dữ
{keywords}
Cá thể hổ chồm lên khi thấy người xuất hiện ở ô cửa sổ nhỏ
{keywords}
Cả hai cá thể hổ đều thể hiện tính hung dữ của loài chùa sơn lâm
{keywords}
Ra vào chuồng hổ phải đóng cửa nghiêm ngặt
{keywords}
Hổ rất hung dữ khi người đến gần chuồng
{keywords}
Thức ăn của hổ chủ yếu là thịt bò mỗi ngày
{keywords}
Hệ thống đèn để sưởi ấm cho hổ vào lúc nhiệt độ hạ xuống vào ban đêm và những ngày mưa lạnh

{keywords}

... chỉ một phút bất cẩn về loài hổ đều phải trả giá. Do đó, người chăm hổ không được phép phạm phải sai lầm nào
Hình ảnh chuồng sắt nhốt 17 con hổ như nuôi lợn trong nhà dân ở Nghệ An

Hình ảnh chuồng sắt nhốt 17 con hổ như nuôi lợn trong nhà dân ở Nghệ An

17 cá thể hổ nuôi nhốt trái phép trong nhà 2 hộ dân ở xã Đô Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) vừa được công an phát hiện. Chuồng nuôi nhốt hổ được làm bằng lồng sắt rất chắc chắn.

Quốc Huy

Từ khóa » Hình Con Hổ Trong Rừng