Chuyện Về Cây Mít Hơn 130 Năm Tuổi ở Quê Ngoại Bác Hồ - Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
- Đăng nhập
- Đăng ký
- ×
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Facebook GoogleKhi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhà nông- Tin nông nghiệp
- Muôn cách làm giàu
- Giải báo chí nông nghiệp - nông dân - nông thôn
- Ngon - Sạch - Lạ
- Chuyển đổi số nông nghiệp
- Kinh tế nông nghiệp
- Nông thôn mới
- Khuyến nông
- Khởi nghiệp sáng tạo
- Thái Bình xây dựng Nông thôn mới
Chuyện về cây mít hơn 130 năm tuổi ở quê ngoại Bác Hồ
Thứ sáu, ngày 15/05/2020 18:30 PM (GMT+7) Ai đã từng một lần về thăm quê Bác đều rất ấn tượng khi được tận mắt nhìn ngắm, chiêm ngưỡng cây mít cổ thụ hơn 130 tuổi gắn bó với tuổi thơ của Bác được trồng phía sau ngôi nhà chính trong khuôn viên gia đình cụ Hoàng Xuân Đường (ông ngoại của Bác Hồ). Giờ đây, hình ảnh ấy đã đi vào ký ức của mỗi người Bình luận 0 Dân Việt trênĐó là cây mít mật, thân cây khá to, gốc sần sùi. Cây tỏa bóng mát một góc nhà và cả trước sân gian nhà thờ họ Hoàng Xuân. Mỗi lần mít chín thơm, chúng tôi thường hái và dâng lên bàn thờ cúng các cụ tổ tiên dòng họ Hoàng Xuân và ông, bà ngoại Bác Hồ với sự biết ơn sâu sắc. Những năm gần đây cây bị lão hóa, quả thưa dần và có mùa cây không còn ra quả nữa. Thân cây bị mục dần, lá ngày càng ít đi. Ban Quản lý Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên đã mời nhiều chuyên gia về cây trồng tìm cách khắc phục, giữ lại gốc mít già nhưng đã không cứu được.
Tính đến tháng 4/2020, theo hồ sơ di tích được lưu giữ tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên, cây mít này đã hơn 130 tuổi, nghĩa là cây mít có trước khi Bác ra đời (1890). Đây cũng là cây duy nhất còn lại kể từ thời Bác còn sống. Thời gian Bác sống ở mảnh đất Hoàng Trù cùng với ông, bà ngoại, bố mẹ, anh chị và dì An (Hoàng Thị An - em gái bà Hoàng Thị Loan), Bác thường cùng anh, chị của mình vui đùa, trò chuyện bên gốc mít phía sau ngôi nhà chính. Một không gian yên bình, mát mẻ lưu giữ những kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ Bác.
Năm 1961, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ ra đi tìm đường cứu nước, Bác trở về thăm quê ngoại, thắp hương cho ông bà, tổ tiên, thăm những kỷ vật trong ngôi nhà của ông, bà ngoại và của gia đình mình, những kỷ niệm tuổi thơ như ùa về trong Bác. Bác rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cây mít ngày xưa của ông, bà ngoại vẫn còn, xúc động Bác nói “Cây mít ngày xưa của ngoại mà nay vẫn còn đây à?” “Cây này ngày trước, quả sai nhiều múi, cùi mỏng nhưng rất ngọt”. Bác nhớ rõ vị ngon ngọt của cây mít quý, nhớ về tuổi thơ của mình đã gắn bó với mảnh vườn bình yên.
Theo thời gian, phần thân lớn của gốc mít bị gãy, phần thân cây sau này mà mọi người vẫn nhìn thấy chính là chồi mới của của nó vươn lên.
Không hiên ngang như nhiều cây cổ thụ khác, cây mít đứng thu mình ở góc vườn phía sau ngôi nhà cụ Hoàng Xuân Đường. Gốc cành hiền hòa, nhỏ nhẹ và rất đỗi thân thương. Không biết bao nhiêu lần, tôi đã giới thiệu về nó trong sự ngưỡng mộ, quan tâm, tò mò và đầy lòng mến thương của khách thăm quan. Không biết có quá không khi tôi có cảm giác “cụ mít” này như một người bạn già rất đáng kính. Cụ đứng đó, lặng im và lắng nghe chúng tôi kể chuyện về gia đình Bác, đôi khi về những tâm sự cuộc đời, những bí mật thầm kín của một thời thanh xuân. Sẻ chia và đồng cảm cùng chúng tôi vào những ngày hè oi bức, những đợt gió Lào bỏng rát. Có ai đó đã từng nói: “Im lặng cũng là một thứ ngôn ngữ không lời” - có thể nói đó là cái cảm giác ngọt ngào không phải ai cũng cảm nhận được. Phải chăng vì quá yêu quý mà tôi đã nghĩ về “cụ mít” như vậy.
Tôi nghĩ, trong cuộc đời của chúng ta, những điều thân quen luôn là phần quan trọng của ký ức, hoài niệm. Vậy mà tôi thường xuyên được nhìn thấy “cụ mít” suốt 15 năm nay. Giờ đây sự hiện hữu đó không còn nữa, tôi có cảm giác những ngày hè chói chang không còn được xoa dịu bởi những tán lá của gốc mít già. Có một nỗi luyến tiếc và chạnh lòng. Một nỗi nhớ, tiếc thương khôn nguôi mỗi khi tôi đứng tại nơi “cụ mít” đã nảy mầm, đâm chồi, lớn lên, tỏa bóng mát, dâng trái ngọt cho đời.
Sinh ra và mất đi, sống và chết là quy luật của tạo hóa, cỏ cây, hoa lá cũng vậy, đều có tuổi thọ riêng của nó. Vào tháng 2/2020 cây mít đã chết. Như vậy, cây đã sống hơn 130 năm, quãng thời gian này không phải là ngắn, nhưng những gì ai đã gắn bó vẫn luôn muốn được níu giữ mãi. Và có một điều vô cùng đặc biệt, khiến chúng tôi - những người đã, đang làm việc tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Kim Liên hết sức ngỡ ngàng, vui mừng khôn xiết, đó là ngay tại gốc mít già vừa lụi tàn mọc lên một cây mít nhỏ. Ai cũng cố gắng chăm sóc cây mít mới mọc với hy vọng, nó sẽ tươi xanh, đâm chồi nảy lộc, đơm hoa, kết trái.
Sau khi gốc mít lụi, Ban Quản lý Khu Di tích Kim Liên đã đào nguyên gốc đặt bên cạnh gian thờ của dòng họ Hoàng Xuân, ngay phía sau ngôi nhà chính của cụ Hoàng Xuân Đường. Và cho dù thời gian trôi đi, muôn lớp cháu con sẽ ghi nhớ, gốc mít như một chứng nhân được nghe thấy tiếng khóc chào đời của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, gốc mít cũng chứng kiến và dõi theo sự lớn lên của cậu học trò nghèo Nguyễn Tất Thành; chứng kiến sự hình thành một nhân cách lớn của quê hương, đất nước - nhân cách Hồ Chí Minh, Người đã làm rạng rỡ non sông Việt Nam.
Phan Thị Quý (Báo Nghệ An) Từ khóa:- hoàng thị loan
- Di tích Lịch sử
- quê ngoại bác Hồ
- Di tích Kim Liên
- sinh nhật Bác
- ban quản lý
danviet.vnÝ kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x
Ảnh đính kèm
Gửi ý kiến Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem-
OCOP Bình Phước ngày càng có thêm đặc sản, sản vật nông nghiệp, nông thôn
-
Hợp tác xã là nền tảng cốt lõi thực hiện thành công Đề án 1 triệu ha lúa
-
Hành trình xây dựng nông thôn mới gắn với văn hóa và đô thị hóa ở Đan Phượng
-
Làm chuồng tầng nuôi đàn động vật hoang dã to dài trông phát ớn, chàng nông dân Tuyên Quang bán 700.000 đồng/kg
-
Tại diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói", đại điền ở Thái Bình mừng vì được giải đáp, tháo gỡ nỗi lo mất ruộng
-
Lần đầu tiên, xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt 7 tỷ USD, riêng Trung Quốc đã chiếm 4 tỷ USD
-
Con động vật bé tí, hiền như cục đất, nuôi như thú cưng trong nhà phố ở Bà Rịa-Vũng Tàu, dân tình tò mò
-
Mưa xối xả trên thượng nguồn, ở TT-Huế lắm nơi đã ngập nay càng ngập thêm, đến khổ!
-
Lại ghi nhận 6 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
-
Đào ao nuôi cá rô phi, làm chả rán lên thơm khắp làng, anh nông dân Bắc Kạn có của ăn của để
Từ khóa » Cây Mít Cụ Bạt
-
Giá Mít Thái Hôm Nay 11/2: Tại Sao Nhiều Nhà Vườn đang Phải Cắt ...
-
Tưới Tự động Cho Cây Mít - Bonsaimiennam
-
Bỏ Túi Hàng Trăm Triệu đồng Nhờ Trồng Sầu Riêng, Mít Thái
-
BẠT MÁI HIÊN - Dolatrees Chia Sẻ Kiến Thức Về Về Các Loại Cây
-
99+ điều Cần Biết Về Hoa Lan Mít Cho Người Mới Chơi Lan - My Garden
-
Hai Cô Gái Dùng Bạt Lớn Hứng 'hụt' Quả Mít - VTC News
-
KỸ THUẬT TRỒNG MÍT VÀO CHẬU NHỰA - Lợi Lợi Dân
-
"Cụ Thị" 314 Tuổi - Tuổi Trẻ Online
-
Đâu Rồi Hồn Cổ Thụ? - Báo Quảng Bình điện Tử
-
Cây Giống Mít Thái Chuẩn Giống F1 - Dụng Cụ Ngoài Trời Khác
-
Chủ Nhà Dùng Lồng Khóa Mít Trên Cây - VnExpress
-
CÂY GIỐNG MÍT THÁI | Tiki
-
Danh Sách Nhạc Cụ Cổ Truyền Trung Quốc – Wikipedia Tiếng Việt