Chuyện Về Những Người Con Dòng Họ Ngô Gia (kỳ Cuối)
Có thể bạn quan tâm
- Chuyện về những người con dòng họ Ngô Gia (kỳ 1)
Những khi giảng bài, ngoài chuyên môn, GS Ngô Gia Hy luôn răn dạy học trò của mình phải giữ được y đức. Bởi theo ông, Y học là thiên đàng vì nó có khả năng chữa bệnh cứu người, nhưng Y học cũng sẽ là địa ngục khi người thầy thuốc thiếu y đức, gây nên những tai họa cho bệnh nhân.
Góp sức dựng nên bệnh viện Bình Dân
Giáo sư Ngô Gia Hy (1916-2004) là con trưởng của cụ Ngô Gia Lễ. Mẹ mất sớm khi sinh người con út, cậu bé Ngô Gia Hy quyết tâm theo học nghề y chữa bệnh cứu người. May mắn là cụ Lễ khi làm tri huyện, đi đâu cũng sưu tầm sách thuốc nên từ nhỏ cậu bé Hy đã có những yêu thích và hiểu biết sơ khởi về nghề y học cổ truyền. Lớn lên Ngô Gia Hy theo học trường Bưởi ở Hà Nội (nay là trường Chu Văn An) rồi sau đó học Đại học Y Hà Nội.
GS Ngô Gia Hy (người đứng giữa, hàng sau) cùng anh chị em thời trẻ. |
Khi tốt nghiệp đại học, năm 1948, Ngô Gia Hy được giữ lại làm trợ giảng tại trường. thời gian sau, ông về công tác ở Bệnh viện Phủ Doãn (nay là Bệnh viện Việt - Đức, Hà Nội). Năm 1950, ông qua Pháp học về Niệu khoa, ba năm sau ông về nước.
Năm 1954, ông vào Nam cùng với một số người xây dựng Bệnh viện Bình Dân từ một phòng thương thí cùng với đội ngũ các bác sĩ, như: Bác sĩ Ninh, bác sĩ Biểu Tâm trong việc biến một trại tạm cư thành Bệnh viện Bình Dân ngày càng khang trang, to đẹp, với tôn chỉ “phục vụ người nghèo, người lao động ít tiền”. Rất nhiều bệnh nhân nghèo đã được ông cứu sống, đem lại sự lành mạnh, hạnh phúc cho gia đình người bệnh. Học trò chuyên khoa Niệu của Giáo sư Ngô Gia Hy có mặt khắp miền Nam, nhiều người hiện nay là giáo sư của nhiều trường đại học, là bác sĩ chuyên khoa của các bệnh viện lớn. Giáo sư Ngô Gia Hy công tác ở Bệnh viện Bình Dân trong 40 năm.
Thời gian sau, ông tham gia giảng dạy về y khoa ở Đại học Y khoa Sài Gòn. Năm 1967, ông trở thành Khoa trưởng - Đại học Y khoa Sài Gòn. Năm 1965, ông đề xuất việc học trong trường Y khoa từ tiếng Pháp chuyển sang tiếng Việt. Năm 1984, ông được phong hàm Giáo sư.
Ông đã có thời gian đi tu nghiệp ở Hoa Kỳ và đã từng là thành viên trong Hội Phẫu thuật học của Hoa Kỳ, từng tham gia Hội Niệu học Quốc tế, là thành viên Hội Niệu học Pháp, và là sáng lập viên Hội Niệu học Đông Nam Á. Cho đến tận cuối đời, ông vẫn là Chủ tịch danh dự của Hội Niệu học Việt Nam và Hội Niệu học TP Hồ Chí Minh.
Cố vấn tách cặp song sinh Việt - Đức
Nguyễn Việt sinh ngày 25-2-1981, mất ngày 6-10-2007 và Nguyễn Đức sinh ngày 25-2-1981 tại tỉnh Kon Tum, là cặp sinh đôi dính liền đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam. Họ bị dính với nhau là tác động của chất độc da cam của quân đội Mỹ.
Từ tháng 3-1988, Giáo sư Hy được giao chỉ đạo chuyên môn trong êkip mổ tách đôi Việt - Đức. Một êkip được huy động đến 70 bác sĩ và các nhà chuyên môn giỏi từ nhiều đơn vị y tế khác nhau. Một trong số đó là bác sĩ Trần Đông A. Giáo sư Hy là cố vấn cho kíp mổ này.
Ca mổ đã thành công mỹ mãn. Bác sĩ Trần Đông A phát biểu sau ca mổ rằng: “Tập thể mổ đã tiên đoán đúng cấu trúc sinh học của Việt - Đức tới 90%, 10% ngoài tiên đoán, đó là sự xuất hiện một tĩnh mạch trên đường tách đôi và nó đã được xử lý nhanh đúng theo chỉ thị tại chỗ của GS Ngô Gia Hy...”.
Khi đã nghỉ hưu, Giáo sư Ngô Gia Hy vẫn dành phần lớn thời gian để sâu sát, thúc đẩy học trò mình nắm bắt những thành tựu trên thế giới, ứng dụng những kỹ thuật cao trong điều trị, như nội soi điều trị các loại bướu tiền liệt tuyến, tán và lấy sỏi niệu quản qua da, tạo hình bọng đái bằng ruột non…
Giáo sư Ngô Gia Hy đã hướng dẫn trên 70 luận án bác sĩ, phó tiến sĩ, viết rất nhiều bài báo... Ngoài viết báo, ông còn cho ra đời nhiều cuốn sách. Ông được tặng các giải thưởng: Giải thưởng khoa học Tôn Thất Tùng (2004), Huân chương Lao động hạng ba (1999), danh hiệu Nhà giáo ưu tú (1990), Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục (1997), Huy chương Vì thế hệ trẻ (1988).
Từ nghiệp binh sang nghiệp y
Cũng theo nghiệp y như người anh Ngô Gia Hy, TS Ngô Gia Thạch cũng là người tận tâm với nghề Y. Ở tuổi ngoài tám mươi, nhưng trông ông vẫn còn minh mẫn, khỏe mạnh. Ông sinh năm 1933 ở huyện Tam Nông, Phú Thọ là nơi thân phụ ông là cụ Ngô Gia Lễ đến làm tri huyện ở đó. Vào thời Pháp thuộc, các quan chức của ta phải luân chuyển công tác luôn chứ không làm mãi một nơi. Năm ông 11 tuổi thì cha mất, ông phải từ giã Hà Nội về quê Tam Sơn, Bắc Ninh sinh sống.
Cố GS, Bác sĩ Ngô Gia Hy. |
Năm 1947, đang học phổ thông sắp lên trung học chuyên khoa, dù chưa đủ tuổi, cậu bé Gia Thạch đi bộ đội vào đơn vị của người anh lúc đó làm ở Cục Quân dược. Sau đó ông lên thi vào ngành Quân y làm y sĩ, nối nghiệp nghề Y theo các anh. Ông vừa theo đơn vị đi chiến dịch vừa đi học.
Thời gian này ông tham gia chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Chiến dịch Hoàng Hoa Thám là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vào khu vực Hải Phòng thuộc đồng bằng Bắc Bộ do quân Liên hiệp Pháp kiểm soát. Đây là một trong ba chiến dịch lớn trong Đông-Xuân 1950-1951.
Sau đó, ông tham gia chiến dịch Tây Bắc giải phóng Sơn La. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ nổ ra, ông cùng Sư đoàn 316 về đóng quân ở vùng hậu cứ Phú Thọ. “Khi đánh đồn Mộc Châu, ta bắt được nhiều tù binh, chúng tôi phải lo chăm sóc cho họ cả ngày lẫn đêm. Chúng tôi cũng phải chăm sóc cho thương bệnh binh của ta nữa. Thời đó gian khổ lắm, đói là chuyện bình thường. Mỗi ngày chỉ có nắm xôi hoặc nắm cơm ăn với muối”, ông Thạch nói.
Thời gian sau, ông thi vào Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 1962, tốt nghiệp Trường Đại học Y Hà Nội, ông được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy bộ môn Ký sinh trùng và sinh học. Bác sĩ Đặng Văn Ngữ lúc ấy đang là Trưởng bộ môn này. Sau này, bộ môn được tách ra làm hai môn riêng là bộ môn Ký sinh trùng và bộ môn Sinh học. Ông Thạch làm giáo vụ của bộ môn Sinh học, sau đó được bầu làm Chủ nhiệm bộ môn. Năm 1986, ông Thạch vào công tác ở Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh đến năm 2003 thì nghỉ hưu.
Nghiên cứu khoa học
Thời kỳ theo học Đại học Y Hà Nội, ông Thạch nghiên cứu về bệnh sán máng vịt. ËÂu trùng của loại sán này sinh sống trên cơ thể của vịt, thậm chí chui vào trong máu của vịt nên nếu ăn tiết canh vịt là có thể mang bệnh. Bệnh này gây ngứa cho người.
Hồi đó, nhiều người dân ở vùng Bắc Bộ bị bệnh ngứa ngoài da nhưng không ai biết được căn nguyên. Ông Thạch bắt đầu tìm hiểu về căn bệnh này. Ông về vùng nông thôn, bắt một số con ốc trong các ao về đặt dưới kính hiển vi tìm hiểu, ông phát hiện ra loại sán này. Ông bắt chúng cho vào nước rồi ngâm chân vào. Sau đó thấy chân bị ngứa như người dân mô tả.
GS- TS Ngô Gia Thạch. |
Qua nhiều thực nghiệm nữa ông đã tìm ra nguyên nhân của căn bệnh và công bố cho giới khoa học và mọi người biết. Lúc đó Giáo sư Đặng Vu Hỷ chuyên gia về bệnh da liễu ở Pháp mới về liền cử học trò yêu của mình tìm đến ông Thạch để nghiên cứu tìm ra thuốc trị cho căn bệnh này. Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, họ tìm ra cách chữa cho căn bệnh này là dùng dầu rái (loại dầu dùng để bôi, quét lên nón cho bóng, tránh bị ngấm nước và bền hơn) bôi lên da thì vi trùng sẽ không xâm nhập được.
Thời gian sau, ông nghiên cứu nếp vân da để tìm dấu hiệu nhận biết một số bệnh về di truyền của con người. “Một số bệnh di truyền thường ảnh hưởng đến nếp vân da, thể hiện ra nếp vân da nên tôi nghiên cứu về nếp vân da để giúp nhận biết biểu hiện của một số loại bệnh. Chẳng hạn bệnh rối loạn nhiễm sắc thể biến đổi và có đặc trưng gì không, biểu hiện như thế nào ra nếp vân da. Việc nghiên cứu nếp vân da giúp chẩn đoán một số bệnh, tuy nhiên kết quả không cao”, ông Thạch nói. Công trình này sau đó được ông viết thành cuốn sách mang tên “Nếp vân da”.
Ngoài ra, Giáo sư Ngô Gia Thạch còn nghiên cứu về các loại bệnh ngoài da để phân loại các loại nấm, xem xét người Việt Nam thường mắc loại nấm nào… Đề tài nghiên cứu về các loại bệnh ngoài da là đề tài ông Thạch bảo vệ luận án Tiến sĩ. Và nó được hai người thầy Đặng Văn Ngữ, Đặng Vu Hỷ đánh giá cao.
Tâm nguyện của hai thế hệ
Trò chuyện cùng chúng tôi, Thạc sĩ Ngô Gia Lương cho biết, cha mình, Giáo sư Ngô Gia Hy, sinh thời rất tâm huyết với ngành giáo dục. Giáo sư Hy đã thành lập trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam theo mô hình bất vụ lợi, nhưng tiếc rằng đến nay, ý tưởng đó đã bị một số cổ đông của trường này, phá vỡ.
Thạc sĩ Ngô Gia Lương với tâm nguyện về ngành quản trị bệnh viện. |
Là một nhà giáo, bác sĩ, Giáo sư Ngô Gia Hy đã trăn trở nhiều về vấn đề Y đức và chất lượng của các bệnh viện và của cả ngành y. Thạc sĩ Lương cho biết, Giáo sư Ngô Gia Hy là người sáng lập ngành Quản trị bệnh viện ở Việt Nam và hiện chỉ có Trường Hùng Vương có khoa này. Đây cũng là tâm huyết của Giáo sư Ngô Gia Hy và Thạc sĩ Ngô Gia Lương.
Thạc sĩ Ngô Gia Lương sinh năm 1960, là con thứ 3 của Giáo sư Hy. Sau khi đi dạy ở Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh được một thời gian, ông Lương qua trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Năm 1988, ông Lương qua công tác ở khoa Quản trị bệnh viện của Trường Hùng Vương, là phó khoa này từ năm 2004 đến 2012.
“Ở Việt Nam hiện chưa có nhà quản lý bệnh viện được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Những người quản lý ở các bệnh viện chủ yếu lấy từ những bác sĩ trong bệnh viện lên. Họ có thể rất giỏi về chuyên môn nhưng về nghiệp vụ quản lý thì chưa được đào tạo. Nhận thấy điều đó, khi theo học ở Pháp, cha tôi đã để ý nghiên cứu và tìm hiểu về ngành này. Khi về Việt Nam, ông bắt đầu truyền bá nó. Tâm huyết của cha tôi là thông qua việc đào tạo về nhân lực của ngành Quản trị bệnh viện sẽ giúp cho chất lượng quản lý trong bệnh viện được nâng cao. Bởi vì chỉ có quản lý bệnh viện tốt thì mới có bệnh viện chất lượng tốt”, Thạc sĩ Lương cho biết.
Nhận ra điều đó, từ năm 2013, Bộ Y tế đã ứng dụng tiêu chí chất lượng bệnh viện (tức áp dụng Thông tư 01). Nó giúp có căn cứ đánh giá chất lượng bệnh viện. Trong đó quy định mỗi bệnh viện phải có phòng đảm bảo chất lượng ở bệnh viện. Tuy nhiên, về bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện để làm cơ sở đánh giá thì lại ít thấy được nhắc tới.
Từ khóa » Ts Ngô Gia
-
Hồng Trà Ngô Gia
-
Hồng Trà Ngô Gia - Thái Phiên ở Quận 11, TP. HCM
-
Trà Sữa Ngô Gia ở Quận 10, TP. HCM
-
Hồng Trà Ngô Gia 吳家紅茶冰 - Home | Facebook
-
Hồng Trà Ngô Gia - Riviu
-
Hồng Trà Ngô Gia - Thái Phiên | WebReview.VN
-
TS Ngô Gia Võ - Tin Tức, Hình ảnh, Video, Bình Luận
-
TS Ngô Mạnh Quân Chuyên Khoa Huyết Học - Medlatec
-
Bài Viết Của Chuyên Gia PGS.,TS. Ngô Trí Long
-
PGS. TS Ngô Văn Giá: Người Làm Báo Cần Nhiều Hơn Là Chữ Tài
-
GS.TS.BS NGÔ QUÝ CHÂU | Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh
-
Ngô Gia Hy – Wikipedia Tiếng Việt