CIC Là Gì? Cách Kiểm Tra CIC Online Miễn Phí Nhanh Chóng? - Timo

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân như thế nào? Vì sao khi thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng thì cần phải lưu ý đến lịch sử tín dụng? Trong bài viết sau đây, Timo by BVBank sẽ trả lời cho bạn câu hỏi CIC là gì và những vấn đề liên quan đến cách “check CIC”.

Menu Xem nhanh 1. CIC là gì? 2. CIC hoạt động như thế nào? 3. Những tiêu chí ảnh hưởng đến điểm CIC 4. Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online miễn phí nhanh, chính xác 4.1. Cách xác thực thông tin cá nhân qua website của CIC 4.2. Cách xác thực thông tin cá nhân qua App trên điện thoại 4.3. Cách xác thực thông tin cá nhân tại ngân hàng 5. Những nhóm nợ xấu theo quy định hiện nay 6. Làm sao xóa nợ xấu trên CIC? 6.1. Thanh toán đầy đủ các khoản nợ 6.2. Đợi một thời gian 6.3. Xây dựng lại lịch sử tín dụng

CIC là gì?

CIC (Credit Information Center) hay còn được gọi là Trung tâm Thông tin Tín dụng,tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức để phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Chức năng của CIC bao gồm:

  • Đăng ký hệ thống tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành để hỗ trợ mọi người kiểm tra thông tin tín dụng nhanh chóng.
  • Thu thập thông tin về nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng.
  • Hạn chế và ngăn ngừa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ để CIC tiến hành chấm điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
  • Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam, phục vụ nhu cầu vay vốn hay các dịch vụ tín dụng khác.

CIC là gì?

CIC hoạt động như thế nào?

Mọi giao dịch vay, mượn nợ và thanh toán của bạn ở những ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Dữ liệu này sẽ làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai. Trên CIC, bạn sẽ truy xuất được những thông tin như:

  • Số tiền đã, từng và đang vay
  • Mục đích sử dụng của khoản vay
  • Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?
  • Thời gian trả khoản nợ là bao lâu?
  • Lịch sử trả nợ
  • Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào?
  • Tình trạng của khoản nợ tính tới thời điểm hiện tại
  • Có thế chấp tài sản nào hay không?

Những tiêu chí ảnh hưởng đến điểm CIC

Điểm CIC nhiều người lầm tưởng rằng điểm CIC chỉ ảnh  bởi việc thanh toán vay nợ. Tuy nhiên, điểm tín dụng CIC tốt hay không còn phụ thuộc vào những tiêu chí sau:

  • Lịch sử thanh toán các khoản nợ (35%). Các khoản nợ này nếu như khách hàng thanh toán đầy đủ, đúng hạn khi sử dụng dich vụ thẻ tín dụng, vay tiêu vùng, vay vốn kinh doanh… sẽ giúp bạn có điểm CIC cao.
  • Dựa vào khoản nợ tín dụng còn hay không đến thời điểm đi vay (30%). Nếu khách hàng đang có ý định sử dụng các dịch vụ vay, thẻ tín dụng… ngân hàng sẽ kiểm tra khoản nợ tín dụng trước đó của khách. Nếu khách hàng có khoản nợ quá lớn so với thu nhập thì nguy cơ bị từ chối vay tiền hoặc bị chấm dứt tín dụng.
  • Thời gian mở tài khoản tín dụng (15%): Nếu bạn có 1 tài khoản tín dụng sử dụng lâu dài chứng tỏ bạn có khả năng quản lý tài chính tốt, là yếu tố ghi điểm cao CIC.
  • Loại tín dụng (10%): Tùy theo từng loại tín dụng: thẻ tín dụng, vay mua nhà, vay tiêu dùng,… sẽ có những yếu tố đánh giá khác nhau trong quá trình tính điểm tín dụng.
  • Tài khoản tín dụng mới (10%): Việc mở quá nhiều tài khoản tín dụng trong một thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của khách hàng.

>> Xem thêm:

  • Cách mở thẻ tín dụng online không cần chứng minh thu nhập
  • Rút tiền mặt thẻ tín dụng là gì? Cách rút và biểu phí mới nhất 2024
  • Cách cải thiện điểm tín dụng CIC thấp đơn giản, hiệu quả

Hướng dẫn cách kiểm tra CIC online miễn phí nhanh, chính xác

Cách xác thực thông tin cá nhân qua website của CIC

Bước 1: Khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp truy cập vào đường link cic.gov.vn để tự tra cứu điểm CIC. Lưu ý là đường link cic.org.vn chỉ dành riêng cho các tổ chức tín dụng khai thác.

Cách check CIC online miễn phí nhanh chóng

Bước 2: Chọn “Đăng ký” để được cấp tài khoản khai thác.

Bước 3: Đăng ký thông tin cá nhân theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó bấm “Tiếp tục”.

Xác minh thông tin trên trang web của CIC

Bước 4: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký ở bước 3, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Xác minh thông tin trên trang web của CIC để check CIC online

Bước 5: Nhân viên CIC gọi điện đến bạn để xác minh thông tin.

Bước 6: Tên đăng nhập và Mật khẩu được gửi qua Emai/SMS của khách hàng.

Bước 7: Truy cập vào hệ thống CIC và kiểm tra thông tin lịch sử tín dụng cá nhân.

Lưu ý: Nên nhập email và số điện thoại để nhận thông báo quan trọng từ trung tâm CIC.

>> Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu online miễn phí và chính xác nhất 2024

Cách xác thực thông tin cá nhân qua App trên điện thoại

Đầu tiên, tải ứng dụng để tra CIC online theo các bước sau:

Bước 1: Tải ứng dụng CIC credit connect – Kết nối nhu cầu vay trên CH Play hoặc iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM trên App Store.

Bước 2: Đăng ký tài khoản (nhập Họ tên theo CMND/CCCD, số điện thoại, tạo mật khẩu đăng nhập).

Bước 3: Nhập mã xác thực OTP.

Bước 4: Cho phép truy cập location (vị trí) trên máy.

Cách tạo tài khoản kiểm tra CIC

Để tra cứu CIC bạn thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chọn “Khai thác báo cáo” để bắt đầu tra CIC.

Bước 2: Xác thực khai thác báo cáo bằng Mật khẩu/Vân tay/Face ID.

Bước 3: Mua báo cáo tín dụng.

Bước 4: Nhập mã xác thực OTP.

Bước 5: Xem báo cáo tín dụng.

> Xem thêm:

  • Tại sao mã OTP không gửi về điện thoại? Cách xử lý
  • Cách lấy mã OTP SMS trên điện thoại nhanh chưa đến 1 phút

Cách xác thực thông tin cá nhân tại ngân hàng

Check CIC qua ngân hàng là điều cần thiết, nếu bạn muốn đăng ký khoản vay hoặc hồ sơ tín dụng tại đó. Để thực hiện kiểm tra CIC qua ngân hàng, bạn có thể làm theo các bước đơn giản sau:

Bước 1: Đến phòng giao dịch vào giờ hành chính và yêu cầu nhân viên kiểm tra điểm tín dụng CIC.

Bước 2: Cung cấp thông tin cá nhân và các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn.

Bước 3: Đợi kết quả kiểm tra từ nhân viên ngân hàng.

Bước 4: Dựa trên tình trạng tín dụng hiện tại, khách hàng sẽ được tư vấn về các gói vay hoặc dịch vụ tài chính phù hợp nhất.

Lưu ý: Mỗi năm, khách hàng sẽ được 1 lần tra cứu điểm tín dụng CIC miễn phí tại ngân hàng. Những lần sau đó, bạn sẽ phải trả mức phí là 30.000 đồng/lần.

Những nhóm nợ xấu theo quy định hiện nay

Nợ xấu được phân thành 5 nhóm chính như sau:

  • Nhóm nợ chưa phải là nợ xấu: Nhóm 1 và nhóm 2
  • Nhóm nợ được xem là nợ xấu: Nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
  • Các khoản nợ được xem là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi trong thời hạn đã định.
  • Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày nhưng vẫn được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
  • Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.
  • Các khoản nợ được xếp vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
  • Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày.
  • Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi vì người vay không đủ khả năng trả đầy đủ theo hợp đồng.
  • Các khoản nợ thuộc các trường hợp vi phạm quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày từ ngày có quyết định thu hồi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
  • Các khoản nợ quá hạn sau 180 ngày đến 360 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn.
  • Các khoản nợ chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
  • Khoản nợ quá hạn thanh toán trên 360 ngày.
  • Khoản vay đã được tái cơ cấu thời hạn thanh toán lần đầu và hiện đang quá hạn từ 91 ngày trở lên.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai bị quá hạn.
  • Những khoản vay đã trải qua quá trình tái cơ cấu thời hạn thanh toán từ lần thứ ba trở đi.
  • Các khoản nợ chưa thu hồi được trên 60 ngày từ ngày có quyết định thu hồi.

Làm sao xóa nợ xấu trên CIC?

Nợ xấu là tình trạng khách hàng không thanh toán các khoản nợ đúng hạn theo như hợp đồng đã ký kết với ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng. Thông tin về nợ xấu này sẽ được gửi đến hệ thống CIC và lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định.

Thanh toán đầy đủ các khoản nợ

Điều kiện tiên quyết để xóa nợ xấu trên CIC là bạn phải thanh toán toàn bộ số tiền nợ gốc và lãi theo đúng hợp đồng với ngân hàng/tổ chức tín dụng. Sau khi thanh toán xong, bạn cần liên hệ với ngân hàng/tổ chức tín dụng để yêu cầu họ cập nhật thông tin bạn đã thanh toán đầy đủ nợ trên hệ thống CIC.

Đợi một thời gian

Theo quy định của CIC, thông tin nợ xấu sẽ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Sau khi hết thời gian này, thông tin nợ xấu sẽ tự động bị xóa. Trong đó, thời gian để thông tin nợ xấu xóa khỏi CIC sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhóm nợ xấu, số tiền nợ, thời gian quá hạn trả nợ,… Do đó, sau khi bạn đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ, điều bạn cần làm là chờ đợi một thời gian. 

Xây dựng lại lịch sử tín dụng

Sau khi xóa nợ xấu, bạn nên sử dụng dụng các dịch vụ tài chính một cách có trách nhiệm, thanh toán các khoản vay nợ đúng hạn để xây dựng lại lịch sử tín dụng tốt trên CIC. 

Ngoài ra, khi xóa nợ xấu trên CIC thì bạn cần đặc biệt lưu ý những điều sau: 

  • Việc xóa nợ xấu cần thời gian và sự kiên nhẫn, không có cách nào để xóa nợ xấu nhanh chóng.
  • Người dùng cần cẩn trọng, tỉnh táo trước các thông tin, dịch vụ xóa nợ xấu nhanh chóng do một số đối tượng lợi dụng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
  • Trước khi thực hiện bất kì hành động nào, bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về quy định của hệ thống CIC.

Như vậy, dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào? Chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận và lưu trữ. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của Timo by BVBank cũng vậy. Tất cả đều được Timo by BVBank gửi cho CIC để làm dữ liệu đối chiếu sau này.

Bài viết trên cung cấp thông tin CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân online và xóa nợ trên CIC. Timo by BVBank hy vọng những chia sẻ trên hữu ích với bạn đọc.Để xây dựng cho mình điểm tín dụng tốt, bạn nên đăng ký thẻ tín dụng và sử dụng tín dụng một cách hợp lý, hiệu quả.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ số điện thoại của Trung tâm CIC:

  • Chi nhánh TP.HCM: (+84) 28.3915.3681
  • Chi nhánh Hà Nội: (+84) 24.3352.5958

Mở thẻ Timo by BVBank Visa – Nhận ngay hàng loạt ưu đãi Miễn phí phát hành thẻ & phí thường niên trọn đời

Sở hữu thẻ tín dụng dễ dàng chỉ với sao kê lương từ 6 triệu đồng. Được chấp nhận ở 62.000 địa điểm trong nước và 30 triệu địa điểm trên toàn cầu. Hạn mức tín dụng lên đến 500 triệu VNĐ, có thể rút tiền mặt đến 50% hạn mức. Thẻ được bảo mật an toàn, khóa và mở thẻ ngay trên ứng dụng Timo by BVBank. MỞ THẺ TÍN DỤNG NGAY!

Từ khóa » điểm Tín Dụng Cic Là Gì