CIP Là Gì
Có thể bạn quan tâm
Bộ phận hỗ trợ chúng tôi hoạt động 24/7.
Bạn có thể liên hệ đến Hotline: 0886 28 8889. Hoặc vui lòng điền thông tin theo mẫu bên dưới:
Gõ chữ: DTDV
-Skip to Content
CIP là gìDate: 08/03/2024
By Door to Door Viet
CIP là gì
CIP là gì ? Giá CIP là gì, mua bán theo giá CIP, ưu nhược điểm, Carriage and Insurance Paid to price , CIP theo incoterm 2010, CIP là viết tắt của chữ gì, có nên mua hàng theo giá CIP không và những lưu ý khi nhập hàng theo giá CIP. Là những nội dung mà Door to Door Việt muốn chia sẻ đến Quý vị trong bài viết này.
1. Khái niệm
1.1 CIP là gì?
CIP là viết tắt của “Carriage and Insurance Paid to” (Vận chuyển và bảo hiểm trả tới). Đây là một trong các điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành, nhằm quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong giao dịch quốc tế.
Mua bán theo điều kiện CIP là người bán cho trách nhiệm thuê vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa. Chi phí thuê vận chuyển và mua bảo hiểm hàng hóa thuộc về người bán. Tuy nhiên, rủi ro về hàng hóa sẽ được chuyển giao cho người mua ngay khi hàng được xếp lên phương tiện vận chuyển một cách an toàn.
2.1 Giá CIP là gì?
Giá CIP (Carriage and Insurance Paid to) là giá bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hóa đến điểm đích đã thỏa thuận giữa người bán và người mua. Theo điều khoản CIP trong Incoterms 2020, người bán chịu trách nhiệm thanh toán chi phí vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển đến điểm đích.
Thành phần của giá CIP
Giá CIP bao gồm các thành phần sau:
- Giá trị hàng hóa: Đây là giá trị thực tế của hàng hóa mà người bán cung cấp cho người mua.
- Chi phí vận chuyển: Là chi phí để vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đích đã thỏa thuận. Điều này bao gồm cước phí vận chuyển, phí bốc xếp, và các chi phí khác liên quan đến vận chuyển.
- Chi phí bảo hiểm: Đây là chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Bảo hiểm này thường phải có giá trị ít nhất là 110% giá trị hàng hóa, bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Cách tính giá CIP
Để tính giá CIP, người bán cần tổng hợp tất cả các chi phí liên quan đến hàng hóa, vận chuyển và bảo hiểm. Công thức tính giá CIP có thể được biểu diễn như sau:
Giaˊ CIP=Giaˊ trị haˋng hoˊa+Chi phıˊ vận chuyển+Chi phıˊ bảo hiểm\text{Giá CIP} = \text{Giá trị hàng hóa} + \text{Chi phí vận chuyển} + \text{Chi phí bảo hiểm}
Ví dụ: Nếu giá trị hàng hóa là 10,000 USD, chi phí vận chuyển là 500 USD, và chi phí bảo hiểm là 150 USD, thì giá CIP sẽ là:
10,000USD+500USD+150USD=10,650USD10,000 USD + 500 USD + 150 USD = 10,650 USD
Ưu điểm của giá CIP
- Đối với người mua: Giá CIP giúp người mua dễ dàng tính toán và quản lý chi phí nhập khẩu, vì mọi chi phí liên quan đến vận chuyển và bảo hiểm đã được bao gồm trong giá. Người mua cũng được bảo vệ bởi bảo hiểm trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Đối với người bán: Giá CIP giúp người bán kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa và bảo đảm rằng hàng hóa được bảo hiểm, giảm thiểu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Trên đây là định nghĩa trả lời sơ bộ cho câu hỏi CIP là gì. Sau đây, Door to Door Việt sẽ giới thiệu đến Quý vị quyền và nghĩa vụ của bên bán, bên mua khi mua hàng theo giá CIP. Mời Quý vị theo dõi tiếp phần nội dung sau đây.
2. Trách nhiệm và nghĩa vụ bên bán và bên mua theo giá CIP
Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán và bên mua theo giá CIP. Là một trong những quan tâm hàng đầu của nhà xuất nhập khẩu. Ai cũng muốn có trách nhiệm tối thiểu và quyền lợi tối đa. Chính vì lẽ đó phải hiểu rõ được trách nhiệm và quyền lợi theo giá CIP. Để cân nhắc có nên mua bán theo giá CIP hay không.
Khi đã chọn điều kiện CIP hay một bất kì điều khoản incoterms nào khác. Nếu đã được ghi vào hợp đồng, thì các bên buộc phải hoàn thành các trách nhiệm nghĩa vụ của mình. Trừ khi có những điều khoản riêng được thỏa thuận và nêu rõ trong hợp đồng.
2.1. Trách nhiệm và nghĩa vụ người bán theo giá CIP
Người bán hàng theo giá CIP thì sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:
- Chuẩn bị và giao hàng hóa đầy đủ, đúng số lượng, chủng loại, chất lượng như đã thỏa thuận.
- Chuẩn bị các hồ sơ, chứng từ liên quan như: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, chứng nhận xuất xứ. Và những chứng từ khác theo yêu cầu nhà nhập khẩu.
- Làm thủ tục xuất khẩu tại nước xuất.
- Thuê vận chuyển và chịu các chi phí liên quan đến vấn để để giao hàng đến tận địa điểm đã được đồng ý từ trước với người mua.
- Mua bảo hiểm hàng hóa, người thụ hưởng bảo hiểm là người mua.
- Hỗ trợ người mua làm việc với đơn vị bán bảo hiểm, để lấy tiền bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất hàng hóa.
Trên đây, là những nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán khi giao dịch theo điều kiện CIP. Ngoài ra còn tùy thuộc vào hợp đồng và những ràng buộc mà hai bên sẽ thỏa thuận. Những ràng buộc đó sẽ điều chỉnh trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên.
Nếu Quý vị chưa hiểu được CIP là gì, trách nhiệm người bán theo giá CIP. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
2.3. Trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua theo giá CIP
Người mua hàng theo giá CIP thì sẽ có những trách nhiệm và nghĩa vụ sau đây:
- Phải thanh toán tiền hàng và các chi phí liên quan cho người bán theo giá CIP.
- Tiếp nhận hàng tại địa điểm đã thống nhất từ trước với người bán.
- Chịu trách nhiệm thông quan hàng hóa tại nước nhập khẩu.
- Mọi rủi ro sẽ được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng được xếp lên phương tiện vận tải chính như: Tàu, máy bay, tàu hỏa.
- Phối hợp với người bán và yêu cầu bên bán bảo hiểm bồi thường. Trong trường hợp xảy ra tổn thất.
Trên đây, là những trách nhiệm của người mua khi mua hàng theo điều kiện CIP. Ngoài ra, nếu có những thỏa thuận khác thì trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua có thể thay đổi. Vì thế, khi thỏa thuận mua bán theo điều kiện CIP thì cần phải tìm hiểu kỹ.
Những trách nhiệm của người mua và người bán trên đây sẽ bổ sung cho câu hỏi CIP là gì. Nếu Quý vị chưa hiểu hoặc cần tư vấn thêm về điều kiện CIP trong incoterms 2010. Vui lòng liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn.
3. Cần chú ý những gì khi mua bán hàng theo giá CIP
Để tránh những tổn thất, cũng như những tranh chấp không đáng có. Khi mua hàng và bán hàng theo giá CIP thì cần phải nhớ rõ đặc điểm, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên. Để có được những ứng xử đúng mực của các bên. Sau đây, Door to Door Việt sẽ chia ra những lưu ý cho người bán, cho người mua cụ thể.
3.1. Người bán cần lưu ý khi bán theo CIP
Theo điều kiện CIP thì nghĩa vụ của người bán khá nhiều. Nhưng trách nhiệm và rủi ro thì tương đối ít, đặc biệt là những rủi ro xảy ra trên tuyến vận tải chính. Tuy nhiên, khi bán hàng theo điều kiện này người mua cần phải lưu ý những điểm sau đây:
- Thương lượng rõ phương thức thanh toán, để đảm bảo có thể thu được tiền hàng đúng thời gian và đủ. Tốt nhất là lựa chọn phương thức thanh toán trước “T/T in advance”.
- Giao đủ, đúng và đóng gói hàng hóa như đã thỏa thuận.
- Khi chuẩn bị chứng từ xong, gửi chứng từ về cho người nhận bằng chuyển phát nhanh. Không được gửi đi kèm với hàng hóa.
- Lựa chọn phương thức vận tải chính an toàn, uy tín. Để hạn chế những phát sinh, hư hỏng hàng hóa, chậm thời gian giao hàng.
- Người được thụ hưởng trên chứng thư bảo hiểm là người mua hàng. Người bán chỉ mang tính chất mua hộ bảo hiểm.
- Việc được quyền lựa chọn phương tiện vận tải sẽ giúp người mua quản lý và kiểm soát được hàng hóa. Trong trường hợp không nhận đủ được thanh toán tiền hàng thì có thể giữ hàng lại.
3.2. Người mua cần phải lưu ý khi mua theo CIP
Khi mua hàng theo điều kiện CIP thì rủi ro cho người mua khá lớn. Vì sau khi giao hàng xong cho người vận chuyển chính thì rủi ro lúc này đã chuyển giao cho người mua. Khi mua hàng theo giá CIP thì người mua cần phải lưu ý những điểm sau:
- Kiểm tra số lượng, chất lượng, đóng gói khi nhận hàng tại địa điểm đã định. Trong trường hợp thiếu số lượng, trọng lượng hoặc chủng loại thì phải thông báo sớm cho người mua và từ chối nhận hàng.
- Người mua là người thụ hưởng trên bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất hàng hóa. Nên yêu cầu người bán cung cấp chứng thư bảo hiểm sớm nhất có thể.
- Yêu cầu người bán cung cấp các chứng từ cần thiết để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Bộ chứng từ phải gửi về bằng đường chuyển phát nhanh không được gửi kèm cùng hàng.
- Yêu cầu người bán cung cấp hình ảnh đóng hàng tại kho.
- Yêu cầu người bán cung cấp vận đơn, lịch trình cụ thể, thông tin của đơn vị vận chuyển. Để tiện trong việc kiểm tra lịch trình và hành trình.
Trên đây, là toàn bộ những lưu ý mà người bán và người mua nên tham khảo khi mua bán theo điều kiện CIP. Ngoài những lưu ý chính ở trên thì còn rất nhiều lưu ý khác mà chúng tôi không đề cập ở đây. Nếu Quý vị thấy hiểu về CIP là gì hoặc chưa đủ, có thể liên hệ đến hotline hoặc hotmail của chúng tôi để được tư vấn thêm.
4. Có nên mua bán hàng theo giá CIP không ?
Việc quyết định mua bán hàng theo giá CIP (Carriage and Insurance Paid to) phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm tính chất của hàng hóa, địa điểm giao hàng, cũng như nhu cầu và chiến lược kinh doanh của các bên liên quan. Dưới đây là một số ưu và nhược điểm của việc sử dụng giá CIP để giúp bạn đưa ra quyết định.
4.1. Ưu điểm của việc mua bán hàng theo giá CIP
Bảo vệ hàng hóa tốt hơn: Người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa, đảm bảo rằng hàng hóa được bảo vệ trong suốt quá trình vận chuyển.
Giảm bớt rủi ro cho người mua: Người mua không phải lo lắng về việc tìm kiếm và mua bảo hiểm cho hàng hóa, điều này giúp giảm bớt công việc và rủi ro cho họ.
Tính toán chi phí dễ dàng: Giá CIP bao gồm cả chi phí vận chuyển và bảo hiểm, giúp người mua dễ dàng tính toán tổng chi phí nhập khẩu mà không cần phải tính toán thêm các chi phí phát sinh khác.
Kiểm soát quá trình vận chuyển: Người bán có thể kiểm soát quá trình vận chuyển hàng hóa và đảm bảo rằng hàng hóa được giao đúng hạn và đúng địa điểm.
4.2. Nhược điểm của việc mua bán hàng theo giá CIP
Chi phí cao hơn cho người bán: Người bán phải chịu thêm chi phí vận chuyển và mua bảo hiểm, điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm và giảm lợi nhuận.
Người mua ít kiểm soát vận chuyển: Người mua không thể kiểm soát quá trình vận chuyển và phải dựa vào người bán để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển và bảo hiểm đúng cách.
Khác biệt về quy định bảo hiểm: Quy định bảo hiểm có thể khác nhau giữa các quốc gia, và bảo hiểm mà người bán mua có thể không đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người mua tại quốc gia đích.
Rủi ro từ người vận chuyển: Nếu có vấn đề phát sinh từ người vận chuyển, người mua phải tự giải quyết với người vận chuyển sau khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
5. So sánh giá CIP với các điều khoản Incoterms khác
So với các điều khoản như CIF (Cost, Insurance and Freight) hoặc FOB (Free on Board), giá CIP có những điểm khác biệt quan trọng:
- CIP vs. CIF: Giá CIF áp dụng chủ yếu cho vận chuyển đường biển, trong khi giá CIP có thể áp dụng cho tất cả các phương thức vận chuyển. Cả hai đều bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm, nhưng điểm đích của CIF thường là cảng đến, còn CIP có thể là bất kỳ điểm đích nào trong nước nhập khẩu.
- CIP vs. FOB: Giá FOB chỉ bao gồm chi phí đến khi hàng hóa được bốc lên tàu tại cảng xuất phát, không bao gồm chi phí vận chuyển và bảo hiểm đến điểm đích.
Điều khoản CIP là một trong những điều khoản quan trọng trong Incoterms, giúp định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán và người mua trong giao dịch quốc tế. Hiểu rõ và áp dụng đúng điều khoản CIP sẽ giúp các bên tham gia giao dịch giảm thiểu rủi ro và chi phí, đồng thời đảm bảo hàng hóa được vận chuyển và bảo hiểm một cách hiệu quả.
Nếu quý vị vẫn chưa nắm rõ được quy trình hoặc các chi phí liên quan. Vui lòng liên hệ đến Door to Door Việt theo thông tin hotline hoặc hotmail bên dưới.
Xem thêm CIF là gì
6. Kết luận
Ngoài CIF là gì? quý vị có thể xem thêm các điều kiện thương mại khác như: EXW, CPT, FOB, FAS, FCA, CIP, DAP, DAT, DDP, CFR, CIF. Ngoài CIP là gì, giá CIP gồm những gì, thì để cập nhật những bài viết hay về xuất nhập khẩu hoặc giá cước tàu, lịch tàu. Quý vị có thể theo dõi trên fanpage Door to Door Việt để được cập nhật những bài viết mới nhất.
Kenny (Mr.) Business Development Manager
Cell Phone: (+84) 97 380 29 39 or (+84) 886 28 8889
Email: kenny@doortodoorviet.com
Trân trọng cảm ơn đã theo dõi !
← Previous PostNext Post →Bài viết mới
- Thủ tục nhập khẩu robot công nghiệp25/11/2024
- Thủ tục nhập khẩu tấm nhựa PVC và chính sách thuế nhập khẩu25/11/2024
- Thủ tục xuất khẩu ván ghép25/11/2024
- Thủ tục nhập khẩu máy cắt bao bì PP tự động25/11/2024
- Những thuật ngữ trên vận đơn (Bill of lading) cần biết25/11/2024
- Thủ tục nhập khẩu máy đóng kiện rơm, cỏ23/11/2024
-
Chúng tôi đem đến cho quý khách hàng sự tin tưởng, hài lòng với dịch vụ vận tải nhanh nhất và tiết kiệm nhất.
CÔNG TY TNHH DOOR TO DOOR VIỆT
ĐKKD: 0314732766 Do sở KH và ĐT TP HCM cấp ngày 13/11/2017
CN-1: Số 68 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP. HCM
CN-2: Số 05 Nguyễn Thị Nhung, Vạn Phúc, Thủ Đức, TP. HCM
CN-3:Số 441 Đường Đà Nẵng, P. Đông Hải 1, Quận Hải An, TP Hải Phòng
Hotline: 0886 28 8889
Hotmail: info@doortodoorviet.com
TIỆN ÍCH
Tính lượng hàng xếp vào container Tính chargeable weight Kiểm tra số container Chính sách thanh toán Chính sách đổi trả/bảo hành Chính sách bảo mật thông tin
LIÊN KẾT
Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế SI là gì error: Nội dung có bản quyền !Từ khóa » Hình Thức Nhập Khẩu Cip
-
Điều Kiện Giao Hàng CIP Trong Hợp đồng Thương Mại - Luật Long Phan
-
CIP Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
Điều Kiện CIP (Incoterm) Là Gì ? - Hội Xuất Nhập Khẩu
-
Điều Kiện CIP Carriage And Insurance Paid To
-
ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG CIP ( CARRIAGE, INSURANCE PAID TO ...
-
Điều Kiện Giao Hàng CIP (Carriage And Insurance Paid To)
-
Điều Kiện CIP Trong Incoterms - Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu
-
Tìm Hiểu CIP Incoterms 2020 Là Gì? Các điều Kiện CIP Trong ...
-
CIP (Incoterm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
CIP Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa điều Kiện CIP Và CIF Trong Incoterm 2020
-
Điều Kiện CIP Là Gì? Điều Kiện Về Cước Phí Và Bảo Hiểm Trả Tới CIP
-
Điều Kiện CIP - Carriage Insurance Paid To - Saigon Academy
-
Điều Kiện CIP Là Gì? Công Việc Của Người Mua Và Người Bán Trong ...
-
Các Thuật Ngữ Incoterms đã được Giải Thích | TNT Vietnam