Claude Monet - Bậc Thầy Của Trường Phái Hội Họa ấn Tượng

Là học sĩ bậc thầy, cha đẻ của trường phái Ấn tượng, Claude Monet hiện vẫn là họa sĩ Pháp được thế giới biết đến nhiều nhất.

Claude Monet – bậc thầy của trường phái hội họa ấn tượng

Impression, Sunrise (Impression, soleil levant), 1872.

>> Những điều cần biết về trường phái hội họa ấn tượng
.

Cảnh trí thiên nhiên trong các bức tranh của ông có sức ám ảnh, mê hoặc lạ. Nó được thể hiện, phản chiếu bởi một thứ màu sắc, ánh sáng đặc biệt… bắt mắt. Danh họa Paul Cézanne không hề quá lời khi nhận xét: “Người ta không thể chỉ xem tranh của Monet bằng hai mắt vì Monet còn nhìn đời bằng một con mắt khác”. Tuy nhiên, trong khi vị thế của tranh Monet trên thị trường tranh quốc tế ngày một lên cao thì tại chính quê hương ông, giới nghiên cứu mỹ thuật lại không mấy “mặn mà” với tác phẩm của Monet. Có lẽ, đó chính là lý do để Giám đốc Bảo tàng d’Orsay – ông Guy Cogeval – đứng ra tổ chức tại Paris một cuộc triển lãm lớn về Monet (bắt đầu từ ngày 22/9 năm nay tới ngày 24/1 năm tới) nhằm góp phần điều chỉnh thái độ “bụt chùa nhà không thiêng” của những người yêu nghệ thuật ở “kinh đô ánh sáng”…

Claude Monet sinh ngày 14/11/1840 tại Paris, trong một gia đình làm nghề buôn bán thực phẩm khô. Năm 1845, bố mẹ Monet chuyển về sống ở Havre (thuộc vùng Normandie) và tại đây, năm 1856, chàng thiếu niên Monet khi ấy mới 16 tuổi đã được, một nghệ sĩ thường vẽ tranh trên bãi biển dạy cho những kỹ thuật hội họa đầu tiên.

Năm 1861, Monet vào phục vụ trong quân đội, đồn trú tại Algérie. Để sớm được rời quân ngũ, theo sắp xếp của người thân, năm 1862, Monet về Paris theo học nghệ thuật. Tại đây, ông gặp và kết thân với, người sẽ cùng ông sáng lập ra trường phái Ấn tượng sau này.

La Grenouillére, 1869.

Năm 1872, Monet vẽ một bức tranh về phong cảnh ở Havre: “Ấn tượng mặt trời mọc”. Bức tranh hiện được treo tại ở Paris. Năm 1874, trong cuộc triển lãm Ấn tượng đầu tiên, bức tranh được chính thức giới thiệu với công chúng. Cuộc triển lãm không thành công như các thành viên của nhóm mong đợi. Các nhà phê bình nghệ thuật phản ứng dữ dội. Tác giả của báo Charivari còn mỉa mai dùng tên bức tranh của Monet để chỉ phong cách cuộc triển lãm. Vậy là, tới cuộc triển lãm thứ ba của nhóm vào năm 1876, các họa sĩ đã dùng từ Ấn tượng để gọi tên trường phái của mình.

Camille Monet on a Garden Bench, 1873.

Đến nay, có thể nói, Ấn tượng là trường phái được công chúng yêu nghệ thuật biết đến rộng rãi thông qua những bức tranh tràn ngập ánh sáng tự nhiên, táo bạo, thể hiện cảm xúc thực của con người. Tuy nhiên, ở thời kỳ “sơ khai”, trường phái này bị coi là “đe dọa nghệ thuật truyền thống” nên chỉ nhận được sự ủng hộ của nhóm nhỏ bạn bè trung thành, gồm một số văn nghệ sĩ và một ít người trong giới buôn tranh. Phải từ năm 1900 trở đi, tiếng tăm và ảnh hưởng của nhóm Ấn tượng mới lan truyền khắp châu Âu và Mỹ, thu hút nhiều họa sĩ trẻ. Đồng thời với sự phát triển ấy, tranh của các họa sĩ Ấn tượng như Monet, Renoir, Degas được chào bán với giá rất cao.

Sinh thời, Monet từng được suy tôn là “Rafael của nước”. Ông rất giỏi trong thể hiện ánh sáng, sông nước, khói sương, với những khu phố vắng ven sông. Monet cũng vẽ rất nhiều tranh về vườn tược với những bãi cỏ xanh mướt mát, những cây liễu rủ, cái ao nở đầy hoa súng và những cây cầu nhỏ xinh.

In the Garden, 1895.

Người ta tính ra rằng, trong suốt cuộc đời sáng tạo của mình, Monet đã sáng tác khoảng 2.000 bức họa, trong đó nhiều tác phẩm được ông thực hiện ngay trong vườn nhà. Khu vườn này được ông xây dựng từ năm 1893. Ở đó, Monet cho trồng hàng nghìn loài hoa và thuê 5 người làm công chăm sóc, tỉa tót kỹ lưỡng.

Nếu như trong những năm đầu, Monet thường dùng những màu sắc tối, những bóng đen thì từ năm 1860 trở đi, ông bắt đầu đem vào tranh vẽ của mình những gam màu tươi sáng, những sắc màu mới.

Weeping Willow, 1918–1919.

Thường thì các họa sĩ vẫn tin rằng, chính chủ đề làm nên tính độc đáo cho bức tranh. Nhưng theo Monet, điều quan trọng hơn cả vẫn là kinh nghiệm xử lý của họa sĩ trước hiệu quả nhất thời của ánh sáng. Ông thích mô tả sự vật trong những điều kiện thời tiết đặc biệt. Đó chính là lý do để cách đây hai năm, một số nhà khoa học Anh đã phải sử dụng những bức tranh của Monet nhằm tìm hiểu một hiện tượng ô nhiễm bí ẩn làm phủ sương mù thành phố London vào những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Hai nhà khoa học Jacob Baker và John Thomas thuộc Trường đại học Birmingham (Anh) đã công bố một nghiên cứu khẳng định rằng loạt tranh về thành phố London của Monet đã được ông vẽ sau việc quan sát trực tiếp. Họ hy vọng các yếu tố khác nhau trong kết cấu của tác phẩm sẽ cung cấp những chi tiết nhằm tìm ra dấu hiệu gây ô nhiễm bầu trời London những năm ấy.

Để tìm hiểu rõ hơn đặc tính của các hạt tạo nên lớp sương mù này, họ cho rằng cần phải nghiên cứu kỹ màu sắc và sự khúc xạ của ánh sáng được thể hiện trên các tác phẩm của họa sĩ (trước đây, chẳng từng có chuyện: Khi Monet vẽ tranh về sương mù thành London, khi bức tranh đưa ra trưng bày, người dân xứ sở sương mù đã hết sức sửng sốt khi thấy, trong tranh của Monet, sương mù có màu đỏ thắm, trong khi sách giáo khoa viết rằng nó có màu xám. Thoạt đầu, họ phản ứng với họa sĩ, nhưng đến khi quan sát kỹ, họ nhận thấy quả là có lúc, sương mù thành London có màu… đỏ thắm).

Grand Canal, Venice, 1908.

Thường ngày, Monet thích vẽ những gì ông tận mắt nhìn thấy. Nhưng tới năm 1911, ông mất hoàn toàn thị lực mắt phải. Và tới năm 1922, mắt bên trái của ông cũng yếu dần… Ông gần như trở thành người mù lòa. Sau đợt mổ mắt, mắt Monet bắt đầu có những biến chứng khác, như nhìn đôi, biến dạng hình ảnh, màu sắc không thực. Tuy bị căn bệnh hoành hành song Monet vẫn không chịu rời giá vẽ… Kết quả là, những bức tranh do Monet thực hiện từ năm 1923 trở đi đều mang màu sắc lạnh, vì ông chỉ nhìn thấy được màu xanh, không nhìn thấy màu đỏ, màu vàng… Những bức tranh cuối đời của ông tràn đầy niềm cô đơn và tuyệt vọng…

Khi nghiên cứu màu sắc trong các tác phẩm hội họa của Munet, nhiều nhà phân tích đã so sánh các bức vẽ trong những thời kỳ khác nhau của ông nhằm tìm ra sự khác biệt giữa các thời kỳ này. Và họ nhận thấy, thời gian và bệnh tật đã tác động không nhỏ tới những bức tranh cuối đời của Monet. Những đóa hoa súng từng khiến họa sĩ nhận được sự mến mộ của bạn yêu nghệ thuật trên khắp thế giới giờ chỉ còn thể hiện với những đốm nhỏ màu đỏ và nâu, đậm hơn màu sắc thực của những đóa hoa trong hồ Giverny. Những chiếc cầu Nhật Bản trong tranh cũng mang một sắc thái khác…

Water Lilies, 1919.

Nếu như trong những năm đầu của sự nghiệp, Monet bị chỉ trích vì ông có tư tưởng tiên phong, đi trước một số nghệ sĩ cùng thời, thì từ những năm 80 trở đi, ông được công nhận là cha đẻ của trường phái Ấn tượng. Và đến năm 1900, ông đã tạo cho mình một vị thế vững chắc, đứng đầu trong top họa sĩ vẽ tranh phong cảnh. Tuy nhiên, sinh thời, ông triển lãm không nhiều, chỉ có 4 cuộc trưng bày chính là: Tuyển chọn các tác phẩm năm 1900; London: Sông Thames năm 1904; Hoa Lily: Phong cảnh sông nước năm 1909; và Venice năm 1912.

Giờ đây, tranh của Monet luôn được săn đón ở nhiều nơi trên thế giới. Năm 2008, bức tranh “Chiếc cầu trên đường sắt Argenteuil” (bức tranh miêu tả hai chiếc xe lửa đang chạy trên một chiếc cầu bắc qua sông Seine, bên dưới cầu là những chiếc thuyền buồm) của Monet được bán với giá kỷ lục: 41 triệu đôla – phá vỡ mọi kỷ lục của những bức tranh theo trường phái Ấn tượng Pháp. Trước đó, năm 2007, bức tranh “Hoa súng” của ông đã được bán với giá 36,5 triệu USD.

La plage de Trouville, 1870.

Sinh thời, trong cuộc sống gia đình, cha đẻ của trường phái Ấn tượng Monet là một người có lối sống khá đặc biệt. Thời gian làm việc ở một xưởng vẽ, ông gặp gỡ Camille Doncieux. Họ cưới nhau vài năm sau đó. Camille Doncieux từng làm mẫu trong rất nhiều bức tranh của Monet. Khi Camille qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1879, Monet đã vẽ cảnh Camille nằm chết trên giường. Sau khi vợ chết, Monet chuyển về một ngôi nhà ở Giverny (vùng), nơi ông có một khu vườn lớn.

Năm 1892, Monet làm lễ thành hôn với Alice Hoschede.

Danh họa Claude Monet mất ngày 5/12/1926. Thi hài ông được chôn cất tại nghĩa địa của nhà thờ Giverny, gần nơi yên nghỉ của người vợ thứ hai.

Flowers on the riverbank at Argenteuil, 1877.

Vài tháng sau khi Monet qua đời, Bảo tàng Mỹ thuật Boston (Mỹ) đã tổ chức một cuộc triển lãm quy mô lớn thu hút sự chú ý của báo giới cũng như đông đảo người yêu nghệ thuật trên khắp toàn cầu nhằm tỏ lòng tưởng nhớ nhà họa sĩ tài ba

Theo CÔNG AN NHÂN DÂN

Tags: Hội họa, Claude Monet
Redsvn

Từ khóa » Họa Sĩ Monet