Claude Monet – Wikipedia Tiếng Việt

Claude Oscar Monet
Claude Monet, do Nadar chụp năm 1899
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhClaude Oscar Monet
Ngày sinh(1840-11-14)14 tháng 11 năm 1840
Nơi sinhParis, Pháp
Rửa tộiString Module Error: String subset indices out of order tháng String Module Error: String subset indices out of order, 1841
Mất
Ngày mất5 tháng 12 năm 1926(1926-12-05) (86 tuổi)
Nơi mấtGiverny, Pháp
Nguyên nhânung thư phổi
An nghỉNhà thờ Giverny
Nơi cư trúGiverny, Villa Saint-Louis, Argenteuil, Vétheuil
Giới tínhnam
Quốc tịchPháp
Gia đình
Anh chị emLéon Monet
Hôn nhânCamille Doncieux, Alice Hoschedé
Thầy giáoCharles Gleyre
Học sinhEspérance Léon Broquet, Paul-Émile Pissarro, Robert Antoine Pinchon, Louis Cario
Sự nghiệp nghệ thuật
Đào tạoBeaux-Arts de Paris
Trào lưutrường phái ấn tượng
Thể loạitranh phong cảnh, tĩnh vật, chân dung
Tác phẩmẤn tượng, Mặt trời mọc, Vườn tại Sainte-Adresse, Loạt tranh Nghị viện Luân Đôn, La Corniche near Monaco, Loạt tranh Hoa súng, Loạt tranh Nhà thờ Rouen
Có tác phẩm trongMuseum Boijmans Van Beuningen, Österreichische Galerie Belvedere, Städel Museum, Minneapolis Institute of Art, Viện Nghệ thuật Chicago, Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Phòng triển lãm Tāmaki Auckland, Thyssen-Bornemisza Museum, J. Paul Getty Museum, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, Phòng triển lãm Quốc gia Victoria, Tate, Phòng triển lãm quốc gia Washington, Nationalmuseum, National Gallery of Canada, Palais des Beaux-Arts de Lille, The Frick Collection, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan, Bảo tàng Nghệ thuật Philadelphia, Frick Art & Historical Center, Hecht Museum, Kröller-Müller Museum, Calouste Gulbenkian Museum, National Museum of Fine Arts of Algiers, Aberdeen Art Gallery, Kaiser Wilhelm Museum, Saarland Museum, Musée de la Chasse et de la Nature, Musée des Beaux-Arts de Morlaix, Kunstmuseum Basel, Tochigi Prefectural Museum, National Galleries Scotland, National Museum Cardiff, Schloss Weimar, Musée national des douanes, Musée Blanche Hoschedé-Monet, Santa Barbara Museum of Art, Bảo tàng Orsay, Tehran Museum of Contemporary Art, Bảo tàng Nghệ thuật Harvard, Museum of Modern Art, Ibaraki, Bảo tàng Puskin, Shimane Art Museum, Chrysler Museum of Art, Mie Prefectural Art Museum, Shizuoka Prefectural Museum of Art, Milwaukee Art Museum, Montreal Museum of Fine Arts, Kawamura Memorial DIC Museum of Art, MuMa Museum of modern art André Malraux, Musée Eugène-Boudin de Honfleur, Museum of Fine Arts of Lyon, Buffalo AKG Art Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Boston, Tokyo Fuji Art Museum, Ny Carlsberg Glyptotek, Bảo tàng Nghệ thuật Saint Louis, Des Moines Art Center, Fred Jones Jr. Museum of Art, McMaster Museum of Art, Arkansas Museum of Fine Arts, Mead Art Museum, Mohamed Mahmoud Khalil Museum, Honolulu Museum of Art, Unterlinden Museum, Columbia Museum of Art, Glynn Vivian Art Gallery, Virginia Museum of Fine Arts, Dayton Art Institute, Michele & Donald D'Amour Museum of Fine Arts, Memorial Art Gallery, Southampton City Art Gallery, Musée des beaux-arts de Liège, Zimmerli Art Museum at Rutgers University, Musée des Beaux-Arts de Tournai, Eskenazi Museum of Art, The Newark Museum of Art, Samuel P. Harn Museum of Art, Lowe Art Museum, Fondazione Magnani-Rocca, Latvian Museum of Foreign Art, musée Albert André, Yamadera Gotō Museum of Art, Museum collection Am Römerholz, Kunstmuseum Bern, Staatliche Kunsthalle Karlsruhe, Staatsgalerie Stuttgart, Museum der bildenden Künste, Museum of Grenoble, Kubosō Memorial Museum of Arts, Hamburger Kunsthalle, Asahi Group Oyamazaki Villa Museum of Art, Fukushima Prefectural Museum of Art, Yamazaki Mazak Museum of Art, New National Museum of Monaco, Kitakyushu Municipal Museum of Art, Murauchi Art Museum, Kagoshima City Museum of Art, Alte Nationalgalerie, Matsushita Museum of Art, North Carolina Museum of Art, Bảo tàng Israel, Dublin City Gallery The Hugh Lane, Dallas Museum of Art, Kelvingrove Art Gallery and Museum, Shelburne Museum, Toledo Museum of Art, Portland Art Museum, Musée Fabre, Fogg Museum, Clark Art Institute, Tel Aviv Museum of Art, Musée des Beaux-Arts de Caen, Pola Museum of Art, Bảo tàng Marmottan Monet, Bảo tàng Ermitazh, Kunsthalle Bremen, Foundation E.G. Bührle Collection, Bảo tàng Quốc gia Poznań, Kimbell Art Museum, Bảo tàng Quốc gia Luân Đôn, Bảo tàng Orangerie, Bảo tàng Quốc gia Mỹ thuật phương Tây, Galleria Nazionale d'Arte Moderna e Contemporanea, São Paulo Museum of Art, Walters Art Museum, Museu da Chácara do Céu, Hiroshima Museum of Art, Musée des Beaux-Arts de Dijon, Rijksmuseum, Museum Folkwang, Beyeler Foundation, National Museum of Serbia, Amgueddfa Cymru – Museum Wales, Musée des Beaux-Arts de Rouen, Musée Camille Pissarro, Nantes Museum of Arts, Museo Soumaya, Bảo tàng Nghệ thuật Birmingham, Staatliche Kunstsammlungen Dresden, Albertina, Phòng triển lãm Quốc gia Ireland, Bảo tàng Van Gogh, Bảo tàng Guggenheim, Fine Arts Museums of San Francisco, Art Gallery of New South Wales, Los Angeles County Museum of Art, Columbus Museum of Art, Phòng trưng bày Quốc gia Hungary, Museum of Montserrat, Museum of Fine Arts of Nancy, Wallraf–Richartz Museum, National Museum of Art, Architecture and Design, Bảo tàng Nghệ thuật Seattle, National Gallery of Norway, Khanenko Museum, The Phillips Collection, Bảo tàng Stedelijk Amsterdam, Kunstmuseum Den Haag, Bảo tàng Brooklyn, Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Praha, Museum of Fine Arts, Budapest, Bảo tàng Nghệ thuật Indianapolis, Bảo tàng Mỹ thuật Quốc gia, Museum of Fine Arts, Houston, Barnes Foundation, Hammer Museum, Denver Art Museum, Walker Art Gallery, Princeton University Art Museum, Ohara Museum of Art, Bảo tàng Quốc gia Warsaw, Allen Memorial Art Museum, Bavarian State Painting Collections, Wadsworth Atheneum Museum of Art, Smith College Museum of Art, Worcester Art Museum, Carnegie Museum of Art, Rijksmuseum Twenthe, Corcoran Gallery of Art, Cincinnati Art Museum, Strasbourg Museum of Modern and Contemporary Art, Artizon Museum, Museum of Modern Art, Saitama, National Gallery of Australia, Kunsthaus Zürich, Hill-Stead Museum, Museum of Fine Arts, St. Petersburg, Florida, USA, Yale University Art Gallery, MOA Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật St. Gallen, Fitzwilliam Museum, Landesmuseum Hannover, Art Gallery of Ontario, Ordrupgaard, Musée d’Art et d’Histoire de Genève, New Orleans Museum of Art, Ashmolean Museum, High Museum of Art, Building of the Winterthur Museum of Art, Gothenburg Museum of Art, Bảo tàng Thiết kế Trường Rhode Island, Musée des Beaux-Arts de Tours, San Diego Museum of Art, Norton Simon Museum, Sen-oku Hakuko Kan, Legion of Honor, Speed Art Museum, Dixon Gallery and Gardens, Matsuoka Museum of Art, The New Art Gallery Walsall, Museum Barberini, Kreeger Museum, Cantonal Museum of Fine Arts, Musée d'Art et d'Histoire, Museum Langmatt Sidney and Jenny Brown Foundation, Joslyn Art Museum, Baltimore Museum of Art, Bảo tàng Nghệ thuật Menard, Spencer Museum of Art, Bảo tàng Rodin, Viện nghệ thuật Detroit, Chichu Art Museum, Barber Institute of Fine Arts, Currier Museum of Art, Dunedin Public Art Gallery, Johannesburg Art Gallery, Kunsthalle Mannheim, Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland, musée des impressionnismes Giverny, Norton Museum of Art, The Museum of Modern Art, Gunma, Kasama Nichidō Museum of Art, Portland Museum of Art, Rosengart Collection, Contemporary Art Museum of Caracas, University of Michigan Museum of Art, Musée d'Art moderne et d'Art contemporain, Fondation Bemberg, Davis Museum and Cultural Center, San Francisco Museum of Modern Art, Phoenix Art Museum, Von der Heydt Museum, Uehara Museum of Modern Art, Musée des Ursulines, Botero Museum, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Paris, Zaans Museum, Dreux museum of Art and History, National Museum of Art of Romania, Führermuseum, Musée d'art moderne (Saint-Étienne), Marunuma Art Park, Museum of Fine Arts of Reims, Scottish National Gallery, Tochigi Prefectural Museum of Fine Arts, Musée des Beaux-Arts d'Angers, Royal Museums of Fine Arts of Belgium, Ancien couvent des Franciscaines de Deauville, Arp Museum Bahnhof Rolandseck, Yamagata Museum of Art, Museum of Art, Ehime, Himeji City Museum of Art, Niigata Prefectural Museum of Modern Art
Ảnh hưởng bởi
  • Gustave Courbet, Jean-François Millet, Édouard Manet, J. M. W. Turner, Katsushika Hokusai
Chữ ký
Claude Monet trên IMDb
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Claude Monet (UK: /ˈmɒn/, US: /mˈn/,[1][2] tiếng Pháp: [klod mɔnɛ] 14 tháng 11 năm 1840 – 5 tháng 12 năm 1926) là họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái ấn tượng và là họa sĩ nhất quán và nhiều tác phẩm nhất của phong trào triết học miêu tả những nhận thức của con người trước thiên nhiên, đặc biệt khi được áp dụng để vẽ phong cảnh ngoài trời.[3][4] Thuật ngữ trường phái ấn tượng (impressionism) được bắt nguồn từ tên một tác phẩm ông Impression, soleil levant (Ấn tượng mặt trời mọc), tác phẩm được trưng bày năm 1874 trong buổi triển lãm độc lập đầu tiên của ông được tổ chức bởi Monet và những đồng nghiệp như một sự thay thế cho Salon de Paris (tên một nơi tổ chức triển lãm nghệ thuật).[5]

Những tham vọng của Monet về việc ghi lại nông thôn nước Pháp đã đưa ông tới như là một đại diện của một phương pháp vẽ quang cảnh nhiều lần giống nhau để bắt được sự thay đổi của ánh sáng và qua các mùa.[6] Từ năm 1883, Monet đã sống trong Giverny, nơi ông đã mua một ngôi nhà và bất động sản và đã bắt đầu một dự án phong cảnh lớn bao gồm những cây hoa súng mà có thể đã trở thành những đề tài của những tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Ông đã bắt đầu vẽ hoa súng trong năm 1899, những quang cảnh dọc đầu tiên với một chiếc cầu Nhật Bản như một nét đặc trưng và sau đó trong một loạt những bức tranh quy mô lớn mà đã ảnh hưởng liên tục cho 20 năm tiếp theo của cuộc đời ông.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời thơ ấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Claude Monet sinh ngày 14 tháng 11 năm 1840 trên tầng 5 của số 45 đường rue Laffitte, quận 9 của Paris [7]. Ông là con thứ hai của Claude Adolphe Monet và Louise Justine Aubrée Monet, cả hai đều là người Paris hai đời. Ngày 20 tháng 5 năm 1841, ông được báp-têm (rửa tội) trong nhà thờ địa phương, Notre-Dame-de-Lorette (Đức Bà vùng Loreto), tên thánh là Oscar-Claude, nhưng cha mẹ ông đơn giản gọi ông là Oscar.[7] Mặc dù được làm phép báp-têm bởi Công giáo, Monet sau này là một người vô thần [8].

Năm 1845, gia đình ông chuyển đến Le Havre ở Normandy. Cha của ông muốn ông tham gia kinh doanh tạp hóa và xếp-dỡ hàng tàu bè của gia đình [9], nhưng Monet lại muốn trở thành một họa sĩ. Mẹ ông là một ca sĩ, và đã ủng hộ mong muốn của Monet cho một sự nghiệp nghệ thuật [10].

Vào ngày 1 tháng 4 năm 1851, Monet vào Trường Trung học nghệ thuật Le Havre. Người dân địa phương thì đã biết rõ ông qua những bức biếm hoạ bằng chì than của ông, thường thì ông sẽ bán từ 10 đến 20 franc. Monet có được các bài học đầu tiên của mình từ Jacques-François Ochard, cựu sinh viên của Jacques-Louis David. Trên bãi biển Normandy vào khoảng năm 1856, ông gặp Eugène Boudin, người đã trở thành người thầy của ông và dạy ông sử dụng sơn dầu. Boudin đã dạy cho Monet "en plein air" (ngoài trời) và các kỹ thuật vẽ tranh.[11] Cả hai đều chịu ảnh hưởng của Johan Barthold Jongkind.

Ngày 28 tháng 1 năm 1857, mẹ ông qua đời. Năm 16 tuổi, ông rời trường học và sống cùng với người cô góa chồng, không có con, Marie-Jeanne Lecadre.

Paris và Algeria

[sửa | sửa mã nguồn]
Người phụ nữ trong trang phục màu xanh, năm 1866

Khi Monet đi du lịch đến Paris để thăm Bảo tàng Louvre, ông đã chứng kiến ​​các họa sĩ sao chép từ các bậc thầy cổ điển. Có mang sơn và vài công cụ vẽ khác, ông đã ngồi bên cạnh một cửa sổ và vẽ những gì ông thấy thay vì đi loanh quanh. Monet đã ở Paris trong nhiều năm và gặp gỡ các họa sỹ trẻ khác, bao gồm Édouard Manet và một vài người khác, sau này họ trở thành bạn bè và thành những họa sĩ Ấn tượng khác.

Sau khi rút ra một lá phiếu thấp vào tháng 3 năm 1861, Monet được đưa vào Trung đoàn I Khinh kỵ binh Châu Phi (Chasseurs d'Afrique) ở Algeria trong bảy năm nghĩa vụ quân sự. Người cha giàu có của ông đáng lẽ có thể cho Monet không phải đi quân đội, nhưng lại không làm như vậy khi con trai quyết định không từ bỏ nghiệp vẽ. Tại Algeria, Monet chỉ có một vài phác thảo những cảnh casbah, (Thủ phủ ở Bắc Phi) một bức phong cảnh đơn lẻ, và một vài bức chân dung của các sĩ quan, tất cả nay đều bị thất lạc. Trong một cuộc phỏng vấn của Le Temps năm 1900, ông nhận xét rằng màu sắc tươi sáng và sống động của Bắc Phi "chứa mầm mống các tìm tòi tương lai của tôi" [12]. Sau khoảng một năm đóng quân ở Algiers, Monet đã trúng bệnh sốt thương hàn và được vắng mặt trong một thời gian ngắn mà không cần nghỉ phép. Sau khi hồi phục, cô của Monet đã can thiệp để đưa ông ra khỏi quân đội nếu Monet đồng ý hoàn thành một khóa học tại một trường nghệ thuật. Có thể là họa sĩ người Hà Lan Johan Barthold Jongkind, người mà Monet quen, có thể đã thúc giục cô của Monet về vấn đề này.

Ăn trưa trên bãi cỏ, mảnh bên phải, năm 1865 - 1866

Năm 1862, Monet trở thành sinh viên của Charles Gleyre ở Paris, nơi ông gặp Pierre-Auguste Renoir, Frédéric Bazille và Alfred Sisley. Họ cùng nhau chia sẻ những phương pháp tiếp cận mới với nghệ thuật, vẽ ra các hiệu ứng ánh sáng en plein air (ngoài trời) nhẹ nhàng với màu sắc vỡ và với những cú đánh bút nhanh, những cái mà sau này được gọi là trường phái Ấn tượng.

Vào tháng 1 năm 1865, Monet đã làm việc cho một phiên bản của Le déjeuner sur l'Herbe (Ăn trưa trên bãi cỏ), nhằm trưng bày tại Salon, để thay cho bức Le déjeuner sur l'herbe của Manet hai năm trước [13]. Tranh của Monet rất lớn và không thể hoàn thành kịp thời (bây giờ nó được chia ra, và trưng bày ở nhiều triển lãm các mảnh khác nhau). Monet trình một bức tranh thay thế, Camille hay Người phụ nữ trong trang phục màu xanh (La femme à la robe verte), một trong nhiều tác phẩm sử dụng người vợ tương lai của ông là Camille Doncieux, làm hình mẫu. Cả hai bức tranh này và một bức tranh cảnh quan nhỏ đã được treo.[13] Năm sau, Monet sử dụng Camille để làm mẫu cho Women in the Garden (Người phụ nữ trong vườn), và On the Bank of the Seine (Bên dòng sông Seine), Bennecourt vào năm 1868. Camille đã mang thai và sinh đứa con đầu lòng của họ, Jean, vào năm 1867.[14] Monet và Camille kết hôn vào ngày 28 tháng 6 năm 1870, ngay trước khi Chiến tranh Pháp-Phổ nổ ra,[15], và sau chuyến đi London và Zaandam, họ chuyển đến Argenteuil vào tháng 12 năm 1871. Trong thời gian này Monet vẽ nhiều tác phẩm khác nhau của cuộc sống hiện đại. Ông và Camille sống trong cảnh bần hàn trong phần lớn thời gian này. Sau khi triển lãm thành công một số bức tranh hàng hải và chiến thắng Huy chương Bạc tại Le Havre, bức tranh của Monet đã bị các chủ nợ tịch thu, và từ đó chủ nợ lại bán lại cho một thương gia, Gaudibert, người cũng là người bảo trợ cho Boudin.[13]

Trường phái Ấn tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Bức vẽ nổi tiếng bắt đầu trường phái, Impression, soleil levant,

Từ cuối thập niên 1860, Monet và các họa sỹ có cùng tư tưởng khác đã bị gạt ra khỏi Académie des Beaux-Arts (Học viện Mỹ thuật) bảo thủ, cũng chính là Học viện tổ chức triển lãm hàng năm tại Salon de Paris. Trong nửa sau của năm 1873, Monet, Pierre-Auguste Renoir, Camille Pissarro và Alfred Sisley đã tổ chức Société anonyme des artistes peintres, sculpteurs et graveurs (Hiệp hội Vô danh gồm các Họa sĩ, Thợ khắc và Thợ trổ) để trưng bày tác phẩm của họ một cách độc lập. Tại triển lãm đầu tiên của họ, tổ chức vào tháng 4 năm 1874, Monet đã trưng bày bức tranh mà cái tên đã ghi một dấu son trên tiến trình Hội họa của nhân loại. Ông được truyền cảm hứng bởi phong cách và chủ đề của các họa sỹ hiện đại trước đó là Camille Pissarro và Edouard Manet [16].

Đó chính là bức "Ấn tượng mặt trời mọc" (Impression, soleil levant) danh giá, được vẽ vào năm 1872, mô tả cảnh quan cảng Le Havre. Từ cái tên của bức tranh, nhà phê bình nghệ thuật Louis Leroy, trong bài báo "L'Exposition des Impressionnistes" (Sự trưng bày ấn tượng) in trên tờ Le Charivari, đã đặt ra thuật ngữ "Ấn tượng" (Impressionism) [17]. Thuật ngữ được dự định đặt ra như một sự nhạo báng nhưng các nhà họa sĩ mới đã sử dụng luôn thuật ngữ cho chính họ. (Impressionists - Nhà Họa sĩ Ấn tượng)

Chiến tranh Pháp - Phổ và Argenteuil

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau cuộc chiến tranh Pháp-Phổ (19 tháng 7 năm 1870), Monet và gia đình ông đã trú ẩn tại Anh vào tháng 9 năm 1870 [18], nơi ông nghiên cứu các tác phẩm của John Constable và Joseph Mallord William Turner, những tranh phong cảnh của cả hai người đã truyền cảm hứng cho sự đổi mới của Monet trong nghiên cứu về màu sắc. Vào mùa xuân năm 1871, tác phẩm của Monet đã bị từ chối cấp quyền triển lãm, bao gồm cả ở Viện Hoàng gia [15].

Tháng 5 năm 1871, ông rời London để sống ở Zaandam, Hà Lan [15], nơi ông đã vẽ được 25 bức tranh (và cảnh sát nghi ngờ ông có dính líu đến hoạt động "cách mạng") [19]. Ông cũng đi chuyến thăm đầu tiên đến gần Amsterdam. Tháng 10 hoặc tháng 11 năm 1871, ông trở về Pháp. Từ tháng 12 năm 1871 đến năm 1878, ông sống ở Argenteuil, một ngôi làng bên bờ sông Seine gần Paris, một điểm đến "cuối tuần" nổi tiếng của người Paris, nơi đây, ông đã vẽ một số tác phẩm nổi tiếng nhất của mình. Năm 1873, Monet mua một chiếc thuyền nhỏ được trang bị để sử dụng như một studio nổi.[20] Từ studio nổi, Monet vẽ tranh phong cảnh và vẽ cả chân dung của Édouard Manet và vợ; Manet đến lượt miêu tả bức tranh Monet trên chiếc thuyền, cùng với Camille vào năm 1874.[21] Năm 1874, ông quay trở lại Hà Lan một thời gian ngắn.

Hội họa Ấn tượng

[sửa | sửa mã nguồn]
Quý bà Monet trong bộ kimono, (Madame Monet in a Japanese kimono), tranh vẽ năm 1875

Triển lãm Ấn tượng được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1874 tại 35 boulevard des Capucines, Paris, từ ngày 15 tháng 4 đến ngày 15 tháng 5. Mục đích chính của những người tham gia không phải là để thúc đẩy một trường phái mới, mà còn để thoát khỏi những kìm ép, gượng gạo của Salon de Paris. Triển lãm, mở cho bất cứ ai sẵn sàng trả 60 franc, cho phép các nghệ sỹ cơ hội thể hiện tác phẩm của họ mà không có sự can thiệp của hội thẩm tra [22].[23][24]

Renoir chủ trì hội đồng và tự làm hầu hết công việc một mình, vì những thành viên khác không thể trình diện được [22].[23]

Ngoài "Ấn tượng mặt trời mọc", Monet trình bày bốn bức tranh sơn dầu và bảy bức với tông pastels - dịu nhẹ, vừa mắt. Trong số những bức tranh ông trưng bày là The Luncheon (Bữa trưa) (1868), miêu tả Camille Doncieux và Jean Monet, và từng bị Salon de Paris từ chối năm 1870.[25] Cũng trong triển lãm này, một bức tranh có tên Boulevard des Capucines [tên một con phố], một bức tranh vẽ cảnh đại lộ được hoàn thành tại căn hộ số 35 của Nadar - một nhiếp ảnh gia. 35. Monet đã vẽ bức tranh này hai lần, và không biết rõ bức nào (một bức bây giờ ở Bảo tàng Pushkin ở Moscow, bức còn lại trong Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins ở Kansas City) là bức tranh trưng bày vào năm 1874, mặc dù gần đây bức tranh Moscow có vẻ xác thực hơn [26].[27] Tổng cộng đã có 165 tác phẩm được trưng bày tại triển lãm, bao gồm 4 sơn dầu, 2 màu pastels và 3 màu nước bởi Morisot; 6 sơn dầu và 1 pastel của Renoir; 10 tác phẩm của Degas; 5 của Pissarro; 3 của Cézanne; và 3 bởi Guillaumin. Vài tác phẩm được cho mượn, bao gồm Modern Olympique của Cézanne, bức Hide and Seek (Trốn tìm) của Morisot (thuộc sở hữu của Manet) và 2 bức tranh phong cảnh của Sisley đã được mua bởi Durand-Ruel [22][24].

Tổng số người tham dự ước tính là 3.500 và một số tác phẩm đã bán, mặc dù một số nhà triển lãm đã đặt giá quá cao. Pissarro đã yêu cầu 1000 franc cho The Orchard (Vườn cây trái) và Monet tương tự cho Ấn tượng mặt trời mọc, cả hai đều không được bán. Renoir cũng thất bại trong việc cố bán với giá 500 franc mà anh yêu cầu cho La Loge (Hộp chiếu bóng), nhưng sau đó đã bán nó cho 450 franc cho Père Martin, đại lý và người ủng hộ của nhóm.[23][24]

Tác phẩm trong những năm 1858 - 1872

  • Quang cảnh Rouelles, Le Havre, vẽ năm 1858 Quang cảnh Rouelles, Le Havre, vẽ năm 1858
  • Cửa dòng sông Seine,(Mouth of the Seine), 1865 Cửa dòng sông Seine,(Mouth of the Seine), 1865
  • Thiếu nữ trong vườn, (Women in the Garden), 1866–1867 Thiếu nữ trong vườn, (Women in the Garden), 1866–1867
  • Người phụ nữ trong vườn (Woman in a Garden), 1867 Người phụ nữ trong vườn (Woman in a Garden), 1867
  • Vườn tược vùng Sainte-Adresse (Garden at Sainte-Adresse), 1867 Vườn tược vùng Sainte-Adresse (Garden at Sainte-Adresse), 1867
  • La Grenouillére, 1869 La Grenouillére, 1869
  • Chim ác là, (The Magpie), 1868 - 1869 Chim ác là, (The Magpie), 1868 - 1869
  • Cảng Trouville, triều rút (Breakwater at Trouville, Low Tide), 1870 Cảng Trouville, triều rút (Breakwater at Trouville, Low Tide), 1870
  • Bãi biển Trouville, (La plage de Trouville), 1870, Bãi biển Trouville, (La plage de Trouville), 1870,
  • Jean Monet trên xe ngựa gỗ (Jean Monet on his hobby horse), 1872 Jean Monet trên xe ngựa gỗ (Jean Monet on his hobby horse), 1872
  • Khoảnh khắc mùa xuân,(Springtime), 1872 Khoảnh khắc mùa xuân,(Springtime), 1872

Camille qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]
Camille quá cố trên giường bệnh, (Camille sur son lit de mort), 1879

Năm 1876, Camille Monet bị bệnh lao. Con trai thứ hai của họ, Michel, sinh ngày 17 tháng 3 năm 1878. Đứa con thứ hai này càng làm suy yếu sinh lực đang phai dần của cô. Vào mùa hè năm đó, gia đình chuyển đến làng Vétheuil, nơi họ ở chung với gia đình của Ernest Hoschedé, một chủ cửa hiệu giàu có và người bảo trợ nghệ thuật. Năm 1878, Camille Monet được chẩn đoán mắc ung thư tử cung [28][29][30] Bà qua đời ngày 5 tháng 9 năm 1879 ở tuổi ba mươi hai [31][32]

Monet đã nghiên cứu về sơn dầu từ người vợ quá cố. Nhiều năm sau, Monet thú nhận với người bạn là Georges Clemenceau rằng nhu cầu của ông là phân tích màu mà chứa đựng cả niềm vui và sự đau khổ của cuộc đời ông. Ông đã giải thích:

Một ngày nọ tôi thấy mình nhìn gương mặt người vợ yêu dấu quá cố của tôi và một cách có hệ thống, tôi,theo phản xạ tự động, chú ý đến các màu sắc!

John Berger mô tả tác phẩm như một "cơn bão tuyết của màu trắng, xám, sắc tía ảm đạm... một trận bão tuyết khổng lồ của sự mất mát sẽ xóa nhòa dấu vết của cô. Trên thực tế, có rất ít bức tranh vẽ giường-người-chết được cảm thấy dữ dội hoặc biểu lộ chủ quan như vậy. " [33]

Vétheuil

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau vài tháng khó khăn sau cái chết của Camille, Monet bắt đầu tạo ra một số bức tranh đẹp nhất của mình vào thế kỷ 19. Vào đầu những năm 1880, Monet vẽ một số nhóm cảnh quan và cảnh biển trong những gì ông coi là nhiệm vụ để ghi lại vùng nông thôn Pháp. Những bức tranh này bắt đầu phát triển thành một sê-ri các bức họa, trong đó ông ghi lại cùng một cảnh nhiều lần để nắm bắt sự thay đổi của ánh sáng và dòng chảy của các mùa trong năm.

Một người bạn của Monet là Ernest Hoschedé bị phá sản, và rời bỏ Pháp vào năm 1878 đến Bỉ. Sau cái chết của Camille Monet vào tháng 9 năm 1879, và trong khi Monet tiếp tục sống trong ngôi nhà ở Vétheuil, Alice Hoschedé đã giúp Monet nuôi hai con trai ông, Jean và Michel. Cô đưa họ đến Paris để sống cùng với sáu đứa con của mình,[34] Blanche (sau này kết hôn với Jean Monet), Germaine, Suzanne, Marthe, Jean-Pierre, và Jacques. Vào mùa xuân năm 1880, Alice Hoschedé và tất cả các trẻ em rời Paris và đến ở cùng Monet tại Vétheuil.[35][35] Năm 1881, tất cả họ chuyển đến Poissy, nơi mà Monet không ưa lắm. Tháng 4 năm 1883, khi nhìn ra cửa sổ xe lửa nhỏ đang đi giữa vùng Vernon và Gasny, ông đã phát hiện ra một nơi thật tuyệt vời, Giverny vùng Normandy [34][36][37] Monet, Alice Hoschedé cùng những đứa trẻ chuyển đến Vernon, rồi đến ngôi nhà tại Giverny, nơi ông trồng một khu vườn rộng lớn và là nơi ông vẽ trong phần còn lại của cuộc đời. Sau cái chết của người chồng xa lạ của mình, Alice Hoschedé cưới Monet năm 1892.[38]

Tác phẩm những năm 1873 - 1879

  • Camille trên ghế tràng kỉ trong vườn, Camille Monet on a Garden Bench, 1873 Camille trên ghế tràng kỉ trong vườn, Camille Monet on a Garden Bench, 1873
  • Nhà họa sĩ tại Argenteuli, The Artist's house at Argenteuil, 1873 Nhà họa sĩ tại Argenteuli, The Artist's house at Argenteuil, 1873
  • Hoa hồng anh,Coquelicots, La promenade, 1873 Hoa hồng anh,Coquelicots, La promenade, 1873
  • Argenteuil, Pont d'Argenteuil, 1874 Argenteuil, Pont d'Argenteuil, 1874
  • Studio nổi, The Studio Boat, 1874 Studio nổi, The Studio Boat, 1874
  • Người phụ nữ và cái dù - quý bà Monet và con trai, Woman with a Parasol - Madame Monet and Her Son, 1875 Người phụ nữ và cái dù - quý bà Monet và con trai, Woman with a Parasol - Madame Monet and Her Son, 1875
  • Hoa cỏ bờ sông ở Argenteuil, Flowers on the riverbank at Argenteuil, 1877 Hoa cỏ bờ sông ở Argenteuil, Flowers on the riverbank at Argenteuil, 1877
  • Bến tàu Saint Lazare, Saint Lazare train station, Paris, 1877 Bến tàu Saint Lazare, Saint Lazare train station, Paris, 1877
  • Vétheul mù sương, Vétheuil in the Fog, 1879 Vétheul mù sương, Vétheuil in the Fog, 1879

Giverny 

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà vườn của Monet

[sửa | sửa mã nguồn]
Khu vườn nhà Monet, năm 1989

Monet thuê và cuối cùng mua một căn nhà (chính xác hơn là biệt thự) và những khu vườn ở Giverny. Vào đầu tháng 5 năm 1883, Monet và đại gia đình thuê ngôi nhà và 2 mẫu Anh (0,81 ha) từ một chủ đất địa phương. Ngôi nhà nằm gần con đường chính nối giữa các thị trấn của Vernon và Gasny ở Giverny. Có một cái nhà kho, được chia đôi để làm một phòng vẽ tranh, một khu vườn cây ăn trái và một khu vườn nhỏ. Ngôi nhà cũng gần trường học địa phương để các con nhỏ tham dự, và cảnh quan xung quanh gợi nên nhiều đề tài phù hợp cho nghề vẽ của Monet.

Hồ hoa súng với cây cầu Nhật Bản nổi tiếng trong vườn Monet

Gia đình đã làm việc và xây dựng các khu vườn, và số phận bắt đầu mỉm cười với Monet vì người bán tranh của ông, Paul Durand-Ruel, đã càng ngày càng thành công trong việc bán các bức tranh.[39] Vào tháng 11 năm 1890, Monet đã thịnh vượng đủ để mua ngôi nhà, vài tòa xung quanh và khu vườn của mình. Trong những năm 1890, Monet xây dựng một nhà kính và một studio thứ hai, một tòa nhà rộng rãi được thắp sáng bởi một cái giếng trời.

Monet đã viết chỉ dẫn hàng ngày cho người làm vườn của mình, thiết kế chính xác và bố cục để trồng cây, và hoá đơn mua hoa và bộ sưu tập sách thực vật học của ông. Khi tài sản của Monet tăng lên, khu vườn ngày càng phong phú. Ông vẫn là kiến trúc sư chính, ngay cả sau khi ông thuê bảy người làm vườn [40].

Monet đã mua thêm đất với một bãi cỏ nước. Năm 1893 ông bắt đầu một dự án "bài trí" lại cảnh quan với quy mô lớn bao gồm" ao súng nước, mà sau này đã trở thành đối tượng trên các kiết tác nổi tiếng nhất của ông. Các hoa súng trắng của Pháp được trồng cùng với các giống nhập từ Nam Mỹ và Ai Cập, tạo ra một dải màu sắc bao gồm vàng, xanh dương và màu hồng của bông súng trắng già.[41] Vào năm 1899, ông bắt đầu vẽ những cây hoa súng nước, đầu tiên là nhìn trực diện với một cây cầu Nhật Bản như là một điểm chính trung tâm, và sau đó là hàng loạt các bức tranh quy mô lớn ròng rã, liên tục trong 20 năm tiếp theo. Phong cảnh này, với ánh sáng luân phiên và ánh-phản-chiếu- gương, đã trở thành một phần không thể tách rời trong tranh của ông. Vào giữa những năm 1910 Monet đã có được:

một phong cách hoàn toàn mới, mềm mại, và có phần táo bạo trong bức tranh, trong đó ao hoa súng đã trở thành điểm xuất phát cho một hành trình nghệ thuật đến với trừu tượng

- Gary Tinterow [42][43]

Chùm tranh vườn của Monet

  • Trong vườn, In the Garden, 1895 Trong vườn, In the Garden, 1895
  • Hoa thanh anh, Agapanthus, khoảng 1914 và 1926 Hoa thanh anh, Agapanthus, khoảng 1914 và 1926
  • Vòm hoa hồng, The rose arches, Giverny, 1913 Vòm hoa hồng, The rose arches, Giverny, 1913
  • Hoa súng nước và cầu Nhật Bản, Water Lilies and the Japanese bridge, 1897–99 Hoa súng nước và cầu Nhật Bản, Water Lilies and the Japanese bridge, 1897–99
  • Hoa súng nước,Water Lilies, 1906 Hoa súng nước,Water Lilies, 1906
  • Hoa súng nước, Water Lilies Hoa súng nước, Water Lilies
  • Hoa súng nước, Water Lilies, 1915 Hoa súng nước, Water Lilies, 1915
  • Hoa súng nước, Water Lilies, 1915 Hoa súng nước, Water Lilies, 1915

Những năm cuối đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Giảm thị lực

[sửa | sửa mã nguồn]
Monet (bên phải) trong vườn, 1922, ảnh chụp trên tờ New York Times

Người vợ thứ hai của Monet, Alice, qua đời năm 1911, và con trai cả, cũng là đứa con mà Monet quý nhất: Jean (đã cưới con gái của Alice, Blanche) qua đời năm 1914.[44] Sau khi Alice qua đời, Blanche chăm sóc Monet. Chính trong thời gian này Monet bắt đầu phát triển các dấu hiệu đầu tiên của bệnh đục thủy tinh thể [45].

Trong Thế chiến thứ nhất, trong đó con trai nhỏ của ông Michel đi nghĩa vụ và người bạn và cũng là người ngưỡng mộ ông, ông Georges Clemenceau, đang lãnh đạo quốc gia Pháp, Monet đã vẽ một loạt tranh các cây liễu rủ ảm đạm để tỏ lòng tôn kính đối với những người lính Pháp đã ngã xuống. Năm 1923, ông đã trải qua hai lần phẫu thuật để loại bỏ chứng đục thủy tinh thể của mình. Các bức tranh được thực hiện trong giai đoạn thị lực giảm sút của ông có một tông màu phớt đỏ chung, cũng là một đặc điểm tầm nhìn khi bị đục thủy tinh thể. Cũng có thể là sau phẫu thuật, ông có thể nhìn thấy các bước sóng cực tím nhất định của ánh sáng (mắt người khỏe mạnh không thể thấy được); điều này có thể đã có ảnh hưởng đến màu sắc mà ông cảm nhận. Sau khi phẫu thuật, ông thậm chí còn sơn lại một số bức tranh, với bông hoa súng "xanh" hơn trước.[46]

Qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Monet mất vì ung thư phổi ngày 5 tháng 12 năm 1926, thọ 86 tuổi. Ông được chôn cất trong nghĩa trang nhà thờ Giverny [36]. Monet từng nhấn mạnh rằng tang lễ phải thật đơn giản; do đó chỉ có khoảng năm mươi người tham dự hôm đó.[47]

Mộ tại gia của Monet

Nhà của ông, khu vườn và hồ hoa súng, đã được truyền qua con trai Michel, người thừa kế duy nhất của ông, đến Học viện Mỹ thuật Pháp (một phần của Institut de France) vào năm 1966. Thông qua Fondation Claude Monet, ngôi nhà và vườn được mở cửa cho khách du lịch thăm vào năm 1980, sau khi phục chữa. Ngoài những vật lưu niệm của Monet và các kỉ vật khác trong cuộc đời, ngôi nhà còn có bộ sưu tập các bản khắc gỗ của Nhật Bản. Tòa biệt thự và sân vườn, cùng với Bảo tàng Ấn tượng, là điểm thu hút chính trong Giverny, nơi đón khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.

Những bức vẽ muộn của Monet

  • Hoa súng nước và bóng liễu, Water Lilies and Reflections of a Willow (1916–19) Hoa súng nước và bóng liễu, Water Lilies and Reflections of a Willow (1916–19)
  • Súng nước và liễu rủ, Water-Lily Pond and Weeping Willow, 1916–1919 Súng nước và liễu rủ, Water-Lily Pond and Weeping Willow, 1916–1919
  • Liễu rủ, Weeping Willow, 1918–1919 Liễu rủ, Weeping Willow, 1918–1919
  • Liễu rủ, Weeping Willow, 1918–1919 Liễu rủ, Weeping Willow, 1918–1919
  • Nhà giữa biển hoa hồng, House Among the Roses, 1917 - 1919 Nhà giữa biển hoa hồng, House Among the Roses, 1917 - 1919
  • Sảnh hoa hồng, The Rose Walk, Giverny, 1920–22 Sảnh hoa hồng, The Rose Walk, Giverny, 1920–22
  • Cầu Nhật Bản, The Japanese Footbridge, 1920–22 Cầu Nhật Bản, The Japanese Footbridge, 1920–22
  • Vườn tược tại Giverny, The Garden at Giverny Vườn tược tại Giverny, The Garden at Giverny

Phương pháp của Monet

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà thờ Rouen lúc hoàng hôn, Rouen Cathedral at sunset, 1893. Một bức tranh trong tập trang 26 bức của ông.

Monet được mô tả là "động lực thúc đẩy của Trường phái Ấn tượng" [48]. Điều quan trọng nhất đối với nghệ thuật của các họa sỹ theo phong cách Ấn tượng là hiểu những ảnh hưởng của ánh sáng đối với màu xung quanh của vật thể, và hiệu ứng của các màu sắc xếp cạnh nhau [49]. Phần lớn sự nghiệp của Monet với tư cách là một họa sĩ được dùng để theo đuổi mục tiêu này.

Năm 1856, cuộc gặp gỡ với Eugene Boudin, một hoạ sỹ vẽ cảnh bãi biển nhỏ, thế giới Monet mở ra với hội họa và kỹ thuật "ngoài trời". Từ thời điểm đó, trừ một khoảng gián đoạn ngắn cho nghĩa vụ quân sự, ông đã tự mình tìm kiếm và phát triển các phương pháp mới cho sự biểu hiện "thật hội họa". Để đạt được mục tiêu này, khi còn là một thanh niên, ông đã đến Salon de Paris và làm quen với những tác phẩm của các họa sỹ lớn tuổi, và kết bạn với các nghệ sĩ trẻ khác.[48] Năm năm mà ông trải qua ở Argenteuil, dành nhiều thời gian trên sông Seine trong một studio nhỏ, đã hình thành nên những nghiên cứu của ông về những hiệu ứng ánh sáng và sự phản chiếu. Ông bắt đầu suy nghĩ về màuhình chứ không phải là cảnhvật. Ông sử dụng màu sắc tươi sáng trong cú chấm nhẹ, những nét lướt và những nét cong. Sau khi từ chối những lời dạy hàn lâm của studio Gleyre, ông tự giải phóng mình khỏi lý thuyết, và nói rằng "Tôi thích vẽ như một con chim đang hót." [50]

Năm 1877, một loạt các bức tranh tại Bến tàu St-Lazare, Monet đã để tâm đến khói và hơi nước và cách chúng ảnh hưởng đến màu sắc và khả năng hiển thị, đôi khi đôi khi thì mờ đục nhưng đôi khi lờ mờ. Ông đã tiếp tục sử dụng những quan sát này trong bức tranh về những ảnh hưởng của sương mù và mưa trên cảnh quan.[51] Tìm hiểu ảnh hưởng của không gian khiến ông đã vẽ một loạt các bức tranh, trong đó Monet đã vẽ lại cùng một đối tượng trong các ánh sáng khác nhau vào những giờ khác nhau trong ngày, và thông qua sự thay đổi của thời tiết và mùa. Những loạt tranh kiểu như vậy được bắt đầu vẽ từ những năm 1880 và tiếp tục cho đến khi cuộc đời ông khép lại năm 1926.

Bộ tranh đầu tiên của ông được trưng bày, ví dụ như tập Đống cỏ khô, "Haystacks", được vẽ từ các điểm nhìn khác nhau và vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Mười lăm bức tranh được trưng bày tại Galerie Durand-Ruel năm 1891. Năm 1892, ông đã tạo ra bộ tranh có lẽ là nổi tiếng nhất của ông, hai mươi sáu góc nhìn của Nhà thờ chính tòa Rouen [49]. Trong những bức tranh này, Monet đã phá vỡ các truyền thống vẽ tranh, bằng cách chia nhỏ đối tượng để chỉ có một phần mặt tiền được nhìn thấy trên tấm canvas. Các bức tranh không tập trung vào tòa nhà Trung cổ, mà là sự xoay vần của sáng và tối trên bề mặt của nó, kiến trúc tòa nhà tưởng là khối thuần nhất mà hóa ra không thuần nhất [52].

Những bộ trang khác bao gồm Cây dương "Poplars", Buổi sáng trên sông Seine "Mornings on the Seine", và Hoa súng nước "Water Lilies" được vẽ tại nhà của ông ở Giverny. Từ năm 1883 đến năm 1908, Monet đã đi đến Địa Trung Hải, nơi ông vẽ các địa danh, cảnh quan và cảnh biển, và bao gồm một loạt các bức tranh ở Venice. Tại London, ông đã vẽ bốn chuỗi tranh:  Tòa nghị viện Luân Đôn "The Houses of Parliament", Luân Đôn "London", Cầu Charing Cross "Charing Cross Bridge", Cầu Waterloo Waterloo Bridge, và Cảnh quan cầu Westminster "Views of Westminster Bridge". Helen Gardner viết:

"Monet, với một độ chính xác khoa học, đã cho chúng ta một bản thu vô tiền khoáng hậu ghi lại bước đi của thời gian, qua chuyển động của ánh sáng trên những hình mẫu giống hệt nhau." [53]

Một vài bức được trích từ các tập tranh của ông

  • Nhà ga Saint-Lazare, La Gare Saint-Lazare, 1877 Nhà ga Saint-Lazare, La Gare Saint-Lazare, 1877
  • Tàu Normandy cập bến, ga Saint-Lazare, Arrival of the Normandy Train, Gare Saint-Lazare, 1877 Tàu Normandy cập bến, ga Saint-Lazare, Arrival of the Normandy Train, Gare Saint-Lazare, 1877
  • Vách đá Etretat, The Cliffs at Etretat, 1885 Vách đá Etretat, The Cliffs at Etretat, 1885
  • Thuyền sau mũi đá Etretat, Sailboats behind the needle at Etretat, 1885 Thuyền sau mũi đá Etretat, Sailboats behind the needle at Etretat, 1885
  • Bãi cỏ khô dưới ánh bình minh, Grainstacks in the Sunlight, Morning Effect, 1890 - 1891 Bãi cỏ khô dưới ánh bình minh, Grainstacks in the Sunlight, Morning Effect, 1890 - 1891
  • Bãi cỏ khô, buổi ngày tàn, Grainstacks, end of day, Autumn, 1890–1891 Bãi cỏ khô, buổi ngày tàn, Grainstacks, end of day, Autumn, 1890–1891
  • Hàng cây dương, Poplars (Autumn), 1891 Hàng cây dương, Poplars (Autumn), 1891
  • Hàng cây dương bên sông Epte, Poplars at the River Epte, 1891 Hàng cây dương bên sông Epte, Poplars at the River Epte, 1891
  • Bờ sông Seine gần Giverny, The Seine Near Giverny, 1897 Bờ sông Seine gần Giverny, The Seine Near Giverny, 1897
  • Bình minh trên sông Seine, Morning on the Seine, 1898 Bình minh trên sông Seine, Morning on the Seine, 1898
  • Cầu Charing Cross, Charing Cross Bridge, 1899 Cầu Charing Cross, Charing Cross Bridge, 1899
  • Cầu Charing Cross, Luân Đôn, Charing Cross Bridge, London, 1899–1901 Cầu Charing Cross, Luân Đôn, Charing Cross Bridge, London, 1899–1901
  • Tòa Nghị viện Luân Đôn, The Houses of Parliament, London, 1900–01 Tòa Nghị viện Luân Đôn, The Houses of Parliament, London, 1900–01
  • Tòa Nghị viện Luân Đôn, mặt trời qua sương mù, London, Houses of Parliament. The Sun Shining through the Fog, 1904 Tòa Nghị viện Luân Đôn, mặt trời qua sương mù, London, Houses of Parliament. The Sun Shining through the Fog, 1904
  • Đại vận hà Venice, Grand Canal, Venice, 1908 Đại vận hà Venice, Grand Canal, Venice, 1908
  • Đại vận hà Venice, Grand Canal, Venice, 1908 Đại vận hà Venice, Grand Canal, Venice, 1908

Danh tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2004, bức Tòa nghị viện Luân Đôn, mặt trời qua sương mù (1904), bán được với giá 20,1 triệu đô la Mỹ [54]. Năm 2006, tạp chí Tiến trình của hội Hoàng gia "Proceedings of the Royal Society" cho đăng một bài báo cho thấy rằng tranh được sơn ngay tại Bệnh viện St Thomas qua sông Thames.[55]

Bức Vách đá gần Dieppe ( Falaises près de Dieppe ) đã bị đánh cắp trong hai lần riêng biệt: một lần vào năm 1998 (trong đó người quản lý bảo tàng đã bị kết tội trộm cắp và bị bỏ tù trong 5 năm và hai tháng cùng với hai kẻ đồng lõa) và gần đây nhất vào tháng 8 năm 2007.[56] Nó được tìm thấy vào tháng 6 năm 2008.[57]

Bức Le Pont du chemin de fer à Argenteuil của Monet, một bức tranh sơn dầu vẽ một cây cầu đường sắt bắc qua sông Seine gần Paris, đã được mua bởi một nhà cung cấp điện thoại nặc danh với mức giá kỷ lục là 41,4 triệu đô la Mỹ trong cuộc bán đấu giá Christie ở New York hồi 6 tháng 5 năm 2008. Kỷ lục trước đó là 36,5 triệu đô la [58]. Chỉ vài tuần sau đó, Le bassin aux nymphéas (từ bộ tranh Hoa súng nước) được bán tại cuộc đấu giá Christie vào ngày 24 tháng 6 năm 2008 tại London, lô 19,[59] với giá 36.500.000 bảng ($ 71.892.376,34) (giá chốt hạ) hoặc £ 40,921,250 ($ 80,451,178) với các phí phụ, nâng gấp đôi giá kỷ lục của họa sĩ [60] và ghi tên vào một trong 20 cái giá cao nhất được trả cho một bức tranh ở thời điểm đó.

  • Hoa súng nước, Le Bassin Aux Nymphéas, 1919 Hoa súng nước, Le Bassin Aux Nymphéas, 1919
  • Hoa súng nước, Water Lilies, 191 Hoa súng nước, Water Lilies, 191
  • Hoa súng nước, Water Lilies, 1917–1919 Hoa súng nước, Water Lilies, 1917–1919
  • Hoa súng nước (Hoàng Niết bàn), Water lilies (Yellow Nirwana), 1920 Hoa súng nước (Hoàng Niết bàn), Water lilies (Yellow Nirwana), 1920
  • Hoa súng nước, Water Lilies, 1915–26 Hoa súng nước, Water Lilies, 1915–26
  • Hồ hoa súng, The Water Lily Pond, c. 1917–19 Hồ hoa súng, The Water Lily Pond, c. 1917–19

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bản mẫu:Cite LPD
  2. ^ Jones, Daniel (2011). Roach, Peter; Setter, Jane; Esling, John (biên tập). Cambridge English Pronouncing Dictionary (ấn bản thứ 18). Cambridge University Press. ISBN 978-0-521-15255-6.
  3. ^ House, John, et al.: Monet in the 20th century, page 2, Yale University Press, 1998.
  4. ^ “Claude MONET biography”. Giverny.org. 2 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 5 tháng 6 năm 2012.
  5. ^ . Bản gốc|url lưu trữ= cần |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp); |url= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  6. ^ “Style And Vision Of Claude Monet Impressionist Paintings – Art & Culture”. 16 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ a b P. Tucker Claude Monet: Đời và tranh, trang 5
  8. ^ Ruth Butler (2008). Hidden in the Shadow of the Master: the Model-wives of Cézanne, Monet, and Rodin. (Ẩn dưới bóng của các nghệ sĩ) Ấn phẩm đại học Yale. trang 202. 
  9. ^ The New Encyclopaedia Britannica. Encyclopaedia Britannica, (Bách khoa toàn thư Britanica) trang 347
  10. ^ "Claude Monet Biography". www.biography.com
  11. ^ Biography for Claude Monet Archived (Kho tiểu sử Monet) Truy cập ngày 6 tháng 1 năm 2007.
  12. ^ Jeffrey Meyers, "Monet in Algeria" (Monet ở Algeria), trang 19–24 "History Today" (Lịch sử hôm nay) tháng 4 năm 2015
  13. ^ a b c  Charles F. Stuckey, trang 11–16
  14. ^ "Metropolitan Museum of Art". Metmuseum.org. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2012.
  15. ^ a b c Charles Stuckey "Monet, a Retrospective",(Mặc niệm về Monet) Hugh Lauter Levin đồng tác giả, 195
  16. ^ Haine, Scott. The History of France (Lịch sử nước Pháp). Ấn bản Greenwood. trang 112
  17. ^ Lịch sử hội họa Ấn tượng, John Rewald
  18. ^  Monet, Claude Nicolas Pioch, www.ibiblio.org, 19 tháng 9 năm 2002. Truy cập 6 January 2007.
  19. ^ Các văn bản của bảy báo cáo của cảnh sát, được viết vào ngày 2 tháng 6 - 9 tháng 10 năm 1871 được đưa vào Monet in Holland, danh mục triển lãm tại Bảo tàng Amsterdam Van Gogh (1986)
  20. ^ Wattenmaker, Richard J.; Distel, Anne, et al. (1993). Great French Paintings from the Barnes Foundation.(Bức tranh Pháp vĩ đại từ tổ chức Barnes) New York: Alfred A. Knopf. trang 98
  21. ^ Wattenmaker, Richard J.; Distel, Anne, et al. (1993). Great French Paintings from the Barnes Foundation.(Nhà họa sĩ Pháp vĩ đại từ Quỹ Barnes) New York: Alfred A. Knopf. trang 98
  22. ^ a b c Bernard Denvir, The Chronicle of Impressionism: A Timeline History of Impressionist Art,(Biên niên hội họa Ấn tượng) Ấn bản Bulfinch, 1993
  23. ^ a b c Bernard Denvir, The chronicle of impressionism: an intimate diary of the lives and world of the great artists
  24. ^ a b c “archives, Notes for "The First Impressionist Exhibition, 1874”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  25. ^ “Städelsches Kunstinstitut und Städtische Galerie, Frankfurt am Main”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
  26. ^ Nathalia Brodskaya, Claude Monet, Parkstone International, Jul 1, 2011
  27. ^ Nathalia Brodskaïa, Impressionism, Parkstone International, 2010
  28. ^  Jiminez, Jill Berk (2013). Dictionary of Artists' Models.(Từ điển về các người mẫu của họa sĩ) Routledge. trang 165. 
  29. ^ Rose-Marie Hagen; Rainer Hagen (2003). What Great Paintings Say. (Các kiệt tác nói gì) Taschen. trang 391. 
  30. ^ "Monet and Camille, Biography".(Tiểu sử Monet và Camille) Intermonet.com.Truy cập 19 tháng 9 năm 2012.     
  31. ^ "La Japonaise". artelino. Truy cập 5 tháng 6 năm 2012.
  32. ^  AIM". members.aol.com. Truy cập 10 tháng 12 năm 2017
  33. ^ Berger, John (1985). The Eyes of Claude Monet from Sense of Sight. (Đôi mắt của Monet) New York: Nhà sách Pantheon. trang 194–195.
  34. ^ a b "Biography of Oscar-Claude Monet, The Life and Work of Claude Monet" Lưu trữ 2012-05-29 tại Wayback Machine. Monetalia.com. Truy cập 5 tháng 6, 2012.
  35. ^ a b Charles Merrill Mount, Monet a biographyb (Tiểu sử Monet), Nhà xuất bản Simon & Schuster, bản quyền 1966, trang 309–322.
  36. ^ a b "Monet's Village". Giverny. 24 tháng 2 năm 2009. Truy cập tháng 6 năm 2012.
  37. ^ Charles Merrill Mount, Monet a biography (Tiểu sử Monet), Nhà xuất bản Simon & Schuster, bản quyền 1966, trang 326.
  38. ^ Biography for Claude Monet Archived. Truy cập 6 tháng 6 năm 2007.
  39. ^ Mary Mathews Gedo, Monet and His Muse: Camille Monet in the Artist's Life (Monet và phản ảnh của ông: Camille Monet trong đời họa sĩ), Ấn bản Đại học Chicago, 30 tháng 9 năm 2010,
  40. ^ Garrett, Robert (20 tháng 5 năm 2007). "Monet's gardens a draw to Giverny and to his art" (Khu vườn Monet ở Giverny đến nghệ thuật của ông). Globe Correspondents. Truy cập 13 tháng 10, 2008.
  41. ^ Art Gallery of Victoria, Monet's Garden Archived (Kho tư liệu Monet)16 tháng 12 năm 2013 tại the Wayback Machine., (Truy cập 16 tháng 12 năm 2013)
  42. ^ The Metropolitan Museum of Art, Water Lilies, Heilbrunn Timeline of Art History
  43. ^ Gary Tinterow, Modern Europe, Metropolitan Museum of Art (New York, N.Y.), 1 tháng 1 năm 1987
  44. ^ Biography for Claude Monet Archived 20 tháng 1 năm 2007. Truy 6 tháng 1 năm 2008.
  45. ^ Forge, Andrew, và Gordon, Robert, Monet, trang 224. Nhà xuất bản Harry N. Abrams, 1989.
  46. ^  Let the light shine in (Để nắng tỏa sáng) Tờ Guardian News, 30 tháng 5 năm 2002. Truy cập 6 tháng 1 năm 2007
  47. ^ P. Tucker Claude Monet: Life and Art (Đời và Tranh), trang 224
  48. ^ a b Jennings, Guy (1986). Impressionist Painters (Các họa sĩ Ấn tượng). Nhà sách Octopus.
  49. ^ a b Gardner, Helen (1995). Art through the Ages (Hội họa qua năm tháng) Nhà xuất bản Harcourt College trang 669.
  50. ^ Jennings, trang 130
  51. ^ Jennings, trang 132
  52. ^ Jennings trang 137
  53. ^ Helen Gardner, Art through the Ages (Nghệ thuật cùng năm tháng), trang 669
  54. ^ Monet's masterpiece reaches record high bid Archived (Tranh Monet đạt giá cao kỷ lục) 17 tháng 12 năm 2006. Truy cập 6 tháng 1 năm 2007
  55. ^ Virtual Monet Thumbnails Pg 1 | Special reports". guardian.co.uk. Truy cập 5 tháng 6 năm 2012.
  56. ^ "Monet and Others Stolen in Museum Heist in Nice" Lưu trữ 2007-08-21 tại Wayback Machine (Monet và bức họa bị mất). artforum.com. 8 tháng 8 năm 2007. Truy cập 8 tháng 8 năm 2007.
  57. ^ "French police recover stolen Monet painting" (Cảnh sát Pháp tìm thấy bức vẽ thất lạc). artforum.com. 1 thánng 10 2009. Truy cập cùng ngày
  58. ^ "Record Price for Monet at Auction".(Giá cao kỷ lục cho tranh Monet). Tờ New York Times. 6 tháng 5 năm 2008. Truy cập 19 tháng 1 2010.
  59. ^ "Le Bassin Aux Nymphéas". Christies of London. 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập 24 tháng 6 năm 2008.
  60. ^ "Monet work auctioned for £40.9m". (Tranh Monet được đấu giá 40,9 triệu bảng) Thời sự BBC. 24 tháng 6 năm 2008. Truy cập cùng ngày.
  • Tiểu sử Claude Monet Tiếng Anh
  • Tiểu sử Claude Monet Lưu trữ 2006-02-07 tại Wayback Machine Tiếng Anh
  • Claude Monet Lưu trữ 2008-04-17 tại Wayback Machine Tiếng Anh
  • Tiểu sử Monet Tiếng Anh
  • Claude MONET Tiếng Anh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Claude Monet.
  • Những tác phẩm của Claude Monet
  • Claude Monet: A Virtual Art Gallery Lưu trữ 2006-10-26 tại Wayback Machine
  • Claude Monet by himself
  • Claude Monet paintings, media & interactive timeline Lưu trữ 2012-10-27 tại Wayback Machine
  • Claude Monet's cataract
  • Comparison of reproductions of Monet
  • Life of Monet a timeline of Monet's life
  • Monet at Giverny
  • www.Claude-Monet.com
  • The Unknown Monet exhibition Lưu trữ 2015-01-14 tại Wayback Machine - view sketchbooks
  • Union List of Artist Names, Getty Vocabularies. ULAN Full Record Display for Claude Monet. Getty Vocabulary Program, Getty Research Institute. Los Angeles, California.

Từ khóa » Hoạ Sĩ Mô Nê Là Người Như Thế Nào