Clicker Là Gì Và Công Dụng Của Clicker? - PET SCHOOL SHOP

Clicker Là Gì Và Công Dụng Của Clicker?

Một cái clicker không có gì khác ngoài một hộp nhựa với một miếng kim loại mà khi ấn vào sẽ kêu ”tách”, tuy nhiên đây lại là một cách tiếp cận thành công trong việc huấn luyện động vật và rất thành công với nhiều loài. Ý tưởng của nó rất đơn giản nhưng kết quả thu được thì lại tuyệt vời. Khi một con vật làm điều mà người huấn luyện muốn, hoặc một điều tương tự như thế, người huấn luyện sẽ bấm và thưởng cho con vật. Cái bấm clicker có tác dụng như một cầu nối giao tiếp cho con vật biết chính xác hành động nào nó đang làm là hành động được thưởng, nhờ vậy mà người huấn luyện có thể khuyến khích nó làm lại hành động đó (sự củng cố tích cực).

Lý do việc dùng cầu giao tiếp đó có ích cho việc huấn luyện thú là bởi vì nó cung cấp một cơ chế thống nhất và lặp lại để con thú biết rằng hành vi nó làm lúc có tiếng “tách” chính là hành vi nó cần tiếp tục làm. Nếu không có dụng cụ clicker này làm cầu nối, con vật sẽ phải đoán hành động nào trong số rất nhiều hành vi nó làm trước khi được thưởng đã đem lại cho nó phần thưởng đó. Một ưu điểm khác của việc dùng clicker này đó là theo thời gian, nó sẽ trở thành một vật củng cố có điều kiện thứ hai. Nói cách khác, thú cưng trở nên quen thuộc với việc nỗ lực để được ăn qua những tiếng tách, đến nỗi mà ngay cả những tiếng tách cũng trở thành một dạng phần thưởng có thể được dùng thay cho các phần thưởng là thức ăn.

Một số chuyên gia huấn luyện và nhiều người nuôi thú cưng khác thích dùng một cầu nối bằng âm thanh chẳng hạn như bằng cách nói “Tốt lắm”. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi, một dụng cụ huấn luyện clicker có tác dụng hơn bởi vì nó chính xác thời gian hơn, rõ ràng hơn, không bị nhầm lẫn với những câu nói thông thường khác và quan trọng nhất nó có thể được dùng bởi những người khác để đạt được kết quả tương tự như bạn làm với thú cưng. Mỗi người lại có cách phát âm khác nhau và do vậy từ “tốt” của người này lại được phát âm khác với từ “tốt” của người khác. Cho dù là ai bấm cái bấm, con vật vẫn biết nó đã làm đúng và nó có thể tin tưởng người đó sẽ cho nó ăn khi nó làm đúng.

Cá nhân tôi cũng thích khen ngợi thú cưng bằng lời bên cạnh việc sử dụng cái bấm bởi tôi có thể mang theo những lời khen ngợi với mình kể cả khi trong tay tôi không có sẵn một cái bấm. Bởi vậy tôi sử dụng cả hai phương pháp nhưng chủ yếu dựa vào cái bấm trong khi cho phép những lời khen ngợi trở thành một vật củng cố dự phòng.

Trong ít nhất sáu tháng đầu huấn luyện và có thể là mãi mãi, bạn nên thưởng thức ăn cho thú cưng ngay sau tiếng tách. Cuối cùng, bạn có thể dùng cái bấm cho mọi hành động đúng của pet nhưng chỉ thỉnh thoảng mới cho nó ăn. Chương sau sẽ cho bạn thêm thông tin về điều này nhưng cho đến khi bạn đã đạt được nhiều thành công trong việc huấn luyện với cái bấm, bạn hãy tuân thủ theo quy tắc mỗi tiếng tách là một món ăn.

Nên nhớ, một con thú không có nhận thức tiếng tách là gì, bởi vậy trong giai đoạn đầu của việc huấn luyện, bạn cần dạy nó một tiếng tách nghĩa là nó sắp được ăn. Để dạy nó điều này, bạn hãy đi tới con vật và bắt đầu đưa cho nó các đồ ăn. Nếu thú cưng đã thuần hóa, bạn có thể làm việc này ở ngoài chuồng. Nếu thú cưng vẫn chưa thuần chủng , bạn hãy để nó trong chuồng và cho nó ăn từ tay bạn như thông thường. Tốt nhất là bạn nên huấn luyện những tiếng tách có điều kiện này trước bữa ăn để thú cưng đang lúc đói nhất và những tiếng tách thức ăn này dễ nhớ nhất.

Khi bạn tiếp tục cho pet ăn các món ngon, bạn hãy bắt đầu sử dụng cái bấm. Thông thường một cái bấm có thể khiến cho con vật hơi giật mình với một thú cưng mới, vì vậy một cách tốt để giảm ảnh hưởng của âm thanh đó là bạn hãy giữ cái bấm ở sau lưng bạn trong khi cho pet ăn bằng tay kia. Khi con pet trở nên bớt giật mình hơn, bạn có thể bấm gần hơn và cho nó nhìn thấy cái bấm. Bạn hãy nhớ bấm chính xác một lần trong khi cho ăn. Tiếp tục cho ăn và dần dần bấm ngay trước khi cho nó ăn. Để làm cho việc bấm của bạn hiệu quả hơn, bạn hãy dụ thú cưng đi một vài bước để lấy thức ăn. Ví dụ, bạn hãy bấm và đưa ra thức ăn ở một bên của cành cây hoặc lồng, rồi lần sau bạn bấm và để cho con vật bước sang phía kia để lấy thức ăn. Việc này không chỉ tiếp tục huấn luyện cho cái bấm mà còn giúp pet chuẩn bị cho bước huấn luyện tiếp theo. Trong quá trình này, chú pet đang học để nỗ lực để lấy thức ăn thay vì có thức ăn đặt sẵn trong mỏ nó.

Trong khi bạn tiếp tục quá trình huấn luyện tiếng tách có điều kiện, đây là một thời điểm tốt để bạn tập thói quen sử dụng cái bấm một cách hiệu quả. Trước hết bạn hãy cầm cái bấm theo bất cứ cách nào bạn cảm thấy thoải mái nhưng khi bạn tiếp tục, bạn hãy cố che giấu nó trong tay trong khi dùng ngón giữa hoặc ngón đeo nhẫn để bóp cái bấm . Điều này sẽ thả các ngón tay khác để cầm thức ăn hoặc hướng dẫn pet trong bước huấn luyện tiếp theo. Bạn hãy cố gắng luyện tập cầm cái bấm và thức ăn trong cùng một tay, bấm, và đưa thức ăn cho thú cưng. Đầu tiên việc này sẽ khó để làm nhưng nếu bạn luyện tập một chút nó sẽ trở nên dễ dàng và chuẩn bị cho bạn trong các bước huấn luyện tiếp theo. Đầu tiên có thể bạn sẽ cảm thấy hơi vụng về nhưng đừng bỏ cuộc. Khi con pet của bạn học, bạn cũng học. Bạn có thể luyện tập việc này trước khi bắt đầu với con pet để bảo đảm bạn có thể làm được khi cần thiết. Điều này sẽ dẫn tới một mối quan hệ thành công với một con pet biết cư xử sau này.

Một lưu ý cuối cùng về việc sử dụng cái bấm, bạn hãy đảm bảo thú cưng luôn được cho ăn khi nó nghe thấy tiếng tách hoặc ngay sau đó. Nếu chẳng may bạn đánh rơi thức ăn hoặc không kịp cho nó ăn, bạn hãy cố gắng có một thức ăn dự trữ bên cạnh. Nếu thời gian trôi qua quá lâu, bạn hãy bỏ qua lần này và hãy bấm lần tiếp theo khi bạn đã sẵn sàng để cho nó ăn.

Với hầu hết các con thú, 3 buổi luyện tập với khoảng 10-20 món ăn nhỏ sẽ là đủ để cho nó liên hệ cái bấm với thức ăn. Bạn sẽ có thể thấy rằng con vật đã biết về cái bấm khi nó nghe thấy tiếng tách nhưng không nhìn thấy thức ăn và theo thói quen, nó sẽ tìm kiếm thức ăn ở nơi bạn thường cho nó ăn. Một khi bạn đã đạt đến bước này, bạn hãy tiếp tục huấn luyện. Bạn sẽ không muốn cho pet yêu quá quen thuộc với việc được ăn mà không vì lý do gì, vì thế không nên kéo dài giai đoạn luyện tập với cái bấm này nếu không cần thiết. Kể cả nếu mọi thứ diễn ra chậm chạp, bạn cũng đừng dành quá 5 buổi cho việc huấn luyện này. Nếu con pet không hiểu, cuối cùng nó cũng sẽ học được khi học trong bước huấn luyện mục tiêu.

Nếu chưa có Clicker bạn có thể mua ngay tại PetSchoolShop.Com

MUA CLICKER

MỘT SỐ VIDEO HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CLICKER CỦA PET SCHOOL MÀ BẠN CÓ THỂ THAM KHẢO:

  • Video Hướng Dẫn Huấn Luyện Bằng Clicker Cho Sóc:
  • Video Hướng Dẫn Tập Bằng Clicker Cho Sóc Bay Úc (Sugar Glider):
  • Video Hướng Dẫn Huấn Luyện Với Clicker Và Chạm Mục Tiêu Cho Vẹt:

Từ khóa » Cách Dùng Clicker Dạy Chó