Clo Dư Trong Nước Sinh Hoạt Là Gì, Nồng độ Cho Phép Bao Nhiêu

Clo được sử dụng cho nhiều mục đích như khử trùng, tẩy trắng, tẩy rửa,…Với ưu điểm hiệu quả khử trùng cao, giá thành rẻ và ít gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cho đến nay, khử trùng bằng Clo vẫn là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để xử lý nước cung cấp cho sinh hoạt. Clo dư trong nước sinh hoạt là gì ? Nồng độ cho phép là bao nhiêu. Cách xử lý Clo dư trong nước thải. Cùng theo dõi bài viết để khám phá những thông tin bổ ích bạn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Nên mua máy lọc nước RO hay NANO? Loại nào tốt hơn?

Table of Contents

  • Clo là gì ? Clo dư trong nước sinh hoạt là gì?
  • Tại sao cần phải kiểm soát hàm lượng Clo trong nước
  • Nồng độ cho phép của Clo trong nước là bao nhiêu?
  • Cách khử clo trong nước đơn giản
  • Hệ thống lọc nước gia đình – giải pháp lọc nước sạch hàng đầu

Clo là gì ? Clo dư trong nước sinh hoạt là gì?

Clo là một hóa chất phi kim dạng khí, có màu vàng nhạt. Theo nghiên cứu, chất này nặng hơn khoảng 2.5 lần không khí. Có mùi hắc khó chịu và mang độc tính mạnh. Clo thường được dùng để tẩy trẳng, khử trùng bể bơi. Clo cũng được sử dụng để diệt khuẩn trong quy trình xử lý nước máy tại các nhà máy nước.

Vậy, Clo dư là gì? Chính là lượng Clo còn lại trong nước máy, nước sinh hoạt sau một thời gian nhất định. Lượng Clo dư này có trong nước ăn uống, sinh hoạt khi nạp vào cơ thể. Sau một thời gian tích tụ có thể gây ra nhiều bệnh lý. Gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

clo-du-trong-nuoc-sinh-hoat-la-gi
Clo dư trong nước sinh hoạt là gì?

>> Xem thêm: Thực trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay và hậu quả nghiêm trọng

Tại sao cần phải kiểm soát hàm lượng Clo trong nước

Tuy là hóa chất ít gây nguy hiểm, nhưng nếu nồng độ Clo vượt mức cho phép thì gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nhất là những người có tiền sử nhạy cảm với Clo.

Hàm lượng Clo cao trong nước sinh hoạt sẽ gây ra mùi hăng rất khó chịu. Thẩm chí làm kích ứng mắt, kích ứng da. Nếu trẻ em hít phải Clo trong thời gian dài có thể tổn thương hệ hô hấp.

Ngoài ra, lượng Clo dư cao còn làm vải nhanh bạc màu, rách hỏng. Làm xà phòng không tạo bọt dẫn đến hao tốn nhiều xà phòng. Clo cao còn ăn mòn thiết bị và đường ống dẫn nước.

Tuy nhiên, nồng độ Clo trong nước quá thấp cũng không hẳn là tốt khi sử dụng. Nếu Clo dư trong nước bằng 0 thì không thể đảm bảo vi sinh vật gây hại tồn tại trong nước đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Hàm lượng Clo dư quá thấp thì chưa đủ để giữ nước khỏi tái nhiễm vi sinh cho đến khi sử dụng.

Vì vậy, chúng ta cần phải cân bằng nồng độ Clo dư trong nước ăn uống, sinh hoạt một cách hợp lý nhất. Nhằm đảm bảo sức khỏe người dùng và an toàn trong sinh hoạt.

Nồng độ cho phép của Clo trong nước là bao nhiêu?

Theo Khoản 1 Điều 3 Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BYT, quy định như sau:

Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước đã qua xử lý có chất lượng bảo đảm. Đáp ứng yêu cầu sử dụng cho mục đích ăn uống, vệ sinh của con người (được viết tắt là nước sạch).

Mặt khác, tại Điều 4 Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng mục đích sinh hoạt ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BTY quy định ngưỡng giới hạn cho phép nồng độ Clo dư cho phép trong nước là 0.3-0.5mg/l, trong khi cần tới 1000ppm trở lên mới bắt đầu gây nguy hiểm.

clo-du-trong-nuoc-sinh-hoat-la-gi
Nồng độ clo trong nước sinh hoạt

Như vậy, hàm lượng clo trong nước theo quy định của Bộ Y tế là 0,2 đến 1,0 mg/l.

Cách khử clo trong nước đơn giản

Thông thường, hàm lượng Clo tồn tại trong nước nếu ở mức cho phép theo quy định thì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Mà chỉ có mùi hắc rất khó chịu khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu hàm lượng Clo dư trong nước vượt quá mức cho phép. Và sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe chúng ta. Vì vậy, cần phải có cách khử Clo trong nước sinh hoạt để đảm bảo nước sạch an toàn.

Khử clo dư trong nước bằng cách đun sôi: là một trong những phương pháp đơn giản nhất để loại bỏ Clo ra khỏi nước uống của gia đình. Việc đun sôi sử dụng lượng lớn nhiệt làm bay hơi nước. Điều này sẽ khiến cho Clo trong nước cũng bị đun nóng và thoát ra dưới dạng khí. Phương pháp này tốn khá nhiều thời gian và công sức để thực hiện.

Trữ nước trong thùng chứa nước: Clo có thể tự thoát ra khỏi nước, bằng việc để nước trong các thùng chứa lớn trong vòng 24h sẽ làm chất này tự bay hơi và bị loại bỏ khỏi nước. Tuy nhiên, phương pháp này khá cồng kềnh, không thật sự hiệu quả mà lại tiền ẩn nhiều mối nguy hại khác đối với nguồn nước uống của gia đình.

Hệ thống lọc nước gia đình – giải pháp lọc nước sạch hàng đầu

Ngoài những cách xử lý nước nhiễm clo đơn giản đã nêu trên. Hiện nay, đông đảo người tiêu dùng chọn hệ thống lọc nước WEPAR để sử dụng.

Hệ thống lọc sinh hoạt gia đình sẽ sử dụng nhiều công nghệ lọc khác nhau. Chẳng hạn như thẩm thấu ngược, dùng than hoạt tính gáo dừa, phương pháp trao đổi ion, tiệt trùng bằng tia uv… Trong đó, công nghệ lọc thẩm thấu RO là phổ biến nhất. Với việc sử dụng màng RO siêu nhỏ, có thể loại bỏ được vi khuẩn, vi rút độc hại có kích thước nhỏ tới 0,001 micromet. Giúp nguồn nước lọc đầu ra sạch dùng cho ăn uống thêm an toàn hơn.

Do nguồn nước sinh hoạt ngày càng ô nhiễm nặng. Nên giải pháp hiệu quả, tiết kiệm, tiện lợi nhất được nhiều gia đình, cơ quan nghĩ đến chính là sử dụng hệ thống lọc nước.

clo-du-trong-nuoc-sinh-hoat-la-gi
Hệ thống lọc nước tổng sinh hoạt cho gia đình

Tự hào là đơn vị uy tín chuyên cung cấp giải pháp lọc và xử lý nước hàng đầu tại Việt Nam. WEPAR đã hoàn thành …. Dự án trên các tỉnh thành của cả nước. Đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho mọi nhà, mọi khu vực.

WEPAR – Đồng hành cùng mọi nhà – Cung cấp nguồn nước sạch tinh khiết!

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG WEPAR

181 Bình Long, Phường Bình Hưng Hòa A, Quận Bình Tân, TP.HCM (xem bản đồ)

Hotline: 02839733191 – 0934195657 – 0909227720

Đăng ký đại lý: 0934195657

[email protected]

     

Từ khóa » Nồng độ Clo Là Gì