Cloud Computing Là Gì? Những Khái Niệm Tổng Quan Về Cloud ...
Có thể bạn quan tâm
Ngày nay Cloud Computing đã trở thành xu hướng kinh doanh dịch vụ số của những doanh nghiệp công nghệ, loại hình dịch vụ điện toán đám mây đã được phổ cập và triển khai trong hầu hết các lĩnh vực công nghệ trong đời sống. Rất nhiều doanh nghiệp công nghệ trên thế giới đã chuyển dịch mô hình từ bán sang mô hình cho thuê dịch vụ hàng tháng hoặc dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Cloud Computing là gì? Những khái niệm tổng quan về Cloud Computing, các mô hình hoạt động cũng như cách phân loại dịch vụ điện toán đám mây…
1. Cloud Computing là gì?
Cloud Computing hay còn được gọi là hệ thống “điện toán đám mây”, đây là một hệ thống máy chủ sử dụng giải pháp ảo hóa để chia nhỏ tài nguyên sau đấy cấp phát máy chủ dưới dạng ảo hóa cho người có nhu cầu sử dụng hệ thống tính toán và lưu trữ thông qua kết nối internet. Thuật ngữ “điện toán đám mây” bản chất là ẩn dụ ám chỉ đến mức độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng mạng lưới Internet chứa bên trong nó. Điện toán đám mây (Cloud Computing) là một loại hình dịch vụ cung cấp các tài nguyên như phần mềm ứng dụng CNTT hoặc để tính toán và lưu trữ dữ liệu có khả năng mở rộng và co giãn linh hoạt, các tài nguyên này được cung cấp theo dạng cho thuê dịch vụ thông qua mạng Internet, Mô hình điện toán đám mây được cung cấp dưới dạng các “dịch vụ”, cho phép người sử dụng khởi tạo và truy cập máy chủ ảo thông qua hệ thống quản lý từ một nhà cung cấp dịch vụ Cloud Computing mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó.
2. Tổng quan về Cloud Computing
Cloud Computing về cơ bản nó có nhiệm vụ tổng hợp tất cả các tài nguyên ở trong một hoặc nhiều trung tâm dữ liệu (Datacenter) nhằm tạo thành một khối tài nguyên được quản lý thống nhất và phân phối tập trung. Giải pháp Cloud Computing cho phép cấp phát nhanh chóng những tài nguyên trên hệ thống thông qua Software Defined Networking (SDN) và ảo hóa (VM) các thành phần của phần cứng máy chủ như (CPU, Ram, Storage, Network) một cách dễ dàng mà không cần sự can thiệp từ đội ngũ kỹ thuật. Giải pháp Cloud giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề như tối ưu chi phí hạ tầng, sử dụng triệt để tài nguyên dư thừa một cách hiệu quả, tăng cường khả năng kiểm soát vấn đề bảo mật an toàn, mở rộng hệ thống linh hoạt và tiết kiệm hơn.
Đa số các giải pháp Cloud Computing phổ biến thường được phát triển độc quyền bởi các tập đoàn phần mềm lớn trên thế giới như Amazon, Microsoft, Google, VMware, IBM và Nutanix, Alibaba, Virtuozzo hoặc các giải pháp Cloud cộng đồng được phát triển dựa trên mã nguồn mở như Redhat và Openstack, Proxmox…
3. Lịch sử hình thành và phát triển của Cloud Computing
Cloud Computing thực sự được biết đến rộng rãi hơn kể từ thời điểm giữa năm 2007 khi sàn thương mại điện tử Amazon đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai các cung cấp dịch vụ Public Cloud cho thị trường. Ngay sau đó, với sự tham gia vào cuộc của các tập đoàn công nghệ lớn như Microsoft, Google, IBM, Salesforce hay AWS… đã thúc đẩy thị trường Cloud Computing bùng nổ và phát triển ngày càng mạnh mẽ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Cloud Computing qua các cột mốc dưới đây nhé.
- Năm 1961 khái niệm “điện toán đám mây” được nhắc đến, sau thời điểm đấy thì các công ty công nghệ được thành lập và mạng internet bắt đầu xuất hiện.
- Năm 1971 bộ CHIP vi xử lý của INTEL lần đầu tiên được giới thiệu, sau đấy giao thức gửi tin nhắn giữa 2 máy tính được tạo ra bởi Ray Tomlinson và email được sinh ra.
- Năm 1974 tập đoàn công nghệ Microsoft được thành lập sau đấy 2 năm đến lượt Apple, kể từ thời điểm này thì khái niệm ethernet bắt đầu hình thành rõ ràng hơn.
- Năm 1981 tập đoàn công nghệ IBM đưa ra mẫu PC đầu tiên và chỉ 1 năm sau hệ điều hành MS-DOS được Microsoft trình làng.
- Năm 1984 tập đoàn công nghệ Apple giới thiệu hệ điều hành Macintosh và Microsoft cũng giới thiệu phiên bản Windows 1.0 đầu tiên.
- Năm 1991 khái niệm World Wide Web (www) được hình thành và giới thiệu lần đầu tiên bởi CERN, sau đấy 2 năm thì trình duyệt web đầu tiên cũng được tạo ra.
- Năm 1994 Công ty Netspace được thành lập, sau đấy năm 1995 thì 2 tập đoàn thương mại điện tử Ebay và Amazon cũng được thành lập.
- Năm 1998 Nhiều công nghệ và phần cứng giúp việc tiếp cận internet ngày càng phổ biến hơn, đây cũng chính là điều kiện để điện toán đám mây phát triển.
- Năm 1999 Công ty Salesforce được thành lập và tiên phong trong lĩnh vực cung cấp các ứng dụng kinh doanh (ngày nay được gọi là dịch vụ điện toán đám mây)
- Năm 2002 Tập đoàn thương mại điện tử Amazon giới thiệu dịch vụ Amazon Web Services (AWS) (Đám mây công cộng)
- Năm 2004 Facebook ra đời tạo ra nhu cầu trao đổi dữ liệu cá nhân tăng lên và bắt đầu hình thành khái niệm (Đám mây dành cho cá nhân)
- Năm 2006 Thuật ngữ “điện toán đám mây” mới thực sự có bước đột phá và trỗi dậy mạnh mẽ khi Amazon cho ra mắt dịch vụ Elastic Compute Cloud (EC2) và Simple Storage Service (S3) cho phép khách hàng thuê hạ tầng tính toán vi xử lý để chạy và lưu trữ các ứng dụng của họ, cũng trong năm 2006 thì tập đoàn Google cho ra mắt sản phẩm Google Docs, Apps cho đến ngày nay đã chứng minh được sức mạnh của các dịch vụ điện toán đám mây
- Năm 2010 cho đến ngày nay các loại hình dịch vụ điện toán đám mây đã trưởng thành và phát triển đa dạng, sự ra đời của Smartphone và Máy tính bảng cũng góp phần giúp thị trường “điện toán đám mây” phát triển vượt bậc.
4. Có 3 loại hình dịch vụ Cloud Computing phổ biến
Sự phát triển như vũ bão của dịch vụ “điện toán đám mây” đã thu hút rất nhiều nhà khoa học, các trường đại học và các công ty công nghệ thông tin (IT) đầu tư nghiên cứu. Rất nhiều chuyên gia và tổ chức đã đưa ra định nghĩa của mình về điện toán đám mây. Theo thống kê của tạp chí “Cloud Magazine” thì hiện tại có hơn 200 định nghĩa khác nhau về điện toán đám mây. Mỗi nhóm nghiên cứu đưa ra định nghĩa theo cách hiểu, cách tiếp cận của riêng mình nên rất khó tìm một định nghĩa tổng quát nhất của điện toán đám mây. Dưới đây là một số định nghĩa và thuật ngữ cơ bản để nói về dịch vụ điện toán đám mây:
- Software as a Service (SaaS) là hình thức cung cấp dịch vụ điện toán đám mây phổ biến có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay. Khách hàng có thể truy cập các ứng dụng phần mềm được lưu trữ trên hệ thống Cloud bằng trình duyệt, thay vì các ứng dụng truyền thống được lưu trữ trên máy tính hoặc máy chủ của riêng doanh nghiệp. Đơn vị phát triển ứng dụng phần mềm sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát và duy trì máy chủ Cloud chứa ứng dụng của họ, bao gồm các bản cập nhật và cài đặt phần mềm. Bạn, với tư cách là người dùng, có quyền kiểm soát hạn chế tính năng đối với ứng dụng và cài đặt cấu hình. (Ví dụ điển hình về các dịch vụ SaaS phổ biến như là dịch vụ email doanh nghiệp hoặc website bán hàng, CRM.)
- Infrastructure as a Service (IaaS) là các đơn vị chuyên cho thuê dịch vụ hạ tầng máy chủ điện toán đám mây phục vụ cho nhu cầu tính toán và lưu trữ dữ liệu, network. Nhà cung cấp dịch vụ IaaS sẽ chịu trách nhiệm duy trì hoạt động của phần cứng máy chủ vật lý trên Datacenter bao gồm CPU, Memory, Storage và Network, Energy. (Ví dụ cụ thể về các đơn vị cung cấp dịch vụ IaaS bao gồm như HOSTVN, Amazon EC2, Google và Microsoft Azure.)
- Platform as a Service (PaaS) có thể hiểu là sự giao nhau của cả SaaS và IaaS. Về cơ bản, bạn sẽ thuê phần cứng, hệ điều hành, dung lượng lưu trữ và mạng do IaaS cung cấp, kèm theo phần mềm hoặc ứng dụng của SaaS mà bạn có nhu cầu ở trên một nền tảng duy nhất. Với PaaS, cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn đối với các khía cạnh kỹ thuật và khả năng tùy chỉnh cấu hình cho phù hợp với nhu cầu của bạn. (Ví dụ một số đơn vị cung cấp dịch vụ PaaS như AWS, Heroku, Redhat, Digital Ocean, Salesforce)
Tùy thuộc vào nhu cầu riêng của bạn, doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng một trong các mô hình dịch vụ này hoặc kết hợp cả 3 mô hình trên.
5. Có 4 mô hình triển khai Cloud Computing thường gặp
- Private Cloud: được hiểu là hệ thống máy chủ điện toán đám mây riêng, cho phép khách hàng dễ dàng thiết lập sách sách riêng và tùy chỉnh cấu hình mà không bị phụ thuộc hoặc phải tuân thủ các quy định của nhà cung cấp dịch vụ. Phần lớn doanh nghiệp lựa chọn giải pháp Private Cloud do có nhu cầu sử dụng thường xuyên với cường độ cao hoặc tính chất đặc thù do chứa nhiều tài liệu bí mật, sở hữu trí tuệ, thông tin nhận dạng cá nhân, hồ sơ y tế, dữ liệu tài chính hoặc những dữ liệu nhạy cảm khác.
- Public Cloud: hay còn được gọi là dịch vụ máy chủ điện toán đám mây công cộng với mục đích chia sẻ cho thuê tài nguyên tính toán & hệ thống lưu trữ dữ liệu cho tất cả mọi đối tượng có nhu cầu sử dụng hạ tầng máy chủ với mức giá phải chăng. Toàn bộ cơ sở hạ tầng máy chủ đều thuộc sở hữu của các nhà cung cấp dịch vụ Public Cloud, nên khách hàng sẽ không phải đầu tư mua và bảo trì phần cứng hàng năm.
- Community Cloud: được hiểu là một loại hình dịch vụ điện toán đám mây được xây dựng và đóng góp tài nguyên bởi cộng đồng người sử dụng. Về cơ bản mô hình triển khai Community Cloud phần lớn sẽ tương tự với mô hình Private Cloud; tuy nhiên sự khác biệt duy nhất là toàn bộ tài nguyên sẽ được tập hợp từ nhiều hệ thống khác nhau nhưng đều có chung thiết lập và chính sách bảo mật đồng nhất từ các đơn vị tham gia hợp tác nhằm tối ưu chi phí và tăng khả năng chia sẻ dữ liệu.
- Hybrid Cloud: là một hình thức kết hợp ưu điểm của cả 3 loại hình (Private Cloud, Public Cloud và Community Cloud) để bạn có thể chủ động lựa chọn điều phối sử dụng những tính năng và khía cạnh tốt nhất của từng giải pháp có thể mang lại. Mô hình Hybrid Cloud không chỉ đảm bảo các yếu tố như bảo vệ và kiểm soát các dữ liệu, tài nguyên quan trọng về mặt chiến lược mà còn đáp ứng được các tiêu chí như tính hiệu quả chi phí đầu tư và tối ưu tài nguyên sử dụng.
6. Có 5 đặc điểm nổi bật của Cloud Computing
- On-demand self-service: với khả năng tự tạo máy chủ ảo theo nhu cầu sử dụng thông qua một bảng điều khiển trực tuyến đề cập đến các loại hình dịch vụ Cloud được cung cấp bởi các nhà cung cấp điện toán đám mây cho phép cung cấp tài nguyên đám mây theo yêu cầu bất cứ khi nào chúng được người dùng khởi tạo.
- Broad network access: được định nghĩa là khả năng truy cập của cơ sở hạ tầng mạng kết nối với nhiều loại thiết bị, bao gồm PC, điện thoại di động, máy tính xách tay, máy trạm và máy tính bảng, để cho phép truy cập thông suốt vào các tài nguyên máy tính trên các nền tảng đa dạng này.
- Resource pooling: được hiểu là toàn bộ không gian và tài nguyên hạ tầng được gộp chung để phục vụ nhiều khách hàng cùng một lúc. Tùy thuộc vào mức tiêu thụ tài nguyên của khách hàng, việc sử dụng có thể được thiết lập để cung cấp nhiều hơn hoặc ít hơn vào bất kỳ thời điểm nào.
- Rapid elasticity or expansion: thuộc tính co giãn và đàn hồi nhanh là một thuật ngữ quen thuộc với Cloud Computing dùng để mô tả khả năng cung cấp mở rộng hạ tầng ngay tức thì hoặc khả năng cung cấp các dịch vụ có thể mở rộng linh hoạt theo nhu cầu. Đây là một trong năm khía cạnh cơ bản nhất của điện toán đám mây.
- Measured service: Khả năng đo lường thống kê là một thuật ngữ mà các chuyên gia CNTT thường nhắc đến công nghệ điện toán đám mây. Đây cũng là thông số để tham chiếu đến các dịch vụ mà nhà cung cấp sử dụng để đo lường hoặc giám sát việc cung cấp dịch vụ với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm hóa đơn thanh toán, mức độ hiệu quả sử dụng tài nguyên hoặc lập kế hoạch dự đoán tổng thể cho toàn bộ hệ thống.
7. Lợi ích khi ứng dụng Cloud Computing với Doanh nghiệp
Việc ứng dụng điện toán đám mây “Cloud Computing” mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích thiết thực. Nó giúp bạn thiết lập những nền tảng cơ bản đầu tiên để xây dựng một văn phòng ảo cho doanh nghiệp, cho phép nhân viên kết nối truy cập dữ liệu phục vụ công việc một cách linh hoạt ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào. Ngày càng nhiều thiết bị đầu cuối hỗ trợ đa nền tảng như ứng dụng, web được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh ngày nay (ví dụ: điện thoại thông minh, máy tính bảng), việc sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây sẽ giúp bạn dễ dàng thuận tiện hơn khi truy cập vào dữ liệu ở mọi lúc mọi nơi giúp doanh nghiệp của bạn rút ngắn quy trình và tăng hiệu suất kinh doanh, tối ưu chi phí đầu tư.
Để hiểu rõ hơn về những lợi ích khi ứng dụng mô hình điện toán đám mây vào công việc kinh doanh hãy cùng chúng tôi tham khảo những khả năng của điện toán đám mây phía dưới đây nhé:
Cắt giảm chi phí
Lợi ích đầu tiên có thể nhìn thấy ngay được khi chuyển sang sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing) sẽ giúp doanh nghiệp của bạn cắt giảm các chi phí quản lý và bảo trì, khấu hao hệ thống phần cứng hàng năm. Thay vì phải đầu tư các hệ thống máy chủ và thiết bị đắt tiền, bạn có thể tiết kiệm chi phí bằng cách thuê sử dụng tài nguyên hạ tầng có sẵn của nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây mà không phải bỏ ra một khoản đầu tư tốn kém.
- Không phải lo vấn đề nâng cấp hệ thống phần cứng & phần mềm hàng năm
- Doanh nghiệp cũng không cần phải trả lương hàng tháng cho nhân sự kỹ thuật
- Cắt giảm các chi phí cố định hàng tháng như thuê chỗ đặt máy chủ Colocation
- Thời gian triển khai hạ tầng nhanh chóng giúp bạn tập trung vào core business
Khả năng mở rộng
Doanh nghiệp của bạn có thể mở rộng quy mô hoặc cắt giảm quy mô hoạt động tùy theo nhu cầu lưu trữ của từng thời điểm một cách nhanh chóng để phù hợp với tình hình sử dụng thực tế, cho phép linh hoạt và tùy chỉnh với các nhu cầu thay đổi của bạn. Nhà cung cấp dịch vụ máy chủ đám mây có thể giải quyết việc nâng cấp hạ tầng một đơn giản mà bạn không phải tốn nhiều nhiều chi phí và thời gian chờ đợi. Sử dụng dịch vụ Cloud giúp bạn giải phóng thời gian để tập trung cho việc điều hành phát triển doanh nghiệp của mình.
Kinh doanh an toàn
Tiêu chí bảo vệ dữ liệu trên hệ thống máy chủ của bạn là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không bị ngắt quãng. Cho dù bạn gặp thiên tai, mất điện hay sự cố khác, việc lưu trữ dữ liệu trên dịch vụ điện toán đám mây sẽ đảm bảo dữ liệu của bạn được sao lưu và bảo vệ ở một vị trí an toàn và bảo mật. Việc có thể truy cập lại dữ liệu của bạn một cách nhanh chóng cho phép bạn tiến hành công việc kinh doanh như bình thường, giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và duy trì năng suất.
Hiệu quả cộng tác
Xây dựng một môi trường làm việc dựa trên nền tảng điện toán đám mây mang lại cho doanh nghiệp của bạn khả năng giao tiếp và chia sẻ dễ dàng hơn so với các phương pháp truyền thống. Nếu như bạn đang thực hiện một dự án ở các địa điểm khác nhau, bạn có thể sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để cấp phát tài nguyên cho nhân viên, nhà thầu và bên thứ ba quyền truy cập vào các tệp dữ liệu giống nhau. Ngoài ra bạn cũng có thể lựa chọn mô hình dịch vụ điện toán đám mây riêng (Private Cloud) để giúp bạn chủ động hơn trong vấn đề cấp phát tài khoản có quyền truy cập vào những dữ liệu phục vụ công việc.
Tính linh hoạt cao
Điện toán đám mây cho phép nhân viên linh hoạt hơn trong thực hiện công việc của họ. Ví dụ: bạn có khả năng truy cập dữ liệu từ nhà, vào kỳ nghỉ hoặc ở bất kỳ nơi nào miễn là bạn có kết nối internet. Nếu bạn cần truy cập vào dữ liệu của mình khi ở bên ngoài, bạn có thể kết nối với văn phòng ảo của mình một cách nhanh chóng và dễ dàng.
8. Tổng kết về Cloud Computing
Thị trường Cloud Computing sẽ vẫn còn tiếp tục phát triển mạnh cả về các giải pháp công nghệ và đa dạng hóa các mô hình dịch vụ. Xu hướng các dịch vụ điện toán đám mây sẽ dần dần thay thế các loại hình dịch vụ CNTT cũ. Việc lựa chọn sử dụng điện toán đám mây ngay thời điểm này là một trong những cách thúc đẩy doanh nghiệp của bạn đi trước đổi thủ. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp phần nào về các mô hình triển khai điện toán đám mây đang thịnh hành hiện nay.
Ngoài ra nếu bạn còn phân vân doanh nghiệp của mình sẽ phù hợp với mô hình Cloud Computing nào. Hãy liên hệ với đội ngũ chuyên gia của HOSTVN Cloud để được hỗ trợ tư vấn triển khai các giải pháp Cloud thông dụng như Vmware, Openstack, Proxmox, Virtuozzo…
👉 Đăng ký dịch vụ Cloud ngay tại: https://hostvn.net/cloud/cloud-vps —————————————————- HOSTVN – NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CLOUD UY TÍN TẠI VIỆT NAM 🌐 Website: hostvn.net 📞 Hotline: 024 4455 3333 (Hà Nội) hoặc 028 4455 3333 (Hồ Chí Minh) ☎ Tổng đài miễn cước: 1800 888 939 📩 Email: kinhdoanh@hostvn.net
Từ khóa » Phần Mềm Cloud Computing Là Gì
-
Cloud Computing Là Gì? Tất Tần Tật Những điều Bạn Cần Biết Về ...
-
Cloud Computing Là Gì? Điện Toán đám Mây ứng Dụng Vào đâu?
-
Điện Toán đám Mây Là Gì - Amazon AWS
-
Điện Toán đám Mây Là Gì? Thời đại Cách Mạng Cloud Computing Là Gì?
-
Điện Toán đám Mây Là Gì? Lợi ích Và ứng Dụng Thực Tế Nổi Bật
-
Cloud Computing Là Gì? Lợi Và Hại Của điện Toán đám Mây
-
Mô Hình điện Toán đám Mây Và ứng Dụng Thực Tế Hiện Nay
-
Cloud Computing Là Gì? Vì Sao Nên Sử Dụng Điện Toán Đám Mây?
-
Điện Toán đám Mây (Cloud Computing) Là Gì? - Openplanning
-
Cloud Computing Là Gì? Mô Hình Thay đổi Phương Thức Lưu Trữ Toàn ...
-
Cloud Computing Là Gì? Tổng Quan Về điện Toán đám Mây - ITNavi
-
Cloud Computing – Điện Toán đám Mây Là Gì ? - DIGISTAR
-
Cloud Computing Là Gì? Những Lợi ích Của điện Toán đám Mây