Cờ ASEAN – Wikipedia Tiếng Việt

Cờ ASEAN
Sử dụnglá cờ đại diện cho 10 nước ASEAN
Tỉ lệ3:2
Thiết kếbiểu tượng ASEAN trên nền xanh dương

Lá cờ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là một trong những biểu trưng chính thức của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt: ASEAN).[1] Lá cờ có biểu tượng chính thức của tổ chức ASEAN trên nền xanh.

Lá cờ tượng trưng cho sự hòa bình, bền vững, đoàn kết và năng động của ASEAN. Bốn màu của lá cờ là: xanh, đỏ, trắng và vàng. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và sự ổn định. Màu đỏ thể hiện động lực và can đảm. Màu trắng nói lên sự thuần khiết còn màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng.

Cờ ASEAN được lấy biểu tượng là bó lúa 10 nhánh do các nước ở Đông Nam Á chủ yếu là các nước nông nghiệp. Bó lúa 10 nhánh thể hiện ước mơ của các nhà sáng lập ASEAN cho một ASEAN với sự tham dự của 10 nước Đông Nam Á, cùng nhau gắn kết tạo dựng tình bạn và sự đoàn kết. Vòng tròn tượng trưng cho sự thống nhất của 10 quốc gia Đông Nam Á.

Thiết kế

[sửa | sửa mã nguồn]
Cờ ASEAN trước tòa nhà Bưu điện Trung tâm Manila.

Cấu tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá cờ có nền xanh với tâm là hình ảnh mười nhánh lúa được vẽ trên hình tròn đỏ viền trắng.

Màu sắc của lá cờ được tiêu chuẩn hóa như sau:

Scheme Xanh dương Đỏ Trắng Vàng
Pantone Pantone 286 Pantone Red 032 Pantone Process Yellow
CMYK C100-M60-Y0-K6 C0-M91-Y87-K0 C0-M0-Y0-K0 C0-M0-Y100-K0
RGB 34-85-158 227-49-49 255-255-255 248-244-0

Cờ ASEAN có tỉ lệ hai cạnh là 2:3. Hiến chương ASEAN mô tả kích thước lá cờ như sau:[2]

  • Cờ để bàn: 10 cm x 15 cm
  • Cờ trong phòng: 100 cm x 150 cm
  • Cờ xe hơi: 20 cm x 30 cm
  • Cờ quảng trường: 200 cm x 300 cm
Cờ ASEAN bay cạnh Quốc kỳ Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ.

Biểu tượng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ý nghĩa biểu tượng của lá cờ được mô tả chi tiết trong Hiến chương ASEAN. Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định, màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động, màu trắng thể hiện sự thuần khiết, và màu vàng thể hiện sự thịnh vượng.[2]

10 nhánh lúa tượng trưng cho 10 thành viên ASEAN.

Màu sắc lá cờ – xanh dương, đỏ, trắng, vàng – đều là các màu chủ đạo trên quốc kỳ 10 nước thành viên ASEAN.[2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Lá cờ cũ của khối ASEAN có thiết kế tương tự lá cờ hiện thời - lá cờ này bó lúa 6 nhánh thể hiện cho năm nước sáng lập cùng với Brunei (gia nhập năm 1984) và dòng chữ ASEAN được viết phía dưới cành lúa này. Lá cờ cũ này có nền trắng thay vì xanh dương, viền của đường tròn và của từ ASEAN màu xanh lơ, hình tròn có màu vàng nhạt. Nhành lúa trên cờ có màu nâu vàng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Flags of the world
  2. ^ a b c “ASEAN Charter”. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • (tiếng Anh) ASEAN - Official description of the flag
  • (tiếng Anh) ASEAN Charter
  • (tiếng Anh) Flag of the World - Description at FotW along with history
  • x
  • t
  • s
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Chính trị
  • Hiến chương
  • Văn bản thành lập
  • Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác
  • Chính sách thị thực
Tổ chức
  • Tổng Thư ký
  • Cộng đồng Kinh tế
  • Cộng đồng An ninh – Chính trị
  • Cộng đồng Văn hóa – Xã hội
  • Hội đồng Liên Nghị viện
  • Các tổ chức liên kết
Biểu tượng
  • Bài hát chính thức
  • Biểu trưng
  • Cờ
  • Ca khúc
Thành viên
Thành viênchính thức
  •  Brunei
  •  Campuchia
  •  Indonesia
  •  Lào
  •  Malaysia
  •  Myanmar
  •  Philippines
  •  Singapore
  •  Thái Lan
  •  Việt Nam
Quan sát viên
  •  Đông Timor
    • tình trạng
  •  Papua New Guinea
    • tình trạng
Sự kiện
Hội nghị
  • Hội nghị cấp cao ASEAN
  • Hội nghị cấp cao Đông Á
  • Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt Hàn Quốc – ASEAN
  • Hội nghị Thượng đỉnh Đặc biệt Ấn Độ – ASEAN
Khác
  • ASEAN+3
  • Diễn đàn Khu vực ASEAN
  • Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu
Thể thao
  • SEA Games
  • University Games
  • School Games
  • Para Games
  • Liên đoàn bóng đá
    • Giải vô địch bóng đá
  • Giải bắn súng quân dụng
Kinh tế
  • Đơn vị tiền tệ chung châu Á
  • Sáng kiến ​​Chiang Mai
  • Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
  • Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN
  • Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
  • Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ
  • Chương trình Hợp tác Phát triển ASEAN–Úc
Xã hội
  • Trung tâm Đa dạng sinh học
  • Diễn tập cứu hộ thiên tai
  • Mạng lưới Đô thị thông minh
Nhân quyền
  • Ủy ban Nhân quyền
    • Tuyên bố Nhân quyền ASEAN
  • Nữ quyền
Khác
  • Múi giờ chung
  • 'ASEAN Rise'
  • Quan hệ với EU
  • x
  • t
  • s
Cờ của các tổ chức quốc tế
Toàn cầu Liên đoàn Ả Rập • Cộng đồng các Quốc gia Độc lập • Khối Thịnh vượng chung Anh • NATO • Tổ chức Hợp tác Hồi giáo • Liên Hợp Quốc • UNESCO
Châu Âu Benelux • Liên minh Kinh tế Á Âu • EU • Hội đồng Bắc Âu • Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
Châu Mỹ Hiệp hội các quốc gia vùng Caribê • CARICOM • Mercosur • OAS • Parlatino • SICA • UNASUR
Châu Phi AU • EAC • SADC
Châu ÁASEAN • GCC • OTS • SAARC
Châu Đại DươngCộng đồng Thái Bình Dương • PIF
Từng tồn tại ECSC • WEU • WU

Từ khóa » Trình Bày Hiểu Biết Của Em Về Asean